TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010<br />
<br />
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở HUYỆN A LƯỚI<br />
Phùng Thị Hồng Hà<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cà phê Catimo là loại cây trồng mới được phát triển ở A Lưới từ năm 2001 đến nay.<br />
Tốc độ phát triển cà phê khá nhanh, bình quân mỗi năm tăng 28,8% về diện tích và 33% về sản<br />
lượng. Hình thức tổ chức sản xuất cà phê ở đây khá đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, công ty<br />
cổ phần, trang trại và hộ gia đình nông dân. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất vẫn còn nhiều vấn<br />
đề bất cập do cơ chế quản lý không phù hợp, trình độ kỹ thuật và thâm canh của người sản xuất<br />
còn nhiều hạn chế, năng suất, sản lượng cà phê biến động thất thường, thu nhập của người sản<br />
xuất không ổn định.<br />
Vì vậy, việc đánh giá khách quan sự phát triển sản xuất cà phê trong thời gian vừa qua,<br />
phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư và sản xuất cà phê của các hình thức tổ<br />
chức sản xuất để có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết đối với sự<br />
phát triển bền vững cây cà phê ở huyện A Lưới trong thời gian tới.<br />
<br />
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là tình hình phát triển sản xuất cà phê và các nhân tố chủ<br />
yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà phê của huyện A Lưới trên 3 đối tượng chính:<br />
hộ, trang trại và Nông trường Cà phê A Lưới.<br />
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp điều tra chọn<br />
mẫu, phương pháp PRA, phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin về tình hình<br />
sản xuất cà phê trên địa bàn huyện; Phương pháp hạch toán và phương pháp giá trị hiện<br />
tại để đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê của các đối tượng nghiên cứu.<br />
2. Kết quả nghiên cứu<br />
2.1. Tình hình phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện A Lưới<br />
2.1.1. Quy mô cơ cấu diện tích cà phê<br />
Cà phê đã có mặt ở huyện A Lưới từ những năm đầu thập niên 90. Tuy nhiên, nó<br />
chỉ thực sự phát triển khi có sự có mặt của Nông trường Cà phê A Lưới. Trước năm<br />
2001, tổng diện tích cà phê của toàn huyện là 30,8 ha, trong đó, chủ yếu là cà phê trang<br />
trại và nông hộ.<br />
57<br />
<br />
Bảng 1. Biến động diện tích cà phê giai đoạn 2001 – 2008 của huyện A Lưới<br />
<br />
2001<br />
ha<br />
Toàn huyện<br />
<br />
2006<br />
%<br />
<br />
150,8 100,00<br />
<br />
2007<br />
%<br />
<br />
2008<br />
ha<br />
<br />
Bình<br />
quân<br />
<br />
ha<br />
<br />
%<br />
<br />
ha<br />
<br />
%<br />
<br />
689<br />
<br />
100,00<br />
<br />
814<br />
<br />
100,0 887,7 100,00 128,8<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Theo giai đoạn phát triển<br />
KTCB<br />
<br />
120<br />
<br />
79,6<br />
<br />
29<br />
<br />
4,21<br />
<br />
171<br />
<br />
21,01<br />
<br />
Kinh doanh<br />
<br />
30,8<br />
<br />
20,4<br />
<br />
660<br />
<br />
95,79<br />
<br />
643<br />
<br />
153<br />
<br />
17,24<br />
<br />
103,5<br />
<br />
78,99 734,7<br />
<br />
82,76<br />
<br />
157,3<br />
<br />
Theo hình thức tổ chức sản xuất<br />
Doanh nghiệp 114,2 75,73<br />
<br />
584<br />
<br />
84,76 574,2 70,54 565,9<br />
<br />
63,75<br />
<br />
125,6<br />
<br />
Trang trại<br />
<br />
19<br />
<br />
12,60<br />
<br />
24,8<br />
<br />
3,60<br />
<br />
4,52<br />
<br />
41,8<br />
<br />
4,71<br />
<br />
111,9<br />
<br />
Nông hộ<br />
<br />
17,6<br />
<br />
11,67<br />
