intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán trong quá trình hội nhập

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán trong quá trình hội nhập" thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ kế toán, cụ thể các yếu tố sau: Cơ sở pháp lý dịch vụ kế toán; nguồn nhân lực; công nghệ hỗ trợ thực hiện kế toán; hoạt động của hội nghề nghiệp kế toán, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán trong quá trình hội nhập

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP IMPROVING THE QUALITY OF ACCOUNTING SERVICES IN THE INTEGRATING PROCESS ThS. Vũ Thị Phương Thảo, ThS. Huỳnh Thị Thuý Phượng Trường Đại Học Lao Động - Xã Hội CS2 Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của công nghệ số hiện nay, để phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, đây là một ngành không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, Thủ tướng chính phủ đã ban hành đề án Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm mục tiêu kế toán Việt Nam có thể thay đổi kịp thời và phát triển phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Vậy các doanh nghiệp (DN) dịch vụ kế toán phải làm gì để có thể phát triển và đứng vững trong nền kinh tế số này. Bài viết thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ kế toán, cụ thể các yếu tố sau: Cơ sở pháp lý dịch vụ kế toán; nguồn nhân lực; công nghệ hỗ trợ thực hiện kế toán; hoạt động của hội nghề nghiệp kế toán, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán. Từ khóa: kế toán, dịch vụ kế toán, chất lượng dịch vụ kế toán, hội nhập ABSTRACT In the context of the current integration and development of digital technology, in order to develop and integrate into the international economy, especially in the field of accounting services, this is an indispensable industry of the market economy. The Prime Minister has promulgated a project on the Strategy for Accounting and Auditing Development to 2020, with a Vision to 2030, target is that Vietnamese accounting can timely change and develop in accordance with international accounting. So, what must accounting service businesses do to be able to develop in this digital economy? The article analyzes the factors affecting the quality of accounting services, specifically the following factors: Legal basis for accounting services; Human Resources; technology to support accounting implementation; activities of the accounting professional association, thereby proposing solutions to improve the quality of accounting services. Keywords: accounting, accounting services, quality of accounting services, integration 1. Đặt vấn đề Hiện nay kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng trong lĩnh vực và ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động. Đặc biệt, lĩnh vực dịch vụ kế toán hiện nay được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đặt ra các mục tiêu về chất lượng cung cấp dịch vụ vì đây là ngành nghề mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều. Trong giai đoạn hội nhập 366
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 càng sâu và rộng của các lĩnh vực như hiện nay thì việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt về chất lượng và giá thành sản phẩm, dịch vụ cung cấp nên nhiều doanh nghiệp có xu hướng chọn lựa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán vừa có chuyên môn chuyên nghiệp vừa cắt giảm được chi phí tăng được khả năng cạnh tranh. Vậy để lĩnh vực dịch vụ kế toán Việt Nam có thể nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp dịch vụ kế toán trong khu vực thì phải chú trọng đến các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ như: Cơ sở pháp lý dịch vụ kế toán; nguồn nhân lực; công nghệ hỗ trợ thực hiện kế toán; hoạt động của hội nghề nghiệp kế toán…. 2. Phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ kế toán 2.1. Cơ sở pháp lý dịch vụ kế toán Quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới Việt Nam cũng đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán. Nền kinh tế nước ta muốn thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư thì cần xây dựng một hệ thống pháp luật kế toán với đầy đủ cơ sở pháp lý phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và có thể đáp ứng được với thông lệ quốc tế để hội nhập. Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước cải thiện hành lang pháp lý về kế toán, tạo điều kiện cho kế toán trở thành một công cụ quản lý tài chính của doanh nghiệp trong và ngoài nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp…cụ thể: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được bộ tài chính ban hành thông qua 5 đợt bằng 5 quyết định và các thông tư hướng dẫn thực hiện từ năm 2001 đến 2005; Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014; Thông tư 133/2016-TT- BTC ngày 26/08/2016; Quốc hội ban hành luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 hiệu lực ngày 01/01/2017; … Thông tư 200/2014/TT-BTC được xây dựng trên cơ sở tôn trọng bản chất hơn hình thức, chế độ kế toán linh hoạt trên tinh thần trao cho doanh nghiệp quyền quyết định nhiều hơn trong tổ chức công tác kế toán. Chế độ kế toán theo thông tư 200 đã cập nhật tối đa các chuẩn mực kế toán quốc tế trên nguyên tắc không trái với luật kế toán Việt Nam, thiết kế lại toàn bộ các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế. Luật kế toán số 88/2015/QH13 nêu rõ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giúp cho các doanh nghiệp nắm rõ được các quy định hành nghề thông qua các điều trong luật cụ thể: ‫ ־‬Điều 58: Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán ‫ ־‬Điều 59: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán ‫ ־‬Điều 60: Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán ‫ ־‬Điều 65: Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán Trên đây là những cơ sở pháp lý hiện nay để các kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, cơ quan thuế, hội nghề nghiệp …. áp dụng. Bên cạnh đó cũng bộc lộ một số nhược điểm trong việc xây dựng cơ sở pháp lý trên như: ‫ ־‬Việc ban hành các văn bản lại chưa đồng bộ, nhất quán như: Các văn bản ban hành về thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử: Theo khoản 2 điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP: Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của nghị định này thực hiện xong với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế… chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020. Theo luật số: 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 điều 151: Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử 367
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022. Thông tư 200/2014/TT-BTC: Tại điều 81 có quy định tài khoản (TK)TK 521 có 3 TK cấp 2: TK 5211: Chiết khấu thương mại TK 5212: Hàng bán bị trả lại TK 5213: Giảm giá hàng bán Trong khi đó PL1: Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo TT200/2014/TT-BTC lại quy định: TK 5211: Chiết khấu thương mại TK 5212: Giảm giá hàng bán TK 5213: Hàng bán bị trả lại ‫ ־‬Một số điều trong văn bản quy định vẫn khó thực hiện trong thực tiễn. Trong TT200 có quy định TK 153 mở thêm TK cấp 2: TK 1534 - Thiết bị phụ tùng thay thế: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại thiết bị, phụ tùng thay thế không đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trị giá của thiết bị, phụ tùng thay thế khi xuất dùng được ngay một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh nếu được sử dụng như công cụ dụng cụ. Việc tách giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế khỏi giá trị tài sản cố định là phù hợp với thông lệ và hội nhập kế toán quốc tế tuy nhiên công việc xác định thiết bị phụ tùng thay thế có giá trị là bao nhiêu thì không dễ dàng đối với người làm công tác kế toán. Ngoài ra việc theo dõi riêng trị giá trên TK 1534 gây phức tạp cho việc quản lý sổ sách kế toán như phải theo dõi chi tiết trong khi trị giá của thiết bị phụ tùng thay thế có thể không lớn. ‫ ־‬Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)/ chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) Sự khác biệt được thể hiện trong việc lập báo cáo tài chính về các chỉ tiêu: mục đích BCTC, ghi nhận các yếu tố của BCTC, kỳ báo cáo, hệ thống BCTC…. 