Đổi mới giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng cho sinh viên khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và các vấn đề liên quan - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1
lượt xem 10
download
Kỷ yếu hội thảo khoa học "Đổi mới giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng cho sinh viên khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và các vấn đề liên quan" phần 1 giới thiệu môn học lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng hệ đào tạo đại học tại trường đại học tài chính - marketing; kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của người học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng đáp ứng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng cho sinh viên khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và các vấn đề liên quan - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA KINH TẾ - LUẬT KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2021
- BAN TỔ CHỨC 1. TS. ĐOÀN NGỌC PHÚC - Trưởng ban 2. TS. NGUYỄN HUY HOÀNG - Phó Trưởng ban 3. ThS. NGUYỄN VĂN PHONG - Ủy viên 4. TS. TRẦN ĐÌNH PHỤNG - Ủy viên 5. ThS. NGUYỄN NỮ THÁNH TÂM - Ủy viên BAN CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 1. TS. NGUYỄN HUY HOÀNG 2. ThS. NGUYỄN VĂN PHONG 3. TS. VÕ THỊ BÍCH KHUÊ 4. TS. NGUYỄN TUẤN DUY 5. TS. TRẦN KIM THANH 6. TS. NGÔ THÁI HƯNG 7. TS. TRẦN ĐÌNH PHỤNG CHỦ TRÌ HỘI THẢO 1. TS. ĐOÀN NGỌC PHÚC 2. TS. NGUYỄN HUY HOÀNG
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐỀ DẪN HỘI THẢO Kính thưa Quý vị đại biểu! Thưa các thầy, cô! Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng được đón tiếp Quý vị đại biểu và các thầy, cô đến tham dự Hội thảo khoa học: “Đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng cho sinh viên khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh và các vấn đề liên quan”. Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi trân trọng cảm ơn Quý vị đại biểu và các thầy, cô đã gửi bài và tham dự Hội thảo hôm nay! Khoa Kinh tế - Luật được thành lập từ tháng 10 năm 2019, tiền thân là Khoa Cơ bản của Trường Đại học Tài chính - Marketing. Sau khi tách các bộ môn Lý luận chính trị thành Khoa Lý luận chính trị, ba bộ môn: Toán - Thống kê, Kinh tế học và Luật được đứng chung trong Khoa Kinh tế - Luật. Mặc dù mới tạo lập nhưng các bộ môn và giảng viên trong Khoa đã có nhiều kinh nghiệm và thành tích trong giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Riêng Bộ môn Toán - Thống kê đã tham gia đào tạo chuyên ngành Tài chính định lượng từ năm 2015 (DQF15) cho tới nay và đã được Nhà trường cho phép tuyển sinh trong ngành Toán kinh tế từ năm học 2021 - 2022. Hiện nay, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã xác định mục tiêu là trường đại học đào tạo theo định hướng ứng dụng. Chính vì vậy, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra có nhiều thay đổi để đáp ứng được định hướng trên. Sau khi điều chỉnh chương trình đào tạo từ 131 tín chỉ thành 121 tín chỉ (năm 2019), trong chương trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh, hai môn cơ sở ngành là Lý thuyết xác suất và thống kê toán (3TC) cùng với Thống kê ứng dụng trong kinh tế kinh doanh (3TC) đã được điều chỉnh thành môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng (3TC). Để giảng dạy tốt môn học và đáp ứng chuẩn đầu ra, được sự cho phép và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học, Khoa Kinh tế - Luật tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng cho sinh viên khối ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh và các vấn đề liên quan” với mục đích: - Trao đổi kinh nghiệm và thực trạng về giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng; - Định hướng đào tạo và giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng theo định hướng ứng dụng và thích ứng với chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Tài chính - Markeing; - Kinh nghiệm trong nước và thế giới về việc giảng dạy, ứng dụng môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị. Ban Tổ chức đã nhận được gần 30 bài tham luận cho Hội thảo về chủ đề này với các nội dung trọng tâm như: 3
