Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN RICIN TRONG MẪU<br />
NƯỚC SỬ DỤNG APTAMER KẾT HỢP VỚI REAL-TIME PCR<br />
Ngô Ngọc Trung1*, Nguyễn Thị Thu Thủy2, Lã Thị Huyền2, Lê Quang Huấn2<br />
Tóm tắt: Ricin là một loại lecin thực vật, được tìm thấy nhiều trong hạt Thầu<br />
Dầu. Ricin gây độc cho tế bào động vật bằng cách thay thế một base adenine đơn<br />
trên cấu trúc vòng sarcin-ricin (SRL), từ đó làm thay đổi cấu trúc của tiểu đơn vị<br />
lớn rARN 28S, gây ức chế quá trình tổng hợp protein trong tế bào. Do vậy, ricin<br />
được xếp vào nhóm vũ khí sinh học nguy hiểm được sử dụng trong chiến tranh hoặc<br />
khủng bố. Phương pháp real time PCR là một trong những phương pháp phát hiện<br />
và định lượng ADN hiện đại nhất hiện nay. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp<br />
real time PCR để phát hiện ricin trong mẫu lương thực, thực phẩm thông qua phát<br />
hiện ADN của đoạn gen mã hóa cho độc tố ricin. Tuy nhiên, chưa có nhiều công<br />
trình công bố về sử dụng phương pháp real time PCR để phát hiện trực tiếp ricin<br />
trong mẫu môi trường. Bài báo này trình bày các nghiên cứu phát triển phương<br />
pháp phát hiện ricin sử dụng kỹ thuật real-time PCR dựa trên aptamer Ar 5.9 đặc<br />
hiệu ricin. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể phát hiện ricin<br />
trong môi trường nước với ngưỡng phát hiện (LOD) là 0,36 ng, giới hạn định lượng<br />
(LOQ) là 1,32 ng/ml, độ nhạy với nước ngầm và nước mặt đạt 98%, nước sinh hoạt<br />
đạt 99%, độ đặc hiệu đạt 98%.<br />
Từ khóa: Ricin; Real-time PCR phát hiện Ricin; Aptamer đặc hiệu Ricin.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Ricin từ hạt thầu dầu là một loại glycoprotein thuộc nhóm lectin, có khối lượng phân tử<br />
khoảng 65 kDa. Phân tử gồm 02 chuỗi polypetid (chuỗi A và B) nối với nhau qua cầu nối<br />
disunfua (-S-). Sau khi xâm nhập vào tế bào, ricin được vận chuyển đến bộ máy Golgi và<br />
tại đây, chuỗi A sẽ tách khỏi phân tử ricin, đi vào nhân và đến ribosom. Chuỗi A làm thay<br />
đổi cấu trúc của tiểu đơn vị lớn rARN 28S bằng cách thay thế một base adenine đơn<br />
(A4324) trên cấu trúc vòng sarcin-ricin (SRL) [10], từ đó gây bất hoạt tiểu đơn vị này và<br />
gây ra ức chế quá trình tổng hợp protein trong nhân tế bào dẫn đến gây chết tế bào. Bên<br />
cạnh đó, ricin tinh sạch có các tính chất như không mùi, không vị, dễ tan trong nước và có<br />
thể tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài. Các nghiên cứu còn cho thấy giá trị<br />
LD50 của ricin đối với động vật như Thỏ, Chuột nhắt trắng trong khoảng từ 1-5µg/kg [6].<br />
Do vậy, ricin được liệt vào danh sách các chất cực độc dùng trong chiến tranh sử dụng vũ<br />
khí hủy diệt lớn hoặc khủng bố quy mô vừa và nhỏ [11]. Bởi vậy, phát triển các phương<br />
pháp phát hiện độc tố ricin là rất cần thiết, đảm bảo an toàn sinh học trong cộng đồng cũng<br />
như sử dụng trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong quân đội.<br />
Real-time PCR là một kỹ thuật được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó<br />
có ứng dụng phát hiện các vi sinh vật và độc tố gây bệnh cho người cũng như phát hiện<br />
các độc tố trong môi trường. Để phát hiện ricin, Xiahua He và cộng sự đã phát triển<br />
phương pháp ImmunoPCR (IPCR) sử dụng kháng thể đơn dòng kháng chuỗi A kết hợp<br />
với một đoạn ADN đã được biotin hóa. Sau khi gắn với ricin, đoạn ADN sẽ được tách ra<br />
và phát hiện bằng real-time PCR. Phương pháp này là sự kết hợp giữa ELISA và real-time<br />
