intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới của Việt Nam-Ai Cập: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Việt Nam - Ai Cập - Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: một số giải pháp phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Ai Cập giai đoạn 2011-2020;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới của Việt Nam-Ai Cập: Phần 2

  1. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - AI CẬP GIAI ĐOẠN 2011 -20 20 3.1ệ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - AI CẬP GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 3ẽl . l . Tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực Jề/ ẵ1.1. Bối cảnh quốc tế Bối cảnh quốc tế tính đến năm 2020 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến mới với những thay đổi sâu rộng có thể tác động đáng kể tới các hoạt động quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai Cập trong tương lai. Những biến chuyển nổi bật cùa tình hình thế giới có thể được nhìn nhận như sau: Thứ nhất,-trọng tâm phát triển của nền kinh tế thế giới đang và sẽ tiếp tục chuyển dịch sang phía Đông. Trong thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới thể hiện sự chuyển hướng của các hoạt động sản xuất và thương mại sang các nước công nghiệp hóa mới nổi thay vì chi tập trung ở các nền kinh tế phưrm g Tây. C uộc k hủng hoàng kinh tể toàn câu băt đâu từ năm 2008 với các tác động kéo dài đến tận năm 2012 đã chứng minh cho sự thay đổi mô hình cung, cầu cùa thế giới. Neu như thế kỷ XVIII và XIX, quyền lực kinh tế và tăng trưởng kinh tể thuộc về 225
  2. VIỆT NAM-AI CẬP. các nước phương Tây thì trong thế kỷ XX đã tập trung nhiều hơn vào các nước Đông Á và kể từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, tăng trưởng và sức mạnh kinh tế thế giới đang dịch chuyển nhanh sang các nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Đổi với khối các nước phát triển, mặc dù đang trong tình trạng khủng hoảng và phải đương đầu với rất nhiều khó khăn nhưng về trung hạn, Mỹ và EU dự báo vẫn sẽ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, hai nền kinh tế hàng đầu này sẽ giảm dần tỷ trọng của mình trong GDP toàn cầu. Nấu không tính EU như một nền kinh tế thống nhất mà coi đó là tập hợp của các nền kinh tế riêng lè của 27 thành viên thì Trung Quốc đã có quy mô kinh tế vượt qua tất cả các nước EU và kể từ năm 2011, Trung Quốc thay thế Nhật Bản để trờ thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Dự báo vào năm 2020, Trung Quốc sẽ chiếm tới 13,8% GDP của thế giới, trong khi Mỹ chiếm 19,7%, Án Độ chiếm 4%, Nga chiếm 3,2%, Brazil chiếm 2,6%'. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ẩn Độ trong nhũng năm qua, cộng thêm những vấn đề về khủng hoảng cơ cấu kinh tế Mỹ, khó khăn của EU đã khiến cho xu hướng dịch chuyển quyền lực kinh tế từ Tây sang Đông trở nên rõ nét. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, các nền kinh tế mới nổi đang trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, phần nào giúp giảm nhẹ các khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Vị thế của khối các quốc gia mới nổi đang ngày càng gia tăng và sự ra đời của khối BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là một động thái quan trọng thề hiện ảnh hưởng của khối các nước đang phát triển, từng bước lọt vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế 1. The Economist Intelligence Ưnit Limited 2009. 226
  3. C hư ơng 3. Một số giải pháp phát triển quan hệ... giới và lẩn át ảnh hưởng của các nền kinh tế phát triển có quy mô lớn khác như Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Italia1. Bảng 3.1. Dự báo GDP toàn cầu năm 2020 GD P GDP per head (S billion at constant (S at constant 2005 2005 prices, using PPP) prices, using PPP) 2005 2020 2005 2020 Total Asia, o f vvhich: 21,260 43,270 5,970 10,530 China 8,110 19,370 6,200 13,580 India 3,718 8,797 3,400 6,700 Japan 4,008 4,497 31,460 36,420 Total EU-27, o f which: 12,816 17,752 26,200 35,640 EU-15 11,479 15,528 29,780 39,100 France 1,909 2,545 31,480 40,350 Germany 2,432 3,233 29,420 39,250 Italy 1,633 1,914 28,110 33,700 Netherlands 525 759 32,130 44,260 Poland 483 798 12,670 21,140 UK 1,965 2,787 32,730 43,820 Total EU candidates, o f which: 744 1,406 7,750 12,800 Croatia 56 93 12,380 21,050 Serbia & Montenegro 56 108 5,140 10,030 T urkey 576 1,110 7,860 13,140 Brazil 1,568 2,516 8,650 12,060 Russia 1,556 2,549 10,920 18,750 USA 12,457 19,040 42,120 56,660 World 59,858 100,283 9,320 13,500 N gu òn : Ecunomtsi Inielllgence Untt (LIU). 1. Jodie Keane và Dirk Willem te Velde, The New Landscape o f Global Economic Govemance: Strengthening the Role o f Emerging Economies, Working Paper, EDC, No 3, March, 2011. 227
