intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán trong thời kỳ hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung vào phân tích thực trạng đối với thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam đồng thời đưa ra một số khuyến nghị các giải pháp để phát triển thị trường này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán trong thời kỳ hội nhập

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TS. Đoàn Thị Quỳnh Anh, TS. Nguyễn Thị Nga TÓM TẮT Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 633/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2022 về việc phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 trong đó nhấn mạnh đến việc chú trọng phát triển thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán ngang tầm với các nước trong khu vực. Qua đó nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin kinh tế - tài chính - ngân sách ngày càng công khai, minh bạch, phản ánh trung thực các thông tin, số liệu kinh tế - tài chính trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, điều hành và ra quyết định của cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức khác. Tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế về kế toán - kiểm toán, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, trên thế giới. Bài viết này tập trung vào phân tích thực trạng đối với thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam đồng thời đưa ra một số khuyến nghị các giải pháp để phát triển thị trường này trong thời gian tới. Từ khóa: Dịch vụ kế toán kiểm toán; nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán; kế toán; kiểm toán ABSTRACT DEVELOPMENT OF MARKET SERVICES AND HUMAN RESOURCES ACCOUNTING - AUDIT IN THE INTEGRATION PERIOD Recently, the Prime Minister issued Decision No. 633/QD-TTg dated May 23, 2022 approving the Strategy of Accounting - Auditing to 2030, which emphasizes on market development. services and human resources in the field of accounting - auditing are on par with other countries in the region. Thereby improving the quality of the economic-financial-budget information system to be more open and transparent, honestly reflecting economic-financial information and data in the national economy. meet the requirements of management, administration and decision-making of state management agencies as well as other enterprises, units and organizations. Strengthening international integration, cooperating with international organizations on accounting - auditing, creating close relationship and mutual recognition between Vietnam and countries in the region and in the world. This article focuses on analyzing the current situation for the accounting and auditing service market and human resources in Vietnam, and makes some recommendations for solutions to develop this market in the coming time. Keywords: Accounting and auditing services; accounting - auditing human resources; accountant; audit. Hội nhập quốc tế về kế toán, kiểm toán (KTKT) là một yêu cầu tất yếu của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, một mặt đáp ứng yêu cầu về minh bạch hóa trong nền kinh tế thị trường, mặt khác thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống quản lý tài chính tiên tiến dựa trên các chuẩn mực quốc tế đã và đang thịnh hành. Sau hơn 20 năm, hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Quốc hội, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đã nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển ngành nghề và dịch vụ kế toán, kiểm toán hướng đến xây dựng một hệ thống quản lý tài chính tiên tiến, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc 390
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi Việt Nam triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán (DVKTKT) cũng như nguồn nhân lực kế toán kiểm toán nhằm góp phần phục vụ đắc lực, hiệu quả cho các hoạt động kinh tế - tài chính. 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM 1.1. Những kết quả đạt được trong phát triển thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực kế toán- kiểm toán 1.1.1. Về khuôn khổ pháp lý Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường dịch vụ kế toán Việt Nam được hình thành tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện trong nước và những thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường DVKTKT do các DN kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước cung cấp. Luật Kế toán năm 2015 của Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán, Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập...) đã quy định rõ các đối tượng được cung cấp DVKTKT; các trường hợp, đối tượng không được cung cấp DVKTKT; các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán... góp phần tạo dựng một nền tảng cơ sở pháp lý quan trọng cho thị trường DVKTKT phát triển ổn định. Đặc biệt, với việc Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (ban hành tại Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ) được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Sau gần 10 năm triển khai, Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã tạo lập hệ thống kế toán tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Với khung khổ pháp lý về kế toán ngày càng được hoàn thiện, góp phần tạo điều kiện cho hoạt động kế toán phát triển; phục vụ đắc lực, hiệu quả cho các hoạt động kinh tế - tài chính của các doanh nghiệp (DN), tổ chức, đơn vị kế toán…Đây là điều kiện thúc đẩy thị trường dịch vụ kế toán Việt Nam phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. 