PCR nên có độ nhạy cực cao với ngưỡng phát hiện là 10 pg ricin [6]. Tiếp theo, ông cũng<br />
phát triển phương pháp phát hiện ricin trong các mẫu thực phẩm như thịt bò, sữa, trứng với<br />
ngưỡng phát hiện đến 10 pg/ml [7]. Xiahua He cũng phát triển phương pháp real-time<br />
PCR để phát hiện trực tiếp genome của hạt thầu dầu trong thực phẩm với ngưỡng phát<br />
hiện là 0,5 µg ricin/1g mẫu [8]. Trong một nghiên cứu khác, Eva Felder và cộng sự đã phát<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 151<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
hiện ricin trực tiếp trong hỗn hợp bột của hạt cây Thầu Dầu bằng phương pháp real-time<br />
PCR với độ nhạy là 3 copy tương đương với 3 tế bào/phản ứng [9].<br />
Aptamer là các sợi đơn ADN hoặc ARN có cấu trúc đặc biệt và có khả năng gắn kết<br />
đặc hiệu với các phân tử đích khác nhau. Aptamer Ar5.9 là một đoạn ADN sợi đơn đặc<br />
hiệu ricin được sàng lọc dựa trên quy trình SELEX cải tiến sử dụng cột sàng lọc Nanosep<br />
3K Omega [5]. Tính đặc hiệu cao của Ar5.9 với ricin là cơ sở để sử dụng phương pháp<br />
real-time PCR phát hiện ricin trong mẫu môi trường với sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ phát hiện ricin dựa trên phương pháp Real-time PCR<br />
sử dụng aptamer Ar5.9.<br />
Các mẫu môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước sinh hoạt) sau khi lấy về phòng<br />
thí nghiệm được xử lý mẫu và gắn kết protein trong mẫu lên đĩa 96 giếng. Ricin có bản<br />
chất là protein nên cũng được gắn lên đĩa một cách dễ dàng. Tiếp theo là quá trình rửa trôi<br />
các thành phần không gắn kết bằng đệm chuyên dụng, blocking đĩa để tránh các thành<br />
phần khác gắn lên. Aptamer Ar5.9 sau đó được thêm vào để gắn kết đặc hiệu với ricin<br />
trong giếng. Tiếp theo là quá trình rửa trôi các aptamer thừa, không gắn kết với các phân<br />
tử ricin. Hỗn hợp aptamer - ricin được biến tính nhiệt để loại bỏ gắn kết giữa ricin và<br />
aptamer Ar5.9, sau đó sử dụng phản ứng real-time PCR để phát hiện các aptamer Ar5.9 đã<br />
gắn kết với ricin. Từ đường chuẩn giữa aptamer Ar5.9 và ricin đã biết, có thể phát hiện<br />
ricin trong mẫu môi trường dựa vào phản ứng real-time PCR. Phương pháp này có thể<br />
phát hiện và định lượng ricin chính xác với thời gian thực hiện nhanh, thao tác dễ dàng với<br />
độ nhạy, độ đặc hiệu cao.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu và hóa chất<br />
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Ricin tinh sạch, aptamer Ar5.9 được cung cấp bởi Viện Hóa học Môi trường quân sự.<br />
Trình tự của Aptamer Ar5.9: 5’ - ATCCGTCACACCTGCTCTCATATG -<br />
TCGCCATGGTAAGATGTCTCGCTCTCGTTCGTGTCTTTAG -<br />
AGCTTTGGTGTTGTTGGCTCCCGTT- 3’<br />
2.1.2. Các hóa chất chính sử dụng trong nghiên cứu<br />
Các loại hóa chất cơ bản dùng trong nghiên cứu: TBPS, PBS, agarose, SDS (Pro-lab),<br />
nước khử ion 2 lần, nước đã xử lý ARN và ADN, methanol, tween 20%, skim milk, MgCl2<br />
(Merk), Master Mix (Fisher scientific), dung dịch gốc của dNTPs ( Hybaid, Germany),<br />
Primer F, Primer R (Invitrogen) và một số hóa chất phân tích tinh khiết khác.<br />
Cặp mồi chạy phản ứng real-time PCR:<br />
ApF2: 5’ – ATCCGTCACACCTGCTCTCATA - 3’<br />
<br />
<br />
152 N. N. Trung, …, L. Q. Huấn, “Phát triển phương pháp phát hiện … với real-time PCR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ApR2: 5’- ATACGGGAGCCAACACCAAAGC - 3’<br />
2.2. Thiết bị nghiên cứu<br />
Máy li tâm (Eppendorf, Đức), tủ cấy vô trùng (Sanyo, Nhật), tủ hút, máy đo pH<br />
(Metter, Thuỵ Sĩ), máy vortex (Rotolab OSI), máy Real-time PCR (Aligent,Mỹ), máy đo<br />
