Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật…<br />
<br />
HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 188-195<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0018<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM MĨ THUẬT<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br />
<br />
Nguyễn Thu Tuấn<br />
Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt: Trong xu thế hội nhập giáo dục quốc tế hiện nay, việc tiếp cận và phát triển năng<br />
lực học tập và năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên là rất cần thiết. Sinh viên chuyên<br />
ngành Sư phạm Mĩ thuật mai sau trở thành giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong các<br />
trường phổ thông. Do đó, bên cạnh hoạt động học tập, sinh viên cần tự rèn luyện và nâng cao<br />
các kĩ năng của nhà khoa học tương lai để phát hiện, tìm hiểu, nghiên cứu bản chất các vấn<br />
đề về nghệ thuật, về giáo dục nghệ thuật nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của mình.<br />
Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực<br />
nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật, góp phần nâng cao chất<br />
lượng dạy và học của khoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong tình hình hiện nay.<br />
Từ khóa: Năng lực nghiên cứu khoa học; chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật; sinh viên Mĩ<br />
thuật.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Đào tạo (ĐT) và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các<br />
trường đại học (ĐH). Tuy nhiên, khác với hoạt động ĐT, hoạt động NCKH thường chỉ được sinh<br />
viên (SV) biết đến khi các em bước vào môi trường giảng đường. Nếu như người thầy đồng thời<br />
vừa giảng dạy, vừa NCKH thì SV cũng cần phải học tập và kết hợp NCKH. Vì vậy, việc tiếp cận<br />
và phát triển năng lực (NL) học tập và NL NCKH của SV là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp<br />
với yêu cầu đổi mới giáo dục (GD) ở nước ta hiện nay. Hoạt động này sẽ giúp SV dần tiếp cận,<br />
làm quen với phương pháp, kĩ năng nghiên cứu, rèn luyện tư duy logic, khoa học, kích thích sự<br />
hứng thú tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức khoa học mới, khám phá bản chất và các quy luật vận<br />
động của tự nhiên, xã hội [1, 2]. Chính vì vậy, tập trung ĐT nguồn nhân lực chất lượng cao và<br />
chú trọng tới hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội là một chủ trương đúng đắn<br />
nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt<br />
Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT thì<br />
hoạt động NCKH càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết [3, 4].<br />
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động NCKH, từ nhiều năm qua, trường Đại học Sư<br />
phạm Hà Nội (ĐHSPHN) thường xuyên coi trọng, tổ chức có nề nếp hoạt động NCKH của SV.<br />
Ngày nhận bài: 28/5/2017. Ngày chỉnh sửa: 09/08/2017. Ngày nhận đăng: 12/08/2017.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Tuấn, e-mail: thutuan.dhsphn@gmail.com<br />
<br />
188<br />
<br />
Nguyễn Thu Tuấn<br />
<br />
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV trong công tác NCKH, do đó thành tích<br />
NCKH của SV ngày càng được nâng cao. Hằng năm, các Hội nghị SV NCKH cấp Khoa, cấp<br />
Trường được tổ chức đều đặn, tạo một môi trường học thuật sôi nổi, góp phần quan trọng nâng<br />
cao chất lượng ĐT của nhà trường, biến quá trình ĐT thành quá trình tự ĐT và hình thành tư duy<br />
nghiên cứu ở SV. Trong điều kiện đổi mới căn bản và toàn diện GD, trong đó có GD đại học<br />
(ĐH) hội nhập vào nền GD ĐH khu vực và thế giới thì hoạt động NCKH của SV đã thực sự trở<br />
thành một tâm điểm trong công tác ĐT của nhà trường. Nhiều công trình khoa học xuất sắc của<br />