1.1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ kế toán, kiểm toán viên hành nghề Với sự phát triển của thị trường, nguồn nhân lực thực hiện dịch vụ kế toán kiểm toán cũng tăng về số lượng và chất lượng. Chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, hoạt động dịch vụ kiểm toán của Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, từ 2 công ty với 13 nhân viên (năm 1991) và tính đến hết năm 2020 theo thống kê của Bộ Tài chính, cả nước có 135 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DVKTKT (tăng 14,4% so với năm 2019) và 386 cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề DVKT (tăng 19,9% so với năm 2019).. Trong những năm qua, dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý, trực tiếp là Bộ Tài chính, ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán nói chung và chất lượng DVKTKT nói riêng của các doanh nghiệp cung cấp DVKTKT và các kế toán viên đều đã được nâng lên. Bên cạnh đó, số lượng người được cấp chứng chỉ kế toán ngày càng tăng phù hợp với quy mô trên thị trường: Thống kê cho thấy, tính đến tháng 12/2020, Số nhân viên chuyên nghiệp là 11.433; Số khách hàng là 52.519 khách hàng, số người có chứng chỉ hành nghề kế toán viên là 1.091 người, trong đó có 368 người đang làm việc trong các doanh nghiệp 391
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” DVKTKT, chiếm 33% số người có chứng chỉ kế toán viên... Năng lực của các kế toán viên cũng ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 1.1.3. Về nhu cầu dịch vụ kế toán, kiểm toán của nền kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN nhỏ và vừa (DNNVV), nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán (KT-KT) và các dịch vụ có liên quan trong nền kinh tế ngày càng gia tăng. Cuộc khảo sát "Khảo sát động thái DN Việt Nam" (2015) do VCCI thực hiện đối với 600 DN cho thấy, dịch vụ mà các DN sử dụng nhiều nhất chính là dịch vụ KT-KT và tư vấn thuế (65%), tiếp đến là các dịch vụ liên quan đến pháp lý (49%), quảng cáo (46,2%). Trong khi đó, chỉ có 23,3% DN đã từng ít nhiều sử dụng dịch vụ khảo sát thăm dò dư luận, có 30,1% DN sử dụng dịch vụ thử nghiệm và phân tích kỹ thuật… Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2018 của Cục Quản lý và giám sát KT-KT (Bộ Tài chính) cho thấy, doanh thu năm 2018 của toàn ngành đạt 7.783.915 triệu đồng, tăng 20,09% so với năm 2017 (6.481.767 triệu đồng). So sánh cơ cấu 8 loại doanh thu dịch vụ của các công ty này năm 2018 đều tăng so với năm 2017 (tăng cao nhất là doanh thu dịch vụ thẩm định giá tài sản tăng 53,52%; thấp nhất cũng tăng 8,35% là doanh thu của dịch vụ bồi dưỡng tài chính, KT-KT). 1.1.4. Về khách hàng của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Sự gia tăng các DN được thành lập mới, đặc biệt là các DNNVV dẫn đến số lượng khách hàng của các công ty KT-KT hàng năm ngày càng tăng. Cụ thể: năm 2018 là 52.598 DN, tăng 8,58% so với năm 2017. Theo loại hình DN, tổ chức thì khách hàng là các công ty TNHH vẫn chiếm tỷ trọng cao (năm 2017 là 56,82%, năm 2018 là 54,77%). Theo hình thức sở hữu thì DN nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2017 là 12,29%, năm 2018 là 12,47%), còn 2 hình thức sở hữu còn lại mỗi hình thức chiếm tỷ trọng trên 42%. 1.1.5. Về mở rộng và tự do hóa thị trường dịch vụ kiểm toán, kế toán Các doanh nghiệp dịch vụ kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp, tư vấn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về pháp luật, chế độ, thể chế tài chính, kế toán của Nhà nước, cũng như việc lập, ghi sổ kế toán, tính thuế, lập báo cáo tài chính. Dịch vụ kế toán, kiểm toán đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng hóa loại hình hoạt động, năng lực cũng như trình độ của các tổ chức, cá nhân hành nghề kế toán, kiểm toán, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp của kế toán viên từng bước được nâng cao. Nhiều kế toán viên chuyên nghiệp đã trưởng thành và có thể thực hiện nhiều loại dịch vụ, cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đánh giá của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế cũng cho thấy, những năm gần đây, nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ kế toán của Việt Nam ngày càng được cải thiện đáng kể. Cùng với đó, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội được tiếp nhận nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư từ các công ty, tập đoàn danh tiếng trên thế giới. 1.1.6. Về hình thức đào tạo và cơ sở đào tạo nghề kế toán, kiểm toán: Bên cạnh một số cơ sở đào tạo về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân…, Nhà nước cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức kế toán, kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như ACCA, CPA Úc nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Từ đó tạo lập được môi trường thông thoáng, bình đẳng, hội nhập với khu vực và thế giới. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho dịch vụ kế toán, kiểm toán khi AEC đi vào vận hành, Việt Nam đã ký MRA với các nước ASEAN trong việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Theo đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã thừa nhận và cho 392
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” phép thi chuyển đổi sang Chứng chỉ hành nghề Kiểm toán Việt Nam đối với các tổ chức nghề nghiệp như ACCA, CPA Úc, các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài là thành viên của IFAC… 1.2. Một số hạn chế của thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam hiện nay Bên cạnh những thành tựu mà thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán hiện nay vẫn còn tồn tại một số những vấn đề như sau: 1.2.1. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kế toán còn nhiều hạn chế Công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng nhưng trong thực tiễn chưa được hoàn thiện. Hoạt động kiểm tra chất lượng DVKT trong một số trường hợp còn có hạn chế nhất định. Hoạt động quản lý, công tác kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp luật về kế toán đạt hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực tại cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán tuy đã có sự cải thiện về chất lượng, nhưng số lượng lại thiếu trong bối cảnh thị trường DVKT ngày càng phát triển, các hoạt động kiểm tra, giám sát ngày càng đa dạng và phức tạp hơn... 1.2.2. Quy mô thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán còn chưa tương xứng với quy mô của nền kinh tế Trong những năm qua, sự phát triển của lĩnh vực kế toán có sự đóng góp to lớn của các tổ chức nghề nghiệp. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, vai trò của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán ở Việt Nam hiện nay khá mờ nhạt trong công tác quản lý, chủ yếu mới chỉ thực hiện chức năng hỗ trợ chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán viên, kiểm toán viên. Số lượng DN cung cấp DVKT đăng ký còn hạn chế, quy mô thị trường còn nhỏ, do đó chưa tạo được sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ giữa các DN. Sự phát triển của DVKT Việt Nam chưa phát triển xứng tầm với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó dù chất lượng dịch vụ, dù đã có sự cải thiện đáng kể nhưng thực tế chất lượng DVKT, dịch vụ kiểm toán tại một số DN còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Một số DN và kế toán viên, kiểm toán viên chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp luật có liên quan. Mặc dù, số lượng khách hàng và doanh thu dịch vụ các công ty KT-KT có tăng trưởng khá nhưng trên bình diện chung, tốc độ tăng vẫn còn thấp. Điển hình như, năm 2019, mặc dù số lượng DN đã tăng 57% so với năm 2018 nhưng số lượng khách hàng mới trong hoạt động kinh doanh DVKT chỉ đạt con số 7.396 đơn vị, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thị trường. Tổng doanh thu của thị trường chỉ chiếm khoảng 0,08% GDP/năm. Sự phát triển của dịch vụ KT-KT Việt Nam chưa phát triển xứng tầm với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hơn nữa, Vẫn còn tình trạng mất cân đối trong phát triển của thị trường các công ty 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng chiếm đến 50% doanh thu toàn thị trường dịch vụ KT-KT. Đây là biểu hiện cho sự mất cân đối trong phát triển của thị trường. 1.2.3. Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao còn thiếu Theo các chuyên gia kế toán, chất lượng cung cấp DVKT dựa rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đây lại là một trong những thách thức lớn đối với các DN cung cấp DVKT, kiểm toán. Hiện nay, cả nước có 2.037 kiểm toán viên, khoảng trên 1.000 kế toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề. Số lượng này là quá thấp so với nhu cầu thực tế của thị trường (cần khoảng 7.000 kế toán viên, kiểm toán viên). Các kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế chủ yếu làm việc ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các kế toán viên, kiểm toán viên có trình độ 393