  4. VIỆT NAM-AI CẬP... Dự báo vào năm 2020, GDP cùa châu Á đạt khoảng 43.270 tỷ USD (theo ppp năm 2005), chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thế giới, tiếp theo là Mỹ vào năm 2020 chiếm khoảng 19.040 tỷ U SD , sau đó là EU -27 đạt 17.752 tỷ U SD . Tính GDP từng nước, vào năm 2020 Trung Quốc có thể vượt Mỹ với tổng GDP đạt khoảng 19.370 tỷ USD, thứ hai là Mỹ (19.040 tỷ USD), thứ ba là Ẩn Độ (8.797 tỷ U SD), thứ 4 là Nhật Bản (4.497 tỷ USD), thứ 5 là Đức (3.233 tỷ USD), thứ 6 là Nga (2.549 ty USD), thứ 7 là Pháp (2 ề545 tỷ USD), thứ 8 là Brazil (2.516 tỷ USD). Tính theo GDP đầu người, Trung Quốc mặc dù chưa theo kịp các nước phương Tây nhưng cũng sẽ rút ngắn được khoảng cách thu nhập với các nước phương Tây, trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người khoảng 13.580 USD vào năm 2020. Cùng với BRICS, còn có một số nền kinh tế phương Đông khác đang được đánh giá là nền kinh tế mới nổi, có những đặc trưng tương tự như BRICS, đó là Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia. Những nền kinh tế này đều được phân loại là các thị trường mới nổi, các nền kinh tế tăng trưởng cao, là nguồn hấp thụ nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của các nước phương Tây, đang nằm ở vị trí cao trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU) năm 2011 cho ràng GDP của Trung Quốc sẽ vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2019 tính theo ppp, còn tính GDP theo giá thực tế thì Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ vào năm 2015. Vào năm 2030, Ản Độ sẽ đuổi kịp EU và vào năm 2040 Ẩn Độ sẽ đuổi kịp Mỹ (xem Bảng 3.1). Nếu kết hợp cả Trung Quốc và Án Độ thì vào năm 2030 GDP của hai nước này có thể sẽ gấp đôi GDP 228
  5. C hư ơng 3. Một số giải pháp phát triển quan hệ... cùa M ỹ1. Tốc độ tăng trường hàng năm cùa các nền kinh tế công nghiệp mới luôn cao hơn rất nhiều SO với phần còn lại của thế giới. Thứ hai, chính trị thế giới chuyển sang thế đa cực. Sự chuyển hướng quyền lực kinh tể sang phía Đông sẽ dẫn đến việc các nền kinh tế lớn mới nổi trên thế giới ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống chính trị thế giới, thể hiện ờ vai trò của các nước này trong các định chế quốc tể, mức độ ảnh hưởng về kinh tế, văn hóa và cả sức mạnh quân sự đang gia tăng. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể thì vai trò cùa các quốc gia mới nổi vẫn chỉ gia tăng ở mức độ tương đối và phần lớn các dự báo đều cho ràng vào năm 2020, Mỹ vẫn đóng vai trò lớn nhất trong hệ thống chính trị thế giới, có chi tiêu quân sự lớn, trong khi các nước khác vẫn đang trong 'quá trình chuyển dịch hướng tới vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị toàn cầu. Sự chi phối của các quốc gia phương Tây như Mỹ, EU trong hệ thống chính trị toàn cầu đang giảm dần và xu hướng chù đạo của thế kỷ XXI cho thấy các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Nga, Án Độ, Brazil, Nam Phi và một số nước Trung Đông đang đóng vai trò ngày càng lớn hon. Đồng thời, thế đa cực bẳt đầu xuất hiện với sự suy yếu của Mỹ và sức mạnh đang lên của một số định chế mới như G2 (Mỹ, Trung Ụuóc), (JJ (Mỹ, 1rung Ụuóc, HU), Gồ (Mỹ, HU, Nhật Bán, Nga, Trung Quốc, Án Độ), G9 (G8, Trung Quốc), BRICS (Brazil, 1. h ttp ://w w w .e c o n o m ist.c o m /b lo g s/d a ily c h a r t/2 0 1 0 /1 2 /sa v e . 229
  6. VIỆT NAM - AI CẬP. Nga, Án Độ, Trung Quốc, Nam Phị), G5 (Trung Quốc, Án Độ, Brazil, Mexico, Nam Phi), G13 (G8+G5), G14 (G13+ Ai Cập), G20 (G7+ một sổ nước EU, một số nước Mỹ Latinh, một số nước châu Á, Saudi Arabia. Nam Phị, Australia), G4 (Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran, Saudi Arabia). Trong các định chế mới, tuy ảnh hưởng của các quốc gia phương Tây vẫn rất quan trọng nhưng vị thế của các quốc gia mới nổi đã được khẳng định, góp phần hình thành một thế giới đa cực nhiều màu sắc. Thứ ba, chủ nghĩa khu vực sẽ có nhiều thay đổi. Vào năm 2020, chủ nghĩa khu vực được dự báo là sẽ có chuyển đổi sang một hình thức phát triển mới. Các tổ chức quốc tế truyền thống như UN, WTO, IMF, WB sẽ giảm dần vai trò của mình, nhường chồ cho các khối khu vực. Các ngân hàng phát triển khu vực sẽ dần thay thế chức năng của IMF và WB. Các khối liên kết khu vực có mức độ hợp tác khác nhau, cơ cấu khác nhau, thể thức khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử của tùng khu vực và những khác biệt kinh tế giữa các nước, nhưng sẽ có vai trò ngày càng tăng trên toàn cầu. Dự báo vào năm 2020 sẽ có 7 khối khu vực có vị trí quan trọng trên thế giới, đó là: 1) Liên minh châu Âu (dự báo có thể lên tới 40 thành viên với đồng tiền chù đạo là đồng Euro); 2) Khối Bấc Mỹ với vai trò chù đạo cùa Mỹ và đồng USD; 3) Khối Đông Á, với vai trò chủ đạo của Trung Quốc và đồng nhân dân tệ; 4) Khối Nam Á, với vai trò chù đạo của Án Độ và đồng rupee ; 5) Khối N a m M ỹ , v ớ i vai trò c h ù đạo c ủ a B razil v à đ ổ n g R cal B razil; 6) Khối Trung Á với vai trò chủ đạo của Nga; 7) Khối ASEAN với sự hình thành Cộng đồng ASEAN và khả năng sừ dụng một đồng tiền chung trong khu vực. 230
  7. c h ư ơ n g 3. Một sổ giải pháp phát triển quan hệ.ễ. Ngoài các khối khu vực trên, sẽ nổi lên vai trò của một số nước khác do có vị trí địa chiến lược đặc biệt như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi hoặc một số nước có nguồn năng lượng dồi dào như Iran. Saudi Arabia. Các nước này không có xu hướng hình thành nên chủ nghĩa khu vục mới ờ khu vực Trung Đông, Bắc Phi, nhưng cũng cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng nhất định do sức mạnh về tài nguyên và vị trí địa lý. Các khối khu vực này sẽ tiếp tục cạnh tranh với nhau không chỉ trên thị trường thương mại, đầu tư, như trong thế kỷ XX, mà sẽ còn cạnh tranh trong các lĩnh vực khác như năng lượng quốc tế, nguồn nước, v.v... Khủng hoảng kinh tế loàn cầu bắt đàu từ 2008 đã gây ra tác động kéo dài trong nhiều năm, khiến cho các nước và các khu vực phải xem xét lại lợi ích kinh tế của mình khi hội nhập khu vực và toàn cầu và tìm cách úng phó với những chính sách bảo hộ kiểu mới. Hon nữa, thế giới ngày càng khan hiếm tài nguyên và năng lượng nên các xung đột tranh chấp về tài nguyên, năng lượng, khủng bố đã khiến các khu vực đang có xu hướng quay trờ lại chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ, bất chấp những chi phí kinh tế tiếp tục tăng cao. Xu hướng bảo hộ kiểu mới của những nước lớn trong khu vực (như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nga, Brazil, Án Độ...) khiến các khối khu vực do nước đó dẫn dắt sẽ mang tính vừa mở cửa cạnh tranh, vừa đóng cửa bảo hộ để bảo vệ lợi ích của khu vực mình. Tuy nhiên, chù Iigliĩa bảo hộ khu vực trong vài Iliập kỳ lới se mang tính phân tán, tùy thuộc vào lợi ích của từng nhóm nước và lợi thế mà họ đang nắm giữ. Khu vực hóa đến năm 2020 sẽ dựa nhiều hơn vào lợi thế địa chính trị, địa kinh tế của mồi khu vực trên thế giới. 231
  8. VIỆT NAM - AI CẬP. Thứ tư, an ninh toàn cầu không được đàm bào. Mặc dù thế giới đến năm 2020 sẽ trở nên giàu có hơn, toàn cầu hóa vẫn tiếp diễn và xuất hiện những trung tâm quyền lực mới trên thế giới, nhung an ninh toàn cầu sẽ không được đảm bảo. Toàn cầu hóa tiếp tục tạo ra lượng của cải dồi dào cho toàn thế giới ít nhất trong 2 thập niên tới (2011 - 2030), nhưng vấn đề đặt ra là sự thịnh vượng kinh tế sẽ chi tập trung ở những vùng đô thị, các khu vực ven biển, các quốc gia có lợi thế nhất định về địa chính trị, địa kinh tế. Như vậy, chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các nhóm nước, giữa các nhóm cá nhân, giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo sẽ khiến những nhóm người bị tổn thương không được tiếp nhận lợi ích của toàn cầu hóa sẽ nhiều hơn, dễ làm phát sinh các hành vi tiêu cực. Thế giới đang bước vào thời kỳ chủ nghĩa cực đoan phát sinh trên diện rộng, đặc biệt là những