SV đã đoạt giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, giải thưởng SV NCKH cấp Bộ [5]. Tham<br />
gia NCKH là cơ hội để SV tìm hiểu sâu kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức được học<br />
trên giảng đường vào các vấn đề của thực tiễn, tự rèn luyện và nâng cao các kĩ năng của nhà khoa<br />
học tương lai, được làm việc và học tập tác phong, kinh nghiệm làm khoa học thông qua cán bộ,<br />
giảng viên hướng dẫn… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng ĐT của nhà trường, đáp ứng yêu<br />
cầu chất lượng nguồn nhân lực trong thời kì mới [6]. Chính từ hoạt động NCKH này, các SV của<br />
trường đã từng bước trưởng thành và có thêm động lực vững bước trên chặng đường NCKH tiếp<br />
theo, nhiều SV đã trở thành các nhà khoa học trẻ tài năng, đóng góp xuất sắc trên nhiều lĩnh vực<br />
khoa học, kĩ thuật, công nghệ, được xã hội ghi nhận và tôn vinh. Nhiều SV tốt nghiệp từ trường<br />
ĐHSPHN không chỉ trở thành giáo viên (GV) giỏi mà còn trở thành các nhà NCKH giàu tiềm<br />
năng. Qua đó góp phần khẳng định vị thế và uy tín của trường ĐHSP trọng điểm đầu ngành của<br />
cả nước.<br />
- SV chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật (SPMT) là những người được ĐT chuyên nghiệp để sau<br />
này trở thành GV Mĩ thuật ở trường phổ thông hoặc trở thành giảng viên Mĩ thuật ở một số<br />
trường/khoa sư phạm. Để góp phần nâng cao chất lượng GD phổ thông, đối với SV chuyên<br />
ngành SPMT, bên cạnh hoạt động học tập, họ cần phải NCKH để phát hiện, tìm hiểu, nghiên cứu<br />
bản chất các vấn đề về nghệ thuật, về GD nghệ thuật nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy<br />
sau này của mình. Vì vậy, SV Mĩ thuật phải được ĐT, bồi dưỡng để phát triển đầy đủ các phẩm<br />
chất, NL nghề nghiệp của người GV trường phổ thông – trong đó có NL NCKH. Trong Quy định<br />
Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, THPT được ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT<br />
ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã xác định rõ các NL NCKH của GV phổ thông<br />
(được quy định cụ thể ở các tiêu chí số 6, số 7 và số 25) [7]. Với quy định này, đòi hỏi các cơ sở<br />
ĐT GV (trong đó có khoa Nghệ thuật của trường ĐHSPHN) cần phải quan tâm, bồi dưỡng để<br />
phát triển NL NCKH cho SV chuyên ngành SPMT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vượt<br />
trội của SV trường ĐHSPHN đạt được như trên, trong nhiều năm qua, do nhiều nguyên nhân chủ<br />
quan và khách quan, hoạt động NCKH của SV khoa Nghệ thuật còn bộc lộ quá nhiều hạn chế và<br />
bất cập, cần sớm khắc phục. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của SV chuyên<br />
ngành SPMT trường ĐHSPHN để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NL NCKH cho SV, góp<br />
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học của khoa Nghệ thuật trong bối cảnh mới hiện nay<br />
là rất cần thiết và cấp bách, cần được ưu tiên triển khai thực hiện.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Sư<br />
phạm Mĩ thuật khoa Nghệ thuật<br />
<br />
189<br />
<br />
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật…<br />
<br />
Điều tra khảo sát trên đối tượng giảng viên và SV chuyên ngành SPMT của khoa Nghệ thuật<br />
trường ĐHSPHN, chúng tôi nhận thấy thực trạng yếu kém về NL NCKH có ở hầu hết các SV của<br />
khoa. Thực trạng đó thể hiện ở những nội dung sau đây:<br />
- Nhiều năm qua, lãnh đạo khoa chưa sâu sát chỉ đạo chặt chẽ để xây dựng kế hoạch hoạt động<br />
khoa học và công nghệ trong đơn vị - trong đó có hoạt động NCKH của SV, vì thế việc triển khai<br />
thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của SV chưa kịp thời.<br />