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” và kinh nghiệm cao có xu hướng chuyển nghề, phát triển thành các nhà quản trị DN cũng tạo ra thiếu hụt về nhân sự có chất lượng cao trên thị trường này. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết là tiền đề cho sự suy giảm chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Tính đến năm 2014, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có số lượng kế toán chuyên nghiệp chỉ đứng hàng thứ 6, với tỷ lệ 5,45% so với khu vực ASEAN, đứng trên bốn nước Myanmar (0,32%), Campuchia (0,15%), Lào (0,1%) và Brunei (0,03%). Bảng 1: lượng kế toán chuyên nghiệp ở các nước ASEAN (01/2013 - 3/2014) Số lượng kế toán Tỷ lệ % trong Quốc gia Xếp thứ chuyên nghiệp khu vực ASEAN Brunei 50 0,03% 10 Campuchia 258 0,15% 8 Indonesia 20.735 12,07% 5 Lào 175 0,10% 9 Malaysia 32.750 19,06% 2 Myanmar 550 0,32% 7 Philippines 21.586 12,57% 4 Singapore 28.869 16,80% 3 Thái Lan 57.467 33,45% 1 Việt Nam 9.350 5,45% 6 Tổng cộng 171.790 100% Nguồn: World Bank Group (2014) - AFA 1.2.4. Dịch vụ cung cấp chưa đa dạng, giá trị gia tăng thấp, chất lượng dịch vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu Mặc dù, đã có chuyển biến tích cực song dịch vụ KT-KT cung cấp trên thị trường hiện chủ yếu tập trung vào các dịch vụ cơ bản như: kiểm toán báo cáo tài chính, dịch vụ kế toán cơ bản (ghi sổ, lập báo cáo tài chính theo quy định), kê khai thuế… Các dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao như tư vấn tài chính, kế toán quản trị, kiểm soát, quản trị rủi ro… còn khá hạn chế. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, các dịch vụ cơ bản sẽ có ít dư địa tăng trưởng. Bên cạnh hạn chế về sự đa dạng của dịch vụ, chất lượng dịch vụ KT-KT cũng còn nhiều hạn chế do thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như giá phí dịch vụ còn thấp. Công tác quản lý của Nhà nước đối với thị trường dịch vụ KT-KT chưa hoàn chỉnh, đồng bộ; vai trò của các tổ chức nghề nghiệp còn mờ nhạt 2. NHỮNG MỤC TIÊU CẦN TẬP TRUNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 2.1. Hoàn thiện hệ thống quy định, ban hành, công bố và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Bổ sung Luật Kế toán, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán độc lập, đảm bảo các quy định đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin kế toán - kiểm toán. Tăng cường tính phù hợp giữa cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán; xây dựng khung pháp lý để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) theo lộ trình phù hợp, cập nhật hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam (VFRS), chuẩn mực kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán nội bộ, phương pháp nghiệp vụ trên cơ sở phù hợp với thông lệ 394
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” quốc tế và điều kiện của Việt Nam; đảm bảo tính so sánh được của thông tin kinh tế, tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế. Công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế, triển khai áp dụng phù hợp với pháp luật của Việt Nam. 2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán Phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán. Định hướng quy mô, số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán phù hợp với yêu cầu thực tế thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề. Xác định đối tượng được kiểm toán thiết thực hiệu quả, đến năm 2025 đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu. Có chính sách để tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.3. Phát triển các tổ chức nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán Có chính sách khuyến khích đối với các tổ chức nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán nhằm thống nhất và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức này; chủ động phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức nghề nghiệp trong công tác hoạch định, triển khai pháp luật về kế toán - kiểm toán cũng như kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của đội ngũ hành nghề kế toán - kiểm toán. 2.4. Tăng cường hội nhập quốc tế về kế toán - kiểm toán Rà soát, hoàn thiện và tăng cường khung khổ, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quan trọng như các tổ chức tài chính, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán - kiểm toán tại các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác truyền thông của Việt Nam. Phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả thực chất các chương trình hợp tác với các tổ chức này, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới. 2.5. Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong việc xây dựng khung khổ pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện tại các đơn vị; xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến kế toán - kiểm toán phục vụ hoạt động của các đơn vị và hoạt động quản lý, giám sát kế toán - kiểm toán. 3. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán - Thị trường dịch vụ KT-KT là thị trường dịch vụ đặc biệt. Sự phát triển của thị trường này tác động đến tính minh bạch, trung thực của thông tin tài chính và tính hiệu quả, an toàn của phân bổ các nguồn lực tài chính. Vì vậy, yêu cầu minh bạch, trung thực, chất lượng là tiêu chí hàng đầu. - Phát triển thị trường dịch vụ KT-KT trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường đồng thời đảm bảo sự điều tiết của Nhà nước. Đặc biệt, yếu tố chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp. 395