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN - Thực trạng về giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng; - Định hướng đào tạo và giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng; - Ứng dụng môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị; - Định hướng phát triển của môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng; - Các vấn đề liên quan khác. Đặc biệt, Ban Tổ chức đã nhận được bài tham luận của các thầy, cô đến từ nhiều trường đại học, học viện trên cả nước. Điều đó cho thấy sự thu hút của chủ đề mà Hội thảo đưa ra. Ban Tổ chức hy vọng Hội thảo sẽ là diễn đàn để Quý vị đại biểu và các thầy, cô trao đổi cởi mở, thẳng thắn và khách quan khoa học, nhằm giúp chúng tôi xây dựng môn học có nội dung sát thực, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra nhưng vẫn giữ được tính logic và toán học của môn học và sự yêu thích của sinh viên. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của Quý vị đại biểu và các thầy, cô, đặc biệt các đại biểu, thầy, cô đến từ các trường bạn như: Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Văn Lang... Kính chúc Quý vị đại biểu và các thầy, cô sức khỏe, an lành qua mùa dịch! BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO 4
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN MỤC LỤC ĐỀ DẪN HỘI THẢO 3 Phần 1. CÁC NỘI DUNG VỀ ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ 9 ỨNG DỤNG 1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 10 HỆ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ThS. Dương Thị Phương Liên, TS. Nguyễn Huy Hoàng, ThS. Nguyễn Văn Phong Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC NHẰM NÂNG CAO 17 CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ThS. Nguyễn Trung Đông Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 3. BÀN VỀ GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 23 TS. Trần Kim Thanh Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT 31 VÀ THỐNG KÊ Ở CÁC TRƯỜNG KHỐI NGÀNH KINH TẾ HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Khoa Cơ bản, Học viện Tài chính 5. ỨNG DỤNG THỐNG KÊ BAYES TRONG PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ MỘT SỐ 38 KIẾN NGHỊ VỀ GIẢNG DẠY THỐNG KÊ BẬC ĐẠI HỌC TS. Nguyễn Quyết Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 6. ĐỂ HỌC TỐT MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 47 TS. Trần Kim Thanh Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 7. GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN - THIẾT KẾ KHÓA HỌC THỐNG KÊ TRỰC TUYẾN 57 TS. Võ Thị Bích Khuê Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 8. DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ: ỨNG DỤNG 63 CHO SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ThS. Vũ Anh Linh Duy Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 5
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 9. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ SAI LẦM CỦA SINH VIÊN KHI HỌC MÔN LÝ THUYẾT 71 XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ThS. Phạm Thị Thu Hiền Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 10. GIẢI BÀI TOÁN KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA 79 PHẦN MỀM R ThS. Lê Trường Giang Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 11. VAI TRÒ VÀ CÁCH TIẾP CẬN MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 85 ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ ThS. Dương Thị Phương Liên Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 12. GIÚP HỌC TỐT MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO 93 SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING THÔNG QUA NHỮNG SAI LẦM ThS. Vũ Anh Linh Duy Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing Phần 2. MỘT SỐ CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG 101 13. MỘT SỐ MÔ HÌNH RỦI RO TRONG BẢO HIỂM TÀI CHÍNH 102 TS. Nguyễn Huy Hoàng Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 14. SỬ DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO DANH MỤC 110 ThS. Dương Thị Phương Liên, TS. Nguyễn Tuấn Duy Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing Nguyễn Thị Yến Vy Sinh viên khóa 17, chuyên ngành Tài chính định lượng, Trường Đại học Tài chính - Marketing 15. SỬ DỤNG MÔ HÌNH NHỊ PHÂN XÁC ĐỊNH GIÁ KỲ VỌNG CỦA CỔ PHIẾU 123 ThS. Nguyễn Trung Đông Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 16. SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY VỚI SỐ LIỆU MẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ 131 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ThS. Phạm Văn Nghĩa, ThS. Hoàng Văn Thắng Bộ môn Toán cơ bản, Khoa Toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 6