nhóm cực đoan dựa vào tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa quốc gia, tư tưởng quá khích để tạo ra những bất ổn trên phạm vi toàn cầu, làm nhân rộng chù nghĩa khủng bố ra toàn thế giới. Chủ nghĩa đa cực cũng đang xuất hiện với các nước lớn mới nổi như Nga, Trung Quốc, Án Độ, v .v ... sẽ khiến Mỹ trong nhiều thập niên tới khó giữ được vị trí cường quốc duy nhất trên thế giới và làm nảy sinh những bất ổn mới trên toàn cầu. Hơn nữa, khó khăn kinh tế toàn cầu kéo dài trong thập kỷ thứ 2 cùa thế kỷ XXI khiến cho hệ thống tài chính toàn cầu đổ vỡ hàng loạt, buộc phải cải cách, tái cơ cấu và làm xuất hiện chù nghĩa hảo hộ cực đoan, chiến tranh thương mại. Bên cạnh đó, nguy cơ khan hiếm nước ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Án Độ, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng làm tổn hại đến tăng trường kinh tế của các 232
  9. c h ư ơ n g 3. Một số giải pháp phát triển quan hệ... nước này. đe dọa mất an ninh lương thực, tạo ra những tác động xấu đến dời sống xã hội và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong vài thập niên tới cũng có khả năng gây ra những bất ổn mới cho thế giới. Cuộc cách mạng sinh học và gen khởi nguồn từ Mỹ và châu Âu, sẽ lan rộng ra các nền kinh tế mới nổi và nếu theo chiều hướng cực đoan có thể sẽ gây ra những cuộc chiến tranh sắc tộc dựa trên công nghệ sinh học hoặc có khả năng gây ra những vụ khủng bổ bang vũ khí sinh học. Nỗi lo sợ dịch bệnh mới lan tràn trong những thập niên tới cũng khiến các nhà lãnh đạo chính trị của các nước nhạy cảm hơn với xu hướng toàn cầu hóa và có khả năng sẽ gây ra những chi phí to lớn để bào vệ sức khỏe cho người dân, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đem lại sự kết nối toàn cầu nhưng cũng là mục tiêu khủng bố thông tin cá nhân và đe dọa đến an ninh của hệ thống thông tin của mồi quốc gia. Trong 2 thập niên tới, cạnh tranh trên vũ trụ sẽ ngày càng gay gẳt giữa Mỹ, Nga, EU, Tmng Quốc và có thể tiếp đó là Nhật Bản, Án Độ. Vũ khí năng lượng vì thế sẽ được khuyến khích phát triển, gây ra những cuộc chạy đua vũ trang mới trên toàn thế giới. An ninh năng lượng thế giới tiếp tục mất ổn định và đem lại rủi ro bất ồn cho nhiều nướcỄ T ro n g hai th ập n icn tới, thố g ió i có thc 50 ticp tục p h ải chịu những hậu quả từ quan hệ căng thằng giữa Mỹ và Iran gắn với ảnh hưởng gia tăng của Hồi giáo chính trị và vai trò của thế giới Arab. Biến động Mùa xuân Arab tuy đã lắng dịu phần nào 233
  10. VIỆT NAM - AI CẬP. nhưng các tác động tiêu cực dự kiến vẫn sẽ kéo dài và có nguy cơ làm cho các nhóm cực đoan Hồi giáo phát triển mạnh ra toàn thế giới. Xung đột về hệ tư tưởng trên thế giới sẽ xuất hiện nhiều hơn, khiến thế giới khó có thể ổn định. Mất an ninh toàn cầu sẽ là nguy cơ đối với hầu hết các quốc gia trên toàn thể giới và đòi hỏi phải có sự phổi hợp của các tổ chức đa phương và các nước lớn như Liên hợp quốc, NATO, Mỹ, EU, Trung Quốc, Nga... để cùng giải quyết và duy trì an ninh, ổn định ở mức độ chấp nhận được. Thứ năm, tư duy lại mô hình phát triển kinh tế sau khủng hoảng kỉnh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2012 đã đánh dấu chấm hết cho thời đại kinh tế toàn cầu cầu hóa kiểu cũ và mở ra một thời kỳ mới để điều chỉnh và chuyển đổi cấu trúc kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nam trong các chính sách kinh tế yếu kém cùa Mỹ, các nước EU và hàng loạt các nước khác trên thế giới, những khiếm khuyết kinh tế mang tính hệ thống của chù nghĩa tư bản hiện đại, sự mất cân đối trong nước và toàn cầu, sự yếu kém cùa các thể chế kinh tế toàn cầu. Khùng hoảng kinh tế kéo dài khiến cho các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách phải nhìn nhận lại các công cụ chính sách của mình. Các mô hình kinh tế và các công cụ chính sách đã sử dụng trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế loàn càu dường như da phạm Iihièu sai làm và càn phái (.hay đổi để đáp ứng với tình hình mới cùa kinh tế toàn cầu. Mới đây, các chuyên gia của IMF đã phải thừa nhận rằng "Cuộc khủng hoảng rõ ràng đã phơi bày những hạn chế của thị trường, 234
