intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng được yêu cầu quản trị trường đại học thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy vai trò, sứ mệnh của nhân lực số trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, khoa học dữ liệu lớn và số hóa chương trình đào tạo để phát triển thành công mô hình trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng được yêu cầu quản trị trường đại học thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

  1. International Conference on Smart Schools 2022 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC SỐ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 DEVELOPING DIGITAL HUMAN RESOURCES IN THE TRANSITION TO BECOME A SMART UNIVERSITY IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 TS. Phạm Hữu Lộc TS. Nguyễn Thành Nam Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Tp Hồ Chí Minh Email: phamhuuloc@lttc.edu.vn; nguyenthanhnam@lttc.edu.vn. Keywords: TÓM TẮT: Industry 4.0, digital Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ thứ tư đang tạo ra những cơ hội transformation, smart và thách thức cho nguồn lực số tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Để university, school trở thành một nhà trường thông minh trên nền tảng giáo dục 4.0 thì nguồn administration, digital human nhân lực số là yếu tố quan trọng và là xương sống cho quá trình vận hành nhà resources. trường. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực số đang thiếu về số lượng và Từ khóa: kém về chất lượng, dẫn đến việc chuyển đổi số của các trường đại học đang gặp những khó khăn nhất định. Từ lí do đó, việc nâng cao hiệu quả trong Công nghiệp 4.0, chuyển công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết bài toán thiếu hụt đổi số, trường đại học thông nguồn nhân lực số dưới sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ minh, quản trị nhà trường, tư là vấn đề cấp thiết. Bài viết này, tác giả tập trung nêu lên một số giải pháp nhân lực số. nhằm phát huy vai trò, sứ mệnh của nhân lực số trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, khoa học dữ liệu lớn và số hóa chương trình đào tạo để phát triển thành công mô hình trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực số. ABSTRACT: The fourth industrial revolution is creating opportunities and challenges for digital resources in different regions of the world. To become a smart school on the education platform 4.0, digital human resources are an important factor and the backbone for the school's operation. However, currently, digital human resources are lacking in quantity and poor in quality, leading to certain difficulties in the digital transformation of universities. For that reason, improving efficiency in management, improving training quality and solving the problem of digital human resource shortage under the impact of the fourth industrial revolution is an urgent issue. In this article, the author focuses on some solutions to promote the role and mission of digital human resources in the digital transformation process, the application of artificial intelligence, the connection of things, big data science and digitize training programs to successfully develop an application-oriented smart university model and contribute to improving the quality of digital human resource training. 1. Mở đầu Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ thứ tư đang tạo ra những cơ hội và thách thức về nguồn nhân lực số tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, nhu cầu lao động có năng lực về: kết nối thực tế thực với thực tế ảo, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IOT), nguồn nhân lực đó có thể gọi đó là nguồn nhân lực số và đây là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng những điều chỉnh có tính chiến lược của đất nước trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong mõi lĩnh vực, ngành nghề và đặc biệt trong đó có giáo dục và đào tạo. Từ đây, chúng ta có thể thấy được vài trò to lớn của nguồn nhân lực số trong xã hội ngày nay đó là: Nắm bắt và định hướng quá trình hình thành 42