<br />
80,2<br />
<br />
11,64 203,2 24,96<br />
<br />
280<br />
<br />
31,54<br />
<br />
148,4<br />
<br />
36,8<br />
<br />
Nguồn: NTCP A Lưới & Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới.<br />
<br />
Sau khi Nông trường Cà phê A Lưới (NTCP Alưới) được thành lập (1/2001),<br />
diện tích cà phê của Huyện đã tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2001, tổng diện tích cà<br />
phê của toàn huyện là 150,8 ha thì đến năm 2008 đã tăng lên đến 887,7 ha; tốc độ tăng<br />
bình quân mỗi năm là 28,8% (trong đó, diện tích kinh doanh tăng nhanh 57,3% còn diện<br />
tích KTCB chỉ tăng 3,5%) .<br />
Về cơ cấu diện tích cà phê theo hình thức tổ chức năm 2008, diện tích cà phê<br />
của các doanh nghiệp (bao gồm NTCP A Lưới, Trạm Nghiên cứu Cà phê Ba vì và Công<br />
ty Sản xuất và Thương mại Thái Hoà) chiếm tỷ trọng chủ yếu (63,7%), tiếp đến là cà<br />
phê nông hộ (chiếm 31,5%) và cà phê trang trại chiếm tỷ trọng thấp nhất (4,71%). Về<br />
tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2008, diện tích cà phê nông hộ có tốc độ tăng<br />
trưởng nhanh nhất (bình quân mỗi năm tăng 48,4%), thấp nhất là cà phê trang trại<br />
(4,7%).<br />
Như vậy, cả về quy mô, cơ cấu và tăng trưởng sự phát triển của hai đối tượng là<br />
các doanh nghiệp và nông hộ sản xuất cà phê là đáng chú ý nhất trong giai đoạn vừa qua.<br />
2.1.2. Biến động năng suất, sản lượng cà phê của huyện A Lưới<br />
Năng suất cà phê của huyện nhìn chung còn thấp, dao động trong khoảng 4,8<br />
đến 6,9 tấn/ha (quả tươi) và thường không ổn định qua các năm (năm được mùa và năm<br />
mất mùa). So với các địa phương khác cùng điều kiện thì năng suất cà phê của A Lưới<br />
thấp hơn.<br />
<br />
58<br />
<br />
Bảng 2. Biến động năng suất, sản lượng cà phê kinh doanh giai đoạn 2004 – 2008<br />
ở huyện A Lưới<br />
<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
Biến động sản lượng cà phê tươi (tấn)<br />
<br />
08/04<br />
±<br />
<br />
%<br />
<br />
Toàn huyện<br />
<br />
926<br />
<br />
3415<br />
<br />
3350<br />
<br />
4410,0<br />
<br />
2920,7<br />
<br />
1994,7<br />
<br />
315,4<br />
<br />
NTCP A Lưới(*)<br />
<br />
694<br />
<br />
2354<br />
<br />
2530<br />
<br />
3171,0<br />
<br />
1960,0<br />
<br />
1266,0<br />
<br />
282,4<br />
<br />
Trang trại<br />
<br />
82<br />
<br />
290<br />
<br />
185<br />
<br />
265,5<br />
<br />
256,5<br />
<br />
174,5<br />
<br />
312,8<br />
<br />
Nông hộ<br />
<br />
34<br />
<br />
391<br />
<br />
355<br />
<br />
662,5<br />
<br />
553,7<br />
<br />
519,7<br />
<br />
1628,5<br />
<br />
Biến động năng suất cà phê (tấn/ha)<br />
Toàn huyện<br />
<br />
6,1<br />
<br />
6,7<br />
<br />
5,1<br />
<br />
6,9<br />
<br />
4,8<br />
<br />
-1,3<br />
<br />
78,7<br />
<br />
7<br />
<br />
6,5<br />
<br />
5,1<br />
<br />
6,8<br />
<br />
4,5<br />
<br />
-2,5<br />
<br />
64,3<br />
<br />
Trang trại<br />
<br />
4,3<br />
<br />
13,3<br />
<br />
8,5<br />
<br />
12,2<br />
<br />
11,8<br />
<br />
7,5<br />
<br />
274,4<br />
<br />
Nông hộ<br />
<br />
1,9<br />
<br />
4,7<br />
<br />
3,7<br />
<br />
5,9<br />
<br />
4,8<br />
<br />
2,9<br />
<br />
252,6<br />
<br />
NTCP A Lưới<br />
<br />
Nguồn: Nông trường Cà phê A Lưới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br />
huyện A Lưới.<br />
(*) Do Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà chưa có cà phê kinh doanh.<br />
<br />
So sánh năng suất cà phê giữa các loại hình sản xuất, số liệu bảng 2 cho thấy có<br />
sự chênh lệch rất lớn giữa cà phê trang trại với cà phê nông trường và cà phê nông hộ.<br />