- Một số giảng viên chưa nhận thức đúng về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc<br />
hướng dẫn SV NCKH.<br />
- Không ít SV của khoa chưa thấu suốt đầy đủ được vị trí, tầm quan trọng của NCKH đối với<br />
sự phát triển của bản thân; thiếu tự giác, chưa tích cực, thậm chí còn đặt nhiệm vụ NCKH ở hàng<br />
thứ yếu (vì bị bắt buộc nên phải tham gia NCKH).<br />
- Nhiều SV năm cuối còn chưa có ý tưởng nghiên cứu, các em không biết mình có thể nghiên<br />
cứu cái gì và cái gì có thể được nghiên cứu. Có SV khi phải làm NCKH không biết bắt đầu từ<br />
đâu, chưa biết diễn giải vấn đề mà mình quan tâm, chưa biết xây dựng cấu trúc đề cương nghiên<br />
cứu của một tiểu luận, một bài báo khoa học, một khóa luận tốt nghiệp như thế nào. Đặc biệt là kĩ<br />
năng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kĩ năng trình bày diễn đạt của SV còn rất lúng túng.<br />
Vì vậy, chất lượng các khóa luận tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu của SV trong khoa nhìn<br />
chung là yếu; một số đề tài lặp đi lặp lại nhiều lần qua các khóa học, tạo nên sự đơn điệu, nhàm<br />
chán. Tính ứng dụng của các đề tài còn thấp, nhất là trong lĩnh vực dạy và học của chuyên ngành<br />
SPMT.<br />
- Một số SV có khả năng học tốt các môn học thực hành (như: Hình họa, Trang trí, Bố cục…)<br />
nhưng khi bắt tay vào làm đề tài NCKH cũng rất lúng túng, bộc lộ nhiều hạn chế vì các em không<br />
nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong NCKH, không nắm được cách tiếp cận vấn đề<br />
nghiên cứu, hướng nghiên cứu, cách xác định đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu v.v…<br />
- Một hạn chế không thể không nhắc tới, đó là tình trạng chung của SV hiện nay (trong đó SV<br />
chuyên ngành SPMT không nằm ngoại lệ) đến năm cuối của khóa học, khi làm khóa luận tốt<br />
nghiệp, SV ít chịu tham khảo các tài liệu khoa học hoặc tham khảo các khóa luận, luận văn của<br />
SV những khóa trước có cùng hướng nghiên cứu với đề tài của mình để giúp ích cho việc triển<br />
khai thực hiện nghiên cứu được thuận lợi và có hiệu quả [8]. Với sự hiểu biết về NCKH vốn đã<br />
hạn hẹp như vậy, cộng thêm nhận thức và ý thức kém trong việc tra cứu tài liệu tham khảo như<br />
thế, nhiều SV của khoa Nghệ thuật đã gặp không ít khó khăn khi làm khóa luận tốt nghiệp.<br />
<br />
2.2. Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành<br />
Sư phạm Mĩ thuật, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào hiện nay<br />
Căn cứ vào tình hình thực tiễn hoạt động NCKH của SV khoa Nghệ thuật trường ĐHSPHN<br />
hiện nay, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao NL NCKH cho SV chuyên<br />
ngành SPMT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của khoa:<br />
2.2.1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban chủ nhiệm khoa<br />
- BCN khoa Nghệ thuật cần xây dựng, triển khai tốt kế hoạch hoạt động NCKH của SV. Xây<br />
dựng các đề án tăng cường NL NCKH cho đội ngũ giảng viên và SV của khoa. Ngoài ra, cũng<br />
cần thay đổi các phương pháp và hình thức thực hiện. Cụ thể là: cần chú trọng giới thiệu lợi ích<br />
và thành quả NCKH mang tính ứng dụng thực tiễn cao của SV khoa mình (có thể tổ chức công<br />
190<br />
<br />
Nguyễn Thu Tuấn<br />
<br />
bố theo nhiều hình thức khác nhau như: quảng bá trên web của khoa, trên mạng xã hội, trên các<br />
diễn đàn; trao đổi dưới dạng trực tuyến; gắn kết NCKH với những điều SV thường quan tâm;<br />
thành lập câu lạc bộ những SV yêu thích NCKH để nhân điển hình trong toàn khoa…). Từ đó,<br />
khơi dậy trong SV của khoa một chân trời mới về khoa học, hứa hẹn nhiều đam mê thú vị trong<br />
hoạt động NCKH của SV.<br />
