JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 76-84<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0008<br />
<br />
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC<br />
CHƯƠNG NHÓM NITƠ NHẰM PHÁT TRIỂN<br />
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH<br />
Đỗ Thị Thu Huyền<br />
Trường Trung học phổ thông Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hoá<br />
Tóm tắt. Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi cần được hình thành và<br />
phát triển cho học sinh (HS) trong mọi môn học và ở mọi cấp học. Để phát triển năng lực<br />
tự học cho học sinh, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài viết này, chúng<br />
tôi đề cập tới cơ sở lí luận về tự học, năng lực tự học của học sinh và việc sử dụng bộ câu<br />
hỏi định hướng bài học chương nhóm Nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.<br />
Từ khóa: Phát triển năng lực, năng lực tự học, học sinh, câu hỏi định hướng.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và<br />
toàn diện nhằm chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Thông qua<br />
dạy học, giáo viên (GV) cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung như<br />
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, thẩm mĩ, thể chất, giao<br />
tiếp, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông và các năng lực đặc thù cho từng môn học.<br />
Năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực chung quan trọng giúp HS có khả năng học<br />
tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế.<br />
Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều<br />
biện pháp khác nhau. Chẳng hạn như, tác giả Phạm Thị Phú đã thiết kế e-learning làm phương tiện<br />
tự học ngoài giờ lên lớp [1], tác giả Nguyễn Ngọc Duy đã nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong<br />
dạy học hóa học phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) [2]. Tác giả Nguyễn Thị<br />
Nguyệt nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy hóa hữu cơ ở các<br />
trường Đại học, Cao đẳng [3]. . . Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng bộ câu<br />
hỏi định hướng bài học trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Vì vậy, trong khuôn khổ bài báo<br />
này, chúng tôi sẽ trình bày về việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong nhóm Nitơ lớp 11<br />
THPT nhằm phát triển NLTH cho HS và đề cập sâu hơn tới việc đánh giá năng lực tự học của HS.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các<br />
năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng<br />
công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan<br />
Ngày nhận bài: 17/11/2016. Ngày nhận đăng: 19/1/2017.<br />
Liên hệ: Đỗ Thị Thu Huyền, e-mail: dothithuhuyenleloi@gmail.com<br />
<br />
76<br />
<br />
Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học Chương Nhóm nitơ nhằm phát triển...<br />
<br />
(như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng<br />
say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực<br />
hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.<br />
Còn theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách Khoa 2001: “Tự học là quá trình tự<br />
mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành.<br />
Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ<br />
với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền<br />
vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Như vậy, tự học (Self - learning)<br />
là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình,<br />
hướng tới những mục đích nhất định.<br />
NLTH là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc<br />
tương tự với chất lượng cao, NLTH là năng lực hết sức quan trọng giúp con người có thể tự học<br />
suốt đời.<br />
NLTH bao gồm 3 thành tố và 7 tiêu chí.<br />