  2. International Conference on Smart Schools 2022 và phát triển kinh tế xã hội; ứng dụng và triển khai tri thức hiện đại, công nghệ mới để phục vụ phát triển kinh tế xã hội; sáng tạo tri thức hiện đại để hình thành nền tảng tri thức tiên tiến; làm chủ công nghệ và làm chủ quá trình vận hành công nghệ; là lực lượng tiên phong trong các cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đóng góp giá trị tri thức của mình vào sự phát triển không ngừng của tổ chức và xã hội; thúc đẩy sự phát triển của cơ quan, tổ chức và tạo thương hiệu cho môi trường họ cống hiến làm việc; tạo động lực và làm gương cho quần chúng, lực lượng lao động còn lại noi theo và phục tùng theo; không ngừng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần cho đơn vị, tổ chức nơi họ công tác và từ đó tạo động lực lớn lao trong phong trào nghiên cứu khoa học và sáng kiến công nghệ; góp phần rất lớn trong chuyển đổi phương thức lao động, sản suất, giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo hướng chuyển đổi số hóa. Mô hình trường đại học thông minh được gắn với mô hình quản trị trường đại học thông minh xuất hiện nhằm khắc phục những yếu kém không phù hợp của mô hình và cách quản trị trường đại học truyền thống nhằm phù hợp với chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ như: “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”(Chính phủ, 2020) và Quản trị trường đại học thông minh là nói đến Mô hình nhà trường đại học thông minh theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao và có tính ứng dụng vào thực tiễn nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Quản trị cơ sở giáo dục và đào tạo là quản trị vì mục tiêu của nhà trường, muốn quản trị trường đại học thông minh thì vấn đề cấp bách hiện nay được các nhà quản trị quan tâm và đầu tư nghiên cứu là cải cách quản lý hành chính theo xu hướng chuyển đổi số. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng nhận thức về nguồn nhân lực số trong nhà trường thông minh Chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình hoạt động dựa trên công nghệ số, dữ liệu số(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020). Như vậy, muốn thực hiện thành công về chuyển đổi số thì chúng ta phải có nguồn nhân lực số. Nguồn nhân lực số là tổng thể số lượng, chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và nền kinh tế số đang và sẽ cần để huy động vào quá trình lao động, sáng tạo(Nguyễn Hải Hoàng, 2022). Khi nói đến nguồn nhân lực số là nói đến những người Lãnh đạo, quản lý, chuyên gia công nghệ số, công dân số. Trước hết, ta phải nói đến nhà lãnh đạo chuyển đổi số: “là người đứng đầu tổ chức, có tầm nhìn, thiết lập được sứ mệnh cho tổ chức, có niềm tin là công nghệ số, chuyển đổi số giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đặt ra. Nhà lãnh đạo chuyển đổi số không nhất thiết và không cần phải hiểu về công nghệ số. Điều quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là biết đặt ra bài toán. Nhà lãnh đạo chuyển đổi số là người có khát vọng thay đổi, là người dám chấp nhận cái mới và dám cho cái mới một cơ hội”(Chính phủ, 2021) và “Chuyên gia công nghệ số có thể là người bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức. Chuyên gia bên trong của tổ chức là người nhận bài toán từ lãnh đạo và chuyển hóa thành yêu cầu, là người ra đầu bài thông thái. Chuyên gia bên ngoài của tổ chức là những người chuyên nghiệp, trong các doanh nghiệp công nghệ số, dùng công nghệ số để giải quyết bài toán đặt ra”(Chính phủ, 2021). Công dân số: “Chín yếu tố cấu thành công dân số là khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm của công dân trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số”(Chính phủ, 2021). Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 5 năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã nêu: “cần nghiên cứu thực hiện giải pháp nhằm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, đô thị thông minh”. Trên cơ sở “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”(Chính phủ, 2020) và “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”(Chính phủ, 2021), chúng ta cần hình thành một phương thức quản trị mới cho trường đại học thông minh. Trong đó, nhà trường thông minh được xem là mô hình trường học triển khai giáo dục thông minh gắn với các dạng thức hiện đại hóa cơ sở vật chất và tận dụng tối đa công nghệ hướng tới một nền giáo dục chất lượng cao. Chúng ta xác định trường đại học thông minh là một nhà trường mà trong đó có sự vận dụng tối đa AI, IOT vào trong quá trình Quản lý và giáo dục, đào tạo nhằm tối ưu hóa kết quả học tập và giảng dạy cho sinh viên đáp ứng yêu cầu của Xã hội 4.0. Với các đặc tính của mô hình quản trị trường đại học thông minh là: số hóa hiệu quả hoạt động quản lý, phi quy chế hoá, phân quyền hóa, áp dụng một số yếu tố của cơ chế thi trường, gắn với chính trị, tư nhân hoá một phần hoạt động của nhà trường, vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp, xu hướng quốc tế hoá, xu thế số hóa, công nghệ hóa. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Chính phủ về số hóa các hoạt động xã hội trong đó có giáo dục đang là tiền đề thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập trong việc thực hiện mục tiêu xây dụng thành công trường đại học thông minh như: Nhận thức về vài trò của nhân lực số chưa tương 43