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 17. BIẾN ĐỘNG ẨN TRONG MÔ HÌNH BLACK - SCHOLES VỚI BIẾN ĐỘNG 140 TRONG MÔ HÌNH GARCH NCS. Ngô Văn Toàn, Sái Hoàng Phúc Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính - Marketing 18. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ - CÔNG CỤ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 148 CỦA TỘI PHẠM HỌC ThS. Trần Văn Bình Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 19. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VÀ KHỐI LƯỢNG 157 GIAO DỊCH BẰNG MÔ HÌNH VAR ThS. Nguyễn Đức Bằng Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 20. MỘT SỐ BẤT ĐẲNG THỨC CHO QUÁ TRÌNH NGẪU NHIÊN LỒI THEO CẶP TỰA 167 TRUNG BÌNH SỐ HỌC TS. Trần Đình Phụng Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 21. ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ VÀ HỒI QUY VỚI DỮ LIỆU KHOẢNG 173 ThS. Nguyễn Văn Phong Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 22. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 178 ThS. Phạm Thị Thu Hiền, TS. Nguyễn Tuấn Duy Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 23. ƯỚC LƯỢNG KHÔNG CHỆCH VỚI MẪU NGẪU NHIÊN HÌNH HỌC 185 ThS. Phan Trí Kiên Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 24. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MERTON DỰ BÁO RỦI RO TÍN DỤNG: BẰNG CHỨNG TỪ 191 CÁC CÔNG TY NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS. Nguyễn Đức Bằng Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính -Marketing Lê Hồng Ngọc Sinh viên DQF18, chuyên ngành Tài chính định lượng, Trường Đại học Tài chính - Marketing 25. BẬC TỰ DO 206 TS. Võ Thị Bích Khuê, TS. Ngô Thái Hưng Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 26. ĐỊNH HƯỚNG LÀM VIỆC SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 QUA SỐ LIỆU THỐNG KÊ 211 ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 7
- PHẦN 1 CÁC NỘI DUNG VỀ ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG HỆ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ThS. Dương Thị Phương Liên*, TS. Nguyễn Huy Hoàng*, ThS. Nguyễn Văn Phong* Tóm tắt Bài viết bàn về các vấn đề liên quan đến xây dựng môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng trong chương trình đào tạo hệ Đại học thuộc khối ngành Kinh tế và ngành Toán kinh tế, nhằm đáp ứng sự thay đổi chương trình cũng như phát triển đào tạo theo định hướng ứng dụng tại Trường Đại học Tài chính - Marketing. Từ khóa: Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng, đề cương chi tiết môn học, chương trình đào tạo, Trường Đại học Tài chính - Marketing 1. Mở đầu Hiện nay, xác suất và thống kê được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội. Do đó, môn học Xác suất và thống kê được đa số các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam đưa vào giảng dạy và trở thành môn học bắt buộc dành cho các chương trình đào tạo thuộc khối ngành Kinh tế. Lý thuyết xác suất và thống kê là công cụ quan trọng trong việc nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên, là cơ sở trong việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu thông qua các mô hình, từ đó, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nhằm đáp ứng việc sử dụng các công cụ liên quan đến xác suất và thống kê một cách hiệu quả trong việc nghiên cứu các bài toán thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị và toán kinh tế, cũng như mục tiêu đào tạo theo định hướng ứng dụng hiện nay tại Trường Đại học Tài chính - Marketing, đòi hỏi phải xây dựng nội dung chi tiết, bố trí môn học trong chương trình đào tạo, đặc biệt là phân bổ thời lượng (số tín chỉ) cho môn học để đảm bảo điều kiện tiên quyết cho các môn học chuyên ngành cũng như đảm bảo được các chuẩn đầu ra về mặt kiến thức, kỹ năng và ứng dụng môn học trong thực tế, vận dụng được các kiến thức xác suất và thống kê vào công việc cụ thể của từng lĩnh vực sau khi sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, tại Trường Đại học Tài chính - Marketing đã áp dụng chương trình đào tạo gồm 121 tín * Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 10