nanodrop, tủ lạnh sâu (Sanyo, Nhật), cân phân tích 10-4 g (Mettler Toledo), pipetman các<br />
loại (Gilson) và một số thiết bị nghiên cứu khác.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Xây dựng đường chuẩn giữa ricin với aptamer Ar5.9 và thử nghiệm với các mẫu<br />
nước [4]<br />
Từ dung dịch ricin gốc ban đầu có nồng độ 0,45 mg/ml, tiến hành pha loãng xuống 0,1<br />
mg/ml bằng nước cất 2 lần rồi tiếp tục pha loãng mỗi bậc 10 lần (09 phần nước cất: 01<br />
phần ricin) để đạt các nồng độ 0,1; 1,0; 10; 100; 1.000; 10.000 và 100.000 ng/ml. 100 μl<br />
ricin với các nồng độ 0,1; 1,0; 10; 100; 1.000; 10.000 và 100.000 ng/ml được hòa trong<br />
đệm gắn bản (coating buffer, 50 mM bicarbonate buffer, pH 9,6), ủ trong các giếng của<br />
khay polystiren 16 giờ. Để loại bỏ ricin dư thừa, các giếng được rửa 03 lần với 300 μl đệm<br />
rửa TPBS (PBS + 0,05% tween-20). Đĩa sau đó được phủ với skim milk 5% pha trong<br />
PBS và ủ 60 phút ở nhiệt độ phòng, rửa bằng đệm PBS 1X 03 lần. 50µl aptamer Ar5.9<br />
được thêm vào các giếng và ủ lắc ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ. Sau đó các giếng được rửa<br />
với TPBS 1X ba lần, sau đó rửa tiếp với PBS ba lần. 100 μl PBS được thêm vào sau khi<br />
rửa. Sốc nhiệt ở 95oC trong 5 phút để phá vỡ liên kết Ar5.9 - ricin. Dịch thu được được<br />
đưa vào phản ứng real-time PCR để xác định mối tương quan giữa ricin và aptamer Ar5.9.<br />
Để xác định ricin trong các mẫu nước, sau khi được pha vào đệm gắn bản với tỷ lệ 1:9<br />
sẽ được thực hiện tương tự như các bước trong xây dựng đường chuẩn. Kết quả thu được<br />
từ phản ứng real-time PCR sẽ được so sánh với đường chuẩn thu được giữa aptamer Ar5.9<br />
và ricin để xác định ngưỡng phát hiện, độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng.<br />
2.3.2. Phương pháp real-time PCR để phát hiện aptamer Ar5.9 [7]<br />
Các thành phần của phản ứng real-time PCR được trình bày trong bảng dưới đây:<br />
Bảng 1. Thành phần các chất trong phản ứng real-time PCR.<br />
Thành phần Thể tích (µl)<br />
Master Mix 2x 10<br />
Primer AptF 10 µM 0,8<br />
Primer AptR 10 µM 0,8<br />
ADN khuôn 3,0<br />
H2O 5,4<br />
Tổng 20<br />
Chu kỳ nhiệt của phản ứng real-time PCR: bước 1: biến tính 95oC trong 3 phút; bước 2:<br />
chu trình lặp lại 40 chu kỳ (95oC trong 05 giây, 40oC trong 10 giây; bước 3: Phân tích<br />
điểm nóng chảy (Melting Curves): 95oC trong 30 giây, 65 oC trong 30 giây và 95oC trong<br />
30 giây.<br />
2.3.3. Phương pháp xác định độ nhạy, độ đặc hiệu [1]<br />
Tiến hành thử nghiệm trên các loại mẫu nước khác nhau tại nồng độ nhỏ nhất mà<br />
phương pháp có thể phát hiện được (dựa vào kết quả xác định giới hạn định lượng của<br />
phương pháp). Mỗi loại nước (nước mặt, nước ngầm, nước sinh hoạt và đối chứng)<br />
được thử nghiệm với 100 mẫu. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phép thử được xác định<br />
theo công thức:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 153<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.3.4 Phương pháp xác định ngưỡng phát hiện (LOD) giới hạn định lượng (LOQ)<br />
Giới hạn phát hiện (LOD) là nồng độ mà tại đó giá trị xác định được lớn hơn độ không<br />
đảm bảo đo của phương pháp. Đây là nồng độ thấp nhất của chất phân tích trong mẫu có<br />
thể phát hiện được nhưng chưa thể định lượng được. Có nhiều cách xác định LOD khác<br />
nhau tùy thuộc vào phương pháp áp dụng là phương pháp công cụ hay không công cụ.<br />
Một trong các cách tiếp cận có thể chấp nhận được là cách tính dựa trên độ lệch chuẩn<br />
