JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 3-14<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0001<br />
<br />
THIẾT KẾ BÀI HỌC “DẠY HỌC ĐỊNH LÍ TOÁN HỌC”<br />
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC<br />
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2<br />
Đào Thị Hoa<br />
<br />
Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2<br />
Tóm tắt. Năng lực tự học được coi là một trong những tiêu chí của năng lực phát triển nghề<br />
nghiệp trong giáo dục đại học khối ngành sư phạm ở nước ta hiện nay. Để có thể thích ứng<br />
được với sự đổi mới của giáo dục, mỗi sinh viên cần phải có năng lực tự học. Bài báo trình<br />
bày tiến trình thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên và vận<br />
dụng tiến trình này vào việc thiết kế bài “Dạy học định lí Toán học” cho sinh viên ngành<br />
Sư phạm Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.<br />
Từ khóa: Năng lực tự học, dạy học định lí toán học, thiết kế bài học.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Những nghiên cứu về tự học đã có từ lâu. Tuy nhiên những nghiên cứu về vấn đề này chưa<br />
bao giờ cũ khi việc học vẫn còn tồn tại, bởi cốt lõi của việc học là tự học. Có thể tìm hiểu về tự học<br />
trong các tài liệu như "Tự học như thế nào" [8] của tác giả Rubakin; “Quá trình dạy – tự học” [9]<br />
của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn; “Để tự học đạt được hiệu quả” [1] của tác giả Vũ Quốc Chung . . .<br />
Các nghiên cứu này đã chỉ rõ những vấn đề lí luận về tự học như khái niệm tự học, vai trò của tự<br />
học, các hình thức tự học, chu trình dạy - tự học, ... Bên cạnh đó có không ít những nghiên cứu vận<br />
dụng những lí luận ấy vào thực tiễn dạy học như “Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên trong<br />
dạy học ở Đại học” [2] của tác giả Tôn Quang Cường; “Phát triển năng lực tự học cho học sinh<br />
phổ thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ<br />
thông” [3] của tác giả Nguyễn Ngọc Duy. . . Tiếp tục hướng nghiên cứu vận dụng những vấn đề<br />
lí luận vào thực tiễn dạy học, với tiêu chí giúp sinh viên vừa lĩnh hội được nội dung môn học vừa<br />
được phát triển năng lực tự học, giúp giáo viên hình dung, định hướng được việc tổ chức dạy học<br />
ở trên lớp, trong bài viết này chúng tôi tiến hành xây dựng tiến trình thiết kế bài học và vận dụng<br />
tiến trình đó vào việc thiết kế bài “Dạy học định lí Toán học” cho đối tượng sinh viên sư phạm<br />
Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Về nội hàm của khái niệm năng lực tự học cũng như cấu trúc của năng lực này, chúng tôi đã<br />
trình bày chi tiết trong bài báo: Cơ hội phát triển năng lực tự học cho sinh viên toán qua nội dung<br />
“Hệ thống hóa khái niệm toán học” [5]. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm những vấn đề lí<br />
luận về tự học trong tài liệu [1], [8], [9].<br />
Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/2/2017.<br />
Liên hệ: Đào Thị Hoa, e-mail: Mail: daothihoa.sp2@moet.edu.vn<br />
<br />
3<br />
<br />
Đào Thị Hoa<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Tiến trình thiết kế bài học<br />
<br />