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN chỉ (so với 131 tín chỉ như trước đây) nhằm rút ngắn thời gian tốt nghiệp. Do đó, trong quá trình xây dựng lại chương trình đào tạo, bắt buộc phải rút bỏ hoặc kết hợp một số môn học để đảm bảo thời lượng chung cho chương trình đào tạo. Điều này ảnh hưởng đến việc truyền tải, giảng dạy và lựa chọn các nội dung kiến thức của một số môn học, đặc biệt là các môn học mang tính chất cơ sở và nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong phát triển và áp dụng vào các môn học chuyên ngành như: Toán cao cấp, Lý thuyết xác suất và thống kê. Với sự thay đổi như trên, để có thể rút ngắn và đáp ứng được chương trình đào tạo cũng như lựa chọn được các nội dung quan trọng, đáp ứng một cách đầy đủ các kiến thức, chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo, trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng dành cho sinh viên các chuyên ngành Kinh tế và Toán kinh tế tại Trường Đại học Tài chính - Marketing. 2. Nội dung xây dựng Trong chương trình đào tạo trình độ đại học 131 tín chỉ của Trường Đại học Tài chính - Marketing trước đây, Bộ môn Toán - Thống kê đảm nhận việc giảng dạy các môn Toán và Toán ứng dụng; trong đó có hai môn: Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh cho sinh viên đa số các chuyên ngành của trường. Do có sự thay đổi về chương trình đào tạo từ 131 tín chỉ thành 121 tín chỉ nên một số môn học được giảm bớt và đưa ra khỏi chương trình đào tạo, trong đó có môn Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh. Để vẫn đáp ứng được việc sử dụng các công cụ xác suất và thống kê cần thiết trong các lĩnh vực tài chính, kinh tế và quản trị, trong chương trình đào tạo hiện nay, chúng tôi xây dựng lại môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng (3 tín chỉ) bao gồm các nội dung của môn Lý thuyết xác suất và thống kê toán (3 tín chỉ) kết hợp với một số phần của môn Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh (3 tín chỉ); bổ sung các kiến thức mới áp dụng trong việc phân tích phương sai của dữ liệu, phân tích và dự báo chuỗi số thời gian; định hướng cách tiếp cận môn học cho sinh viên và xây dựng tình huống nghiên cứu theo vấn đề (Case study). Môn học này giới thiệu tính quy luật của hiện tượng ngẫu nhiên và cách tính xác suất của biến cố ngẫu nhiên cùng các đặc trưng của biến ngẫu nhiên. Phần Thống kê toán bao gồm các nội dung: mẫu ngẫu nhiên, ước lượng tham số của mẫu, kiểm định giả thuyết thống kê và ứng dụng trong nghiên cứu các vấn đề thực tế nói chung và các vấn đề kinh tế nói riêng. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp các kiến thức cơ bản về nguyên lý thống kê; ứng dụng các phương pháp điều tra thống kê bao gồm việc thu thập thông tin ban đầu về các hiện tượng kinh tế - xã hội và việc xử lý các thông tin đã thu thập; trang bị các phương pháp phân tích kinh tế - xã hội làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai nhằm giúp cho việc ra quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. 2.1. Về mục tiêu - Môn học giúp sinh viên nắm vững khái niệm xác suất, quy tắc tính xác suất và các ứng dụng; khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và một số quy luật phân phối xác suất thông dụng; các kiến thức cơ bản về Lý thuyết mẫu, thống kê mô tả; kiến thức về suy diễn thống kê cũng như các bài toán ước lượng và kiểm định giả thiết. 11