2.2. Nguồn nhân lực Có thể nói, ngoài môi trường pháp lý thì trình độ chuyên môn và khả năng tư vấn của nhân viên kế toán cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán cung cấp. Theo đánh giá của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, trong những năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực kế toán được cải thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN bắt đầu triển khai việc tiến tới thừa nhận chứng chỉ hành nghề giữa các quốc gia, tạo thách thức lớn đối với kế toán Việt Nam chính là vấn đề đào tạo, cập nhật các chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực kế toán viên. Trình độ chuyên môn và lực lượng của nhân viên kế toán là một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam trước thềm hội nhập. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hành nghề vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. So với trình độ của các nhân viên làm tại các công ty nước ngoài thì trình độ chuyên môn của đội ngũ hành nghề dịch vụ kế toán chưa phù hợp yêu cầu và còn thấp . Một số kế toán viên cung cấp dịch vụ kế toán chưa cập nhật kiến thức, trao đổi thông tin giữa các hội viên hành nghề chưa thường xuyên, chưa thực hiện đầy đủ quy định của chuẩn mực đạo đức nghề 368
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghiệp mà đang đặt lợi ích kinh tế cao hơn đạo đức nghề nghiệp. Theo thống kê của TS. Vũ Đức Chính (Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán-Kiểm toán, Bộ Tài chính), Số lượng người có chứng chỉ kế toán viên cho đến tháng 12/2020 là 1.091 người, trong đó có 350 người đang làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, chiếm 32% số người có chứng chỉ kế toán viên [8]. Như vậy, tính đến thời điểm tháng 12/2020, số lượng người hành nghề kế toán có chứng chỉ kế toán viên tương đối ít. Đồng thời, các kế toán viên ở Việt Nam tuy thông thạo về chuyên môn, hiểu biết và áp dụng tốt các quy định, quy tắc, chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn dừng ở chức năng thu thập xử lý thông tin, hoặc dừng lại ở việc nhập liệu kế toán, phục vụ cho nhu cầu báo cáo thuế, một số kế toán viên dịch vụ vẫn chưa hình thành chức năng tư vấn cho các nhà quản trị, quản lý kinh doanh, chưa quản lý được sự thay đổi trong các tình huống phức tạp và có tính cạnh tranh cao ở môi trường kinh doanh quốc tế. Ý thức tuân thủ pháp luật kế toán trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp của kế toán viên và doanh nghiệp dịch vụ kế toán vẫn còn hạn chế, dẫn đến vai trò truyền đạt và thông tin của Báo cáo tài chính còn hạn chế. 2.3. Công nghệ hỗ trợ thực hiện kế toán Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ kế toán còn phụ thuộc vào công nghệ, công cụ hỗ trợ thực hiện kế toán: đó là các phương tiện vật chất; trang thiết bị. Công nghệ là yếu tố luôn luôn biến động, đòi hỏi phải đổi mới và cập nhật liên tục. Do vậy, sự nhanh nhạy; thích ứng của nhân viên kế toán làm dịch vụ cũng như doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ kế toán. Kỹ năng xử lý các nghiệp vụ kế toán được thực hiện thay đổi khác nhau qua thời gian từ việc ghi chép sổ sách kế toán bằng tay sau đó cùng với công nghệ thông tin thay đổi thì việc ghi chép xử lý nghiệp vụ kế toán đã được thực hiện trên máy tính với phần mềm excel. Hiện nay, với sự phát triển mạnh của công nghệ giúp cho người làm kế toán đã xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên phần mềm kế toán nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, số liệu và báo cáo được kết xuất dễ dàng, nhanh chóng và tính chính xác cao. Ở Việt Nam, các phần mềm kế toán được lựa chọn sử dụng phổ biến hiện nay gồm: Misa, Fast, 3T Soft, Vacom… mỗi phần mềm sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn phần mềm phù hợp. Bên cạnh đó, công việc của kế toán thuế cũng có nhiều thay đổi do sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc kê khai thuế bằng phương thức trực tiếp đã được chuyển qua kê khai thuế qua mạng từ năm 2013 khi luật thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 hiệu lực ngày 01/07/2013. Đây là hình thức kê khai thuế bằng giao dịch điện tử giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp. Với hình thức này tổng cục thuế đã triển khai phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK miễn phí. Tuy nhiên phần mềm thường xuyên được nâng cấp nên người sử dụng gặp khó khăn về vấn đề cài đặt, lỗi HTKK tự thoát, lỗi font chữ… 2.4. Hoạt động của hội nghề nghiệp kế toán Hội kế toán hành nghề Việt Nam là một hội nghề nghiệp chuyên nghiệp của các cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ tài chính cấp đang hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán và các tổ chức kế toán, kiểm toán độc lập đang hoạt động tại Việt Nam. Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng vì lợi ích và uy tín nghề nghiệp. Hội hoạt động với mục đích giúp đỡ các cá nhân, tổ chức hành nghề đang cung cấp dịch vụ kế toán phát triển được nghề nghiệp kế toán, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao 369
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chất lượng dịch vụ cung cấp. Hội nghề nghiệp còn tham gia xây dựng, sửa đổi các chính sách trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế… Tuy nhiên trong hoạt động của hội còn tồn tại một số hạn chế làm cho chất lượng dịch vụ kế toán chưa được phát triển hoàn thiện như: Một là, Hội chưa quản lý được tất cả các cá nhân, công ty hành nghề dịch vụ kế toán do những người người hành nghề kế toán chưa thấy được vai trò của hội giúp họ phát triển được chuyên môn nghề nghiệp, hội chưa thể hiện được sự uy tín của các cá nhân, đơn vị hành nghề mà hội quản lý để giúp cho các DN có thể gia tăng khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán và ngược lại các DN sử dụng dịch vụ kế toán cũng an tâm về chất lượng của dịch vụ được cung cấp. Hai là, Hội chưa kiểm tra giám sát chặt chẽ các cá nhân, đơn vị hành nghề chưa đủ điều kiện về chuyên môn, chứng chỉ… các cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ này có thể cung cấp chất lượng dịch vụ kế toán kém hiệu quả ảnh hưởng đến uy tín của các cá nhân, đơn vị hành nghề đủ điều kiện, đúng theo quy định. Ba là, Hội chưa xây dựng được bộ phận tư vấn chuyên môn giúp cho cá nhân, đơn vị hành nghề xử lý được các vướng mắc chuyên môn nghề nghiệp trong thực tế. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán 3.1. Cơ sở pháp lý dịch vụ kế toán Để nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán thì việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam nhưng phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Đặc biệt, các văn bản ban hành phải đảm bảo được tính đồng bộ, nhất quán với nhau. Nội dung trong văn bản phải có sự thống nhất xuyên suốt cho đến nội dung trong các phần phụ lục. Khi ban hành văn bản pháp lý cần có sự nghiên cứu, khảo sát kỹ, cụ thể khả năng thực hiện trong thực tiễn khi văn bản có hiệu lực thi hành. Trong thời gian qua có nhiều văn bản được ban hành hiệu lực trong một thời gian thì phát hiện có một số điều, điểm quy định không thể áp dụng được trong thực tế nên ban hành các văn bản bổ sung. Điều này cũng làm cho các cá nhân, đơn vị hành nghề gặp khó khăn trong việc áp dụng các quy định dẫn đến ảnh hưởng chất lượng dịch vụ kế toán. Trong quá trình hội nhập quốc tế bộ tài chính cần nghiên cứu kỹ các chuẩn mực kế toán Việt Nam còn có những khác biệt nào so với chuẩn mực quốc tế. Từ đó nghiên cứu điều kiện tình hình cụ thể trong nước, quốc tế để điều chỉnh các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng đáp ứng được cả điều kiện thực hiện trong nước và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế giúp cho tăng khả năng cạnh tranh của các DN dịch vụ kế toán trong nước với các DN dịch vụ kế toán nước ngoài. 