intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế" tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam từ góc nhìn thể chế thị trường. Trên cơ sở khảo sát 190 công ty cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán trong khoảng thời gian từ 2016-2019, nghiên cứu đã chỉ ra những điểm hạn chế và khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán, cũng như kiểm soát sự phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán theo đúng chiến lược phát triển đã đề ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ IMPROVING THE QUALITY OF ACCOUNTING AND AUDITING SERVICES IN THE CONTEXT OF INTEGRATION TS. Vũ Thị Phương Liên1, CN. Vũ Tuấn Hưng2 1 Học viện Tài chính, 2Công ty TNHH Kiểm toán Thủ Đô Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới trên cơ sở các hiệp định hợp tác đã ký kết. Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán – kiểm toán Việt Nam phải có những cải cách căn bản phù hợp với thông lệ chung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán hướng tới đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam từ góc nhìn thể chế thị trường. Trên cơ sở khảo sát 190 công ty cung cấp dịch vụ kế toán –kiểm toán trong khoảng thời gian từ 2016 -2019, nghiên cứu đã chỉ ra những điểm hạn chế và khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán, cũng như kiểm soát sự phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán theo đúng chiến lược phát triển đã đề ra. Từ khóa: Kế toán - kiểm toán, dịch vụ kế toán – kiểm toán, chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán, chiến lược phát triển kế toán – kiểm toán Việt Nam, thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán. ABSTRACT Vietnam is in the process of deep and comprehensive integration into the world economy based on signed cooperation agreements, which requires Vietnam's accounting and auditing system to make fundamental reforms in line with general practices to improve the quality of accounting and auditing services towards international standards. This research focuses on studying the quality of Accounting and Auditing services in Vietnam from the perspective of market institutions. Based on a survey of 190 accounting and auditing service providers from 2016 to 2019, the research pointed out limitations and recommended several solutions to improve the quality of accounting and auditing services, as well as control the development of the accounting - auditing services market is in line with the development strategy set out. Keywords: Accounting - auditing, accounting - auditing services, quality of accounting - auditing services, development strategy of accounting - auditing in Vietnam, accounting - auditing services market. 1. Giới thiệu Kể từ khi hình thành và phát triển cho đến nay, thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng với môi trường pháp lý được hình thành tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Việt Nam đã không ngừng cải cách hệ thống pháp luật kế toán - kiểm toán, cụ thể đã ban hành Luật Kiểm toán độc lập (2011), Luật Kế toán (2015) với những nội dung chứa đựng những vấn đề của 970
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kế toán - kiểm toán trong điều kiện hội nhập. Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 480/QĐ- TTg ngày 18/03/2013 về việc phê duyệt “Chiến lược Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030”. Bên cạnh những thành công nhất định, thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán Việt Nam còn tồn tại khá nhiều bất cập như quy mô thị trường tương đối nhỏ, phần lớn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ lẻ, phân bổ không đều mà chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội... Đặc biệt, chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán dù đã có cải thiện đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của thị trường. Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do hành lang pháp lý về kế toán – kiểm toán chưa đầy đủ, chất lượng nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán còn nhiều hạn chế, hoạt động kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán mới chưa thực sự phát huy được vai trò… Trên cơ sở khảo sát 190 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán trong khoảng thời gian từ 2016 – 2019, nghiên cứu đã đi sâu đánh giá về dịch vụ kế toán – kiểm toán mà các đơn vị đang thực hiện, về năng lực của các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán, về cơ chế giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như hiệp hội hành nghề trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán, từ đó đưa ra các khuyến nghị với mỗi bên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường, hướng tới tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. 