Để có thể có được bản thiết kế bài học “Dạy học định lí toán học” cho sinh viên Toán,<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hướng phát triển năng lực tự học, trên cơ sở khái niệm<br />
năng lực tự học, chúng tôi xác định tiến trình thiết kế bài học gồm 4 bước như sau:<br />
Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu bài học, dự kiến tài liệu học tập<br />
Đây là bước đầu tiên không thể thiếu, có vai trò quyết định đối với các bước tiếp theo.<br />
- Việc phân tích cấu trúc nội dung bài học bao gồm: Xác định vị trí của bài, số tiết giảng<br />
dạy; Xác định nội dung kiến thức trong bài, những kiến thức mới, những kiến thức cũ đã học làm<br />
nền tảng lĩnh hội kiến thức mới, mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới; Xác định kiến thức trọng<br />
tâm của bài, cấu trúc logic của bài học; Xác định đặc điểm của nội dung kiến thức, kiến thức nào<br />
sinh viên có thể tự học cần hoặc không cần sự hỗ trợ của giáo viên.<br />
- Xác định mục tiêu của bài: Đối với mỗi bài học của sinh viên ở bậc đại học không được<br />
xác định trước mục tiêu sơ bộ như bài học của học sinh phổ thông. Do đó để xác định mục tiêu của<br />
bài, giáo viên cần căn cứ vào việc phân tích cấu trúc nội dung của bài học, cần lưu ý đến mục tiêu<br />
phát triển năng lực tự học cho sinh viên.<br />
- Dự kiến tài liệu học tập: Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin kiến thức về bài học của<br />
sinh viên cũng như khuyến khích sinh viên quan tâm đến những vấn đề liên quan ngoài phạm vi<br />
nội dung học tập, giáo viên có thể giới thiệu cho sinh viên nguồn tài liệu học tập như: Giáo trình<br />
chính; Sách tham khảo, tạp chí, bài báo; Tài liệu trực tuyến trên Website; . . .<br />
Bước 2: Thiết kế câu hỏi, yêu cầu cho các hoạt động<br />
Với mỗi nội dung trong bài, giáo viên cần xác định các hoạt động học tập phù hợp. Câu hỏi,<br />
bài tập là giá mang hoạt động [7]. Vì vậy để sinh viên được tập luyện các hoạt động đã xác định,<br />
giáo viên phải thiết kế một hệ thống các câu hỏi, bài tập. Các câu hỏi, yêu cầu được xây dựng cần<br />
dựa trên việc phân tích cấu trúc nội dung và mục tiêu của bài học. Sau khi đã có câu hỏi, yêu cầu<br />
cho các hoạt động, giáo viên cần dự kiến hình thức và phương pháp dạy học phù hợp với câu hỏi,<br />
hoạt động đó. Với mục đích thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực tự học, những hình<br />
thức và phương pháp dạy học chủ đạo cần được sử dụng là phương pháp tự học, seminar, thảo luận<br />
nhóm.<br />
Bước 3: Xây dựng phương án đánh giá kết quả học tập.<br />
Việc xây dựng phương án đánh giá kết quả học tập của sinh viên hay phương án đánh giá<br />
kết quả lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng của sinh viên cần bám sát vào mục tiêu đã đặt ra.<br />
Trước hết, ta cần xác định trong các mục tiêu đã đặt ra ta sẽ đánh giá kết quả ở mục tiêu nào, sau<br />
đó thiết kế các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ đạt mục tiêu đó.<br />
Bước 4: Dự kiến kế hoạch học tập<br />
Trên cơ sở mục tiêu bài học, nội dung bài, thời gian học tập và các hoạt động đã xây dựng,<br />
giáo viên cần dự kiến kế hoạch học tập phù hợp để mỗi cá nhân hay nhóm có định hướng cụ thể<br />
về những việc cần làm theo một trình tự nhằm hoàn thành tốt công việc được giao, nâng cao chất<br />
lượng bài học. Kế hoạch học tập được dự kiến cho sinh viên thường bao gồm: các nội dung chính,<br />
các hoạt động, sản phẩm tạo thành, thời gian tương ứng.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Vận dụng vào thiết kế bài “Dạy học định lí Toán học” cho sinh viên sư phạm<br />
Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội 2<br />
<br />
Với tiến trình dạy học được xác định như trên, chúng tôi vận dụng vào thiết kế bài “Dạy học<br />
định lí Toán học” [6], cho sinh viên sư phạm Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 như sau:<br />
4<br />
<br />
Thiết kế bài học “Dạy học định lí toán học” theo hướng phát triển năng lực tự học...<br />
<br />
Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu bài, dự kiến tài liệu học tập<br />
* Phân tích cấu trúc nội dung bài học:<br />
- Ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, “Dạy học định lí toán học” là bài học thứ hai của<br />
môn Phương pháp 2, thuộc học kì 2, năm học thứ 3 (Môn học gồm 4 bài), tổng số tiết là 9 trong<br />
đó có 6 tiết lí thuyết và 3 tiết thực hành.<br />
- Cấu trúc nội dung bài học gồm 4 phần: Vị trí của định lí và yêu cầu dạy học định lí; Hai<br />
con đường dạy học định lí; Các hoạt động củng cố định lí; Phát triển năng lực chứng minh. Trong<br />
đó các phần 1, 2, 3 tương tự với các phần đã học trong bài “Dạy học khái niệm Toán học”. Phần<br />
3 là một nội dung thuộc phần 2, nhưng được trình bày chi tiết hơn; Phần 1 mang tính thông báo;<br />
Phần 4, về cơ bản sinh viên đã học về suy luận và chứng minh ở học kì trước, trong bài này khi<br />
hướng dẫn học sinh chứng minh định lí, phải sử dụng đến các suy luận và chứng minh, phần này<br />
trình bày một số chú ý phát triển năng lực chứng minh toán học cho học sinh. Vì vậy nội dung<br />
trọng tâm của toàn bài là phần 2 – con đường dạy học định lí.<br />
- Đặc điểm của kiến thức:<br />
+ Bao gồm các kiến thức về khái niệm, phương pháp và bài tập. Trong đó chủ yếu là kiến<br />
thức phương pháp.<br />
+ Trước đó, sinh viên đã được học các định lí Toán học cụ thể ở phổ thông, khái niệm về<br />
định lí và chứng minh định lí bắt đầu được học ở lớp 7 và được bổ sung ở lớp 10; Ở bậc Đại học,<br />
sinh viên được học hoàn thiện hơn về nội dung này vào kì 1 năm thứ 3, trong phần “Suy luận và<br />
chứng minh Toán học”. Tuy nhiên việc dạy học một định lí cụ thể cho học sinh như thế nào thì<br />
sinh viên chưa được học đầy đủ và bài bản.<br />
+ Nội dung quan trọng trong bài là hai con đường dạy học định lí. Trong giáo trình, mục<br />
này chủ yếu trình bày phần lí luận, mang tính lí thuyết, hầu như không có ví dụ vận dụng.<br />
+ Kĩ năng cơ bản phù hợp cần rèn luyện là: Xác định mục tiêu bài học; Đọc – hiểu nội dung<br />
lí thuyết về dạy học định lí trong giáo trình, về một định lí cụ thể trong sách giáo khoa Toán phổ<br />
thông; nghe – hiểu báo cáo của bạn, phần chính xác hóa kiến thức của giáo viên; đặt câu hỏi; hệ<br />
thống hóa kiến thức; vận dụng kiến thức về dạy học định lí Toán học để dạy các định lí cụ thể<br />