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Từ đó, sinh viên có thể (i) hiểu và ứng dụng Lý thuyết xác suất và thống kê trong các ngành khoa học khác cũng như trong thực tế; (ii) nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của thống kê trong phân tích hoạt động kinh tế và kinh doanh; (iii) nắm vững các loại thống kê: thống kê của cải quốc dân, kết quả sản xuất, ngân sách nhà nước, tiền tệ và tín dụng, mức sống dân cư; (iv) hiểu các khái niệm về chỉ số và hệ thống chỉ số. Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê một cách đầy đủ và có hệ thống để làm phương tiện nghiên cứu các bài toán tối ưu trong kinh tế. - Sinh viên có thể vận dụng môn học để nghiên cứu các vấn đề trong kinh tế, nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc chuyên ngành học của mình. Ngoài ra, sinh viên có thể sử dụng được một số phần mềm để giải các bài toán thống kê (Excel, R, SPSS), từ đó, trau dồi kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm, biết vận dụng thống kê trong phân tích kinh tế và kinh doanh. 2.2. Về chuẩn đầu ra - Kiến thức: Sinh viên nắm vững được các khái niệm căn bản, ghi nhớ các phương pháp tính toán. - Kỹ năng: Sinh viên phân tích được vấn đề đặt ra cho một số bài toán cụ thể, vận dụng các phương pháp cho từng bài toán cụ thể; có khả năng tổng quát hóa bài toán trong một số trường hợp cụ thể. - Năng lực tự chủ: Sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng được đào tạo; có khả năng vận dụng những kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo trong từng tình huống thực tiễn; cải tiến và cập nhật kiến thức mới, nắm bắt kịp thời, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu cao trong công việc; nâng cao năng lực đánh giá hiệu quả công việc và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong phạm vi lĩnh vực phụ trách. 2.3. Về nội dung môn học Môn học gồm 6 chương với các nội dung chính như sau: - Biến cố ngẫu nhiên và xác suất; - Đại lượng ngẫu nhiên và phân phối xác suất; - Mẫu ngẫu nhiên và bài toán ước lượng; - Kiểm định giả thuyết thống kê; - Phân tích phương sai; - Phân tích chuỗi thời gian. Thời lượng dành cho môn học này gồm 3 tín chỉ (45 tiết) được phân bổ như sau: 30 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành và 90 giờ tự học. Môn học được phân bổ giảng dạy vào kỳ 2 của năm nhất và được giảng dạy trong 12 tuần của một học kỳ. 12
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 2.4. Về hình thức đánh giá Hình thức đánh giá bao gồm: (i) việc đánh giá tính chuyên cần, chủ động trong quá trình học tập thông qua: thái độ học tập, sự chuẩn bị các kiến thức, mức độ am hiểu nội dung môn học, khả năng tự học và tìm kiếm tài liệu tham khảo, khả năng tổng hợp kiến thức sau mỗi chương, tư duy trình bày và giải quyết các bài toán; (ii) đánh giá kết thúc môn học thông qua: mức độ hiểu biết và tiếp thu kiến thức của sinh viên trong việc giải quyết bài toán, khả năng tư duy áp dụng giải quyết vấn đề thực tế đặt ra trong đề thi, khả năng tích lũy, phản hồi các kiến thức tiếp thu, khả năng hiểu biết, tiếp thu kiến thức của sinh viên, khả năng hệ thống hóa và áp dụng các kiến thức để trình bày, giải quyết các bài toán, kỹ năng tư duy logic. 2.5. Nội dung cụ thể của môn học Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất 1.1. Phép thử và biến cố 1.1.1. Phép thử 1.1.2. Biến cố 1.1.3. Quan hệ giữa các biến cố 1.1.4. Các phép toán giữa các biến cố và các tính chất 1.2. Xác suất của biến cố 1.2.1. Khái niệm chung về xác suất 1.2.2. Công thức 1.2.3. Các tính chất của xác suất 1.3. Xác suất có điều kiện 1.3.1. Xác suất có điều kiện: khái niệm chung, công thức định nghĩa xác suất có điều kiện 1.3.2. Công thức nhân và hệ quả, tính độc lập 1.3.3. Các công thức xác suất quan trọng: công thức xác suất đầy đủ, công thức Bayes, công thức Bernoulli. Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên và phân phối xác suất 2.1. Đại lượng ngẫu nhiên 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên 2.2. Các số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên 2.2.1. Kỳ vọng 2.2.2. Phương sai 13