thực hiện trên mẫu trắng.<br />
Phân tích mẫu trắng 10 lần song song, tính độ lệch chuẩn (độ lệch chuẩn của các phép<br />
thử phải khác 0), LOD được tính theo công thức [4]:<br />
<br />
Công thức tính LOD: LOD = x 0 3SD 0<br />
2<br />
<br />
Với SD0 =<br />
(x 0i x0 )<br />
n 1<br />
<br />
Trong đó: x0 = trung bình của mẫu trắng<br />
SD0 = độ lệch chuẩn của mẫu trắng<br />
Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử mà ta<br />
có thể định lượng bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả có độ chụm mong muốn. Có<br />
nhiều cách khác nhau để xác định LOQ, phụ thuộc vào từng phương pháp cụ thể mà lựa<br />
chọn cho phù hợp. Một trong các cách thường được sử dụng để tính LOQ là dựa trên độ<br />
lệch chuẩn, tính trên mẫu trắng với công thức:<br />
<br />
LOQ = x 0 10SD 0 [4].<br />
2.3.5 Phương pháp lấy mẫu nước<br />
Các mẫu nước mặt, nước ngầm, nước sinh hoạt được lấy theo các tiêu chuẩn Việt Nam<br />
hiện hành [2].<br />
2.3.6. Phương pháp sắc ký miễn dịch phát hiện ricin<br />
Sử dụng test phát hiện nhanh độc tố ricin theo nguyên lý sắc ký miễn dịch, để so sánh<br />
định tính với quá trình phân tích, phát hiện ricin theo phương pháp real-time PCR. Test<br />
phát hiện nhanh ricin bằng nguyên lý sắc ký miễn dịch được cung cấp bởi Viện Hóa học<br />
Môi trường Quân sự và hãng Osborn (Mỹ) [1].<br />
2.3.7. Phương pháp thống kê sinh học trong xử lý kết quả thí nghiệm<br />
Tất cả các kết quả nghiên cứu được thực hiện lặp lại 03 lần, lấy giá trị trung bình và xử<br />
lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học sử dụng hàm chuẩn với độ tin cậy 95%, sai<br />
số cho phép = 5% [3].<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Kết quả phản ứng real-time PCR với aptamer Ar5.9<br />
Aptamer Ar5.9 được pha loãng với các nồng độ từ 90 nM giảm dần 10 lần đến 0,009<br />
nM và thực hiện phản ứng real - time PCR với cặp mồi AptF/R. Đây là bước thử nghiệm<br />
<br />
<br />
154 N. N. Trung, …, L. Q. Huấn, “Phát triển phương pháp phát hiện … với real-time PCR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
khả năng liên kết giữa aptamer Ar5.9 với cặp mồi đặc hiệu nhằm thu nhận tín hiệu khuếch<br />
đại aptamer Ar5.9 trong phản ứng real-time PCR. Kết quả thu được như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Kết quả chạy Real-time PCR với Aptamer Ar5.9 (hình 2A) và xác định điểm nóng<br />
chảy (Tm) trong phản ứng Real-time sử dụng SYBR-Green I (Hình 2B).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Kết quả điện di sản phẩm sau khi chạy real-time PCR Ar5.9.<br />
Đường chạy M: Marker<br />
Đường chạy: 1, 2, 3, 4, 5: các sản phẩm của Ar5.9 sau khi chạy real-time PCR với các<br />
nồng độ từ 0,009; 0,09; 0,9; 9,0 và 90 nM<br />
Kết quả cho thấy giá trị Ct thu được giảm dần theo từng nồng độ aptamer Ar5.9 tăng<br />
dần. Kết quả tính hệ số tương quan cho thấy giá trị R2 = 0,991 kết hợp với phân tích nhiệt<br />
độ nóng chảy (Tm) cho thấy sản phẩm real-time PCR của 05 nồng độ aptamer Ar5.9 có<br />
đỉnh Tm khoảng 810C. Bên cạnh đó, mẫu trắng có giá trị Ct đạt 35,5. Điều này là do các<br />
cặp mồi đã bắt cặp với nhau trong phản ứng real-time PCR với đỉnh Tm khoảng 770C (thể<br />
hiện trong hình 2B). Kết quả điện di các sản phẩm sau khi chạy real-time PCR cho thấy<br />
chỉ có 01 băng duy nhất với kích thước khoảng 80 bp, chứng tỏ không có sản phẩm phụ là<br />
các cặp mồi tự bắt cặp với nhau trong phản ứng real-time PCR có aptamer Ar5.9. Điều này<br />