trong chương trình Toán phổ thông; đánh giá về quá trình học tập “dạy học định lí” của bản thân,<br />
về cách dạy học định lí Toán cụ thể của đồng nghiệp. Trong đó, kĩ năng trọng tâm là kĩ năng vận<br />
dụng kiến thức trong dạy học định lí cụ thể - kĩ năng dạy học định lí toán.<br />
Từ những đặc điểm của kiến thức như trên, chúng tôi xác định sinh viên tự học nội dung<br />
của phần 2 và 3 cần có sự hỗ trợ của giáo viên, các phần còn lại sinh viên có thể tự học không cần<br />
sự hỗ trợ của giáo viên.<br />
* Xác định mục tiêu của bài:<br />
Sau khi học xong bài này, sinh viên phải:<br />
- Nêu được:<br />
+ Vị trí của định lí, yêu cầu dạy học định lí.<br />
+ Hai con đường dạy học định lí.<br />
+ Các hoạt động củng cố định lí.<br />
+ Phát triển năng lực chứng minh toán học.<br />
- Phân biệt được hai con đường dạy học định lí.<br />
- Lập sơ đồ mô tả mối liên hệ giữa các kiến thức trong bài (hệ thống hóa kiến thức).<br />
- Vận dụng được kiến thức để giải bài tập, để tự xây dựng câu hỏi, bài tập thuộc nội dung<br />
“dạy học định lí Toán học”.<br />
5<br />
<br />
Đào Thị Hoa<br />
<br />
- Tự thiết kế và tổ chức dạy học được bất cứ một định lí Toán học cụ thể nào trong chương<br />
trình Toán phổ thông tiến tới tự tin và linh hoạt khi đứng trên bục giảng.<br />
- Nhận xét, đánh giá được cách thiết kế và tổ chức dạy học định lí Toán học cụ thể trong<br />
chương trình toán phổ thông của đồng nghiệp.<br />
- Có ý thức tự học, tự đánh giá và điều chỉnh cách học.<br />
* Tài liệu học tập<br />
- Tài liệu chính: Phương pháp dạy học môn toán - Nguyễn Bá Kim.<br />
- Tài liệu tham khảo:<br />
1) Phương pháp dạy học môn toán ở trường phổ thông – Lê Văn Tiến.<br />
2) Phương pháp dạy học toán học - Hoàng Chúng.<br />
3) Định lí hình học và các phương pháp chứng minh – Hứa Thuần Phỏng.<br />
4) Sách giáo khoa, sách giáo viên toán phổ thông, tài liệu bồi dưỡng giáp viên.<br />
5) Video về dạy học một định lí toán học cụ thể trong chương trình phổ thông.<br />
Bước 2. Thiết kế câu hỏi, yêu cầu cho các hoạt động<br />
Căn cứ vào sự phân tích ở bước 1, chúng tôi xác định các hoạt động phù hợp với toàn bài<br />
là xây dựng kế hoạch tự học, huy động kiến thức đã học có liên quan, hệ thống hóa kiến thức, tự<br />
đánh giá tự điều chỉnh; Các hoạt động phù hợp nội dung trọng tâm 2 và 3 là tìm hiểu thông tin,<br />
vận dụng kiến thức; Các nội dung còn lại phù hợp với hoạt động tìm hiểu thông tin. Khi đó chúng<br />
tôi tiến hành xây dựng câu hỏi, yêu cầu cho các hoạt động với cách thức thực hiện tương ứng như<br />
sau:<br />
Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch tự học<br />
Nhiệm vụ:<br />
1. Xác định mục tiêu bài học, cấu trúc nội dung bài học, bổ sung mục tiêu của bản thân<br />
(nếu có), xác định tài liệu học tập, kế hoạch học tập,<br />
2. Lập sơ đồ cấu trúc nội dung của bài học, xây dựng kế hoạch tự học.<br />
Cách thực hiện:<br />
- Trên lớp: SV nhận biết các vấn đề về mục tiêu bài học, cấu trúc nội dung bài học, tài liệu<br />
học tập, kế hoạch học tập trên cơ sở GV thông báo về các vấn đề đó.<br />
- Ở nhà:<br />
+ Sinh viên lập sơ đồ cấu trúc nội dung của bài học.<br />