3.2. Nguồn nhân lực Việt Nam hiện là một trong những thành viên chính thức của Liên đoàn kế toán Quốc tế và Hiệp hội kế toán quốc gia ASEAN, do đó, kế toán không còn mang tính quốc gia nữa, mà còn phải được áp dụng, trình bày theo nguyên tắc, thông lệ quốc tế. Hơn nữa, Bộ tài chính đang có đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) lộ trình từ năm 2021-2030. Rõ ràng trong bối cảnh hội nhập như vậy, nghề kế toán phải hình thành đội ngũ kế toán chuyên nghiệp trong thị trường dịch vụ kế toán. Các nhân viên dịch vụ kế toán chuyên nghiệp cần có những chẩm chất như: năng lực chuyên môn: có sự hiểu biết sâu về thông lệ kế toán quốc tế, chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), có kỹ năng kỹ thuật số: biết quản trị phần mềm, tiếp nhận và khai thác dữ liệu, bảo mật thông tin. Thay đổi nhận thức về kế toán, nhận thức mới về chức năng kế toán là 370
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thêm chức năng tư vấn thay vì chỉ hạch toán, ghi chép báo cáo thuế. Các kế toán viên không chỉ đơn thuần là nhân viên ghi chép nghiệp vụ kế toán nữa mà phải là một chuyên gia kế toán có kiến thức toàn diện về kinh tế, tài chính kế toán, có kỹ năng sáng tạo, phân tích, quản trị kinh doanh và thích ứng với sự thay đổi. Vì vậy các nhân viên dịch vụ kế toán cần phải chú trọng cập nhật kiến thức cho bản thân, không chỉ là kiến thức về kế toán mà còn có kiến thức về kinh tế ứng dụng, phải hiểu về kinh tế, tài chính, đặc biệt là có năng lực phát hiện vấn đề, biết tư duy phản biện, kỹ năng tư vấn, thuyết phục để làm sao khách hàng sử dụng dịch vụ hiểu được nghề kế toán, hiểu được thông tin mà kế toán truyền cho họ từ đó chấp nhận những gì mà kế toán tư vấn. Đồng thời, các nhân viên kế toán cũng phải thường xuyên kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm để không ngừng đề cao năng lực, trách nhiệm cá nhân của người hành nghề dịch vụ kế toán. Bên cạnh đó, ngoại ngữ phải đặc biệt quan tâm thì mới đáp ứng được yêu cầu gia nhập kế toán khu vực, quốc tế. Cũng như quan tâm việc học và thi lấy chứng chỉ CPA, để có được các kiến thức và kỹ năng theo đúng yêu cầu của Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC và ASEAN , để được công nhận trong khu vực và quốc tế. 3.3. Công nghệ hỗ trợ thực hiện kế toán Để tận dụng các thành tựu đáng kể của cuộc CMCN 4.0, ngành Kế toán dịch vụ cần tiếp tục đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại: Thứ nhất, Intrernet kết nối vạn vật, đây là cơ hội quý báu cho việc tiến hành các công tác kế toán, cho việc tiến hành thu thập, xử lý các dữ liệu và truyền đạt thông tin. Thứ hai, điện toán đám mây, sử dụng công cụ này hỗ trợ cho kế toán lưu giữ và truyền đạt thông tin kế toán. Thứ ba, ứng dụng Blockchain và big data: giúp truyền đạt khối thông tin chứ không phải là thông tin riêng rẽ, ứng dụng Blockchain có thể giúp bảo mật thông tin kế toán, bằng cách tạo ra một sổ cái duy nhất trên một mạng lưới máy tính; kế toán dịch vụ, ngân hàng và cơ quan thuế sẽ ghi chép và chia sẻ thông tin. Khi bất kỳ người nào thêm thông tin, sổ cái sẽ tự động xác minh và điều chỉnh dữ liệu. Mỗi bên có liên quan không cần duy trì sổ cái riêng của họ, nhờ đó các kế toán viên sẽ không phải thực hiện tất cả việc xử lý và điều chỉnh giao dịch, giảm thời gian cho việc điều chỉnh rất nhiều. Thứ tư, tự động hóa nhờ trí tuệ nhân tạo: ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể giúp tự động hóa việc nhập chứng từ, hạch toán kế toán, kết nối với cơ quan thuế để gửi báo cáo thuế và các ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán, nhận sao kê, đối chiếu với ngân hàng hoàn toàn trên phần mềm. Việc tự động hóa này có thể giúp một kế toán dịch vụ có thể làm kế toán cho vài chục đến cả trăm khách hàng là các doanh nghiệp siêu nhỏ trong một tháng. Thứ năm, tổng cục thuế khi nâng cấp phần mềm kê khai thuế HTKK nên chú ý hạn chế các lỗi về cài