2. Tổng quan nghiên cứu Chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi châu Á, (ACCA, 2018) - Hiệp Hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA), dưới sự hỗ trợ của SAC (Ủy ban kế toán Singapore) đã thực hiện một nghiên cứu khám phá nhu cầu thị trường đối với dịch vụ tư vấn và kinh doanh chuyên nghiệp tại Singapore, khu vực ASEAN và Trung Quốc trong tương lai gần. Nghiên cứu này chỉ rõ, việc khẩn trương tăng cường chất lượng các dịch vụ kế toán – kiểm toán chuyên nghiệp nhằm giải quyết sự cố gián đoạn kinh doanh và việc ứng dụng số hóa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quy trình vận hành các doanh nghiệp là rất cần thiết, tăng cường chất lượng dịch vụ tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán cũng sẽ giúp cải thiện danh tiếng doanh nghiệp tại thị trường và khẳng định năng lực của đơn vị. Dưới sự tài trợ của chính phủ Ba Lan và chính phủ Thụy Sĩ, bộ phận Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế trực thuộc Ngân hàng thế giới - World Bank (2016) đã tiến hành nghiên cứu thị trường kế toán tại Ba Lan – một trong những trung tâm dịch vụ thuê ngoài lớn trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ với hơn 650 trung tâm dịch vụ kinh doanh, sử dụng hơn 150.000 kế toán). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với thị trường lao động về ngành nghề kế toán, yêu cầu kỹ năng và kiến thức khác nhau tùy từng cấp bậc; vị trí càng cao cấp trong cơ cấu tổ chức và doanh nghiệp càng lớn thì yêu cầu sử dụng lao động một kế toán viên chuyên nghiệp ở Ba Lan càng cao; người hành nghề có thể phát triển các năng lực chuyên môn cần thiết theo nhiều cách (không nhất thiết phải thông qua các khóa học đại học) và các thực thể BPO/SSC thường cung cấp các cơ hội đào tạo như vậy (ví dụ: trong hình thức đào tạo và biệt phái ở nước ngoài, ở quốc gia đặt trụ sở nhà đầu tư, nước nhà hoặc chi nhánh khác của công ty). Tại Việt Nam, báo cáo của Ngân hàng thế giới, Báo cáo đánh giá sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc lĩnh vực kế toán - kiểm toán” của Ngân hàng thế giới - WB (2016) cũng đã đưa ra những đánh giá sâu sắc, cụ thể về hiện trạng phát triển ngành nghề kế toán – kiểm toán Việt Nam trên nhiều khía cạnh: chất lượng dịch vụ, thị 971
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trường, thể chế, đào tạo nguồn nhân lực… Ngoài ra có các nghiên cứu khác có tính chất tương tự như: Báo cáo “Accounting Services Industry Report” được công bố vào năm 2015; Báo cáo “Accounting Services - US Market Research Report” được công bố vào tháng 10/2017; Báo cáo “Global Accounting Services Market Report 2018” của các công ty kiểm toán lớn trên thế giới gồm PwC, Ernst & Young, Deloitte, KPMG, BDO International and Grant Thornton hay … Tại Việt Nam cũng có rất nhiều các nghiên cứu về dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rất rõ các mắt xích còn hạn chế khiến chất lượng dịch vụ hiện nay chưa được cải thiện như: hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ kế toán - kiểm toán; Hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; Chất lượng dịch vụ kế toán; đào tạo, thi và cấp chứng chỉ hành nghề; các đơn vị sử dụng dịch vụ kế toán (Nguyễn Vũ Việt, Chúc Anh Tú, 2011, Lương Hồng Hạnh, 2017). Để có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng không thể chỉ nhìn từ phía đơn vị cung cấp dịch vụ hay cơ quan quản lý, giám sát mà cần có những giải pháp hoàn chỉnh và đồng bộ từ tất cả các khâu, các mắt xích trong thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán (Vũ Thị Phương Liên, Trần Văn Hợi, 2019, Mai Ngọc Anh, 2020). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ tâp trung vào từng khía cạnh cụ thể của dịch vụ kế toán – kiểm toán, chưa có nghiên cứu nào thực hiện khảo sát với tất cả các bên tham gia thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán để có góc nhìn toàn diện nhất về chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán. Do đó, nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu về chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán từ góc nhìn của đơn vị cung cấp dịch vụ, đơn vị sử dụng dịch vụ, cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội hành nghề. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát các khách thể và chủ thể tham gia vào thị trường dịch vụ kế toán- kiểm toán, bao gồm bên sử dụng các dịch vụ kế toán- kiểm toán (bên mua); nên cung cấp dịch vụ kế toán- kiểm toán (bên bán) và bên tham gia quản lý thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán. Bên sử dụng các dịch vụ kế toán- kiểm toán là các đơn vị thuộc các loại hình như: Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty TNHH MTV nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, DN có lợi ích công chúng; DN có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)… hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Sản xuất, xây dựng, thương mại- dịch vụ, khai thác, giao thông vận tải, các tổ chức tín dụng, các NHTM, các công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán và các đơn vị sự nghiệp…. Đối tượng được khảo sát và phỏng vấn là các cán bộ kế toán và các nhà quản trị trong các loại hình doanh nghiệp, các kiểm toán viên, thẩm định viên về giá... Các cán bộ kế toán là những người am hiểu về hệ thống kế toán nói chung và thể chế thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán nói riêng. Kết quả thu về 444/600 phiếu đạt tỷ lên phản hồi 74%. Kết quả khảo sát thu về trong tổng số 444 phiếu khảo sát như sau: + Tập đoàn, tổng công ty là 22, chiếm tỷ trọng 4,95% + Công ty cổ phần là 252, chiếm tỷ trọng 56,76%; + Công ty TNHH và DNTN là: 38,29 % Trong số các công ty được khảo sát có 33 công ty TNHH kế toán- kiểm toán, hoặc tư vấn, thẩm định giá chiếm tỷ trọng là 7,43%. Về trình độ học vấn của người đã khảo sát có 57 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 12,74% và 375 người có trình độ cử nhân chiếm 84,46%; 12 người có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 2,7 %; 972
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trong đó 30 người có chứng chỉ quốc tế (ACCA, CPA Aus, CIMA…) chiếm 0,64%, 69 người có chứng chỉ hành nghề của Việt Nam (CPA Việt Nam, APC Việt Nam, chứng chỉ thẩm định giá…) chiếm 15,93% và 297 người có các chứng chỉ khác (Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên…) chiếm 66,78%. Kết quả khảo sát chi tiết theo các bảng dưới đây: Bảng 1. Kết quả thu hồi phiếu khảo sát SỐ PHIẾU KHẢO SÁT Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số phiếu phát ra 600 100 Số phiếu thu về 444 74 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Bảng 2. Trình độ học vấn của người được khảo sát Trình độ học vấn người được khảo sát Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cử nhân 375 84,46 Thạc sĩ 57 12,74 Cao đẳng 12 2,7 Tổng số 444 100 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Bảng 3. Chứng chỉ nghề nghiệp của người được khảo sát Chứng chỉ hành nghề của người được khảo sát Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chứng chỉ hành nghề Việt Nam (CPA VN, APC...) 69 15,5 Chứng chỉ quốc tế (ACCA, CPA Aus, CIMA…) 30 6,8 Chứng chỉ khác (Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán 297 66,9 viên…) Không có 48 10,8 Tổng số 444 100 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Bảng 4. Quy mô các doanh nghiệp được khảo sát Quy mô các doanh nghiệp được khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) Lớn (Tổng nguồn vốn > 100 tỷ đồng, doanh nghiệp thương mại và 138 38,08 dịch vụ > 50 tỷ đồng) Vừa (Tổng nguồn vốn từ 20-100 tỷ đồng, doanh nghiệp thương mại và 123 27,70 dịch vụ 10-50 tỷ đồng) Nhỏ (Tổng nguồn vốn < 20 tỷ đồng, doanh nghiệp thương mại và dịch 183 34,22 vụ < 10 tỷ đồng) Tổng số 444 100 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Dữ liệu về bên cung cấp các dịch vụ kế toán- kiểm toán là các công ty kế toán- kiểm toán, mà trực tiếp là các kiểm toán viên hành nghề và các kế toán viên; và bên quản lý thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán là Bộ tài chính được thu thập thông qua các báo cáo hoạt động của các 973