- Năng lực xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập.<br />
+ Xác định được mục tiêu học tập.<br />
+ Xác định nhiệm vụ học tập.<br />
+ Xác định các yêu cầu cần đạt được.<br />
- Năng lực lập kế hoạch tự học.<br />
+ Hiểu rõ mục tiêu để đánh giá và tính toán những bước đi thích hợp, điều chỉnh được kế<br />
hoạch học tập.<br />
+ Hình thành cách học tập, tự học phù hợp riêng và đạt được kết quả cao trong học tập của<br />
bản thân.<br />
- Năng lực tự đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh quá trình học tập.<br />
+ So sánh đối chiếu được kết quả học tập từ đó tự đánh giá, nhận thức bản thân.<br />
+ Rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bổ sung và tìm kiếm thông tin.<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Câu hỏi định hướng bài học<br />
<br />
Bộ câu hỏi định hướng bài học bao gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội<br />
dung và câu hỏi vận dụng. Đây là những thành phần quan trọng của kế hoạch bài dạy theo chương<br />
trình dạy học cho tương lai của Intel. Những câu hỏi này khuyến khích học sinh vận dụng những<br />
kĩ năng tư duy ở mức độ cao, giúp học sinh hiểu sâu, hiểu đúng bản chất các vấn đề học tập và<br />
hình thành hệ thống kiến thức, kĩ năng một cách vững chắc.<br />
Câu hỏi khái quát (Essential Questions) là dạng câu hỏi mang tính mở, khơi dậy sự thích<br />
thú, sự quan tâm của học sinh và chỉ ra được sự phong phú và phức tạp của một chủ đề nghiên cứu.<br />
Câu hỏi khái quát giúp học sinh hiểu sâu các vấn đề vì chúng đề cập đến những câu hỏi mấu chốt<br />
và những ý tưởng cốt lõi của một vấn đề. Những câu hỏi khái quát có những đặc điểm như:<br />
Câu hỏi bài học thường gắn với một nội dung bài học cụ thể, chúng được thiết kế để chỉ ra<br />
và khai thác những câu hỏi khái quát thông qua chủ đề. Câu hỏi bài học đưa ra các chỉ dẫn liên<br />
quan đến chủ đề và môn học cụ thể đối với các câu hỏi khái quát. Chúng thường mở ra và gợi ý<br />
các hướng nghiên cứu, bàn luận; Chúng khai thác các phương diện, tính phức tạp, phong phú của<br />
vấn đề và được dùng để khởi đầu cho một sự tranh luận.<br />
Tác dụng của câu hỏi đinh hướng bài học với sự phát triển năng lực tự học.<br />
- Định hướng hoạt động cho GV và HS vào những nội dung quan trọng. Tránh được tình<br />
trạng trình bày nông cạn, hời hợt, ngoài chủ đích.<br />
77<br />
<br />
Đỗ Thị Thu Huyền<br />
<br />
- Giúp GV và HS đạt được các mục tiêu dạy học.<br />
- Dẫn dắt HS đến kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi. Giúp HS học tập tốt hơn, nhanh<br />
hơn, thông minh và sâu sắc hơn.<br />
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức và sử dụng kiến thức.<br />
- Rèn cho HS kĩ năng tư duy bậc cao, khơi dậy sự chú ý của HS, kích thích hứng thú học tập.<br />
Để phát huy được những tác dụng trên thì việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi phải đáp ứng<br />
được những yêu cầu sau:<br />
- Bộ câu hỏi định hướng bài học cần hướng đến việc phát huy năng lực tư duy, kích thích<br />
được hứng thú học cho học sinh.<br />
- Hướng vào mục tiêu, chú ý các nội dung quan trọng.<br />
- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng.<br />
- Đảm bảo tính vừa sức, số lượng vừa phải.<br />
- Bộ câu hỏi phải có tính logic cao, có sự gắn kết giữa câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học,<br />
câu hỏi nội dung, câu hỏi vận dụng.<br />
- Đa dạng về hình thức và mức độ nhận thức của các câu hỏi.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học<br />
<br />
Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày bộ câu hỏi định hướng bài học trong bài AXIT<br />
NITRIC VÀ MUỐI NITRAT hóa 11 chương trình Nâng cao.<br />
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC<br />
Câu hỏi khái quát:<br />
Nitơ và các hợp chất của nó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?<br />
Câu hỏi bài học<br />