Năng suất tối đa của các trang trại có thể đạt 15 - 20 tấn; trong khi đó cà phê nông hộ và<br />
nông trường tối đa chỉ đạt 6 đến 7 tấn (bằng 30 - 50%). Có nhiều nguyên nhân làm cho<br />
năng suất cà phê nông trường và nông hộ thấp hơn so với cà phê trang trại; trong đó các<br />
nhân tố về trình độ tổ chức, quản lý và cả suất đầu tư là những nhân tố vô cùng quan<br />
trọng có tính chất quyết định.<br />
2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở các đối tượng điều tra<br />
2.2.1. Tình hình đầu tư sản xuất<br />
2.2.1.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB)<br />
Bình quân 1 ha cà phê có mức đầu tư 30,7 triệu đồng. Trong đó, chi phí về công<br />
lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất (42,28%) với mức đầu tư bình quân 12,983 triệu đồng.<br />
Chi phí phân bón là khoản chi phí lớn thứ hai (chiếm 28,5%), với mức đầu tư bình quân<br />
khoảng 8,763 triệu đồng, các chi phí khác chiếm khoảng 30%.<br />
So sánh giữa các loại hình sản xuất, số liệu điều tra cho thấy, Nông trường Cà<br />
phê A Lưới là đơn vị có mức đầu tư chi phí cho thời kỳ KTCB cao nhất (39,8 triệu<br />
59<br />
<br />
đồng), tiếp đến là trang trại (28,2 triệu đồng), thấp nhất là cà phê nông hộ (24,03 triệu<br />
đồng).<br />
2.2.1.2. Thời kỳ kinh doanh<br />
Kết quả điều tra cho thấy, bình quân một ha cà phê cần đầu tư 16,59 triệu đồng.<br />
Trong đó, chi phí công lao động chiếm 62,13%, chi phân bón chiếm 29,8%.<br />
Trong ba loại hình tổ chức sản xuất, trang trại có mức đầu tư cho thời kỳ kinh<br />
doanh lớn nhất (21,3 triệu/ha/năm), nông hộ có mức đầu tư thấp nhất (9,7 triệu/ha/năm).<br />
2.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê<br />
Từ những số liệu điều tra của 3 loại hình sản xuất cà phê, có thể đánh giá kết quả<br />
và hiệu quả sản xuất cà phê bằng 2 phương pháp: Phương pháp giá trị hiện tại và<br />
phương pháp hạch toán.<br />
Phương pháp hạch toán<br />
Do năng suất bình quân toàn huyện đạt thấp nên giá trị sản xuất bình quân 1 ha<br />
cà phê tạo ra trong một năm chỉ đạt 24,7 triệu đồng. Tổng giá trị gia tăng đạt 18,4 triệu<br />
đồng, lợi nhuận đạt 6,8 triệu đồng. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất cho thấy, tỷ suất<br />
VA/IC rất cao (2,9 lần) trong khi đó tỷ suất lợi nhuận chi phí là 0,38 lần.<br />
Bảng 3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các đối tượng điều tra<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
Hộ<br />
<br />
Nông trường Trang trại<br />
<br />
Chung<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN<br />
GO<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
15.782<br />
<br />
21.244<br />
<br />
37.252<br />
<br />
24.759<br />
<br />
IC<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
2.842<br />
<br />
7.586<br />
<br />
8.424<br />
<br />
6.284<br />
<br />
Công lao động<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
6.950<br />
<br />
11.080<br />
<br />
12.905<br />
<br />
10.312<br />
<br />
Khấu hao<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
1.045<br />
<br />
1.731<br />
<br />
1.230<br />
<br />
1.335<br />
<br />
Tổng Chi phí<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
10.837<br />
<br />
20.396<br />
<br />
22.559<br />
<br />
17.931<br />
<br />
VA<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
12.940<br />
<br />
13.658<br />
<br />
28.828<br />
<br />
18.475<br />
<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
4.945<br />
<br />
848<br />
<br />
14.693<br />
<br />
6.829<br />
<br />