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 công ty cung cấp dịch vụ kế toán- kiểm toán của hiệp hội nghề nghiệp và báo cáo của các bên liên quan (Báo cáo ROSC). Tính đến thời điểm tháng 5/2019, số công ty cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán đang hoạt động trên thị trường cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán là 190 công ty. Trên cơ sở các dữ liệu thu được, nghiên cứu đã phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019 4. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề còn hạn chế khiến chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán chưa được cải thiện đáng kể gồm có ➢ Thứ nhất, chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán còn hạn chế do nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán chạy theo doanh thu, nhằm thu “lợi nhuận nhanh” mà bỏ qua các yêu cầu của chuẩn mực chuyên môn Do sức ép về lợi nhuận, thời gian… nhiều công ty cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán vẫn chấp nhận thực hiện dịch vụ cho khách hàng ngay cả khi không đủ điều kiện về nhân sự, về thời gian thực hiện, về chuyên môn... Khiến báo cáo tài chính của nhiều đơn vị mặc dù đã thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện song vẫn không đảm bảo tính trung thực hợp lý. Đặc biệt, dịch vụ kiểm toán còn tồn tại nhiều sai phạm, khiến nhiều vụ việc chỉ được phát hiện khi đơn vị được kiểm toán xảy ra sự cố. Theo kết quả kiểm soát chất lượng qua các năm của VACPA và Bộ Tài chính, một số công ty kiểm toán đã thông qua các BCTC có chứa đựng các sai sót cho thấy thiếu sót của kiểm toán viên và Ban Giám đốc công ty kiểm toán trong việc hiểu và áp dụng các chuẩn mực kế toán hiện hành. Hầu hết các sai sót đó có thể là do sự thỏa hiệp dễ dãi giữa kiểm toán viên, công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Nhiều công ty kiểm toán đã không đánh giá cẩn trọng rủi ro của một số giá trị lớn trong BCTC của các công ty. Các kiểm toán viên chỉ loại trừ các giá trị đó ra khỏi xét đoán của mình, và điều đó có thể tạo ra những sự chênh lệch lớn giữa kết quả kinh doanh thực tế và kết quả báo cáo trên giấy tờ. ➢ Thứ hai, thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có trình độ chuyên môn cao Một trong những thách thức mà các công ty dịch vụ kế toán - kiểm toán trong nước đang phải đối mặt khi muốn nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán mà họ cung cấp đó là số lượng hạn chế về kế toán, kiểm toán viên hành nghề. Riêng về đối tượng kế toán viên hành nghề, 2004 là năm đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức thi cấp chứng chỉ và mới chỉ có 4 người đạt được chứng chỉ hành nghề kế toán. Về kiểm toán viên hành nghề, hiện nay cả nước đang có 2.037 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề trong đó có 200 kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế (tính đến 5/2019). Đặc biệt, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, nên Bộ Tài chính vẫn chưa tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề năm 2020 và 2021, điều này làm cho các công ty cung cấp dịch vụ không có đủ nhân sự để thực hiện các dịch vụ kế toán – kiểm toán đạt chất lượng. Đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp còn quá ít ỏi, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, thị trường dịch vụ kế toán tự do, tự phát không được kiểm soát, không được quản lý, tạo ra thị trường dịch vụ cạnh tranh không lành mạnh, cản trở phát triển một thị trường dịch vụ đích thực. Trình độ nghiệp vụ của các kế toán, kiểm toán viên còn hạn chế, đội ngũ kiểm toán viên đạt chứng chỉ quốc tế còn mỏng, nên đôi khi chưa đáp ứng được hết các yêu cầu phức tạp về chuyên môn. Số lượng kế toán viên và kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam cũng hết sức khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 974
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ➢ Thứ ba quy mô thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội Tốc độ tăng trưởng của doanh thu dịch vụ các công ty kế toán, kiểm toán tuy có tăng so với năm liền kề trước nó nhưng trên bình diện chung, tốc độ tăng vẫn còn thấp, hầu như chưa vượt qua mức hơn 0.08% GDP/năm. Điều này cho thấy sự phát triển của dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam chưa phát triển xứng tầm với sự tăng trưởng GDP hàng năm. Do quy mô thị trường nhỏ, dẫn đến doanh thu của các công ty cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán không cao, vì vậy, nguồn lợi nhuận giữ lại để đầu tư phát triển cho chất lượng dịch vụ bị hạn chế. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng dịch vụ không được đảm bảo. ➢ Thứ tư, công tác quản lý của Nhà nước và Bộ Tài chính đối với chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nặng về thủ tục hành chính. Công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán –kiểm toán của Bộ Tài chính vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục, chẳng hạn: nội dung kiểm tra chưa đi vào thực chất, còn mang tính hình thức hành chính, như nặng về kiểm tra các loại giấy phép, chứng chỉ; việc kiểm tra chưa có tính chuyên nghiệp cao do những người thực hiện không chuyên sâu về nghề nghiệp; quy trình và nội dung kiểm tra chưa nhất quán do chưa có văn bản quy chế và quy trình kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động dịch vụ kế kiểm chưa thật sự hoàn chỉnh, đồng bộ... nên trong một vài trường hợp, chưa có sự nhất quán giữa các quy định và hướng dẫn hiện hành của pháp luật. Các quy trình nghiệp vụ, quy định, quy chế chưa có hướng dẫn thống nhất và chi tiết giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ áp dụng triệt để và phù hợp các quy định này. ➢ Thứ năm chưa có văn bản pháp lý quy định tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng, loại sản phẩm phần mềm kế toán, kiểm toán tại Việt Nam Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện kế toán bằng ghi chép thủ công đã được chuyển sang thực hiện kế toán bằng máy vi tính. Hiện nay 100% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khoảng 50% đơn vị kế toán trong nước đang thực hiện kế toán trên máy vi tính với nhiều mức độ khác nhau. Với ưu điểm là có thể cập nhật và kiểm tra số liệu kế toán nhanh chóng chính xác bất cứ khi nào có yêu cầu, phần mềm kế toán đã khắc phục được những yếu điểm của kế toán thủ công trước đây. Đồng thời, sản phẩm này đã loại bỏ hầu hết những chủ quan của con người trong quá trình ghi sổ kế toán và lập BCTC , do đó nó phản ánh những số liệu kế toán khách quan, trung thực hơn. Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng phần mềm kế toán cũng nảy sinh nhiều bất cập cho hoạt động kế toán, kiểm toán, dẫn đến những thay đổi căn bản về tổ chức thực hiện công việc kế toán, kiểm toán. Thực tế hiện nay, các quy định về kế toán thường phù hợp với kế toán thủ công, khi chuyển sang kế toán trên máy, nhiều công đoạn xử lý cũng thay đổi, đồng thời do mỗi doanh nghiệp sử dụng các phần mềm kế toán không thống nhất (một số phần mềm kế toán phổ biến trên thị trường hiện nay là EFECT, MISA, FAST, AC Soft, Solomon của Microsoft...), sử dụng các phần mềm kế toán do nước ngoài sản xuất nên làm cho phương pháp hạch toán có những khác biệt so với quy định của chế độ kế toán Việt Nam. Mặt khác vì phần mềm kế toán là công cụ để tính toán kết quả kinh doanh, số liệu quyết toán thuế nộp ngân sách nhà nước nên để đảm bảo sự công bằng, chính xác, những phần mềm này cần có những quy định pháp lý điều chỉnh riêng. Với đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán, phần lớn các doanh nghiệp vẫn làm trên excel, chưa có phần mềm kiểm toán, một số đã sử dụng nhưng dùng các loại phần mềm kế toán, phần mềm quản 975
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lý cuộc kiểm toán rất khác biệt... do đó, chất lượng dịch vụ cung cấp cũng tương đối khác biệt. ➢ Thứ sáu, hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp kế toán – kiểm toán Việt Nam chậm đổi mới, chưa theo kịp hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp trên thế giới Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) chưa được cập nhật theo sự phát triển của IFRS. BCTC của một số tổ chức tài chính và DNNN thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội khi lập và trình bày được ưu tiên tuân thủ các quy chế tài chính đặc thù ngành do Chính phủ ban hành hơn là các chuẩn mực kế toán. Điều này dẫn tới các BCTC được lập khó so sánh với BCTC của các quốc gia khác. Cơ chế giám sát và thực thi việc tuân thủ chuẩn mực kế toán chưa đầy đủ, do cơ quan nhà nước mới chỉ chú trọng hơn vào khâu nghiên cứu, ban hành chế độ kế toán, chưa có nhiều điều kiện thực hiện kiểm tra, giám sát tính tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán. Các công ty kiểm toán trong nước thường gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ và thiếu hỗ trợ chuyên môn từ các hãng kiểm toán quốc tế. Đây là