JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0171<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 107-114<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TOÁN<br />
QUA NỘI DUNG “HỆ THỐNG HÓA HÁI NIỆM TOÁN HỌC”<br />
<br />
<br />
Đào Thị Hoa<br />
Khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội 2<br />
<br />
<br />
Tóm tắt. Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho sinh viên, các nghiên<br />
cứu đều đưa ra những vấn đề lí luận cơ bản, cốt lõi về tự học. Song, quan trọng hơn cả là<br />
mỗi giáo viên vận dụng những lí luận ấy vào thực tiễn dạy học của bản thân như thế nào.<br />
Để việc vận dụng mang lại hiệu quả, trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi xác định<br />
cấu trúc của năng lực tự học và cơ hội phát triển năng lực tự học qua nội dung "Hệ thống<br />
hóa khái niệm Toán học" cho sinh viên Khoa Toán, Đại học Sư phạm.<br />
Từ khóa: Năng lực tự học, hệ thống hóa, khái niệm Toán học.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền giáo dục các cấp đang thực hiện công cuộc đổi mới<br />
căn bản, toàn diện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW là phát triển năng lực cho người học thì giáo<br />
dục Đại học không thể không đổi mới theo hướng này. Một trong những năng lực cần phát triển ở<br />
sinh viên Đại học là năng lực tự học. Tự học không phải là vấn đề mới, song tự học không bao giờ<br />
là cũ khi việc học vẫn không ngừng phát triển. Đối với sinh viên Đại học Sư phạm, tự học càng<br />
trở nên cần thiết bởi mục đích kép của nó: Tự học không chỉ giúp sinh viên có kiến thức, kĩ năng<br />
vững chắc, có tư duy linh hoạt,. . . mà còn giúp sinh viên sau khi ra trường có khả năng hướng dẫn<br />
học sinh của mình tự học.<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về tự học như tác giả Rubakin với tài liệu "Tự học như thế nào" [9];<br />
tác giả Nguyễn Cảnh Toàn với tài liệu “Quá trình dạy – tự học”, “Học và dạy cách học” [7, 8]; tác<br />
giả Vũ Quốc Chung với tài liệu “Để tự học đạt được hiệu quả” [2],. . . Các nghiên cứu này đã chỉ<br />
rõ những vấn đề lí luận về tự học như khái niệm tự học, vai trò của tự học, các hình thức tự học,<br />
chu trình dạy - tự học,... Các nghiên cứu trên chủ yếu đưa ra những vấn đề mang tính lí thuyết về<br />
tự học. Việc vận dụng những lí thuyết ấy vào thực tiễn học tập cũng như dạy học như thế nào phụ<br />
thuộc hoàn toàn vào mỗi giáo viên. Trong bài viết này, chúng tôi xác định cấu trúc của năng lực tự<br />
học và cơ hội phát triển năng lực tự học qua dạy học nội dung "Hệ thống hóa khái niệm Toán học"<br />
cho sinh viên Khoa Toán, Đại học Sư phạm.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 10/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.<br />
Liên hệ: Đào Thị Hoa, e-mail: daothihoa.sp2@moet.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
107<br />
Đào Thị Hoa<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái niệm năng lực tự học<br />
Chúng ta đã thấy rõ mục đích kép của năng lực tự học đối với sinh viên Sư phạm, vậy năng<br />
lực tự học là gì?<br />
Theo [8]: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so<br />
sánh, phân tích, tổng hợp v.v. . . ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm<br />
chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực,<br />
khách quan, ý chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học. . . )<br />
để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó”.<br />
Năng lực là khả năng chủ thể vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức, kĩ năng, thái độ,<br />
. . . của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó có chất<br />
lượng trong một bối cảnh (tình huống) nhất định.<br />
Năng lực tự học là khả năng chủ thể tự mình suy nghĩ, vận dụng một cách hợp lí những kiến<br />