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 2.2.3. Ý nghĩa và cách dùng kỳ vọng và phương sai 2.2.4. Các phân vị, trung vị và mốt 2.3. Một số quy luật phân phối xác suất quan trọng 2.3.1. Phân phối nhị thức, phân phối Poisson, phân phối siêu bội 2.3.2. Phân phối đều, phân phối mũ 2.3.3. Phân phối chuẩn và các tính chất 2.3.4. Phân phối khi - bình phương, phân phối Student, phân phối Fisher Chương 3. Mẫu ngẫu nhiên và bài toán ước lượng 3.1. Mẫu ngẫu nhiên 3.1.1. Tổng thể điều tra, tiêu chuẩn điều tra, biến quan sát 3.1.2. Mẫu điều tra, mẫu ngẫu nhiên về biến quan sát 3.1.3. Các đặc trưng mẫu quan trọng: trung bình mẫu, phương sai mẫu, tần suất mẫu, phân phối xác suất của các đặc trưng mẫu 3.2. Trình bày kết quả điều tra 3.2.1. Trình bày kết quả điều tra dưới dạng bảng 3.2.2. Trình bày kết quả điều tra bằng biểu đồ 3.2.3. Tính giá trị của các đặc trưng mẫu qua số liệu điều tra 3.3. Ước lượng tham số 3.3.1. Bài toán ước lượng 3.3.2. Một số bài toán đơn giản ước lượng khoảng tin cậy 3.3.3. Bài toán ước lượng khoảng tin cậy cho giá trị trung bình 3.3.4. Bài toán ước lượng khoảng tin cậy cho phương sai 3.3.5. Bài toán ước lượng khoảng tin cậy cho tỷ lệ 3.4. Bài toán xác định cỡ mẫu Chương 4. Kiểm định giả thuyết thống kê 4.1. Bài toán kiểm định giả thuyết thống kê 4.1.1. Đặt vấn đề, giả thuyết, đối thuyết, kiểm định giả thuyết thống kê 4.1.2. Nguyên lý biến cố hiếm hay một lập luận thường gặp trong thống kê 4.1.3. Sai lầm loại 1, sai lầm loại 2 4.1.4. Giải quyết vấn đề 14
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4.2. Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình 4.2.1. Trường hợp biết phương sai 4.2.2. Trường hợp chưa biết phương sai, cỡ mẫu lớn 4.2.3. Trường hợp chưa biết phương sai, cỡ mẫu nhỏ 4.3. Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ 4.4. Kiểm định giả thuyết về phương sai 4.5. Bài toán so sánh 4.5.1. So sánh hai giá trị trung bình 4.5.2. So sánh hai tỷ lệ 4.6. Kiểm định phi tham số 4.6.1. Kiểm định về tính độc lập 4.6.2. Kiểm định về tính phù hợp (hay về luật phân phối) 4.6.3. Kiểm định dấu - tổng và hạng Wilconxon 4.6.4. Kiểm định Kruskal - Wallis Chương 5. Phân tích phương sai 5.1. Phân tích phương sai một yếu tố 5.2. Phân tích phương sai hai yếu tố Chương 6. Phân tích chuỗi thời gian 6.1. Dãy số thời gian 6.2. Khái niệm và phân loại 6.3. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 6.4. Hàm xu thế 6.5. Dự báo theo dãy số thời gian 3. Kết luận Bài viết bàn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của khối lượng kiến thức liên quan đến môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng trong chương trình đào tạo dành cho các khối ngành Kinh tế và ngành Toán kinh tế; giới thiệu các nội dung liên quan đến việc xây dựng, thay đổi chọn lọc các nội dung cho môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng dùng trong chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học Tài chính - Marketing nhằm đáp ứng sự thay đổi về chương trình, chuẩn đầu ra và định hướng phát triển theo hướng ứng dụng. Tuy nhiên, để đáp ứng được khối lượng kiến thức một cách đầy đủ, nhằm giúp người học đạt được các kết quả cao trong việc vận dụng các kiến thức giáo dục trong thực tế nghề nghiệp cũng như việc nâng cao trình độ của người học trong tương lai, chúng ta cần có những thay 15
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN đổi phù hợp trong các vấn đề như: phân bổ thời lượng giảng dạy phù hợp đối với những môn học cơ sở để phát triển các chuyên ngành; nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện hơn các nội dung trong môn học thông qua việc thay đổi nội dung đề cương hàng kỳ; đổi mới về phương pháp tiếp cận cũng như giảng dạy nhằm đảm bảo việc truyền đạt kiến thức đến người học, giúp người học tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả trong thực tế nghề nghiệp với các kiến thức học được và đảm bảo đáp ứng các chuẩn đầu ra của môn học cũng như chương trình đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thu Hà (2012), “Vai trò của học phần Xác suất - thống kê tại các trường đại học, cao đẳng khối Kinh tế, Kỹ thuật”, Tạp chí Giáo dục. 2. Phạm Thị Hồng Hạnh (2013), “Nghiên cứu chương trình môn học Xác suất - thống kê chuyên ngành Kế toán ở các trường cao đẳng công nghiệp theo quan điểm phát triển năng lực nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục. 3. Trần Trung, Nguyễn Mạnh Cường (2015), “Dạy học xác suất - thống kê cho sinh viên ngành Kinh tế, Kỹ thuật theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp sau đào tạo”, Tạp chí Giáo dục. 4. Trường Đại học Tài chính - Marketing (2021), Đề án mở ngành, chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế, Bộ môn Toán - Thống kê, Trường Đại học Tài chính - Marketing. 16