những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (ISA) và các Chuẩn mực Quốc tế về Kiểm soát Chất lượng, đặc biệt là khi kiểm toán ở các đơn vị có lợi ích công chúng có độ phức tạp cao. Các tiêu chí xác định công ty kiểm toán đủ tiêu chuẩn kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng hiện tại đang tập trung vào định lượng hơn là chất lượng quy trình kiểm toán. 5. Khuyến nghị ➢ Thứ nhất, về phía các công ty cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán • Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực; kiểm soát chặt chất lượng đầu vào của nhân viên; Thường xuyên tổ chức tập huấn, kiểm tra năng lực nhằm củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên; Tăng cường công tác đào tạo phát triển các kỹ năng mềm hiệu quả, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành thạo công nghệ số theo nhu cầu thị trường; Xây dựng được các chính sách động viên nhân viên và khuyến khích sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp vì đặc thù dịch vụ kế toán – kiểm toán gắn bó lâu dài với khách hàng nên duy trì ổn định nhân viên có trình độ chuyên môn cao giúp khách hàng càng tin tưởng và gắn bó với các công ty cung cấp dịch vụ; Cần xây dựng chế độ và phương pháp quản lý đối với nhân viên (một chế độ tốt, môi trường chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ đến chất lượng của nhân viên); Tăng cường áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán để đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán cung cấp cho khách hàng. • Công ty cần xem xét lại và hoàn chỉnh quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ chung cho toàn công ty và chi tiết tới từng loại hợp đồng dịch vụ; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động kế toán – kiểm toán bằng các quy định, quy trình nghiệp vụ đối với người hành nghề và hoàn thiện các quy trình kiểm soát chất lượng, như: quy trình tuyển dụng nhân viên có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, có trình độ cao và có phẩm chất đạo đức; quy trình đào tạo định kỳ, tập huấn nghiệp vụ; quy trình cung cấp dịch vụ từ đầu vào đến thực hiện đến đầu ra của sản phẩm dịch vụ cung cấp phải đúng quy trình và có kiểm soát chất lượng dịch vụ; • Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán: phát triển các loại hình dịch vụ kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán vì mục đích thuế, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán công trình xây dựng cơ bản...); dịch vụ kế toán, dịch vụ tài chính, dịch vụ thuế và kinh doanh, dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kế toán, kiểm toán... Các dịch vụ này từng bước phải đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; • Tính hữu hình quan trọng trong việc quyết định chọn dịch vụ kế toán – kiểm toán là các 976
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 điều kiện, trang thiết bị cho việc áp dụng công nghệ thông tin. Như vậy, để có tính hữu hình tốt nhằm gia tăng quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán – kiểm toán của các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán luôn phải thường xuyên nâng cấp máy móc thiết bị, cập nhật các phần mềm xử lý để đảm bảo viêc xử lý số liệu được nhanh chóng, kịp thời…; • Thực hiện đúng nội dung thực hiện những gì đã giới thiệu đã cam kết về dịch vụ kế toán – kiểm toán sẽ cung cấp, đặc biệt phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp về chuẩn mực chuyên môn kế toán, giáo dục và quản lý tốt nhân viên trong cách ứng xử luôn đồng hành giúp đỡ chuyên môn cho khách hàng bằng cách hướng dẫn nghiệp vụ kế toán - kiểm toán, tập huấn cập nhật chuyên môn cho khách hàng; • Đa dạng các mức giá phí để phù hợp với từng loại hình khách hàng, từng nhu cầu của khách hàng. Có chính sách giá linh hoạt, cập nhật phù hợp với thị trường để có thể gia tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng lựa chọn dịch vụ. • Thường xuyên cập nhật các quy định mới về kế toán –kiểm toán, tài chính, thuế cho khách hàng, cũng như hướng dẫn nhân viên của đơn vị khách hàng các nghiệp vụ cơ bản nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát được hồ sơ, chứng từ và giảm tải rủi ro hành vi vi phạm pháp luật. ➢ Thứ hai, về phía cơ quan quản lý thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán • Cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách cũng như các quy định của pháp luật về hành