thức, kĩ năng, thái độ của bản thân để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến<br />
lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.<br />
Như vậy, năng lực tự học của sinh viên Sư phạm Toán là khả năng sinh viên tự học các tri<br />
thức toán học cơ bản cũng như nghiệp vụ về dạy học môn Toán một cách hiệu quả. Năng lực tự<br />
học giúp sinh viên có các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành Sư phạm Toán<br />
một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc. Đồng thời, còn giúp sinh viên sau khi ra trường biết cách<br />
hướng dẫn học sinh của mình tự học nội dung môn Toán ở phổ thông.<br />
<br />
2.2. Cấu trúc năng lực tự học<br />
Mỗi năng lực gồm có ba thành phần chính [1]:<br />
i) Các hợp phần của năng lực (Components of Competency) mô tả một hoặc nhiều hoạt<br />
động thuộc lĩnh vực chuyên môn, thể hiện khả năng tiềm ẩn của con người.<br />
ii) Các thành tố năng lực (Elements of Competency) là các kĩ năng cơ bản tạo nên mỗi hợp<br />
phần.<br />
iii) Tiêu chí thực hiện (Performance Criteria) chỉ rõ mức độ yêu cầu cần thực hiện của mỗi<br />
thành tố, thường mô tả kết quả các hành động, thao tác, chỉ số cần đạt...<br />
Căn cứ vào các thành phần của năng lực như trên, cùng với việc tham khảo tài liệu [2 - 9] về<br />
những vấn đề: khái niệm năng lực tự học, các hoạt động tự học, các kĩ năng tự học, tổ chức hướng<br />
dẫn tự học, . . . , chúng tôi xác định năng lực tự học gồm bốn hợp phần là:<br />
- Hình thành động cơ tự học;<br />
- Xây dựng kế hoạch tự học;<br />
- Thực hiện kế hoạch tự học;<br />
- Tự đánh giá, tự điều chỉnh.<br />
2.2.1. Hình thành động cơ tự học<br />
Để xác định người học có năng lực tự học, điều quan trọng đầu tiên là người đó phải có<br />
động cơ tự học. Nếu không, người học sẽ không thích học, không có hứng thú để học, dẫn đến<br />
không muốn học, không học hoặc học đối phó, không mạng lại hiệu quả.<br />
<br />
108<br />
Cơ hội phát triển năng lực tự học cho sinh viên toán qua nội dung “hệ thống hóa...<br />
<br />
<br />
Hình thành động cơ tự học bao gồm các thành tố sau:<br />
- Có ý thức tự học: thể hiện ở sự chủ động, tự giác, tích cực, tin tưởng, kiên trì, quyết tâm<br />
trong công việc.<br />
- Có nhu cầu tự học: Thấy được mục tiêu, nhiệm vụ của việc tự học; Thấy được sự cần thiết<br />
phải tự học vì một lí do cụ thể nào đó.<br />
- Có hứng thú tự học: thể hiện sự vui vẻ, thoải mái, mong muốn, đam mê khi tự học.<br />
2.2.2. Xây dựng kế hoạch tự học<br />
Nếu có nhu cầu tự học, nhưng bạ đâu học đó, thích thì học, thích học gì thì học đấy, không<br />
thích thì không học, thì tự học cũng không có hiệu quả. Bởi vậy, có thái độ tự học không thôi thì<br />
chưa đủ. Để việc tự học mang lại hiệu quả và tiết kiệm được thời gian, người học cần có kế hoạch<br />
tự học cụ thể, rõ ràng. Khi đó, người học sẽ biết mình cần phải học gì và học vào thời gian nào.<br />
Xây dựng kế hoạch tự học có thể có các thành tố sau:<br />
- Xem xét tổng thể các công việc cần làm.<br />
- Lên danh mục nội dung cần tự học, mục tiêu và khối lượng cần đạt.<br />
- Xác định rõ các hoạt động cần phải tiến hành, các sản phẩm cụ thể được tạo thành.<br />
- Xác định rõ thời gian dành cho mọi nội dung và hoạt động.<br />
2.2.3. Thực hiện kế hoạch tự học<br />
Mỗi một việc được hoàn thành theo kế hoạch tự học có thể bao gồm các thành tố sau:<br />
- Xác định tài liệu học tập; Chuẩn bị những tri thức cần thiết làm tiền đề cho việc tự học.<br />
- Xử lí kiến thức: Thu thập, xử lí, lưu trữ kiến thức nhằm hiểu rõ kiến thức, thấy mối liên<br />
hệ giữa các kiến thức, nhớ kiến thức thông qua việc đọc – hiểu tài liệu, nghe - hiểu bài giảng, ghi<br />
chép, . . .<br />
- Vận dụng kiến thức: Sử dụng các kiến thức cũ và mới vào giải quyết những tình huống<br />
cụ thể.<br />
2.2.4. Tự đánh giá, tự điều chỉnh<br />
Để nâng cao hơn nữa kết quả tự học, sinh viên cần biết nhìn lại quá trình học tập của bản<br />
thân để tự đáng giá và điều chỉnh cho đúng, phù hợp.<br />
Tự đánh giá, tự điều chỉnh có thể có các thành tố sau:<br />
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học.<br />
- Theo dõi sự tiến bộ.<br />
- Nhận ra những ưu, nhược điểm.<br />
- Khắc phục những thiếu sót, sai lầm trong học tập.<br />
- Điều chỉnh cách học, chiến lược học.<br />
Từ việc xác định cấu trúc của năng lực tự học như trên, ta có Sơ đồ 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
109<br />
Đào Thị Hoa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 1. Cấu trúc năng lực tự học<br />
(bao gồm các hợp phần và các thành tố tạo nên mỗi hợp phần)<br />
<br />
<br />
2.3. Cơ hội phát triển năng lực tự học cho sinh viên qua nội dung môn học<br />
Căn cứ vào cấu trúc của năng lực tự học, giáo viên có thể xây dựng những tình huống học<br />
tập, tạo điều kiện để sinh viên được tập luyện các hoạt động tự học nhằm hình thành các thành tố<br />
<br />
110<br />
Cơ hội phát triển năng lực tự học cho sinh viên toán qua nội dung “hệ thống hóa...<br />
<br />
<br />
của năng lực tự học ở sinh viên. Như vây, việc xác định được cấu trúc của năng lực tự học sẽ giúp<br />
giáo viên có nhiều cơ hội để phát triển năng lực này cho sinh viên thông qua nội dung môn học.<br />
Chẳng hạn, trong quá trong học tập bộ môn Phương pháp dạy học Toán của sinh viên khoa<br />
Toán – Đại học Sư phạm, sinh viên sẽ được tìm hiểu nội dung “Hệ thống hóa khái niệm Toán học”.<br />
Thông qua nội dung này, giáo viên có cơ hội để phát triển năng lực tự học cho sinh viên như sau:<br />
Hình thành thái độ học tập đúng đắn.<br />
- Yêu cầu cần đạt ở thành tố này thể hiện qua nhiệm vụ sau: “Trong giờ ôn tập chương<br />
“Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng” cho học sinh lớp 11, hãy hướng dẫn học sinh<br />
hệ thống hóa các khái niệm phép dời hình, phép vị tự, phép đồng dạng”.<br />
- Ý tưởng: Công việc chính của sinh viên Sư phạm Toán sau khi ra trường là dạy Toán. Ôn<br />
tập là một trong những kiểu bài lên lớp khi dạy Toán ở phổ thông. Trong giờ ôn tập, hệ thống hóa<br />
khái niệm Toán học là một trong những hoạt động quan trọng, giúp học sinh cũng như giáo viên<br />
hiểu khái niệm một cách sâu, rộng, nhìn thấy mối liên hệ giữa các khái niệm được học, từ đó có<br />
thể vận dụng tốt hơn vào trong hoạt động giải toán cũng như các hoạt động khác. Để hướng dẫn<br />
học sinh biết hệ thống hóa khái niệm thì bản thân giáo viên phải hệ thống hóa được các khái niệm<br />
Toán học đó.Vậy thế nào là hệ thống hóa khái niệm? Hệ thống hóa khái niệm phép dời hình, phép<br />
vị tự, phép đồng dạng cho học sinh như thế nào? Làm thế nào để có thể hướng dẫn học sinh hệ<br />
thống hóa được các khái niệm đó? Đây là những câu hỏi rất cụ thể, thực tiễn, cần thiết và xuất hiện<br />
một cách tự nhiên đối với mỗi giáo viên Toán khi đứng trước tình huống này. Từ đó nảy sinh nhu<br />
cầu cần tự học, tự tìm hiểu nhằm phục vụ cho nghề nghiệp của bản thân. Nhu cầu này là cơ sở tạo<br />
động cơ, ý thức học tập.<br />
- Cách thực hiện: Giáo viên thông báo nhiệm vụ tới sinh viên; Yêu cần sinh viên tìm hiểu,<br />
phân tích ý tưởng của nhiệm vụ. (Nhiệm vụ và ý tưởng của nhiệm vụ được trình bày ở trên)<br />
Xây dựng kế hoạch tự học để giải quyết nhiệm vụ đã nêu.<br />
- Yêu cầu: Xác định được các nội dung cần tìm hiểu:<br />
1) Hệ thống hóa khái niệm Toán học là gì?<br />
2) Hệ thống hóa khái niệm Toán học để làm gì?<br />
3) Có những hình thức nào để hệ thống hóa khái niệm Toán học?<br />
4) Các khái niệm phép dời hình, phép vị tự, phép đồng dạng được hệ thống hóa như thế<br />
nào?<br />
- Ý tưởng: Sinh viên xác định được những nội dung về mặt lí thuyết cần tự học và vận dụng<br />
những nội dung lí thuyết đó vào thực tiễn của giờ ôn tập Toán ở phổ thông.<br />