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ThS. Nguyễn Trung Đông* Tóm tắt Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong giáo dục đại học nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh đảm bảo chất lượng của nhà trường nhằm mục tiêu được đánh giá và đạt chuẩn quốc gia về chất lượng, với mục đích đáp ứng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo, bài viết tập trung vào việc tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng nói riêng và các môn khoa học cơ bản nói chung. Từ khóa: Chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá, chuẩn đầu ra 1. Đặt vấn đề Kiểm tra, đánh giá là một khâu cơ bản, có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Tổ chức hiệu quả hoạt động này là góp phần thúc đẩy phát triển năng lực của người học. Trong nhiều trường hợp, hoạt động đánh giá giữ vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo. Khái niệm “kiểm tra, đánh giá” được hiểu là quá trình thu thập các thông tin và đưa ra những phán đoán, xác định về mặt số lượng hay chất lượng mức độ làm chủ kiến thức, hình thành kỹ năng hoặc thái độ ở người học. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạo đại học, các cơ sở đào tạo đại học đã có nhiều hành động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Việc thành lập bộ phận chuyên trách về khảo thí ở hầu hết các trường nhằm thống nhất và nâng cao năng lực thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh * Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing 17
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN giá là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, kể từ khi yêu cầu xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo trở thành bắt buộc thì một số thách thức mới đã bắt đầu xuất hiện. Điều này thể hiện chủ yếu nhất ở vấn đề xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá như thế nào để giúp người học đạt được chuẩn đầu ra đã công bố? Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã và đang xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo tại Trường. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo với các học phần trong chương trình đào tạo nhìn chung chưa được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó, nhiều học phần chưa được quan tâm xây dựng chuẩn đầu ra. Khi trực tiếp giảng dạy, nhiều giảng viên cũng không chú ý đến mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra của học phần với chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình đào tạo. Điều này dẫn đến hệ quả là khi tổ chức kiểm tra, đánh giá đối với các học phần, hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá ít bám sát các yêu cầu chuẩn đầu ra của chính học phần đó cũng như của toàn bộ chương trình đào tạo. 2. Nội dung 2.1. Chuẩn đầu ra Khái niệm “chuẩn đầu ra” theo Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo. Chuẩn đầu ra được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhằm thực hiện ba mục tiêu chính như sau: Thứ nhất, công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá và đổi mới phương pháp học tập. Đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra. Thứ hai, công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp. Thứ ba, tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động. Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá của mỗi môn học trong chương trình đào tạo nhất thiết phải đáp ứng yêu cầu và bám sát chuẩn đầu ra của mỗi chương trình. 18