chứng tỏ aptamer Ar5.9 đủ điều kiện sử dụng trong phản ứng Real-time PCR để thực hiện<br />
các thí nghiệm tiếp theo.<br />
3.2. Kết quả phát hiện ricin trong môi trường đệm gắn bản (coating buffer)<br />
Thí nghiệm được tiến hành với các nồng độ ricin khác nhau pha trong đệm coating<br />
buffer. Khảo sát mối tương quan giữa 07 nồng độ ricin với aptamer Ar5.9 có nồng độ 90<br />
nM, kết quả thu được như sau:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 155<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phát hiện ricin trong đệm gắn bản sử dụng aptamer Ar5.9.<br />
<br />
Tt Nồng độ ricin (ng) Giá trị Ct (Trung bình)<br />
1 0 35,5 ± 0,05<br />
2 0,1 35,2 ± 0,07<br />
3 1,0 32,5 ± 0,08<br />
4 10 27,6 ± 0,05<br />
5 100 24,5 ± 0,09<br />
6 1.000 21,7 ± 0,09<br />
7 10.000 20,6 ± 0,12<br />
8 100.000 18,4 ± 0,07<br />
1 2 3 4 5<br />
<br />
<br />
<br />
V¹ch kiÓm tra<br />
V¹ch ®äc kÕt qu¶ Âm tính<br />
Dương tính<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Kết quả kiểm tra bằng sắc ký miễn dịch với các nồngđộ ricin<br />
1: 10.000 ng; 2: 1.000 ng; 3: 500 ng; 4: 50 ng; 5: 10 ng.<br />
Kết quả cho thấy không có sự tuyến tính về giá trị Ct tại các nồng độ ricin 10.000;<br />
100.000 ng/ml. Khoảng tuyến tính bắt đầu từ nồng độ ricin 0,1 ng đến 1000 ng, giá trị Ct<br />
giảm khoảng 3-4 đơn vị sau mỗi độ pha loãng 10 lần. Từ các kết quả thu được, xây dựng<br />
đường chuẩn xác định mối tương quan giữa aptamer Ar5.9 và ricin trong đệm gắn bản,<br />
trong khoảng tuyến tính 0,1 - 1000 ng như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Đường chuẩn biểu diễn mối tương quan giữa ricin và aptamer Ar5.9 qua phản<br />
ứng real-time PCR trong đệm gắn bản 50 mM.<br />
<br />
<br />
156 N. N. Trung, …, L. Q. Huấn, “Phát triển phương pháp phát hiện … với real-time PCR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Từ các kết quả thu được, có thể khảng định đã xây dựng thành công đường chuẩn xác<br />
định định lượng ricin trong nước bằng kỹ thuật real-time PCR kết hợp aptamer Ar5.9 với<br />
phương trình đường chuẩn: y = 31,79-3,53*log(x), với R2 = 0,992 trong khoảng xác định<br />
từ 0,1 đến 1000 ng/ml.<br />
3.3. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của phương<br />
pháp phát hiện ricin sử dụng real-time PCR kết hợp aptamer Ar5.9<br />
Để xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp<br />
real-time PCR kết hợp aptamer Ar5.9 phát hiện ricin, chúng tôi lựa chọn phương pháp<br />
đánh giá trên 10 mẫu âm tính (mẫu nước cất 2 lần, chạy phản ứng real-time PCR sử dụng<br />
aptamer Ar5.9) với phương trình y = 31,79-3,53*log(x), với công thức tính LOD = xtb+<br />
3SD, LOQ = xtb+ 10SD, kết quả thể hiện trên bảng sau:<br />
Bảng 3. Kết quả real-time PCR trên 10 mẫu trắng.<br />
Log(x) = (Ct-31,79)/ Ricin<br />
(X0i-Xtb)2<br />
Stt Ct (-3,53) (nanogam)<br />
1 35,55 -1,065155807 0,086068 0,000122739<br />
2 35,53 -1,059490085 0,087199 0,007603612<br />
3 35,50 -1,050991501 0,088922 0,007907096<br />
4 35,52 -1,056657224 0,087769 0,007703455<br />
5 35,54 -1,062322946 0,086632 0,007505059<br />
6 35,55 -1,065155807 0,086068 0,007407785<br />
7 35,51 -1,053824363 0,088344 0,007804611<br />
8 35,5 -1,050991501 0,088922 0,007907096<br />
9 35,54 -1,062322946 0,086632 0,007505059<br />
10 35,52 -1,056657224 0,087769 0,007703455<br />
TB Xtb 0.09714<br />
LOQ = 1,32 LOD = 0,36 SD = 0,0876<br />
Từ kết quả thu được trên bảng 3.29, tiến hành tính toán giá trị SD và xtb bằng phương<br />
pháp bình phương tối thiểu, thu được giá trị Xtb = 0,086; SD = 0,0198, từ đó tính được<br />