- Cách thực hiện: Giáo viên sử dụng câu hỏi: “Để thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên, ta cần<br />
lần lượt tìm hiểu những nội dung nào?” nhằm gợi ý các nội dung cần tìm hiểu để sinh viên có định<br />
hướng. Cuối cùng, giáo viên chính xác hóa 4 nội dung sinh viên cần tìm hiểu như đã nêu trong<br />
phần ‘yêu cầu” của thành tố “Xây dựng kế hoạch tự học” để giải quyết nhiệm vụ đã nêu.<br />
Thực hiện kế hoạch tự học.<br />
- Yêu cầu: Thực hiện được các hoạt động sau:<br />
1) Xác định được các tài liệu tham khảo; Xác định những tri thức đã học có liên quan đến<br />
những nội dung cần tìm hiểu để thực hiện nhiệm vụ bao gồm: Quan hệ giữa các khái niệm; các<br />
khái niệm phép dời hình, phép vị tự, phép đồng dạng.<br />
<br />
<br />
111<br />
Đào Thị Hoa<br />
<br />
<br />
2) Thu thập và lưu trữ các kiến thức mang tính lí luận về hệ thống hóa khái niệm Toán học<br />
với sản phẩm có thể được thể hiện qua Sơ đồ 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 2. Các nội dung chính của bài “Hệ thống hóa khái niệm Toán học”<br />
<br />
3) Vận dụng những kiến thức đã có để hệ thống hóa các khái niệm phép dời hình, phép vị<br />
tự, phép đồng dạng với sản phẩm tạo thành có thể là Sơ đồ 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 3. Hệ thống hóa các khái niệm phép dời hình, phép vị tự,<br />
phép đồng dạng với F1 là phép đồng nhất và F2 là phép đối xứng tâm.<br />
<br />
Tuy nhiên, để học sinh có được sản phẩm như trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lần<br />
lượt xác định mối quan hệ giữa từng cặp khái niệm với các câu hỏi:<br />
?1 Khái niệm phép dời hình và phép vị tự có quan hệ với nhau thế nào? Vì sao?<br />
?2 Khái niệm phép dời hình và phép đồng dạng có quan hệ với nhau thế nào? Vì sao?<br />
?3 Khái niệm phép vị tự và phép đồng dạng có quan hệ với nhau thế nào? Vì sao?<br />
Có thể bổ sung thêm các câu hỏi hạ bậc:<br />
?4 Có phép biến hình nào vừa là phép dời hình vừa là phép vị tự?<br />
<br />
112<br />
Cơ hội phát triển năng lực tự học cho sinh viên toán qua nội dung “hệ thống hóa...<br />
<br />
<br />
?5 Chỉ ra ít nhất một phép dời hình không phải là phép vị tự.<br />
?6 Chỉ ra ít nhất một phép vị tự không phải là phép dời hình.<br />
Để trả lời được các câu hỏi này, sinh viên cần nắm chắc các khái niệm phép vị tự, phép dời<br />
hình, phép đồng dạng và phân biệt được các phép biến hình đó. Thấy được mối quan hệ giữa các<br />
khái niệm.<br />
- Ý tưởng: Sinh viên hiểu rõ những nội dung lí thuyết về hệ thống hóa khái niệm Toán học,<br />
biết hệ thống hóa khái niệm Toán học, tiến tới biết vận dụng và vận dụng thành thạo vào thực tiễn<br />
dạy học Toán phổ thông trong việc hướng dẫn học sinh hệ thống hóa khái niệm Toán học.<br />
- Cách thực hiện: Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hiện kế hoạch tự học thông qua 3<br />
hoạt động:<br />
Hoạt động 1: Tái hiện những tri thức cơ bản có liên quan đến nhiệm vụ.<br />
Hoạt động 2: Thu thập, xử lí và lưu trữ kiến thức về hệ thống hóa khái niệm Toán học.<br />
Hoạt động 3: Vận dụng các kiến thức cũ và mới để thực hiện nhiệm vụ.<br />
Nội dung cụ thể của mỗi hoạt động được trình bày theo 3 yêu cầu đã nêu trong hợp phần<br />
“thực hiện kế hoạch tự học”. Đặc biệt, để thực hiện hoạt động 3, giáo viên có thể sử dụng hệ thống<br />
6 câu hỏi thuộc yêu cầu thứ 3.<br />
Tự đánh giá, tự điều chỉnh:<br />
- Yêu cầu: Trả lời các câu hỏi sau (Khoanh tròn vào những phương án mà bạn cho là phù<br />
hợp với bản thân):<br />
?1 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tự học nội dung trên của bạn?<br />
a) Kiến thức chưa đủ.<br />
b) Không nhớ các kiến thức về các phép biến hình.<br />
c) Bản thân chưa thật sự tích cực.<br />
d) Tài liệu còn thiếu.<br />
e) Không có thời gian.<br />
f) Không có sự hướng dẫn của giáo viên.<br />
