JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 96-104<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0010<br />
<br />
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ<br />
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC<br />
Đặng Văn Đức<br />
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Trên cơ sở khoa học về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh<br />
theo định hướng phát triển năng lực, tác giả bài báo đề xuất cách tiếp cận cơ bản sau: cần<br />
kết hợp đánh giá quá trình học với đánh giá định kì; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá<br />
của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội; kết hợp giữa<br />
hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận. Bài báo còn đề cập đến xây<br />
dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh, đưa ra quy trình và câu hỏi, bài tập minh<br />
hoạ.<br />
Từ khóa: Đổi mới đánh giá, năng lực, kết quả học tập.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo<br />
dục và đào tạo, Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục<br />
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.<br />
Quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cần phải được tiến<br />
hành song song với đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học<br />
sinh theo định hướng phát triển năng lực.<br />
Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định: ”Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và<br />
đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá<br />
trình với đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát<br />
triển”...<br />
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một quá trình ghi chép, lưu giữ và cung cấp thông tin<br />
về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học. Mục tiêu chung của hầu hết các đánh giá<br />
là cung cấp ”thông tin phản hồi hữu ích” hỗ trợ việc ra quyết định.<br />
Việc kiểm tra đánh giá cần đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan và phân hóa, thường<br />
xuyên liên tục và định kì. Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh cần kết hợp đánh giá<br />
quá trình học với đánh giá định kì; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh<br />
giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Các thông tin về kiểm tra đánh giá cần<br />
được cung cấp kịp thời và chia sẻ giữa các bên liên quan: giáo viên, học sinh, phụ huynh, các nhà<br />
quản lí [1, 2].<br />
Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông lâu<br />
nay vẫn thường quan tâm đến điểm số là chính, tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên<br />
Ngày nhận bài: 16/10/2016. Ngày nhận đăng: 15/2/2017.<br />
Liên hệ: Đặng Văn Đức, e-mail: dangvanduchnue@gmail.com<br />
<br />
96<br />
<br />
Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực<br />
<br />
sự ghi nhớ và tái hiện nội dung kiến thức đã học qua các kì kiểm tra học kì và cuối năm học; ít chú<br />
ý đến kĩ năng, thái độ và năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn; thiếu sự kết<br />
hợp đánh giá quá trình học tập của học sinh.<br />
Vì vậy, cần đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, một hoạt<br />
động có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn đối với công tác giảng dạy của giáo viên và nhiệm vụ học<br />
tập của học sinh, nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở<br />
trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm năng lực<br />
<br />
Năng lực là một thuật ngữ được sử dụng cả trong khoa học và trong ngôn ngữ hàng ngày.<br />
Khái niệm năng lực (Competency) có nguồn gốc tiếng la tinh “Competentia”. Ngày nay khái niệm<br />
năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.<br />
- Theo John Erpenback, “Năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng,<br />
được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua ý chí”.<br />
- Năng lực là những kĩ năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các<br />
tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội... và khả năng vận dụng các cách<br />
giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.(Weinert<br />
2001)<br />
- Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức,<br />
kĩ năng , kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.<br />
- Có nhiều loại năng lực khác nhau: Năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp; năng lực<br />
xã hội; năng lực cá thể.<br />
- Các thành phần năng lực “gặp” nhau tạo thành năng lực hành động.<br />
Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động,<br />
giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những<br />
tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng<br />
hành động [4], [6].<br />
<br />
Hình 1. Mô hình năng lực<br />
<br />
97<br />
<br />
Đặng Văn Đức<br />
<br />
Năng lực chuyên môn (Professional Competency):<br />
- Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc<br />
lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.<br />
- Bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng, khả năng nhận biết<br />
các mối quan hệ hệ thống và quá trình.<br />
Năng lực phương pháp (Methodical Competency):<br />
- Là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm<br />
vụ và vấn đề.<br />
- Trung tâm của năng lực phương pháp là những phương thức nhận thức, xử lí, đánh giá,<br />
truyền thụ và giới thiệu.<br />
Năng lực xã hội (Social Competency):<br />
- Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những<br />
nhiệm vụ khác nhau, có sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Trọng tâm là: ý thức<br />
được trách nhiệm của bản thân cũng như của những người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức.<br />
- Có khả năng thực hiện các hoạt động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột.<br />
Năng lực cá thể (Induvidual Competency):<br />
- Khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của<br />
mình, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân.<br />
- Những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Chương trình giáo dục định hướng năng lực [2], [3]<br />
<br />
Chương trình định hướng phát triển năng lực hay còn gọi là Chương trình dạy học định<br />
hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát<br />
triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình<br />
huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống<br />
và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá<br />
trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng<br />
kết quả đầu ra tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của<br />
quá trình dạy hoc. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều<br />
khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.<br />
Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra không quy định những nội dung dạy học<br />
chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cở sở đó đưa ra<br />
những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy<br />
học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn.<br />
Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và<br />