  3. International Conference on Smart Schools 2022 xứng; môi trường phù hợp cho nguồn nhân lực số chưa phù hợp; đầu tư vốn cho việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng số; nguồn nhân lực số chưa đủ tầm và thiếu nghiêm trọng; thiếu động lực và thiếu cơ chế gắn kết. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò và sức mạnh của nguồn nhân lực số trong quá trình chuyển đổi số và phát triển nhà trường thông minh. 2.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực số 2.2.1. Thống nhất chủ trương phát triển nguồn nhân lực số một cách toàn diện Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân và môi trường kết nối vạn vật tạo đang dẫn đến những thách thức về nguồn nhân lực số và là bài toán nan giải, dẫn đến sự cạnh tranh hết sức khốc liệt trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Chúng ta có nhiều cách hiểu về nguồn nhân lực số, tuy nhiên có thể nói nguồn nhân lực số là một lực lượng, bộ phận lao động trong nguồn nhân lực nói chung có đủ kỹ năng số và khả năng đáp ứng được những vấn đề quan trọng của kinh tế, chính trị, xã hội trong môi trường kết nối giữa IA và IOT. Nguồn nhân lực số có thể được hiểu là là một bộ phận của nguồn nhân lực chất lượng cao, được thể hiện vai trò nòng cốt, tiêu biểu, đi trước và đón đầu trong xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông minh để kết nối thế giới thực và thế giởi ảo nhằm đáp ứng những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, tiêu chí định tính xác định nguồn nhân lực số bao gồm: Là những người có năng lực vận dụng số hóa mạnh, biết đặt ra bài toán, giải quyết bài toán bằng công nghệ thông tin và số hóa, năng lực tiếp nhận công nghệ mới và vận dụng công nghệ mới, khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số, trao đổi thông tin trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số. Ngoài ra cũng có thể hiểu họ là người lao động lành nghề có trình độ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành cao và vượt trội về ứng dụng công nghệ thông tin so với nguồn nhân lực khác; là người có phẩm chất năng lực thực tế, có tính sáng tạo, giải quyết mọi vấn đề, bài toán cuộc sống nhanh chóng và có hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và cũng là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động tập thể nhằm tạo ra nhiều sản phẩm số hóa có ích cho xã hội. Nguồn nhân lực số là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội và cũng như đối với các đơn vị tổ chức chính trị, xã hội và chính từ lí do đó, chúng ta cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực số nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển từ đó góp phần cho mục tiêu đào tạo cung ứng nguồn nhân lực số cho nhu cầu trong nước và quốc tế theo đúng như tinh thần của Quyết định số 127/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về: “Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”(Chính phủ, 2021). Đặc biệt, chúng ta phải xem trọng chuyển đổi số trong chính môi trường giáo dục và đào tạo, vì đây là khởi nguyên của việc tạo ra các cuộc cách mạng tiếp theo như đề án: “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”(Chính phủ, 2021) và đề án: “Tăng cường Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”(Chính phủ, 2022). Nếu thiếu chủ trương, chính sách, nguồn nhân lực, môi trường, tài chính thì mọi mục tiêu đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao- nguồn nhân lực số nói riêng khó thực hiện thành công. Chúng ta cần tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực số trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, mục tiêu chiến lược phải ưu tiên khắc phục mâu thuẫn giữa số lượng, chất lượng, cơ cấu, quy mô của từng loại nhân lực cho phù hợp. Chiến lược cũng xây dựng lộ trình thực hiện một cách hợp lý, có tính dự báo cao, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực số một cách toàn diện và đồng bộ. Tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực số đối với phát triển của trường đại học thông minh ở tất cả các cấp lãnh đạo, quản lý, giảng viên, nhân viên và người sử dụng lao động và người dân trong thời kỳ chuyển đổi số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về hệ thống tổ chức các cơ quan khoa học, cơ chế đầu tư, cơ chế quản lý hoạt động khoa học - công nghệ; nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ và nhân lực số, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ và là nhân tố giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2.2. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực số Giáo dục và đào tạo là nơi tạo ra những con người có đủ năng lực để làm chủ bản thân để có cơ hội thành công trong thời đại công nghiệp 4.0 và tiếp tục sáng tạo ra các cuộc Cách mạng công nghiệp tiếp theo như 5.0 hay 6.0. Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 5 năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã nêu cần nghiên cứu thực hiện giải pháp nhằm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận các xu thế công nghệ sản xuất mới, kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ và xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, đô thị thông minh. Chúng ta xem việc đào tạo nguồn nhân lực số phục vụ yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là ưu tiên hàng đầu, trong đó hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho 44
  4. International Conference on Smart Schools 2022 sự phát triển nguồn nhân lực số phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư. Để thực hiện thành công chủ trương trên, chúng ta cần phủ toàn bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục và đào tạo bằng một hạ tầng số, thông minh và hiện đại như: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”(Chính phủ, 2020). Chúng ta đang nhận thấy: “nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập; làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời”(Thảo Anh, 2021). Giáo dục và Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, cần có sự nghiên cứu hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc biên soạn chương trình đào tạo để tiến hành đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo xu hướng chuyển đổi số. Đào tạo nguồn nhân lực số phải trên cơ sở lắng nghe, tiếp nhận sự đánh giá, góp ý từ các cơ sở sử dụng lao động, doanh nghiệp cả về việc xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và tiêu chí chất lượng của nguồn nhân lực số và đặc biệt là nguồn nhân lực, tài lực tập trung cho quá trình chuyển đổi số. Để có được nguồn nhân lực số đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, chúng ta cần hiểu: “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030” đã giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục: “xác định các tiêu chí nhằm đạt mục tiêu học tập; cá nhân hóa việc học tập, nâng cao hiệu quả học tập có sự trợ giúp của giáo viên và trợ giảng ảo; hỗ trợ nâng cao nhận thức của sinh viên”(Chính phủ, 2021). Trọng dụng nhân lực số trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và thành quả đóng góp, có chính sách đặc biệt đối với nhân tài; đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhân tài vì sự nghiệp chung. Đổi mới có tính cách mạng về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả công lao động, gắn sử dụng, đánh giá với đào tạo nguồn nhân lực số đúng với năng lực và công sức họ đã bỏ ra. Trong đó, phải đổi mới đồng bộ cả về chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra đánh giá; xây dựng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Cần đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường nhân lực số trong tương lai gần và xa hơn bởi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động rất lớn tới cơ cấu của nền kinh tế, khả năng suy giảm, thậm chí mất đi của nhiều ngành nghề cũng như sự xuất hiện mới của những ngành nghề trong tương lai và sẽ dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực số, quy hoạch định hướng nguồn nhân lực số luôn gắn liền với chiến lược phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, giai đoạn trở thành của một trường đại học ứng dụng thông minh. 2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực số dựa trên sự phát huy hiệu quả chuyển đổi số trường đại học Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 về phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Chúng ta cần xây dựng Hạ tầng số số hóa toàn dân: “Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang, nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng để cung cấp như một dịch vụ”(Trần Khánh Đức, 2020). Thực hiện thành công chuyển đổi số cho ngành giáo dục và đào tạo theo đề án: “tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Việt Nam sẽ tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo trong vài năm tới, nhằm đổi mới và số hóa ngành, góp phần phát triển chính phủ số, nền kinh tế và xã hội”(Chính phủ, 2022). Trên cơ sở đó, chúng ta cần xây dựng mô hình trường đại học thông minh, trong đó có chương trình đào tạo thông minh, hạ tầng số, trang thiết bị cơ sở vật chất thông minh nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Tiếp theo, thực hiện thành công chuyển đổi số cho chính cơ sở giáo dục nghề nghiệp: “Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số”(Chính phủ, 2020). Gia tăng ứng dụng: AI, công nghệ OTT và AI chatbot giúp giảng viên và sinh viên sớm đạt được mục tiêu trở thành công dân toàn cầu, góp phần làm thay đổi bản chất phương tiện dạy học trong môi trường Đại học thông minh. Tạo môi trường phù hợp cho giảng viên, học viên hoàn thiện các kỹ năng cần thiết như: Giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, sử dụng công nghệ thông tin, sự sáng tạo, thích nghi, nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội, nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra. Qua đó triển khai chiến lược quản 45
  5. International Conference on Smart Schools 2022 trị trường đại học thông minh thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng nhân sự số, bài toán đặt ra; đánh giá kết quả thực hiện công việc để bố trí, sắp xếp nhân sự hợp lý; đồng thời giám sát, điều chỉnh và định hướng cho họ phát huy tối đa năng lực, sở trường trong từng lĩnh vực công tác; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số trong môi trường số. Trường đại học thông minh sẽ hoạt động trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường- sinh viên - gia đình - xã hội. Để xây dựng thành công mô hình quản trị trường đại học học thông minh, chúng ta cần xây dựng thành công mô hình trường học thông minh, hạ tầng số thông minh, chương trình đào tạo thông minh, nhân lực số và đó là căn cứ quan trọng để định hướng hệ thống giáo dục và đào tạo và cộng đồng xã hội quan tâm tích cực và ưu tiên thích đáng cho mô hình này. Qua đó thu hút sự quan tâm đầu tư về tài chính, chuẩn bị các điều kiện sư phạm cần thiết cho một nhà trường đại học thông minh. Từ đó, thống nhất ý chí, niềm tin, định hướng và thúc đẩy hành vi cho các nhà lãnh đạo quản lí, giảng viên, sinh viên, phụ huynh và cộng đồng đối với mô hình trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng đã được lựa chọn. Chúng ta cần: “Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp”(Chính phủ, 2020). Cần xây dựng Hạ tầng số phù hợp: “Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang, nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng để cung cấp như một dịch vụ”(Giang phạm, 2021). Cơ sở hạ tầng trường đại học thông minh gồm: Hệ thống công nghệ thông tin; phòng học tiên tiến, thông minh; phòng tin học, ngoại ngữ, thi trắc nghiệm; thiết bị thực hành thí nghiệm; thư viện thông minh; các phòng học theo phương pháp STEM, đào tạo trực tuyến...Đây là các yếu tố điều kiện quan trọng, ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động sư phạm thông minh, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên, học sinh cũng như công tác quản lý nhà trường. 2.2.4. Xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá nguồn nhân lực số Trước hết để được đánh giá là nguồn nhân lực số thì nhân lực đó cần phải đạt chuẩn kỹ năng số, năng lực số và đồng thời họ phải thuộc một trong nhóm: công dân số, công dân toàn cầu, chuyên gia số, quản lý số, lãnh đạo số. Xác định rõ năng lực số cần thiết cho nguồn nhân lực số dựa vào khung năng lực số của Hội đồng Thủ thư Đại học Úc được chia ra làm 6 nhóm năng lực chính hoặc Khung năng lực số của UNESCO được chia làm 7 nhóm năng lực chính. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trường giáo dục 4.0, nhân lực số phải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo, năng lực về công nghệ thông tin, kết nối số hóa, mô phỏng, số hóa, và khai thác và tìm kiếm dữ liệu phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. Việc lựa chọn nguồn nhân lưc đưa đi đào tạo, bồi dưỡng không chỉ xem trọng về tiêu chí về năng lực, nhận thức mà còn phải rất coi trọng đến các vấn đề ngoại ngữ, tin học, tính sáng tạo, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng mềm, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo, quản lý của người được đưa vào quy hoạch, phát triển. Xem kỹ năng: ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp, kỹ năng số hóa, mô phỏng hóa, kết nối vạn vận, sử dụng công nghiệ mới, khai