  11. C h ư ơ n g 3. Một số giải pháp phát triển quan hệ.ẳ. những hạn chế của sự can thiệp của chính phủ. Đây là thời điểm mà chúng ta cần nhìn nhận lại mọi vấn đề và rút ra các bài học"1. Xét về khía cạnh lý thuyết kinh tế. cuộc khủng hoáng kinh tế toàn cầu dòi hỏi các nhà kinh tế phải xem xét lại các lý thuyết kinh tế đang áp dụng trên thực tế, đồng thời bổ sung các lý thuyết đó de đáp úng nhu cầu của thời đại. Những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự thay đổi cơ cấu ờ các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đang dặt ra nhũng thách thức chính sách đối với từng quốc gia. Đối với các nước công nghiệp phát triển, yêu cầu đặt ra là đổi mới công nghệ và áp dụng mô hình kinh tế mới theo ý tướng tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, khắc phục nhũng yếu kém của cơ cấu kinh tế cũ khiến các nước đang lâm vào khủng hoảng. Đối với các nước đang phát triển, thách thức đặt ra là phát triển kinh tế theo đúng lợi thế SO sánh riêng có và nâng cấp các lợi thế so sánh đó phù họp với công nghệ hiện đại. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đòi hỏi thế giới phải cho ra đời các học thuyết kinh tế mới. Các lý thuyết gia nổi tiếng trên thế giới buộc phải tìm ra những sai lầm của chù nghĩa cấu trúc cũ (Walt w. Rostovv 1960, Simon Kuznets 1966, Hollis Chenerry 1 9 7 0 . . hướng tới hệ thống lý thuyết kinh tế học cơ cấu mới (new structural economics) để giải quyết những thách thức đang đặt ra đối với cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. ] . Camilla Andersen, Relhingking Economics in a changed world, Finance & D evelopm ent, June, 2011. 235
  12. VIỆT NAM - AI CẬP. Xét về khía cạnh điều chinh mô hình phát triển sau khúng hoảng kinh tế toàn cầu cùa từng quốc gia, có thể thấy trong những năm qua hầu hết các nước trên thể giới đều hướng tới các chương trình tái cấu trúc kinh tế. Tái cấu trúc kinh tế thế giới và chuyển đổi mô hình tăng trường kinh tế của từng nước được thể hiện thông qua một số xu hướng sau đây: - Xanh hóa nền kinh tế theo hướng giảm dần các ngành, công nghệ tiêu hao nhiều năng lượng, tài nguyên là một hướng ưu tiên trong tái cơ cấu kinh tế của nhiều nước bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những biến đổi khí hậu, thách thức an ninh năng lượng đang làm bộc lộ rõ tính thiếu bền vững của mô hình và phương thức "tăng trường trước, làm sạch sau" bởi càng tăng trưởng nhanh thì càng tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng, tổn hại môi trường. Các nước chú trọng sử dụng các chính sách đòn bẩy, đặc biệt là thuế và mua bán hạn ngạch khí thải để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản xuất và tiêu dùng sang các ngành, lĩnh vực và sản phẩm xanh. - Khắc phục các khuyết tật thị trường của cơ chế kinh tế thị trường tự do. Hầu hết các nước đã và đang thực hiện các chính sách cân bàng tài chính và ngân sách, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, tự do hóa và vai trò điều tiết của nhà nước, tái cơ cấu kinh tế đi đôi với cải cách thể chế, tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước, giải quyết an sinh xã hội và việc làm, phát triển g iá o dục, tái c a cấu xuất khẩu, cân hằng thị tnròrng trong nước và thị trường nước ngoài. Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thức được vai trò quan trọng của tái cấu trúc kinh tế và lợi ích cần 235
  13. c h ư ơ n g 3. Một số giải pháp phát triển quan hệ... thiết của nước mình khi hội nhập kinh tể toàn cầu. Tuy nhiên, quan điểm và cách làm của mồi nước có sự khác nhau tùy thuộc vào năng lực nội sinh và mô hình phát triển của mỗi nước. J ./ề/ ế2. Bổi cảnh khu vực Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Ai Cập trong thập niên tới bị ành hưởng và chi phối của bối cảnh khu vực châu Á và khu vực Trung Đông - Bắc Phi. * Khu vực châu A Thứ nhất, từ nay đến năm 2020 châu Ả vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất và ổn định nhất trên thế giới. Bất chấp ảnh hưởng của cuộc khùng hoảng nợ công tại châu Âu, sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế toàn cầu và nỗi lo ngại về sự trì trệ cùa kinh tế Mỹ và Nhật Bản, những nền kinh tế đang nổi của châu A đã hoạt động hiệu quả trong những năm gần đây, mặc dù mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với dự báo. Theo thống kê năm 2013, kinh te các nước châu Ả chi đạt mức tăng trường 6,0% SO với dự báo trước đó là 6,6% và năm 2014 cũng sẽ giảm từ 6,7% xuống còn 6,2%. ADB cho ràng, tuy tốc độ tăng trường nhìn chung có sụt giảm nhưng châu Á vẫn là khu vực dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tếử Theo dự báo của Economist Intelligence Unit, GDP của chau Ắ váo năm 2020 có thề đạt 43,270 nghìn tỷ USD, chiếm 48% GDP của toàn thế giới (GDP toàn thể giới có khả năng đạt 100,283 nghìn tỷ vào năm 2020). Còn theo dự báo cùa DBS Group Research (2011), vào năm 2020, 10 nước và vùng 237