đặt phần mềm, phần mềm tự thoát, lỗi font chữ…. để tránh mất dữ liệu cho người dùng. 3.4. Hoạt động hội nghề nghiệp kế toán Hội cần có các hoạt động tuyên truyền cho cá nhân, đơn vị hành nghề kế toán thấy được các lợi ích khi tham gia hội như: được cung cấp các thông tin liên quan đến nghề nghiệp, được bảo vệ quyền lợi, được nâng cao uy tín và được giới thiệu thông tin lên web chung của hội để các DN có nhu cầu được cung cấp dịch vụ có thể lựa chọn từ đó gia tăng khách hàng, doanh thu tăng. Nếu hội có được hoạt động như vậy sẽ có thêm nhiều cá nhân, doanh nghiệp hành nghề kế toán tự nguyện tham gia vào hội, hội sẽ dễ dàng quản lý được chất lượng dịch vụ từ cá nhân, đơn vị cung 371
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cấp và nâng cao được uy tín, chất lượng dịch vụ kế toán của Việt Nam trên thị trường thế giới. Hội cần xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ các cá nhân, đơn vị hành nghề kế toán để phát hiện kịp thời những cá nhân, đơn vị chưa đủ điều kiện hành nghề. Từ đó có hướng dẫn để cá nhân, doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện các điều kiện còn thiếu để đăng ký hành nghề tăng thêm được các doanh nghiệp hành nghề đúng quy định, kiểm soát được chất lượng dịch vụ kế toán. Hội cần xây dựng một bộ phận tư vấn chuyên môn, chính sách, chế độ về kế toán, thuế, … để hỗ trợ các cá nhân, đơn vị dịch vụ kế toán xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình cung cấp dịch vụ. Bộ phận này có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn các quy định mới về kế toán, thuế…. cho các cá nhân, doanh nghiệp đang hành nghề kế toán giúp cho dịch vụ kế toán luôn tuân thủ đúng quy định và chất lượng cao. 5. Kết luận Dịch vụ kế toán hiện nay đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, chất lượng không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, để nâng tầm phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định vị thế của mình với các quốc gia khác thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt biệt là chú trọng đến các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ như: Cơ sở pháp lý dịch vụ kế toán; nguồn nhân lực; công nghệ hỗ trợ thực hiện kế toán; hoạt động của hội nghề nghiệp kế toán…Và phải được sự kết hợp đồng bộ của các nhân tố như: nhân viên kế toán dịch vụ, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng kế toán dịch vụ và các cơ quan quản lý, hiệp hội nghề nghiệp liên quan với các chiến lược toàn diện, cụ thể để ngành dịch vụ kế toán Việt Nam có thể khẳng định được vị trí trong nền kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, năm 2001 [2] Bộ tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 [3] Chính phủ, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, ngày 12/09/2018 [4] Quốc hội, Luật kế toán số 38/2019/QH14, ngày 13/06/2019 [5] Quốc hội, Luật thuế số 21/2012/QH13, ngày 20/11/2012 [6] Đào Ngọc Hà. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán của Việt Nam. Truy xuất từ https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/giai-phap-nang-cao-chat-luong-dich-vu-ke- toan-cua-viet-nam/ [7] Nguyễn Thị Cúc (2020, ngày 02 tháng 06). Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến ngành Kế toán - Kiểm toán. Truy xuất từ http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cach-mang- cong-nghiep-40-va-nhung-tac-dong-den-nganh-ke-toan-kiem-toan-72125.htm [8] Trịnh Lê Tân, Đào Thị Đài Trang (2018, ngày 1 tháng 04). Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong lập và trình bày báo cáo tài chính. Truy xuất từ https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chuan-muc-ke-toan-viet-nam-va-quoc-te-trong- lap-va-trinh-bay-bao-cao-tai-chinh-137443.html [9] Vũ Đức Chính (2021, ngày 27 tháng 2). Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Truy xuất từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nang-cao-chat-luong-dich-vu-ke- toan-kiem-toan-332186.html 372
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1