thác và lưu trữ dữ liệu lớn, là những tiêu chí và tiêu chuẩn cho việc đánh giá nguồn nhân lực số. Có thể thấy đặc trưng, tiêu chí, tiêu chuẩn của nguồn nhân lực số được thể hiện trên các phương diện như: “có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số trong quá trình tương tác của các hoạt động kinh tế; có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới; có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc; có khả năng tư duy đột phá trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo. Đây được xem như điều kiện đủ và là tiêu chí đặc trưng của nguồn nhân lực số”(Nguyễn Hải Hoàng, 2022). Trong đó, cần tập trung nâng cao từ kỹ năng viết bài báo khoa học và kỹ năng công bố bài báo quốc tế và công bố một công trình nghiên cứu khoa học trên một tạp chí có uy tín cho đến những kỹ năng trình bày báo cáo trong hội nghị khoa học trước các hội nghị khoa học và trong hoạt động khoa học khác nhằm thể hiện toàn diện năng lực cá nhân và sự sáng tạo trong quá trình công tác của nguồn nhân lực cao. Đặt tiêu chí cho việc công bố một bài báo khoa học, bài báo quốc tế trong danh mục ISI, Scopus là thước đo đánh giá nhân lực chất lượng số. Muốn được như vậy, chúng ta phải thường xuyên tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về nâng cao năng lực viết và đăng một bài báo khoa học ở một tạp chí Quốc tế. Là nhân lực số cần nắm rõ về: Luật Sở hữu trí tuệ và Khoa học Công nghệ và các Luật định khác để tránh vận dụng sai luật, gây tổn thất nghiêm trọng trong quá trình chuyển đổi số. 2.2.5. Hợp tác doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực số Theo tác giả bài viết, nếu chúng ta không hợp tác đa phương thì chúng ta không có được một sức mạnh tổng 46
  6. International Conference on Smart Schools 2022 hợp, chúng ta sẽ không thể thực hiện thành công chuyển đổi số và khi đó nguồn nhân lực số sẽ không có đất để thể hiện năng lực. Trong đó, chuyển đổi số cũng đòi hỏi phải có một nguồn tài chính đủ lớn, cơ sở hạ tầng đủ thông minh, nguồn nhân lực đủ tài để tham gia chuyển đổi số và nếu thiếu sự hỗ trợ tài chính và đòn bẩy tài chính từ các bên liên quan, đặc biệt là từ doanh nghiệp thì bản thân nhà trường khó có thể thực hiện thành công chuyển đổi số. Từ chủ trương của Chính phủ: “Khuyến khích, thúc đẩy các tập đoàn công nghệ trong nước đầu tư xây dựng viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo chất lượng cao về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu; đầu tư cho một số trường đại học triển khai đào tạo một số ngành đào tạo đại học, sau đại học về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu”(Chính phủ, 2021). Tạo ra những chương trình, dự án số trong đó, phối hợp để kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và định hướng, đào tạo kỹ năng cho nguồn nhân lực số để giúp họ khởi nghiệp vì mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực số. Thương mại hóa mạnh mẽ sản phẩm khoa học công nghệ và khởi nghiệp của các nhà khoa học, tăng cường kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp nhằm tạo ra một cơ chế thông thoáng và một lợi ích tối thiểu cho các nhà nghiên cứu tài năng và nguồn nhân lực số. Trong đó, phải nói đến nguồn kinh phí phát triển được đến từ: Tập đoàn, khu chế xuất, công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện. Đây là nguồn kinh phí dồi dào góp phần mang lại cho nhà trường một nguồn tài chính để thực hiện các chế độ, chính sách phát triển nguồn nhân lực số, gia tăng khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ nhân tài. Như vậy, sự hợp tác mạnh mẽ với doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh toàn diện, tạo thế và lực, mang lại lợi ích song phương, giúp huy động đủ tài lực, nhân lực, vật lực và nguồn lực khác giúp cho chuyển đổi số thành công và từ đó giúp cho nguồn nhân lực số có cơ hội được phát triển. Khuyến khích thành lập các trung tâm, viện nghiên cứu trong trường đại học để nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ cao, công ty, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm mang tính số hóa, mô phỏng để tăng cường tạo ra các bản sao số, mô hình thực tế ảo, thực tế tăng cường phục vụ mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi số. 2.2.6. Phát triển năng lực toàn diện cho nguồn nhân lực số Nguồn nhân lực số được cần được xem như là nhân tố trung tâm và giữ vài trò dẫn dắt mọi mặt trong công cuộc chuyển đổi số của trường đại học thông minh: “Công cuộc chuyển đổi số để xây dựng một thế giới số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần phải có cách tiếp cận toàn cầu, góp sức toàn cầu. Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm và phải hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, thế giới số phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chủ quyền số và an toàn, an ninh mạng” (Giang phạm, 2021). Thực tế cho thấy nhân lực số thường đảm nhiệm nhiều vài trò trong các cơ quan như: lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ chuyên trách, kỹ thuật-công nghệ, là những nhân sự có tính tiên phong trong mọi lĩnh vực, hoạt động. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm, chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng lãnh đạo, quản lý hiện đại, kỹ năng mềm, kỹ năng sống, gắn liền với đó là quá trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh, lập trường vững vàng. Nguồn nhân lực số cần phải được hình thành trên nền tảng phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, chí công vô tư và luôn là lực lượng tiên phong trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách cơ quan, tổ chức. Đội ngũ này cũng cần được rà soát để đào tạo bồi dưỡng và chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, kỹ năng quản trị hiện đại và này cần triển khai mạnh các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới. Muốn như vậy, chúng ta cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, họ phải vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn. Nhân lực số cần đạt chuẩn, có phẩm chất đạo đức, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có ý thức phấn đấu vươn lên, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhân lực số là những người trực tiếp tham gia chỉ đạo, điều hành, dẫn dắt các hoạt động của đất nước, cơ quan và tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, là những người đại diện cho đất nước, cơ quan và tổ chức tham gia vào các hoạt động quốc tế, khu vực và ở các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đủ năng lực làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế, đội ngũ này cần được trang bị những kỹ năng giao tiếp quốc tế, luật quốc tế, luật khoa học và công nghệ, nắm bắt văn hóa đa sắc tộc, nghệ thuật giao tiếp quôc tế, năng lực về ngoại ngữ, phải sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, có khả năng tự giao dịch, tự nghiên cứu tài liệu bằng tiếng nước ngoài ở nhiều lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề khác nhau. 3. Kết luận Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những mô hình trường đại học thông minh vận hành dựa trên nền tảng của AI, IOT, Bigdata, điện toán đám mây,…tạo nên một sự kết nối hoàn mỹ giữa thế giới thực và thế giới ảo thông qua sự điều khiển của nguồn nhân lực số giúp cho việc giáo dục và đào tạo trở nên hiệu quả hơn, thông minh và sáng tạo hơn. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực số là yếu tố trung tâm cho mọi hoạt động chuyển đổi số và 47
  7. International Conference on Smart Schools 2022 góp phần tạo ra những cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiếp theo. Vì vậy, chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực cho việc giáo dục và đào tạo ra nguồn nhân lực số đáp ứng được các yêu cầu của xã hội số, kinh tế số là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thảo Anh(2021). Thúc đẩy hợp tác trong chuyển đổi số giữa Bộ TT&TT và Ngân hàng ADB, Bộ thông tin và Truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020). Cẩm nang chuyển đổi số. NXB Thông tin & Truyền thông. Chính phủ (2020). Quyết định 749/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 06 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt: “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ (2021). Quyết định số 127/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về: “Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”. Chính phủ (2021). Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ(2022). Quyết định số 131/QD-TTg, ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án: “Tăng cường Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030”. Trần Khánh Đức (2020). Lý luận và phương pháp dạy học phát triển năng lực và tư duy sáng tạo. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội. Giang phạm(2021), Hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trên quy mô toàn cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông. Nguyễn Hải Hoàng (2022). Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của kinh tế số, Tạp chí Tổ chức Nhà nước. 48
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2