+ Lập kế hoạch tự học trên cơ sở kế hoạch học tập chung của cả lớp.<br />
Sản phẩm:<br />
Mục tiêu học tập của cá nhân, sơ đồ cấu trúc nội dung bài học, kế hoạch tự học.<br />
Hoạt động 2: Huy động kiến thức đã học có liên quan đến bài học<br />
Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau:<br />
1) Định lí là gì, cấu trúc của một định lí? Thế nào là chứng minh, yêu cầu của một chứng<br />
minh?<br />
2) Cơ sở toán học của các con đường dạy học khái niệm?<br />
3) Trình bày các hoạt động củng cố khái niệm.<br />
Cách thực hiện:<br />
Cá nhân huy động các kiến thức này theo cách tự học ở nhà. Giáo viên kiểm tra kết quả tự<br />
6<br />
<br />
Thiết kế bài học “Dạy học định lí toán học” theo hướng phát triển năng lực tự học...<br />
<br />
học của sinh viên trước khi sinh viên bắt đầu học tập mỗi nội dung mới tương ứng ở trên lớp.<br />
Sản phẩm:<br />
Phần trả lời câu hỏi của cá nhân trên giấy A4 hoặc dạng file.<br />
Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin về nội dung Vị trí của định lí và yêu cầu dạy học định lí<br />
Nhiệm vụ:<br />
Đọc tài liệu và tóm tắt ý chính về vị trí của định lí, yêu cầu dạy học định lí.<br />
Cách thực hiện:<br />
Cá nhân sinh viên tìm đọc các tài liệu được giáo viên giới thiệu và tóm tắt ý chính về nội<br />
dung này theo cách tự học ở nhà và nộp sản phẩm cá nhân cho giáo viên khi lên lớp.<br />
Sản phẩm:<br />
Phần trả lời câu hỏi của cá nhân trên giấy A4 hoặc dạng file.<br />
Thông tin:<br />
- Thông tin chính về nội dung này trong tài liệu Phương pháp dạy học môn Toán - Nguyễn<br />
Bá Kim, trang 283.<br />
- Tham khảo thêm về thông tin này trong tài liệu phần Phương pháp dạy học môn Toán ở<br />
trường phổ thông – Lê Văn Tiến, trang 52 – 53.<br />
Hoạt động 4: Tìm hiểu thông tin về nội dung Hai con đường dạy học định lí và các hoạt<br />
động củng cố định lí<br />
Nhiệm vụ: Thực hiện các yêu cầu sau:<br />
1. Đọc tài liệu và tóm tắt ý chính về nội dung hai con đường dạy học định lí.<br />
2. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai con đường dạy học định lí.<br />
3. Lấy ví dụ minh họa cho mỗi con đường.<br />
4. Đọc tài liệu và tóm tắt ý chính về nội dung các hoạt động củng cố định lí.<br />
5. Lấy ví dụ minh họa cho các hoạt động củng cố định lí.<br />
6. Thu thập video về dạy học một định lí toán học nào đó hoặc quay lại vieo về việc dạy<br />
học một định lí toán học mà bạn được trải nghiệm.<br />
Cách thực hiện:<br />
- Trước khi lên lớp:<br />
+ Cá nhân sinh viên tìm đọc các tài liệu được giáo viên giới thiệu và thực hiện các yêu cầu<br />
nêu trong nhiệm vụ.<br />
+ Nhóm thảo luận về các yêu cầu trong nhiệm vụ.<br />
+ Quay video về các hoạt động của nhóm.<br />
- Trên lớp: Nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.<br />
Sản phẩm:<br />
Phần trả lời câu hỏi của cá nhân trên giấy A4 hoặc dạng file và bản báo cáo của nhóm.<br />
Thông tin:<br />
- Thông tin chính về nội dung này trong tài liệu Phương pháp dạy học môn Toán - Nguyễn<br />
Bá Kim, trang 283 – 288.<br />
- Tham khảo thêm về thông tin này trong tài liệu Phương pháp dạy học môn Toán ở trường<br />
phổ thông – Lê Văn Tiến, trang 53 – 58.<br />
Hoạt động 5: Vận dụng 1<br />
7<br />
<br />