VA/IC<br />
<br />
Lần<br />
<br />
4,55<br />
<br />
1,80<br />
<br />
3,42<br />
<br />
2,94<br />
<br />
Lợi nhuận/Chi phí<br />
<br />
Lần<br />
<br />
0,46<br />
<br />
0,04<br />
<br />
0,65<br />
<br />
0,38<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ HIỆN TẠI<br />
NPV<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
42.360<br />
<br />
1.272<br />
<br />
146.765<br />
<br />
63.290<br />
<br />
Thu nhập bình quân<br />
<br />
1.000 đ<br />
<br />
4.629<br />
<br />
141<br />
<br />
16.253<br />
<br />
7.009<br />
<br />
%<br />
<br />
23,09<br />
<br />
9,97<br />
<br />
37,77<br />
<br />
24,95<br />
<br />
Năm thứ<br />
<br />
8<br />
<br />
12<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
IRR<br />
Thời gian thu hồi vốn<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra.<br />
60<br />
<br />
Phương pháp giá trị hiện tại<br />
Tính chung cho cả 3 loại hình sản xuất: bình quân 1 ha, sau một chu kỳ kinh<br />
doanh (23 năm) thu được 63,29 triệu đồng lợi nhuận thuần (NPV), Lợi nhuận bình quân<br />
năm là 7 triệu đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 24,95%; sau 7 năm, người sản<br />
xuất có thể thu hồi đủ vốn đầu tư.<br />
So sánh 3 loại hình sản xuất số liệu tính toán đã chỉ ra: Nông trường Cà phê A<br />
Lưới là đơn vị sản xuất kinh doanh cà phê kém hiệu quả nhất. Ngược lại, trang trại là<br />
những đơn vị kinh doanh cà phê có hiệu quả nhất.<br />
Tóm lại, những phân tích trên cho thấy cho dù vẫn còn có những hạn chế nhất<br />
định về trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, trình độ thâm canh nhưng cây cà phê là một<br />
cây trồng có hiệu quả, có khả năng tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người sản xuất.<br />
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cà phê của huyện A Lưới<br />
2.3.1. Nhân tố tác động tích cực<br />
Tiềm năng về đất đai và khí hậu<br />
A Lưới có điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp để phát triển<br />
cà phê. Theo kết quả khảo sát năm 2005 của 3 đơn vị: Công ty Sản xuất và Thương mại<br />
Thái Hoà, Hiệp hội Cà phê Ca cao VN (VICOPHA) và Phòng Nông nghiệp huyện A<br />
Lưới, ngoài 5 xã thuộc vùng dự án cà phê của Nông trường Cà phê A Lưới, diện tích có<br />
khả năng phát triển cà phê Catimo của huyện là 1.000 ha.<br />
Vai trò của Tổng công ty Cà phê Việt nam<br />
Tổng công ty Cà phê Việt nam có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển<br />
sản xuất cà phê của huyện A Lưới. Trước hết, đó là việc phát hiện tiềm năng phát triển<br />
cây cà phê. Thứ hai là việc thành lập Nông trường Cà phê A Lưới, trực thuộc Công ty<br />
Đầu tư Cà phê và Dịch vụ đường 9 Quảng Trị.<br />
Nhờ sự có mặt của Nông trường Cà phê A Lưới, diện mạo của cây cà phê trên<br />
địa bàn Huyện đã có sự thay đổi nhanh chóng về quy mô diện tích, sản lượng và giá trị<br />
sản lượng; bộ mặt kinh tế, xã hội vùng dự án được thay đổi rõ nét.<br />
Khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập của cây cà phê<br />
Cà phê là loại cây có khả năng tạo thu nhập cao nhất so với trồng sắn và keo<br />
(cây trồng thay thế). Bình quân trong một năm thời kỳ kinh doanh, cây cà phê tạo ra<br />
18,47 triệu đồng giá trị gia tăng (gấp 2,37 lần so với trồng sắn và gấp 2,22 lần so với<br />
trồng keo).<br />
Về lợi nhuận, kết quả so sánh cũng tương tự, cây cà phê vẫn cao hơn hẳn 2 cây<br />
sắn và keo (cà phê là 6,8 triệu/ha trong khi đó sắn chỉ có 6,7 và keo là 3,7 triệu/ha).<br />
Ngoài ra, cà phê cũng có khả năng tạo nhiều việc làm hơn so với 2 loại cây trồng<br />
61<br />
<br />