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thị trường dịch vụ KT-KT vận hành trong mối quan hệ chặt chẽ với thị trường dịch vụ của các nước. Đặc biệt, trong khu vực ASEAN, dịch vụ kế toán là một trong những dịch vụ có tính hội nhập cao. 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng đã và đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần tạo lập một hệ thống kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh, phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước và xu thế phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán của khu vực và thế giới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi Việt Nam triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, góp phần phục vụ đắc lực, hiệu quả cho các hoạt động kinh tế - tài chính. 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường dịch vụ KT-KT. Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về dịch vụ KT-KT theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; nghiên cứu xây dựng các Luật Kế toán, Kiểm toán thay thế cho các luật hiện hành theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và giải quyết căn bản các tồn tại, hạn chế, làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, kiểm toán. Tăng cường năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà Nước với các chủ thể cung cấp dịch vụ trên thị trường; tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý thị trường dịch vụ KT-KT. Thúc đẩy phát triển các tổ chức nghề nghiệp KT-KT trong nước theo hướng từng bước mở rộng và xem xét để chuyển giao các công việc thuộc chức năng quản lý của Nhà nước cho các tổ chức nghề nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. 3.2.2. Đa dạng hóa dịch vụ kế toán – kiểm toán Phát triển thị trường phải gắn với việc đa dạng hóa dịch vụ, hướng tới các dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tích hợp dịch vụ KT-KT với các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, quản trị rủi ro, tư vấn xây dựng hệ thống quản trị)…Phát triển số lượng các DN cung cấp dịch vụ KT- KT một cách hợp lý; khuyến khích hình thành các công ty KT-KT có quy mô lớn, có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và hướng tới cung cấp dịch vụ tại các thị trường nước ngoài. Các DN cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn nhằm tăng năng suất nghề nghiệp; tăng cường hợp tác kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ trọn gói và toàn diện cho khách hàng. 3.2.3. Chuẩn bị nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Cần xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo KT-KT theo hướng liên kết chặt chẽ với các DN dịch vụ KT-KT; tăng cường đào tạo, tuyên truyền về đạo đức nghề nghiệp kế toán viên, kiểm toán viên. Nâng cao nhận thức về quản lý, nâng cao chất lượng và DVKT. Kiểm soát chất lượng cần dựa vào những tiêu thức nhất định đã được xây dựng, để có sự đánh giá khắc phục, phát huy những kết quả sẵn có. Phát triển thị trường phải gắn với việc đa dạng hóa dịch vụ, hướng tới các dịch vụ có giá trị gia tăng cao theo hướng tích hợp DVKT với các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, quản trị rủi ro, tư vấn xây dựng hệ thống quản trị… Đối với hội nghề nghiệp cần nâng cao hiệu quả các hoạt động chuyên môn của Hội nghề nghiệp; chuyển giao các hoạt động nghề nghiệp phù hợp. Tăng cường mối quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán và các tổ chức phi Chính phủ trên thế giới; Nghiên cứu các mô hình của các nước phát triển để vận dụng vào Việt Nam trong việc xây 396
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” dựng kỹ thuật nghiệp vụ kế toán; Tiếp tục hoàn thiện mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ hành nghề về kế toán 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 3.3.1. Về phía cơ quan quản lý Tiêu chuẩn hóa các quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng đối với dịch vụ kế toán - kiểm toán; quy định các chế tài xử lý vi phạm đảm bảo tính răn đe, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý hoạt động kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính, việc chấp hành pháp luật kế toán - kiểm toán đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. - Ban hành, công bố các hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán: Xác định khung báo cáo phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin tài chính, kế toán. Triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam theo lộ trình do Bộ Tài chính xác định đối với các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện áp dụng. Xây dựng và tổ chức thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam thay thế hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Ban hành các văn bản hướng dẫn kế toán phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. - Bố trí nguồn lực theo Có biện pháp cụ thể về nguồn nhân lực và điều kiện khác để nâng cao năng lực, hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp luật về kế toán - kiểm toán. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến thực hiện Chiến lược phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. - Chú trọng đến hoạt động dự báo về nhu cầu nhân lực kế toán. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh kịp thời về đào tạo để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn. 3.3.2. Cơ sở đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp - Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sinh viên, các chức danh nghề nghiệp kế toán - kiểm toán phù hợp với cơ chế chính sách, chuẩn mực, chế độ kế toán. - Tham gia phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các văn bản, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán; phối hợp triển khai thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán. - Các tổ chức nghề nghiệp thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho người làm kế toán, kế toán viên hành nghề. Tham gia tổ chức thi chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính. Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán khi có yêu cầu. 3.3.3. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị - Phối hợp nghiên cứu, tiếp thu thông lệ quốc tế về kế toán - kiểm toán và tham gia tích cực vào việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản, chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. - Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về kế toán - kiểm toán theo lĩnh vực hoạt động; kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn và tham gia tích cực vào quá trình nghiên cứu, soạn thảo các văn bản, chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp. 3.3.4. Về phía các cơ sở đào tạo Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo để thích ứng với CMCN 4.0. Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với xu thế của thời đại. Thiết kế chương trình đào tạo linh động hơn, cập nhật kiến thức hơn, hướng tới phát triển các kỹ năng, phát triển tư duy hệ thống và liên ngành phù hợp 397
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” với CMCN 4.0. Thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy. Chuẩn bị đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn, công nghệ thông tin, hệ thống mạng,… Nâng cao và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng đào tạo. Nâng cao thu nhập cho các nhà khoa học, xây dựng hệ thống thư viện, phòng thực hành là các yếu tố cần thực hiện đồng bộ trong thời đại công nghiệp 4.0. 4. Kết luận Đối với lĩnh vực kế toán, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nhu cầu sử dụng dịch vụ và nguồn nhân lực về kế toán kiểm toán ngày càng gia tăng, cả về chất lượng dịch vụ và quy mô hoạt động; từ đó góp phần nâng cao chất lượng, làm lành mạnh hóa và nâng cao tính công khai, minh bạch của các hoạt động kinh tế - tài chính của tất cả các đơn vị, tổ chức trong nền kinh tế - xã hội. Môi trường pháp lý về cơ bản được quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường do các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước cung cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng việt 1. Chính phủ (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán; 2. Chính phủ (2018), Nghị định số 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; 3. Chính phủ (2022), Quyết định Số 633/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2022 về việc phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 4. Mai Ngọc Anh (2020), Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán: Những vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2020. 5. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13; 6. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 480/QĐ-TTg ban hành Chiến lược kế toán, kiểm toán giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030; 7. Vũ Đức Chính (2021), Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 tháng 02/2021; Tài liệu tham khảo tiếng anh 1. The ASEAN Secretariat, ASEAN Integration Report (2015), http://www.miti.gov.my/miti/resources/ASEAN_Integration_Report_2015.pdf. --- Thông tin tác giả - TS. Đoàn Thị Quỳnh Anh Số điện thoại: 0913069668 Email: quynhanhdtulsa@gmai.com Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả: Kế toán, kiểm toán, phân tích - TS. Nguyễn Thị Nga + Số điện thoại: 0904662977 + Email: Nguyennga270781@gmail.com -Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả: Kế toán, kiểm toán, phân tích 398
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2