nghề kiểm toán tư nhân và công ty kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán. Bổ sung quy định về chế độ chịu trách nhiệm khi cung cấp thông tin kiểm toán và bồi thường vật chất nếu thông tin bị sai lệch nhằm bảo vệ người sử dụng thông tin kiểm toán, đồng thời là điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. • Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán, kiểm tra các tổ chức và cá nhân có dấu hiệu hành nghề kế toán kiểm toán không đúng quy định của pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong lĩnh vực thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán, giúp thúc đẩy chất lượng dịch vụ. • Kiểm soát chặt chẽ cơ cấu các dịch vụ kiểm toán. Các dịch vụ phi kiểm toán, chẳng hạn như tư vấn thuế hoặc tư vấn đầu tư là một phần trong cơ cấu các sản phẩm dịch vụ mà các hãng kiểm toán cung cấp tới khách hàng và là những cơ sở quan trọng cho việc tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc cân đối tỷ trọng các dịch vụ kiểm toán này là rất cần thiết đối với sự phát triển của dịch vụ kiểm toán trên cơ sở gia tăng chất lượng thực tế mà khách hàng có thể cảm nhận được từ dịch vụ của các công ty kiểm toán. Những số liệu thống kê gần đây cho thây đang có hiện tượng tập trung vào các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hay tư vấn thuế với hơn 70% doanh thu của các công ty kiểm toán từ 2 hoạt động này. Tuy nhiên, sự mất cân đối này sẽ là yếu tố tiềm ẩn làm tăng tính hình thức của dịch vụ kiểm toán từ đó làm giảm chất lượng các dịch vụ kiểm toán. • Minh bạch hóa các chi phí kiểm toán. Hiệp hội kiểm toán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có biểu phí kiểm toán từ đó có được sự so sánh và phát hiện các mức phí bất thường. Bản thân các công ty kiểm toán cũng cần minh bạch hóa các chi phí kiểm toán bằng việc lưu giữ và trình bày số liệu về thời gian thực hiện mỗi cuộc kiểm toán và mức phí áp dụng cho khách hàng. Ngoài ra cũng cần cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí kiểm toán như danh tiếng của các hãng kiểm toán, hiệu suất và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán. Như vậy, chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán sẽ được nâng cao. • Cần nghiên cứu và vận dụng một cách hiệu quả, phù hợp các phương pháp kiểm toán, kể cả phương pháp cơ bản và phương pháp kỹ thuật, nhất là các phương pháp thu thập, đánh giá bằng chứng 977
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kiểm toán, các phương pháp phân tích kỹ thuật trong bối cảnh nghề kế toán sử dụng chứng từ điện tử, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ blockchain, điện toán đám mây, kỹ thuật số,… • Đổi mới mô hình đào tạo thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo hướng đào tạo, đồng thời mở rộng và tăng cường số lượng các kỳ thi kế toán viên hành nghề, kế toán viên công chứng, kiểm toán viên. • Củng cố vị thế của các hội nghề nghiệp kế toán – kiểm toán thông qua việc trao thêm trách nhiệm và quyền tự chủ để tổ chức hoạt động theo cách thức giống như các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, từ đó thúc đẩy việc tuân thủ hoàn toàn tư cách thành viên của IFAC. Khi khuôn khổ pháp lý cho phép và các hội khẳng định được năng lực hoạt động, Bộ Tài chính nên từng bước chuyển giao một số trách nhiệm cho Hội nghề nghiệp mới. Để hội nghề nghiệp có thể tuân thủ với nghĩa vụ hội viên và các trách nhiệm khác của hội nghề nghiệp, hội nghề nghiệp ban đầu nên được đặt dưới sự giám sát của Bộ Tài chính (VAASB khi được thành lập). Những trách nhiệm hội nghề nghiệp đảm nhiệm cần có được sự giám sát của Bộ Tài chính (VAASB nếu được thành lập) theo yêu cầu nghĩa vụ hội viên IFAC gồm có: kiểm soát chất lượng hội viên; xử lý khiếu nại và xử phạt hội viên; thông báo với hội viên về các thay đổi chuẩn mực và chuẩn mực mới; đào tạo, phổ biến, nâng cao nhận thức của hội viên về chuẩn mực và tham gia biên soạn chuẩn mực. ➢ Thứ ba, về phía hiệp hội kế toán, kiểm toán viên hành nghề • Các tổ chức nghề nghiệp cần sớm hoàn chỉnh quy trình chi tiết về thủ tục và mẫu biểu thống nhất liên quan đến hành nghề và kiểm soát chất lượng hành nghề, để các công ty thực hiện thống nhất; Hoàn chỉnh và hướng dẫn thống nhất cách chấm điểm trên bảng chấm điểm kiểm soát chất lượng. • Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, không ngừng phát triển các thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán lành mạnh, bền vững; Phát triển các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp. • Thúc đẩy phát triển các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong nước, thực hiện theo hướng từng bước mở rộng và xem xét để chuyển giao các công việc thuộc chức năng quản lý của Nhà nước cho các tổ chức nghề nghiệp (VAA, VACPA), như: Soạn thảo, cập nhật chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tổ chức thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề,... Phấn đấu đến năm 2030, các tổ chức nghề nghiệp của Việt Nam thực sự trở thành tổ chức nghề nghiệp tự quản, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động như các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế khác ➢ Thứ tư, về phía các cơ sở đào tạo • Quá trình đào tạo phải đảm bảo gắn kết giữa lý thuyết với thực tế để học viên khi ra trường có thể đảm nhận một số công việc và có thể giảm thiểu thời gian công sức đào tạo lại. Mặt khác, nội dung đào tạo cần phải tạo cho học viên hình thành và phát huy những kỹ năng cần thiết khác cho công việc kế toán, kiểm toán sau này như: kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc ở nhiều nhóm khác nhau; kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng đạo đức nghề nghiệp… • Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cở đào tạo với các công ty dịch vụ kế toán - kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp. Trao đổi, ứng dụng, kiểm tra những lý luận chuyên môn được học trong trường có thật sự hiệu quả trong công việc không. Tổ chức hội thảo có sự tham gia của các công ty về cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên; mời kiểm toán viên về tham gia giảng dạy những buổi học thực tế cho các lớp chuyên ngành. • Chương trình đào tạo cần được điều chỉnh, xây dựng lại để phù hợp với xu thế phát triển thế giới, chuẩn bị cho việc áp dụng chuẩn mực theo IFRS trong những năm tới./. 978
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc hội (2011), Luật kiểm toán độc lập Số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011; [2] Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Ban hành ngày 20/11/2015; [3] Chính phủ (2004), Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật kế toán 2003; [4] Chính phủ (2013), Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; [5] Chính phủ (2016), Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 qui định chi tiết một số điều của Luật kế toán 2015; [6] Bộ Tài chính (2001 đến 2006), Quyết định ban hành và các Thông tư hướng dẫn 26 CMKT Việt Nam; [7] Bộ Tài chính (2015), Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; [8] Mai Thị Hoàng Minh (2010), “Kế toán và dịch vụ kế toán Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; [9] Ths. Đinh Thị Thùy Liên (2018), “Phát triển thị trường dịch vụ kế toán- kiểm toán Việt Nam: Thực trạng và đề xuất”; [10] PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt và PGS.TS.Chúc Anh Tú (2011) Đề tài KH cấp Bộ “Giải pháp phát triển dịch vụ kế toán ở Việt nam trong điều kiện hiện nay”, [11] TS. Vũ Thị Phương Liên và PGS. TS. Trần Văn Hợi (2019) Đề tài KH cấp Bộ “Hoàn thiện thể chế thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [12] http://www.mof.org.vn/ [13] http://www.ifac.org [14] http://www.vacpa.org.vn [15] Bank, W. (2013). “The study on accountancy market and professions in Poland”; [16] Beattie, V., Fearnley, S. & Hines, T., (2020), “Factors Affecting Audit Quality in the 2007 UK Regulatory Environment”, Accounting and Business Research, 43 (1), 56; [17] Kevin P. McMeeking, (2007), Competition in the UK accounting services market, Managerial Auditing Journal, Vol. 22 Iss 2; [18] Lennox, C. S., “Audit Quality and Auditor Size: An Evaluation of Reputation and DeepPockets Hypotheses”, Journal of Business Finance & Accounting, 26 (1999) 7; [19] Lin, H. L. & Yen, A. R., (2010) “The effects of IFRS adoption on audit fees for listed companies in China”, Illinois International Accounting Symposium, Taipei, June. [20] Raj Gnanarajah, Analyst in Financial Economics (2017) “Accounting and Auditing Regulatory Structure: U.S. and International”; [21] Shun J., In T., Sun M..(2017). Improving Sustainability through a dual. Sustainability 2018, 10, 137; doi:10.3390/su10010137; 979
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2