?2 Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bạn cảm thấy:<br />
a) Hiểu rõ hơn về các khái niệm phép dời hình, phép vị tự, phép đồng dạng.<br />
b) Không tự mình hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập mà cần sự hỗ trợ của giảng viên.<br />
c) Hoàn thành tốt nhiệm không cần sự hỗ trợ của giảng viên.<br />
d) Để hệ thống hóa khái niệm, trước tiên cần hiểu rõ từng khái niệm. Sau đó biết liên hệ<br />
khái niệm ấy với các khái niệm khác có liên quan.<br />
e) Thông qua quá trình học tập nội dung này, bạn có thể học được nội dung bài học, biết tự<br />
học (học được “cách học”) và phát triển năng lực tự học cho học sinh của mình sau này theo cách<br />
tương tự.<br />
- Ý tưởng: Sinh viên biết nhìn lại quá trình học tập của bản thân về nội dung này, tiến tới<br />
hình thành thói quen tự đánh giá, tự điều chỉnh nội dung học cũng như cách học.<br />
- Cách thực hiện: Sinh viên tự trả lời các câu hỏi trong phần “yêu cầu” của hợp phần “tự<br />
đánh giá, tự điều chỉnh”; Sinh viên tự đánh giá; Giáo viên đánh giá; Sinh viên tự điều chỉnh.<br />
<br />
<br />
113<br />
Đào Thị Hoa<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Để tự học suốt đời mỗi người đều cần có năng lực tự học. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường,<br />
người học có nhiều cơ hội để thể hiện và phát triển năng lực này. Bài báo này đã trình bày việc<br />
phát triển năng lực tự học được tích hợp với dạy học nội dung "Hệ thống hóa khái niệm Toán học"<br />
cho sinh viên khoa Toán, Đại học Sư phạm với thông điệp: để vừa học tập được nội dung môn học<br />
vừa phát triển được năng lực tự học cho sinh viên, giáo viên có thể tổ chức dạy học cho sinh viên<br />
trên cơ sở cấu trúc năng lực tự học và nội dung môn học.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Tài liệu hội thảo “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông<br />
theo hướng phát triển năng lực học sinh”.<br />
[2] Vũ Quốc Chung, 2003. Để tự học đạt được hiệu quả. Nxb Đại học Sư phạm.<br />
[3] Tôn Quang Cường, 2013. Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên trong dạy học ở Đại học.<br />
Tạp chí Giáo dục Số 304, trang 16.<br />
[4] Nguyễn Ngọc Duy, 2014. Phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông qua việc sử<br />
dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông. Tạp chí<br />
Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59(6), trang 132.<br />
[5] Nguyễn Minh Hải, 2015. Hoạt động tự học của học sinh chuyên trường trung học phổ thông.<br />
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60(6) trang 238.<br />
[6] Nguyễn Bá Kim, 2002. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br />
[7] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), 2002. Học và dạy cách học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[8] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), 2001. Quá trình dạy - Tự học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[9] N.A.Rubakin, 1982. Tự học như thế nào. Nxb Thanh niên.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Increasing self–learning capacity of math students<br />
with the use of “Systematization of mathematical definitions”<br />
<br />
A great deal of research has been done on the evolution of self-learning competency for<br />
students. These articles have presented the basic theoretical issues and the core of self-learning.<br />
However, the most important thing is how each teacher applies these theories in their classroom. to<br />
improve effectiveness, we define the structures of self-study and present opportunities to develop<br />
self–learning competency with the ‘Codify Math concepts’ model among students of Mathematics<br />
at the Pedagogical University.<br />
Keywords: Self-learning competency, codify, math concepts.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
114<br />