Câu hỏi nội dung<br />
1. Xác định công<br />
1.1. Viết công thức e của N, O từ đó suy ra công thức cấu tạo của HNO3 .<br />
thức cấu tạo của<br />
1.2 Cho biết kiểu liên kết trong phân tử HNO3 ?<br />
HNO3 ?<br />
1.3. Tại sao trong HNO3 nitơ có số oxi hóa là +5 nhưng chỉ có hóa trị 4.<br />
2. HNO3 có những<br />
tính chất vật lí gì?<br />
<br />
3. Tính chất hóa<br />
học cơ bản của<br />
HNO3 là gì? Vì sao<br />
HNO3 lại có những<br />
tính chất đó?<br />
<br />
78<br />
<br />
2.1. Trình bày tính chất vật lí của HNO3<br />
2.2 Tại sao HNO3 lại tan trong nước theo bất kì tỷ lệ nào?<br />
2.2 Tại sao lọ đựng dd HNO3 đặc để lâu lại có màu vàng?<br />
.3.1. HNO3 thể hiện tính axit mạnh khi phản ứng với nhũng chất nào? Viết<br />
PTHH của các phản nứng đó?<br />
3.2. HNO3 tác dụng với kim loại có giải phóng khí H2 không? Vì sao?<br />
3.3. Dựa vào số oxi hoá của N trong HNO3 hãy dự đoán tính oxi hóa khử<br />
của HNO3 ?<br />
3.4. HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với những chất nào?<br />
Sản phẩm khử thu được là gì? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi cho<br />
HNO3 tác dụng với Al, Fe, Cu, Mg các phản ứng đó xảy ra trong điều kiện<br />
nào?<br />
3.5. Xác định số oxi hoá của N trong các phản ứng trên.<br />
3.6. Dd HNO3 không tác dụng với kim loại vàng. Vậy dd nào có thể hòa tan<br />
vàng?<br />
3.7 Viết PTHH của phản ứng khi cho HNO3 tác dụng với S, C, H2 S.<br />
<br />
Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học Chương Nhóm nitơ nhằm phát triển...<br />
<br />
4. HNO3 có những<br />
ứng dụng quan<br />
trọng nào?<br />
5. HNO3 được điều<br />
chế như thế nào<br />
trong phòng thí<br />
nghiệm và trong<br />
công nghiệp?<br />
<br />
6. Muối nitrat là gì,<br />
có nhũng tính chất<br />
nào?<br />
<br />
7.Cho biết chu<br />
trình của nitơ trong<br />
tự nhiên.<br />
<br />
4.1. Nêu các ứng dụng của HNO3 , các ứng dụng đó dựa trên những tính<br />
chất nào?<br />
5.1. Trong phòng thí nghiệm, HNO3 được điều chế từ những hóa chất nào?<br />
Viết PTHH?<br />
5.2 Vẽ sơ đồ bộ dụng cụ để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm<br />
5.2. Trạng thái của các chất tham gia phản ứng phải như thế nào? Tại sao?<br />
(có thể liên hệ bài HCl đã học ở lớp 10).<br />
5.3. Quá trình sản xuất HNO3 trong công nghiệp qua mấy giai đoạn? Viết<br />
phương trình phản ứng ở từng giai đoạn.<br />
6.1. Muối nitrat là gì?<br />
6.2. Hãy cho biết một vài tính chất vật lí của muối nitrat (trạng thái, màu<br />
sắc, tính tan. . . ).<br />
6.3. Ngoài tính chất chung của muối, muối nitrat còn có tính chất nào khác<br />
nữa? Viết PTHH minh họa.<br />
6.4. Muối nitrat được nhận biết bằng hóa chất nào? Tại sao? Viết PTHH<br />
minh họa<br />
6.5. Muối nitrat có ứng dụng quan trọng gì trong cuộc sống?<br />
7.1. Cây xanh, động vật lấy nitơ ở dạng ion nào để chuyển thành protein<br />
thực vật, động vật?<br />
7.2. Trong đất nitơ tồn tại dạng ion nào? Nó có thể bị chuyển hóa thành<br />
những chất nào?<br />
7.3. Trong tự nhiên, còn sự chuyển hóa nào của nitơ nữa không?<br />
7.4. Hãy khái quát chu trình nitơ trong tự nhiên?<br />
<br />
Câu hỏi vận dụng<br />
1. Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích cơ sở khoa học của câu ca dao<br />
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ<br />
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"?<br />
2. Dung dịch nào có thể hòa tan vàng và bạch kim?<br />
3. Để phân biệt heroin với moocphin người ta có thể dùng hóa chất nào, tại sao?<br />
4. Tại sao khi HNO3 đặc rơi vào da chỗ da đó lại bị chuyển thành màu vàng?<br />
5 . Những hóa chất chính trong thuốc nổ đen là gì?<br />
Với bộ câu hỏi định hướng bài học đã thiết kế, kết hợp với các phương tiện trực quan như<br />
thí nghiệm hoá học, mô hình, tranh vẽ các dạng thù hình của các bon, giáo viên thiết kế các hoạt<br />