  14. VIỆT NAM - AI CẬP. lãnh thổ có nền kinh tế mới nổi lớn nhất châu Á sẽ là Trung Quốc, Án Độ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines với tổng GDP năm 2020 sẽ đạt khoảng 22,4 nghìn tỷ USD, vượt qua GDP cùa nước Mỹ cùng thời điểm năm 2020. Nhờ có những chính sách phát triển kinh tế năng động và tập trung nhiều nền kinh tế công nghiệp hóa và mới nổi, châu Á sẽ là thị trường tiêu dùng rất lớn trong thập niên tới, có tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển và 70% mức tăng tiêu dùng của thế giới vào năm 2020 sẽ xuất phát từ châu Á. Theo báo cáo của The Wealth Report 2012, trong sổ 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 sẽ có mặt 4 nước châu Á, đó là Án Độ, Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Trong số 10 nền kinh tế có mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới từ năm 2010 đến năm 2050 sẽ có mặt 7 nước châu Á, đó là Ẩn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mongolia và Bangladesh'. Tại châu Á, Trung Quốc nổi lên với tư cách là một nước lớn, có ảnh hưởng quan trọng không chi đối với toàn khu vực mà cả ờ phạm vi toàn cầu. Sự trồi dậy của Trung Quốc đã rõ nét từ nhiều năm nay và thực tế cho thấy Trung Quốc đã thay thế vị trí của Nhật Bản trong một số lĩnh vực quan trọng: năm 2004 Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu, từ tháng 2/2006 Trung Quốc vượt Nhật Bản về dự trữ ngoại tệ, từ năm 2008 Trung Quốc bắt đầu trở thành thị trường lớn nliát cù a kliôi A S E A N thay thế N hật Dàn sau n hiều thập kỷ là 1. The Wealth Report (2012), China top economy in 2020, India in 2050,30/3/2012. 238
  15. c h ư ơ n g 3. Một sỗ giải pháp phát triển quan hệ... đối tác truyền thống của ASEAN. Trong khi đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ đang phải cổ gắna tìm giải pháp để thoát khỏi khùng hoảng và khó khăn kinh tế kéo dài thì Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Có thể nói, thập kỳ 2010 đánh dấu bước nsoặt mang tính thời dại cùa Trung Quốc trên con đường di tới một siêu cường kinh tế. Cho đến nay, Trung Quốc đã dứng đầu thế giới trong sản xuất nhiều nguyên liệu cơ bản như sất, thép, đồng, nhôm, xi măng, là cường quốc thứ nhất thể giới trong xuất khẩu tàu biển và hàng điện tử tiêu dùng, là cường quốc thứ hai sau Mỹ trong xuất khẩu ô tô. Vào năm 2020. GDP cùa Trung Quốc dự báo sẽ đạt 19.370 tỷ USD, chiếm khoảng 44,7% GDP cùa châu Á và chiếm khoảng 19% GDP của toàn thế giới, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trờ thành cường quốc kinh tế lớn nhất trên thể giới vào năm 20201. Thử hai, châu Ả từ nay đến năm 2020 sẽ là mục tiêu tìm đến của nhiều nước lớn và các đổi tác quan trọng trên thể giới. Nhìn từ góc độ địa chính trị, khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong cuộc chạy đua Mỳ - Trung, vì đây là địa bàn mà Trung Quốc sử dụng để vươn ra thế giới, là nơi thể hiện rõ nét nhất cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Chính vì vậy, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đóne vai trò trung tâm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy liên kết kinh tế cùa khu vực châu Á - I hâi Binh D ưưng. D ự báo chau Á - 1 hai Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất thế ]. E co n o m is t Intelligence Unit. 239