- Cần đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới cơ chế đánh giá, chỉ đạo sát sao hoạt động NCKH của<br />
giảng viên và SV để đảm bảo cho hoạt động NCKH diễn ra đúng thực chất và mang lại hiệu quả<br />
thực sự cho công tác dạy và học của khoa, của trường. BCN khoa cần triển khai kịp thời những<br />
nội dung trong các công văn hướng dẫn hoạt động NCKH của nhà trường đến tất cả cán bộ, giảng<br />
viên, SV để 100% SV được tham gia các hoạt động NCKH theo quy định của trường.<br />
- Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động học tập với NCKH: Trong quá trình dạy học<br />
(DH), các giảng viên cần tăng cường tổ chức cho SV làm các bài tập lớn, tiểu luận, đổi mới<br />
phương pháp dạy học ở ĐH theo hướng tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của SV để giúp SV<br />
sớm làm quen với hoạt động NCKH.<br />
- Cần đề cao trách nhiệm của người giảng viên trong quá trình hướng dẫn SV NCKH. Rất cần<br />
thiết phải có chế tài thực hiện nghiêm túc thì công tác này mới thực sự đạt hiệu quả cao.<br />
- Cần chú trọng công tác thông tin về sản phẩm NCKH của SV nhằm tạo cho SV có cơ hội<br />
được tiếp cận, nghiên cứu các sản phẩm thực tế; giúp SV định hướng và lựa chọn đề tài nghiên<br />
cứu phù hợp với khả năng của bản thân và phù hợp với đặc thù ĐT chuyên ngành SPMT.<br />
- Cần có chế độ khen thưởng kịp thời, thiết thực cho những SV tích cực tham gia NCKH và có<br />
thành tích cao trong NCKH - đây là cơ sở để khích lệ, kích thích tính tích cực, say mê NCKH của<br />
SV, làm cho các em thêm phấn khởi và yên tâm tham gia các hoạt động NCKH, từ đó có tác<br />
dụng thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động NCKH và phát triển NL NCKH của SV trong<br />
toàn khoa.<br />
2.2.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật về vị trí, vai trò<br />
và tác dụng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với quá trình học tập tại trường<br />
Hoạt động NCKH đã và đang mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho SV. Hoạt động<br />
này đã trở thành một hình thức hỗ trợ học tập có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng ĐT, rèn<br />
luyện chuyên môn, qua đó góp phần hoàn thiện các NL cần có của một nhà sư phạm, một nhà<br />
khoa học trong tương lai, đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của xã hội hiện đại.<br />
Đối với SV chuyên ngành SPMT, muốn làm NCKH tốt phải có được những kiến thức và kĩ<br />
năng cơ bản về NCKH (như: phương pháp sư tầm, tập hợp tư liệu, khả năng tổng hợp, phân tích,<br />
diễn giải vấn đề, biết so sánh, giám định các loại tài liệu…) để trên cơ sở đó hiểu được bản chất<br />
và hiểu đúng các nội dung nghiên cứu. Ngoài ra, SV SPMT còn phải có những kĩ năng khác như<br />
vẽ hình minh họa, vẽ sơ đồ, biểu đồ, đồ thị… Chính những kĩ năng đó đã giúp họ trưởng thành từ<br />
NCKH, và sau này khi ra trường, họ có thể hướng dẫn một cách thuần thục cho HS ở trường phổ<br />
thông [9].<br />
Để khuyến khích, tạo động lực cho SV SPMT tham gia NCKH, trước hết phải nâng cao nhận<br />
thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động này cho SV. Phải làm cho mỗi SV hiểu rõ NCKH là<br />
một hoạt động quan trọng của quá trình học tập, giúp SV hoàn thành tốt chương trình ĐT trong<br />
nhà trường. Mặt khác, nó còn giúp SV hiểu rõ khả năng của mình khi tham gia NCKH, từ đó SV<br />
có thái độ tích cực, tự giác tham gia NCKH.<br />
191<br />
<br />
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật…<br />
<br />
Để giải pháp này có tính khả thi, BCN khoa Nghệ thuật cần thực hiện tốt công tác tuyên<br />
truyền, GD để làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng, nhận thức của SV về hoạt động NCKH, làm<br />
sao để mọi SV trong toàn khoa nhận thức được rằng học tập và NCKH đều rất quan trọng và có<br />
mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Tham gia NCKH không chỉ là “phong trào” mà còn là<br />
hoạt động tự ĐT hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng học tập của mỗi SV. Cùng với đó, Đoàn<br />
thanh niên và Hội SV cần phải có những hoạt động thúc đẩy tuyên truyền, đưa các thông tin về<br />
NCKH đến gần hơn nữa với SV, làm cho mỗi SV đều tự ý thức được tầm quan trọng của NCKH<br />
và NCKH không phải là một hoạt động xa vời, mà rất thiết thực với chính bản thân SV [10].<br />
2.2.3. Trang bị cho sinh viên lí thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực<br />
giáo dục<br />
Việc trang bị cho SV chuyên ngành SPMT lí thuyết về phương pháp NCKH thuộc lĩnh vực<br />
GD nghệ thuật sẽ giúp họ nắm được các cơ chế sáng tạo nói chung và trong lĩnh vực GD nghệ<br />
thuật nói riêng, cũng như các quan điểm tiếp cận đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực này và<br />
nắm được logic tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học thuộc lĩnh vực GD nghệ thuật, từ<br />
đó giúp SV SPMT tránh được sự mò mẫm và sai lầm có thể mắc phải trong quá trình nghiên cứu.<br />
2.2.4. Trang bị cho sinh viên các kĩ năng nghiên cứu khoa học<br />
Các kĩ năng trong NCKH là phương pháp thu thập, xử lý thông tin; phương pháp khảo sát,<br />
điều tra, phỏng vấn, điền dã; cách xây dựng giả thuyết khoa học; cách đọc tài liệu tham khảo để<br />
tìm và phát hiện vấn đề; cách trình bày đề cương của một tiểu luận, khóa luận, bài viết khoa học,<br />
chuyên khảo khoa học; cách viết tiểu kết, kết luận; cách trình bày phụ lục; cách hành văn theo<br />
văn phong khoa học v.v… Tất các các yếu tố đó tổng hợp lại thành kĩ năng NCKH của một người<br />
nghiên cứu, giúp họ trong quá trình thực hiện đề tài.<br />
Đối với các SV nói chung và SV chuyên ngành SPMT nói riêng, các em thường rất lúng túng<br />
khi NCKH vì chưa có kiến thức nền vững chắc và những thao tác chuẩn xác trong NCKH. Vì<br />
vậy, người thầy cần trang bị cho SV những kiến thức và kĩ năng cơ bản về NCKH để SV hiểu<br />
được bản chất của NCKH và những vấn đề xung quanh NCKH. Theo các chuyên gia về lĩnh vực<br />
NCKH, nếu một người làm NCKH nắm chắc các kiến thức, các kĩ năng cơ bản trong nghiên cứu<br />
thì người đó chắc chắn sẽ thành công. Điều đó cho thấy kiến thức và kĩ năng nghiên cứu là chìa<br />
khóa để đạt tới hiệu quả cao trong NCKH. Tuy nhiên, kiến thức và kĩ năng NCKH của mỗi người<br />
phải được tích lũy, rèn luyện thường xuyên qua nhiều năm tháng.<br />
Chuyên ngành SPMT rất cần những công trình NCKH đi sâu vào các vấn đề về nghệ thuật, về<br />
GD nghệ thuật. Không ai khác, chính SV SPMT là lực lượng nòng cốt trong những nghiên cứu<br />
này, bởi họ sẽ là những GV Mĩ thuật trong tương lai, góp phần tạo nguồn năng khiếu nghệ thuật<br />
từ môi trường GD phổ thông. Chúng tôi cho rằng, nếu SV chuyên ngành SPMT có năng lực<br />
NCKH tốt thì chắc chắn sau này khi đứng trên bục giảng, họ sẽ rất tự tin và làm chủ được những<br />
kiến thức mà họ đã được học, từ đó có phương pháp và hình thức tổ chức DH đúng đắn để truyền<br />
đạt chuẩn xác những kiến thức về Mĩ thuật cho các thế hệ HS phổ thông.<br />
2.2.5. Tổ chức cho sinh viên thực hiện những bài tập nhỏ, bài tập lớn, tiểu luận ở các môn<br />
học lí thuyết chuyên ngành<br />
Muốn SV SPMT có kiến thức về NCKH, có kĩ năng chuẩn xác trong nghiên cứu thì ngay từ<br />
những năm học đầu, giảng viên nên lồng ghép NCKH vào các môn học lí thuyết chuyên ngành để<br />
SV có điều kiện tiếp cận và làm quen sớm hơn với NCKH. Theo đó, SV có thể lồng ghép NCKH<br />
thông qua các môn học như: Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam, Lịch sử Mĩ thuật thế giới, Mỹ học, Mĩ<br />
192<br />
<br />