LOD = xtb+ 3SD = 0,36 ng/ml; LOQ = xtb+ 10SD = 1,32 ng/ml.<br />
3.4. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp phát hiện ricin sử dụng aptamer<br />
Ar5.9 và real-time PCR<br />
Ricin được pha loãng từ nồng độ ban đầu là 0,45 mg/ml về nồng độ 1,32 ng/ml và<br />
thử nghiệm với kỹ thuật real-time PCR sử dụng aptamer Ar5.9. Mẫu âm tính cũng được<br />
thử nghiệm lặp lại nhiều lần và ghi nhận kết quả. Kết quả thí nghiệm được trình bày<br />
dưới bảng sau:<br />
Bảng 4. Kết quả xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp real-time PCR<br />
sử dụng aptamer Ar5.9 phát hiện ricin.<br />
Kết quả<br />
Số<br />
Loại mẫu lượng Real-time Dương Dương tính Âm tính Âm tính<br />
mẫu PCR (Ct) tính thật giả thật giả<br />
Nước sinh hoạt 100 31,36±0,07 99 0 0 1<br />
Nước mặt 100 31,36 ± 0,05 98 0 0 2<br />
Nước ngầm 100 31,36± 0,04 98 0 0 2<br />
Mẫu đối chứng 100 35,5± 0,05 0 2 98 0<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 157<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Kết quả phân tích cho thấy giá trị Ct thu được với các mẫu có độ ổn định cao. Tuy<br />
nhiên, vẫn có các giá trị dương tính giả và âm tính giả trong các mẫu phân tích. Các số liệu<br />
thu được cũng không chênh lệch nhiều so với giá trị theo đường chuẩn lý thuyết. Áp dụng<br />
công thức tính độ nhạy và độ đặc hiệu, ta tính được:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm cho thấy độ nhạy với nước mặt và nước ngầm đạt 98%, nước sinh<br />
hoạt đạt 99% và độ đặc hiệu đạt 98%, điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu<br />
trước đây về real-time PCR vì phương pháp này có độ nhạy và đặc hiệu rất cao. Kết quả<br />
này tương đương với phương pháp sắc ký miễn dịch khi xác định ricin trong nước [1]. Tuy<br />
nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp vẫn thấp hơn so với một số nghiên cứu về<br />
real-time PCR phát hiện ricin. Điển hình là nghiên cứu của Xiaohua He và cộng sự đã phát<br />
hiện gen mã hóa cho ricin từ cây Thầu Dầu bằng phương pháp real-time PCR với ngưỡng<br />
phát hiện 1 bản ADN và độ nhạy đạt 100% [8].<br />
Khả năng phản ứng chéo được xác định bằng cách thử nghiệm với một số mẫu protein<br />
tương tự ricin gồm lectin tinh sạch từ đậu tương (LĐT), nấm hương (LNH), nấm mỡ (LNM)<br />
và mẫu đối chứng. Kết quả được trình bày trong bảng sau:<br />
Bảng 5. Kết quả Ct (trung bình) xác định khả năng phản ứng chéo<br />
với một số loại lectin tương tự.<br />
Ricin LĐT LNH LNM Đối chứng<br />
Mẫu<br />
(1,32 ng) (10 ng) (10 ng) (10 ng)<br />
Kết quả 31,36± 0,05 35,7± 0,08 35,6 ± 0,07 35,2 ± 0,06 35,5 ± 0,03<br />
Kết quả phân tích cho thấy giá trị Ct của các loại lectin tương tự ricin tương đương với<br />
mẫu trắng. Điều này chứng tỏ aptamer Ar5.9 không liên kết chéo với một số loại mẫu<br />
protein có cấu trúc gần giống ricin. Điều này được giải thích do aptamer Ar5.9 chỉ liên kết<br />
đặc hiệu với ricin chứ không liên kết với bất kỳ loại protein nào khác. Do đó, mặc dù có<br />
rất nhiều loại protein khác nhau nhưng cũng không xảy ra phản ứng chéo nào.<br />
3.5. Phát hiện ricin bằng phương pháp real - time PCR kết hợp Ar5.9 trong các<br />
mẫu nước<br />
Thí nghiệm được tiến hành với các mẫu nước sinh hoạt, nước ngầm qua xử lý<br />
được lấy tại Viện Hóa học Môi trường quân sự, nước mặt được lấy tại hạ lưu sông Đà (hạ<br />
lưu khu vực thủy điện Hòa Bình, là nguồn nước trước khi xử lý để trở thành nước sinh<br />
hoạt). Các mẫu nước được lấy mẫu, phân tích xác định các chỉ số hóa sinh theo các tiêu<br />
chuẩn Việt Nam (các kim loại nặng, chất tẩy rửa, E.coli, Coliform, các mẫu đạt tiêu chuẩn<br />