chương trình định hướng năng lực:<br />
Các yếu tố<br />
Mục<br />
tiêu<br />
giáo dục<br />
<br />
98<br />
<br />
Chương trình định hướng nội<br />
dung<br />
Mục tiêu dạy học được mô tả<br />
không chi tiết và không nhất<br />
thiết phải quan sát, đánh giá<br />
được<br />
<br />
Chương trình định hướng năng lực<br />
Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và<br />
có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được<br />
mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục<br />
<br />
Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực<br />
<br />
Nội<br />
dung<br />
giáo dục<br />
<br />
Việc lựa chọn nội dung dựa<br />
vào các khoa học chuyên môn,<br />
không gắn với các tình huống<br />
thực tiễn. Nội dung được quy<br />
định chi tiết trong chương trình.<br />
<br />
Phương<br />
pháp<br />
dạy<br />
học<br />
<br />
Giáo viên là người truyền thụ tri<br />
thức, là trung tâm của quá trình<br />
dạy học. Học sinh tiếp thu thụ<br />
động những tri thức được quy<br />
định sẵn.<br />
<br />
Hình thức<br />
dạy học<br />
<br />
Chủ yếu dạy học lí thuyết trên<br />
lớp học<br />
<br />
Đánh giá kết<br />
quả học tập<br />
của học sinh<br />
<br />
Tiêu chí đánh giá được xây dựng<br />
chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và<br />
tái hiện nội dung đã học.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết<br />
quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống<br />
thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những<br />
nội dung chính, không quy định chi tiết.<br />
- Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ<br />
học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức.<br />
Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết<br />
vấn đề, khả năng giao tiếp,. . .<br />
- Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương<br />
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; các phương<br />
pháp dạy học thí nghiệm, thực hành<br />
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý<br />
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu<br />
khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng<br />
dụng công nghệ thông tin và truyền thông<br />
trong dạy và học<br />
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có<br />
tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú<br />
trọng khả năng vận dụng trong các tình huống<br />
thực tiễn.<br />
<br />
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng<br />
phát triển năng lực<br />
<br />
2.3.1. Đánh giá theo năng lực<br />
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra<br />
khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo<br />
năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác<br />
nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp<br />
học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng<br />
trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là<br />
đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011).<br />
Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kĩ<br />
năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng.<br />
Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải<br />
quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến<br />
thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được<br />
từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua<br />
việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ<br />
năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá<br />
năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ<br />
năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực<br />
đạo đức,. . . được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội<br />
của một con người [8], [9], [12].<br />
99<br />
<br />
Đặng Văn Đức<br />
<br />
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh<br />
giá kiến thức, kĩ năng của người học như sau:<br />
Tiêu chí so<br />
sánh<br />
<br />
Đánh giá năng lực<br />
<br />
Đánh giá kiến thức, kĩ năng<br />
<br />
1. Mục đích<br />
chủ yếu nhất<br />
<br />
- Đánh giá khả năng học sinh vận dụng<br />
các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải<br />
quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.<br />
- Vì sự tiến bộ của người học so với<br />
chính họ.<br />
<br />
2. Ngữ cảnh<br />
đánh giá<br />
<br />
Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn<br />
cuộc sống của học sinh.<br />
<br />
- Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng<br />
theo mục tiêu của chương trình giáo<br />
dục.<br />
- Đánh giá, xếp hạng giữa những người<br />
học với nhau.<br />
Gắn với nội dung học tập (những kiến<br />
thức, kĩ năng, thái độ) được học trong<br />
nhà trường.<br />
<br />
3. Nội dung<br />
đánh giá<br />
<br />
4. Công cụ<br />
đánh giá<br />
5. Thời điểm<br />
đánh giá<br />
<br />
6. Kết quả<br />
đánh giá<br />
<br />
- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở<br />
nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo<br />
dục và những trải nghiệm của bản thân<br />
học sinh trong cuộc sống xã hội (tập<br />
trung vào năng lực thực hiện).<br />
- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển<br />
năng lực của người học.<br />
Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối<br />
cảnh thực.<br />
Đánh giá mọi thời điểm của quá trình<br />
dạy học, chú trọng đến đánh giá trong<br />
khi học.<br />
- Năng lực người học phụ thuộc vào độ<br />
khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn<br />
thành.<br />
- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó,<br />
càng phức tạp hơn sẽ được coi là có<br />
năng lực cao hơn.<br />
- Tiêu chí tham khảo, so sánh HS thực<br />
hiện theo các tiêu chuẩn định trước để<br />
cung cấp thông tin phản hồi và cải thiện<br />
hiệu suất.<br />
<br />
- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở<br />
một môn học.<br />
- Quy chuẩn theo việc người học có đạt<br />
được hay không một nội dung đã được<br />
học.<br />
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình<br />
huống hàn lâm hoặc tình huống thực.<br />
Thường diễn ra ở những thời điểm nhất<br />
định trong quá trình dạy học, đặc biệt<br />
là trước và sau khi dạy.<br />
- Năng lực người học phụ thuộc vào số<br />
lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã<br />
hoàn thành.<br />
- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức,<br />
kĩ năng thì càng được coi là có năng lực<br />
cao hơn.<br />
- Tiêu chuẩn tham khảo, so sánh hiệu<br />
suất một HS với HS khác như một chỉ<br />
số xếp hạng cuối cùng.<br />
<br />
2.3.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh<br />
Đánh giá kết quả học tập môn học ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải [7, 10]:<br />
- Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt<br />
động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định<br />
hướng tiếp cận năng lực) của học sinh mỗi cấp học.<br />
- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và<br />
tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.<br />
- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy<br />
100<br />
<br />