  16. VIỆT NAM-AI CẬP... giới trong thế kỷ XXI và đang trờ thành động lực chính cua nền chính trị toàn cầu. Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương và đang tăng cường trở lại khu vực này, nhất là từ đầu năm 2012 đến nay. Các nước lớn khác như Nga, EU, Án Độ, Trung Quốc cũng dành những ưu tiên đặc biệt đến khu vực này. Trên tạp chí Foreign Policy tháng 11/2011, cựu Ngoại trường Mỹ Hillary Clinton đã có bài viết "Chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương" với lập luận: tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á chứ không phải ở Iraq hay Afganistan. Mỹ trong thập niên tới sẽ tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các lĩnh vực khác ờ châu Á. Trong chiến lược đối với châu Á, Chính phù Mỹ đã đề ra 6 hành động lớn: thứ nhất, tăng cường các mối quan hệ đồng minh an ninh song phương với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Philippines; thứ hai, tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi là Trung Quốc, Án Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông c ổ , Việt Nam, Brunei; thứ ba, tăng cường can dự vào các thể chế khu vực như ASEAN, APEC, tiểu vùng sông Mekong; thứ tư, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với khu vực; thứ năm, tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Ẩn Độ Dương; thứ sáu, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là ở Myanmar. Cúng VỜI Mỹ, t u và các nước lớn khác như Nga cũng dang tập trung tầm ngắm vào châu Á. Ngay từ thời kỳ ông Dmitry Medvedev làm Tổng thống, Nga đã khẳng định nước này là một phần không thể tách rời của châu Á - Thái Bình Dương. 240
  17. c h ư ơ n g 3. Một số giải pháp phát triển quan hệ... Ông Medvedev nói: "Sự hợp tác với các nước khu vực trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, cũng như các quá trình liên kết khu vực là ưu tiên của chúng tôi". Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tồ chức ở Vladivostok năm 2012 đã đem lại cơ hội để Nga tăng cường tầm ảnh hưởng của mình sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời đẩy mạnh chiến lược "Hướng về phía Đông" cùa mình. EU với chính sách can dự "sức mạnh mềm" cũng tích cực tăng cường mối quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng sách can dự "sức mạnh mềm" để cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc khác, đặc biệt thông qua hoạt động ngoại giao, thương mại và kinh tế cùa EU với khu vực. Thứ ba, từ nay đến năm 2020 châu Á luôn tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Nhiều đánh giá, phân tích của quốc tế đều đã cảnh báo rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trờ thành vấn đề "Palestine của châu Á", làm gia tăng xung đột, gây chia rẽ các nước và gây bất ổn trong toàn khu vực. Mâu thuẫn, tranh chấp ở Biển Đông đang có xu hướng quốc tế hóa, kéo theo sự can dự cùa nhiều bên liên quan như Mỹ, Nhật Bản, Án Độ, Nga, v.v... và khiến cho khu vực Đông Á trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Cùng với đó, mối quan hệ Nga - Trung - Án Độ đang có xu hướng ấm dần lên xoay quanh các sự kiện ở Biển Đông, Syria và Ưkraina đã có những tác động quan trọn g , g in p thúc đay x u hirnrng hòa dịu, hòa giải g iũ a các nước lớn trong quan hệ với nhau và góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới. Quan hệ Nga - Trung với 21 thỏa thuận được ký kết, trong đó có nhiều hiệp định 241
  18. VIỆT NAM-AI CẬP. liên quan đến an ninh, quốc phòng. Nhìn chung, mối quan hệ ba bên Án - Trung - Nga ngày càng trở nên tốt đẹp hơn khi cả Nga và Ẩn Độ đều cố gắng cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc thông qua gắn kết những lợi ích an ninh với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại. * Khu vực Trung Đông - Bắc Phi Biến động chính trị, xã hội "Mùa xuân Arab" xuất phát từ Tunisia rồi lan tỏa sang Ai Cập, Libya và hầu hết các quốc gia Bắc Phi - Trung Đông khác đã làm thay đổi diện mạo của cả khu vực và thậm chí gây ra những tác động ở quy mô toàn cầu. Dự báo từ nay đến năm 2020, những biến động cùa khu vực Trung Đông - Bẳc Phi sẽ có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Việt Nam - Ai Cập, biểu hiện qua những khía cạnh cơ bản sau: Thứ nhất, Bắc Phi và Trung Đ ông s ẽ nắm giữ một vị trí quan trọng trên bàn đồ chính trị và kinh tế thế giới. Đây tiếp tục là nơi có vị trí chiến lược đẳc địa trên bản đồ chính trị và kinh tể thế giới, nắm giữ một nguồn tài nguyên dầu lửa vô cùng quan trọng, đồng thời là nơi tập trung đông đảo người Arab và Hồi giáo trên thế giới. Khi Liên hợp quốc đưa ra báo cáo phát triển con người Arab lần thứ nhất vào năm 2002, những con số thống kê cùa tổ chức này đã khiến thế giới phải sửng sốt. Báo cáo cho rằng dân số của 22 quốc gia Arab vào năm 2000 là khoảng 280 triệu người và có quy mô GDP bằng Tây Ban Nha. Vào năm 2020, dự báo dân số của thế giới Arab sẽ lên tới 450 triệu người, trong đó hầu hét là những người đang trong độ tuổi lao động1. Sự gia tăng dân số trong thế giới 1. UNDP, Arab Human Development Report, 2002. 242