động học tập trên lớp cho học sinh và tài liệu hướng dẫn tự học với nội dung bài tập giúp học sinh<br />
chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Hình thành năng lực tự học cho học sinh đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh<br />
<br />
Bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS cần đảm bảo đánh giá được các tiêu chí, biểu<br />
hiện của năng lực này. Do đó, ngoài các hình thức kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức,<br />
kĩ năng của HS, cần sử dụng thêm các công cụ đánh giá năng lực như bảng kiểm quan sát, phiếu<br />
tự đánh giá của HS hoặc phiếu hỏi, phỏng vấn GV, HS trong những tình huống, bối cảnh cụ thể.<br />
Để thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS, cần dựa vào các thành tố cấu trúc<br />
79<br />
<br />
Đỗ Thị Thu Huyền<br />
<br />
của năng lực tự học và mức độ đạt được theo các tiêu chí đó. Từ các thành tố và tiêu chí (biểu hiện)<br />
của năng lực tự học, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá và mức độ thể hiện các tiêu chí<br />
của năng lực này và trình bày trong bảng sau:<br />
TT NLTH<br />
<br />
Năng lực<br />
xác định<br />
mục tiêu học<br />
tập<br />
<br />
Tiêu chí( biểu<br />
hiện)<br />
<br />
1. Xác định<br />
nhiệm vụ học<br />
tập dựa trên kết<br />
quả đã đạt được<br />
<br />
2. Đặt mục tiêu<br />
học tập chi tiết,<br />
cụ thể, khắc<br />
phục<br />
những<br />
khía cạnh còn<br />
yếu kém.<br />
<br />
Năng lực<br />
lập kế hoạch<br />
và thực hiện<br />
cách học<br />
<br />
3. Lập kế hoạch<br />
học tập<br />
<br />
4. Đánh giá và<br />
điều chỉnh được<br />
kế hoạch học<br />
tập<br />
<br />
Năng lực<br />
lập kế hoạch<br />
và thực hiện<br />
cách học<br />
<br />
80<br />
<br />
5. Hình thành<br />
cách học tập<br />
riêng của bản<br />
thân<br />
<br />
Mức độ đánh giá năng lực tự học<br />
Mức 1<br />
Chưa đạt (0 4,0đ)<br />
<br />
Mức 2<br />
Đạt (4,5- 7,0đ)<br />
<br />
Mức 3<br />
Tốt (7,5- 10đ)<br />
<br />
Chưa xác định<br />
được nhiệm vụ<br />
học tập dựa trên<br />
kết quả đã đạt<br />
được<br />
<br />
Xác định được<br />
nhiệm vụ học<br />
tập dựa trên kết<br />
quả đã đạt được<br />
nhưng chưa đầy<br />
đủ hoặc chưa<br />
hợp lí<br />
<br />
Xác định được<br />
đầy đủ và hợp<br />
lí nhiệm vụ học<br />
tập dựa trên kết<br />
quả đã đạt được<br />
<br />
Chưa đặt được<br />
mục tiêu học<br />
tập cụ thể và<br />
chưa khắc phục<br />
được<br />
những<br />
khía cạnh còn<br />
yếu kém<br />
<br />
Đặt được mục<br />
tiêu học tập cụ<br />
thể nhưng chưa<br />
chi tiết đầy đủ,<br />
khắc phục được<br />
một số khía<br />
cạnh còn yếu<br />
kém<br />
<br />
Đặt ra được<br />
mục tiêu học<br />
tập cụ thể rõ<br />
ràng,<br />
đúng<br />
hướng,<br />
khắc<br />
phục<br />
được<br />
những<br />
khía<br />
cạnh còn yếu<br />
kém<br />
<br />
Lập được<br />
hoạch học<br />
nhưng chưa<br />
tiết, cụ thể<br />
hợp lí<br />
<br />
Lập kế hoạch<br />
chi tiết, cụ thể,<br />
hợp lí<br />
<br />
Chưa lập được<br />
kế hoạch học<br />
tập hoặc lập kế<br />
hoạch học tập<br />
sơ sài mang tính<br />
đối phó<br />
Chưa đánh giá<br />
và điều chỉnh<br />
được kế hoạch<br />
học tập hoặc<br />
đánh giá và điều<br />
chỉnh chưa đầy<br />
đủ<br />
Chưa<br />
hình<br />
thành được cách<br />
học riêng của<br />
mình, còn học<br />
theo cảm hứng,<br />
phong trào<br />
<br />
kế<br />
tập<br />
chi<br />
và<br />
<br />
Đánh giá và<br />
điều chỉnh được<br />
kế hoạch học<br />
tập nhưng chưa<br />
hợp lí<br />
<br />
Đánh giá chi<br />
tiết kế hoạch<br />
học tập và điều<br />
chỉnh hợp lí<br />
<br />
Hình<br />
thành<br />
được cách học<br />
riêng của mình<br />
nhưng chưa thật<br />
phù hợp với các<br />
môn học khác<br />
nhau<br />
<br />
Hình<br />
thành<br />
được cách học<br />
riêng của bản<br />
thân, phù hợp<br />
với đặc thù của<br />
môn học<br />
<br />