về nước sinh hoạt, nước mặt, nước ngầm theo các quy chuẩn Việt Nam, đảm bảo không có<br />
các yếu tố tác động đến cấu trúc không gian của ricin (số liệu không hiển thị trong bài<br />
báo). Để đảm bảo độ ổn định, các mẫu nước được đưa vào môi trường đệm gắn bản với tỷ<br />
lệ 1:9. Các mẫu nước sau quá trình xử lý mẫu được bổ xung ricin sao cho đạt nồng độ<br />
cuối cùng trong khoảng từ 1,32 ng đến 1.000 ng. Thực hiện quá trình gắn kết ricin vào<br />
khay polystyren, ủ với aptamer Ar5.9 và thực hiện phản ứng real-time PCR để phát hiện<br />
aptamer gắn kết với ricin. So sánh giá trị Ct theo đường chuẩn (Ct LT) và giá trị Ct thực tế<br />
thu được (Ct TĐ), kết quả được trình bày trong bảng 6:<br />
<br />
<br />
158 N. N. Trung, …, L. Q. Huấn, “Phát triển phương pháp phát hiện … với real-time PCR.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 6. Kết quả chạy real-time PCR với các mẫu nghiên cứu.<br />
Giá trị Ct (Trung bình, SD)<br />
Ricin<br />
Tt (Ct TĐ)<br />
(ng) Ct LT<br />
Nước sinh hoạt Nước mặt Nước ngầm<br />
1 1,28 31,36 31,35± 0,05 31,29± 0,03 31,32± 0,05<br />
2 10 28,26 28,25 ± 0,06 28,23 ± 0,04 28,24 ± 0,07<br />
3 60 25,51 25,5 ± 0,05 25,51 ± 0,05 25,45 ± 0,04<br />
4 100 24,73 24,72 ± 0,06 24,7 ± 0,05 24,6 ± 0,06<br />
5 500 22,26 22,3 ±0,05 22,3 ± 0,06 22,3 ± 0,04<br />
6 1000 21,2 21,3 ± 0,05 21,3 ± 0,06 21,3 ± 0,05<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm cho thấy giá trị Ct thu được qua phản ứng real-time PCR với 03<br />
loại mẫu nước đều tuyến tính với nồng độ ricin trong khoảng từ 1,32 - 1000 ng, không có<br />
sai khác nhiều và đều nằm trong khoảng tuyến tính đã thiết lập. Điều này chứng minh khả<br />
năng liên kết tốt với aptamer Ar5.9 và ricin trong khoảng giá trị trên. Kết quả nghiên cứu<br />
của chúng tôi có sai khác với các nghiên cứu của Xiaohua He và cộng sự. Trong nghiên<br />
cứu này, Xiaohua He sử dụng kháng thể đơn dòng gắn lên khay và bắt cặp đặc hiệu với<br />
ricin theo kiểu sandwich và sử dụng kháng thể đơn dòng thứ cấp gắn chuỗi ADN sau đó<br />
tiến hành real-time PCR chuỗi ADN để phát hiện ricin thì ngưỡng phát hiện đạt tới 10<br />
pg/ml [7]. Trong một nghiên cứu khác, Lubelli và cộng sự cũng đã phát hiện ricin trong<br />
huyết thanh người qua 02 loại kháng thể đơn dòng có gắn chuỗi ADN có ngưỡng phát hiện<br />
đến 10 fg/ml [6]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi gắn trực tiếp ricin lên khay<br />
polystyren và sử dụng aptamer Ar5.9 để gắn kết đặc hiệu ricin nên giới hạn phát hiện<br />
không tiếp cận được như các nghiên cứu sử dụng kháng thể đơn dòng gắn kết ricin trước<br />
khi đưa vào phản ứng real-time PCR.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu đã ứng dụng aptamer đặc hiệu ricin Ar5.9 và kỹ thuật real-time PCR để<br />
phát triển thành công phương pháp phát hiện ricin trong các loại mẫu nước (nước mặt,<br />
nước ngầm và nước sinh hoạt). Phương pháp có ngưỡng phát hiện và giới hạn định lượng<br />
với ricin lần lượt là 0,36 ng/ml và 1,32 ng/ml, độ nhạy với nước ngầm và nước mặt đạt<br />
98%, với nước sinh hoạt đạt 99% và độ đặc hiệu đạt 98%. Kết quả nghiên cứu cũng cho<br />
thấy aptamer Ar5.9 không phản ứng chéo với các mẫu protein có cấu trúc lectin gần giống<br />
với ricin.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Quốc Hùng, “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và áp dụng thử Test phát hiện<br />
nhanh độc tố ricin”, Đề tài AT cấp Bộ Quốc Phòng, 2015.<br />
[2]. TCVN 6663-1:2011, “Chất lượng nước – lấy mẫu – Phần 1: Hướng dẫn lập chương<br />
trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu”, Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Số 8,<br />
Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, 2011.<br />
[3]. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, “Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học”, Nhà<br />
xuất bản Khoa học kỹ thuật, (2012), tr 34-50.<br />
[4]. Trần Cao Sơn, “Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật học”,<br />
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2015.<br />
[5]. Ngô Ngọc Trung, Lã Thị Huyền, Trần Thị Bích Đào, Lê Quang Huấn, “Nghiên cứu<br />
sàng lọc aptamer đặc hiệu độc tố ricin”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ<br />
quân sự, số 55, tháng 6/2018, Tr. 160-168.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 159<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
[6]. Lubelli, C,. Chatgilialoglu, A. Bolognesi, P. Strocchi, M. Colombatti, and F. Stirpe,<br />
“Detection of ricin and other ribosome –inactivating proteins by an immune-<br />
polymerase chain reaction assay”, Analytical Biochemistry, Vol 355, issue 1,<br />
(2006), pp. 102-109.<br />
[7]. Xiaohua He et al, “Development of a Novel Immuno-PCR Assay for Detection of<br />
Ricin in Ground Beef, Liquid Chicken Egg, and Milk”, Journal of Food Protection,<br />
Vol 73, No 4 (2010), pp. 695-700.<br />
[8]. Xiaohua He et al, “Detection of Castor Contamination by Real-Time Polymerase<br />
Chain Reaction”, Journal of Agricultural and Food Chemistry, Vol 55, (2007), pp.<br />
545-550.<br />
[9]. Eva Felder, “Simultaneous Detection of Ricin and Abrin DNA by Real-Time PCR<br />
(qPCR)”, Toxins, Vol 4, (2012), 633-642.<br />
[10]. Kortepeter MG, Parker GW, “Potential biological weapons threats”, Emerging<br />
Infection Disease, (1999), pp. 523–527.<br />
[11]. Manashi Bagchi, Shirley Zafra-Stone, Francis C.Lau, and Bebasis Bagchi, “Ricin<br />
and Abrin, Handbook of Toxicology of Chemical Warfare Agents”, Publish by<br />
Elsevier, (2009), pp 681-720.<br />
ABSTRACT<br />
DEVELOPMENT OF RICIN DETECTION METHOD IN WATER SAMPLES<br />
USING THE APTAMER AND REAL-TIME PCR<br />
Ricin is a kind of plan lectin which is found in Castor bean. Ricin is toxic to<br />
animal cells by replacing a single adenine base on the sarcin-ricin ring structure<br />
(SRL), thereby altering the structure of the large rRNA 28S subunit and inhibiting<br />
protein synthesis in the cell. As such, ricin is classified as a dangerous biological<br />
weapon used in warfare or terrorism. In this study, we developed an analytical<br />
method for ricin detection using the real-time PCR based on ricin-specific aptamer<br />
Ar5.9. The result showed that ricin in water could be detected at the limit of<br />
quantitative 1,32 ng, the sensitivity for underground and surface water is 98%, for<br />
domestic water is 99% and the specificity is 98%.<br />
Keywords: Ricin; Real-time PCR detection of ricin; Ricin-specific aptamer.<br />
<br />
Nhận bài ngày 21 tháng 12 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 12 tháng 02 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 02 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Hóa học Môi trường quân Sự/Bộ tư lệnh Hóa học;<br />
2<br />
Viện Công nghệ sinh học/ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
*<br />
Email: trungbio@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
160 N. N. Trung, …, L. Q. Huấn, “Phát triển phương pháp phát hiện … với real-time PCR.”<br />