  19. C hương 3. Một số giải pháp phát triền quan hệ... Arab từ nay đến năm 2020 cho thấy đây là khu vực có vai trò quan trọng trong cơ cấu nhân khấu học thế giới. Tình trạng này cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về an ninh lương thực và nguồn nước cho cả khu vực bởi hầu hết các nước Arab những năm gần dây phái nhập khảu lương thực, thực phẩm để đáp ứng tới 60 - 80% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Với tốc độ tăng trường dân sổ khoảng 3,5%/nãm trong thập kỷ tới, dự báo chi phí để nhập khẩu lương thực của các nước Arab có thể lên tới 115 tỷ USD vào năm 20201. Những dự báo này được dựa trên cơ sờ các nước Arab tiếp tục khan hiếm nguồn nước cho phát triển nông nghiệp, ngành nông nghiệp của các nước này tiếp tục phát triển không đồng bộ, có năng suất thấp, nhiều nước tiếp tục thu mua lương thực từ bên ngoài để trợ cấp lương thực cho ngirời dân trong nước (điển hình là các nước vùng Vịnh). Tăng trưởng dân số nhanh cũng đang gây ra những thách thức về an ninh nguồn nước, đặc biệt là các nuớc như Ai Cập, Morocco nếu không có phương thức bảo vệ nguồn nước hiệu quả rất có thể chuyển từ nước đang có nguồn nước đầy đủ trở thành nước khan hiếm nước ngọt. Theo đánh giá cùa Ngân hàng Thế giới, với tốc độ tăng dân số như hiện nay, sản xuất lương thực cùa thế giới sẽ phải tăng khoảng 50% vào năm 2030 mới đáp ứng được nhu cầu. Thứ hai, biến động chính trị, xã hội Mùa xuân Arab diễn ra ở nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi đã tạo ra diện mạo mới cùa toàn khu vực. Tuy đến nay phong trào Mùa xuân Arab đã phần nào lẳng dịu nhưng tác động của nó dự báo còn kéo dài trong suốt thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI và đang gây ra 1. Abrahim Saif, The Arab World’s LoomingCrisis, AI Monitor, 20/9/2012. 243
  20. VIỆT NAM - AI CẬP. thay đổi lớn trong toàn thể giới Arab. Đổi với một sổ quốc gia chịu tác động lớn như Ai Cập, Tunisia, Libya, Yemen và Syria, giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ diễn ra quá trình điều chình, cải cách và chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện về chính trị. xã hội, kinh tể và kết quả cuối cùng vẫn chưa thực sự được định hình một cách rõ ràng. Có nhiều xu hướng chuyển đổi trái ngược nhau đang diễn ra, trong đó xu hướng hình thành một thể chế chính trị mới tự do, dân chủ hơn để thay thế chế độ cũ đang trở nên nổi trội. Mặc dù vậy, nguy cơ cùa các diễn biến trái ngược vẫn đang tồn tại trong thế giới Arab có thể tiếp tục chìm trong lạc hậu và trì trệ, tự do và dân chủ dễ bị chết yểu do trong nội tại các nước này vẫn còn nhiều bất công và sai lầm chính sách. Tác động của Mùa xuân Arab đã được thấy rõ ở nhiều quốc gia như Morocco, Saudi Arabia, Oman khiến cho chính phủ các quốc gia này phải tiến hành nhiều biện pháp cải cách khác nhau để bảo vệ chính phủ và nới lỏng vai trò kiểm soát của nhà nước. Nhìn chung, đây là các xu hướng khá tích cực. Cho dù có những dự đoán khác nhau về tương lai cùa các nước Bắc Phi và Trung Đông từ nay đến năm 2020, nhưng một điều dễ nhận thấy rằng sự dính líu, can thiệp cùa các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc đang gia tăng và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, rất phức tạp và khó đoán địnhế Mùa xuân Arab có tác động làm định hình lại hệ thống thể chế chính trị và quan hệ quốc tế cùa khu vự c Trung Đ ô n g và B ác Phi, k hién ch o khu vự c này vẫn sẽ là điểm nóng của thế giới trong giai đoạn đến năm 2020. Động lực cạnh tranh giữa các nước lớn ở Trung Đông là vấn đề dầu mỏ, dân chù, thể chế và các mối xung đột hiện hữu như 244
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0