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 2.2. Vai trò của môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng đối với một số chương trình đào tạo thuộc khối ngành Kinh tế Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng là một môn thuộc khối kiến thức cơ bản và ngày nay đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực và các ngành khoa học khác nhau. Các tri thức về khoa học xác suất cũng như thống kê đã được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây là một trong những học phần quan trọng của khối kiến thức cơ bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định là môn học bắt buộc đối với sinh viên khối ngành Kinh tế, Y dược, Hóa, Môi trường… Hơn nữa, với đặc thù là môn ứng dụng nên bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản mang tính Toán học như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình hóa, phát hiện và giải quyết vấn đề… thì việc học xác suất và thống kê còn góp phần rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp gắn với sinh viên ngành Kinh tế như: kỹ năng thu thập, xử lý số liệu thống kê; kỹ năng quan sát; kỹ năng phân tích, ra quyết định thông qua các bài toán ước lượng, kiểm định; kỹ năng làm việc nhóm… Những kỹ năng này là một phần không nhỏ trong yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp đối với sinh viên khối ngành Kinh tế mà chuẩn đầu ra của nhà trường đã đặt ra. Tuy nhiên, nên dạy học xác suất và thống kê như thế nào để có thể góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra? Bài viết thống kê kết quả khảo sát chuẩn đầu ra của hai trường đại học thuộc khối ngành Kinh tế tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để đối sánh với chuẩn đầu ra của nhà trường. Qua đó, cho thấy yêu cầu các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thống kê được đánh giá trong chuyên môn, kỹ năng và năng lực nghề nghiệp của nhiều chuyên ngành. Chuẩn đầu ra của các chuyên ngành yêu cầu sinh viên có kiến thức, kỹ năng về thống kê STT Trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM) Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) 1 Quản trị kinh doanh tổng hợp Kinh tế học 2 Quản trị bán hàng Kinh tế kế hoạch và đầu tư 3 Quản trị dự án Thẩm định giá 4 Kinh doanh bất động sản Quản trị 5 Quản trị kinh tế quốc tế Quản trị chất lượng 6 Thương mại quốc tế Kinh doanh quốc tế 7 Tài chính doanh nghiệp Thương mại 8 Ngân hàng Marketing 9 Thuế Tài chính công 10 Tài chính công Tài chính 11 Tài chính bảo hiểm Bảo hiểm 12 Thẩm định giá Ngân hàng 13 Tài chính định lượng Chứng khoán 14 Kế toán doanh nghiệp Kế toán công 15 Kiểm toán Toán tài chính 16 Tin học quản lý Hệ thống thông tin quản lý 17 Quản lý kinh tế Tin học quản lý Nguồn: Thống kê của tác giả 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dạy học tích cực trong Hóa học
4 p | 147 | 38
-
Đổi mới giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng cho sinh viên khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và các vấn đề liên quan - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
121 p | 15 | 11
-
Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học đại cương ở trường đại học kỹ thuật
6 p | 99 | 10
-
Ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy các môn Khoa học tự nhiên
12 p | 97 | 8
-
[Vật Lý Học] Nhiệt Động Học 2 - Ngô Phú An phần 1
16 p | 71 | 6
-
Tài liệu giảng dạy môn Vật lý đại cương (Ngành Công nghệ Hóa học)
113 p | 47 | 6
-
Tài liệu giảng dạy môn Vật lý đại cương A2
102 p | 45 | 6
-
Báo cáo khoa học về Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
400 p | 20 | 5
-
Bài giảng Công nghệ xử lý khí thải: Bài 1 - Nguyễn Văn Hiển
8 p | 77 | 5
-
Có phương án thi đại học sáu môn
3 p | 59 | 3
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Cơ học trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam
4 p | 7 | 3
-
Đổi mới mục tiêu và phương pháp giảng dạy toán ở đại học, từ lý luận đến thực tiễn
3 p | 7 | 2
-
Một số biện pháp đào tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo viên của khoa vật lý, trường Đại học Quy Nhơn
7 p | 44 | 2
-
Những vấn đề đặt ra trong đổi mới giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ở các trường khối ngành kinh tế hiện nay
7 p | 31 | 2
-
Bàn về giảng dạy môn lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng
8 p | 33 | 2
-
Đổi mới dạy học xác suất – Thống kê theo hướng tích hợp để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên Y – Dược
4 p | 77 | 2
-
Sử dụng tình huống trong dạy học môn Hóa học tại Trường Đại học Trà Vinh
3 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn