intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán trong bối cảnh hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết "Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán trong bối cảnh hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" tìm hiểu, phân tích thực trạng về dịch vụ kế toán – kiểm toán hiện nay, đồng thời trình bày những cơ hội, thách thức mà lĩnh vực này phải đối mặt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán trong thời cách mạng công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán trong bối cảnh hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 IMPROVING THE QUALITY OF ACCOUNTING AND AUDITING SERVICES IN THE CONTEXT OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION ThS. Lê Nguyễn Nguyên Nguyên Trường Đại học Tài chính Kế toán Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam hiện nay đã không ngừng được cải thiện về chất lượng dịch vụ để khẳng định được vị trí trong nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 hiện nay, vai trò của hoạt động kế toán và kiểm toán có nhiều thay đổi và ảnh hưởng đến chất lượng của các dịch vụ kế toán – kiểm toán của Việt Nam hiện nay. Nội dung bài viết này tìm hiểu, phân tích thực trạng về dịch vụ kế toán – kiểm toán hiện nay, đồng thời trình bày những cơ hội, thách thức mà lĩnh vực này phải đối mặt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán trong thời cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, dịch vụ kế toán – kiểm toán ABSTRACT Accounting and auditing services in Vietnam have constantly improved to assert the place in the national economy. However, in the context of the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), the roles of accounting and auditing activities have changed, which have an impact on the quality of accounting and auditing services. The aim of this article is to analyze and understand the current situation of accounting and auditing services in Việt Nam. It also indicates opportunities and challenges that this sector is facing in the context of Industry 4.0. Finally, this article suggests some solutions to improve the quality of accounting –and auditing services in the context of Industry 4.0. Keywords: Industrial revolution, accounting auditing services 1. Giới thiệu Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 tạo ra nhiều cơ hội cho nghề kế toán, kiểm toán của Việt Nam nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, có tính cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong đó, một số vị trí công việc truyền thống của nghề kế toán, kiểm toán sẽ biến mất, ngành nghề bị mai một dần. Ứng dụng Robot thông minh, trí tuệ nhân tạo, máy học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, các hệ thống tự động nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu… đã thay thế dần nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Cùng với đó, các kỹ thuật, phương pháp truyền thống dần được thay thế bằng các kỹ thuật, 1236
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phương pháp mới phù hợp với hạ tầng công nghệ thông tin mà DN sử dụng. CMCN 4.0 đòi hỏi các kế toán viên, kiểm toán viên phải kiểm soát được toàn bộ các hệ thống tự động đó, hiểu rõ có những thủ tục kiểm soát nào đã được đặt sẵn trong hệ thống và còn thiếu những chốt kiểm soát nào, quy trình tự động nào là không phù hợp với thực tế hoạt động tại DN cần phải cải tiến, các thủ thuật nào được sử dụng trong hệ thống để biến đổi, thao túng số liệu trong hệ thống... Sự phát triển ngày càng đa dạng và có chiều sâu của các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán đã đóng góp tích cực vào công cuộc huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế. Mặt khác, sự phát triển của các loại hình dịch vụ này góp phần nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động kinh tế, góp phần đảm bảo sự lành mạnh và an ninh trong hệ thống tài chính quốc gia. Việc phát triển dịch vụ kế toán – kiểm toán được rất nhiều tác giả thực hiện và công bố trên nhiều công trình nghiên cứu chẳng hạn như của tác giả Hugh A.Adams (2005) “Hội nhập với các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế”, Đinh Thị Thủy (2014) “Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam”, Trần Quốc Thịnh (2014) “Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế”, Nguyễn Thành Trung (2014) “Những giải pháp hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán ở Việt Nam”, Nguyễn Thị Nguyệt (2014) “Đánh giá về sự phát triển của thị trường dịch vụ kế toán ở Việt Nam hiện nay” đã đánh giá thực trạng, chất lượng dịch vụ kế toán như dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ ghi sổ kế toán, giải pháp nâng cao trình độ nhân viên, cơ quan quản lý Nhà nước hay các nguyên tắc, định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính. Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu phân tích thực trạng, cơ hội thách thức Việt Nam phát triển dịch vụ kế toán - kiểm toán trong bối cảnh CMCN 4.0. Các công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới cũng như tại Việt Nam có liên quan đến bài viết còn khá ít ỏi, việc nghiên cứu còn mang tính chung chung, nhỏ lẻ, các tác giả đã tiếp cận theo nhiều cách, phương pháp nghiên cứu khác nhau để đánh giá chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán. Vì vậy, với bối cảnh, đặc thù tại Việt Nam đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán của Việt Nam là cần thiết và cấp bách. Nội dung của bài viết gồm 3 phần: (1) Thực trạng về chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam; (2) Những cơ hội, thách thức về chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam; (3) Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam. Đặc biệt, bài viết đi sâu nghiên cứu dịch vụ kiểm toán. 2. Thực trạng về chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam 2.1. Những thành công trong dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam Thứ nhất, thành công về mặt số lượng trong dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam Sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện chính thức của thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán ở nước ta là sự ra đời của hai công ty cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam: Công ty kiểm toán Việt Nam - VACO (Nay là Deloitte Việt Nam) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC được thành lập ngày 13 tháng 5 năm 1991. Về năng lực cung cấp hàng hóa thị trường kiểm toán theo số liệu của Bộ Tài chính (2019) công bố, trên toàn 1237
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quốc có 191 công ty kiểm toán, trong đó có 2 công ty 100% vốn nước ngoài; 9 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 180 công ty có 100% vốn trong nước (là những DNNVV). Số người có chứng chỉ kiểm toán viên (KTV) Việt Nam làm việc trong các công ty kiểm toán là 3.784 người, tăng 8,17% so với năm 2017 (2.083 người), trong đó có 2.160 người Việt Nam và 27 người nước ngoài. Số KTV hành nghề (đủ điều kiện ký báo cáo kiểm toán) là 2.037 người, chiếm khoảng 40% tổng số người được cấp chứng chỉ KTV đến nay (5.080 người). Đây là một sự vượt bậc của ngành dịch vụ này. Trong số các công ty kế toán, kiểm toán được Bộ Tài chính cho phép kiểm toán tại các doanh nghiệp thì có khá nhiều công ty được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy chấp thuận kiểm toán các công ty chứng khoán, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thứ hai, thành công về mặt chất lượng trong dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam Hiện nay có 4 công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là: Công ty KPMG, PWC, Grant Thornton, Ernst&Young với tổng doanh thu năm 2019 là 6.482 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ năm trước (Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính và VACPA, AASC) và gần 10 công ty kiểm toán, tư vấn tài chính của Việt Nam được các công ty kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên như: Deloitte Viet Nam, A&C, U&I, UHY, ACPA, ACA Group, AC&C, Vietauditor, DTL,.. trong đó Ernst&Young Viet Nam đạt doanh thu lớn nhất 960,7 tỷ đồng trong năm 2019 (Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính và VACPA, AASC), thể hiện sự cố gắng của các công ty có chất lượng về dịch vụ kế toán - kiểm toán cũng như sự chấp nhận của thị trường ngày càng rộng hơn đối với loại hình dịch vụ này. Sự hiện diện của các công ty kiểm toán này tại Việt Nam đã thúc đẩy quá trình cạnh tranh hơn nữa giữa các công ty kiểm toán, buộc tất cả các công ty đều phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán tại Việt Nam, bước đầu đã khẳng định vị thế của các công ty kiểm toán Việt Nam trên trường quốc tế. 2.2. Những tồn tại của dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam Thứ nhất, các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán còn thiếu và yếu Sức cạnh tranh của đa số các công ty kế toán - kiểm toán yếu. Ngoài một số ít công ty kiểm toán tư vấn tài chính là thành viên Hãng quốc tế và 100% vốn nước ngoài, thì đa số các công ty còn lại chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Ngay cả các công ty kiểm toán, tư vấn lớn ở nước ta vẫn chưa theo kịp trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ của thế giới. Số lượng các công ty cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán đã tăng nhanh, đặc biệt là sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự hạn chế về quy mô, kể cả vốn điều lệ đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các công ty, đặc biệt là các công ty của Việt Nam. Trong số các công ty dịch vụ kiểm toán được công nhận năm 2019 tại Việt nam, có một số công ty còn hạn chế về số lượng khách hàng được thể hiện ở bảng 1 như sau: Bảng 1: Bảng tổng hợp công ty có số lượng khách hàng kiểm toán Tên công ty Số lượng khách hàng Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Hà Nội 19 Công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương 37 Nguồn: Bộ tài chính và VACPA, AASA Chất lượng các dịch vụ kế toán - kiểm toán do chưa được kiểm soát, do chạy đua về giá nên 1238
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chưa thực sự đồng đều. Theo số liệu của hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA, tính đến năm 2019), hiện đang có 11.056 nhân viên chuyên nghiệp tham gia làm việc trong lĩnh vực này, trong đó đứng đầu là các công ty Big 4 (chiếm 28,53% số lượng nhân viên chuyên nghiệp toàn ngành). Tuy nhiên, tỷ lệ kiểm toán viên hành nghề tại các công ty Big 4 chỉ chiếm khoảng 14,27% số lượng kiểm toán viên hành nghề toàn ngành. Trong số 11.056 người là nhân viên chuyên nghiệp, 2.083 người có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam, trong đó có 2.056 người Việt Nam và 27 người nước ngoài. Số kiểm toán viên đủ điều kiện ký báo cáo kiểm toán là 1.948 người. Ngoài ra, tỷ trọng nhân viên chuyên nghiệp trên toàn ngành của một số Công ty kiểm toán còn rất thấp được thống kê ở bảng 3 như sau theo nguồn thông tin từ VACPA. Bảng 2: Bảng tổng hợp công ty có tỷ trọng nhân viên chuyên nghiệp trên toàn ngành Tỷ trọng nhân viên Tên công ty chuyên nghiệp trên toàn ngành Công ty TNHH Mazars Việt nam 1,37% Công ty TNHH Mazars Kiểm toán và thẩm định giá Thăng Long-TDK 1,54% Công ty TNHH Grant Thomton (Việt Nam) 1,92% Nguồn: Bộ Tài chính và VACPA, AASC) Thứ hai, đội ngũ kế toán, kiểm toán còn yếu và văn bản pháp luật chưa đồng b Đội ngũ chuyên gia kế toán thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trong khi công tác đào tạo cán bộ hầu như chỉ được quan tâm ở một số công ty lớn, còn ở các công ty nhỏ thì rất ít được đề cập đến do hạn chế về kinh phí, thời gian và chuyên gia giỏi. Mặc dù số lượng người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên (KTV) tăng lên trong các năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng KTV hành nghề hiện nay vẫn thiếu so với nhu cầu do có khoảng gần 1.500 người có chứng chỉ kiểm toán viên không đăng ký hành nghề kiểm toán. Số lượng người có bằng đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán ngày càng tăng. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo lại thấp. Nguyên nhân là do các trường chậm đổi mới chương trình đào tạo và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Số lượng người Việt Nam có chứng chỉ kiểm toán quốc tế ACCA còn hạn chế, hơn nữa số lượng hội viên ACCA ở Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ 800 người, rất thấp so với Singapore (8.000), Malaysia (11.000), Hồng Kông (18.000), (Nguồn ACCA, CPA Úc). Mặt khác, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực trung cao cấp ngành tài chính của Việt Nam sẽ ngày càng tăng nhanh. Các văn bản pháp lý thiếu sự thống nhất, đồng bộ, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán chưa hoàn thiện, thiếu những quy định pháp luật cần thiết để kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán. Thứ ba, các loại hình dịch vụ kế toán - kiểm toán kém đa dạng Hệ thống các dịch vụ kế toán - kiểm toán được hình thành hơn 25 năm qua. Hiện đã có 150 doanh nghiệp kiểm toán, hơn 120 doanh nghiệp dịch vụ kế toán và khoảng hơn 5.000 kế toán, kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề (chiếm 2% trong tổng số 196 nghìn kế toán viên, kiểm toán viên toàn khu vực ASEAN). Tuy nhiên số lượng người Việt Nam có chứng chỉ kiểm toán quốc tế ACCA còn rất hạn chế, hơn nữa số lượng hội viên ACCA ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, chỉ 800 người, rất thấp so với nhu cầu chung của thị trường, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công 1239
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghiệp 4.0 hiện nay. Thực tế cho thấy tỷ trọng cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán báo cáo tài chính vẫn chiếm số lượng khá cao. Các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế còn thấp, đặc biệt là khối các doanh nghiệp trong nước được thể hiện thông qua thống kê tỷ lệ doanh thu theo loại hình dịch vụ (Bảng 3) của các công ty kiểm toán như sau: Bảng 3: Tỷ lệ doanh thu theo loại hình dịch vụ của các công ty kiểm toán Doanh thu dịch vụ kiểm toán BCTC 39% Doanh thu dịch vụ soát xét BCTC 3% Doanh thu dịch vụ tư vấn Thuế 16,1% Doanh thu dịch vụ thẩm định giá 2,1% Doanh thu dịch vụ tư vấn khác 14,9 Doanh thu dịch vụ kiểm toán BCQTDAHT 19,2% Doanh thu dịch vụ khác 5,6% Nguồn: VACPA, 2019 Mặt khác, các công ty cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán đang tập trung hoạt động ở một số thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tại các địa phương khác tuy có chi nhánh nhưng phân bố không đều. Hơn nữa xét trên toàn ngành thì hầu như ngành dịch vụ kế toán - kiểm toán chưa mang lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, hiệu suất bình quân tình theo doanh thu/mỗi nhân viên chuyên nghiệp của các Công ty kiểm toàn chưa cao, đặc biệt hiệu suất của các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ thiếu về số lượng và chất lượng kiểm toán viên. 3. Những cơ hội và thách thức về chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam 3.1. Những cơ hội về chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam Thứ nhất, mở rộng thị trường, nâng cao năng suất lao động Theo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2019 của Cục quản lý và giám sát kế toán - kiểm toán thuộc Bộ tài chính cho thấy, doanh thu năm 2019 của toàn ngành đạt 7.783.915 triệu đồng, tăng 20,09% so với năm 2018 (6.481.767 triệu đồng). So sánh cơ cấu 8 loại doanh thu dịch vụ của các công ty này năm 2019 đều tăng so với năm 2018 (tăng cao nhất là doanh thu dịch vụ thẩm định giá tài sản tăng 53,52%; thấp nhất cũng tăng 8,35% là doanh thu của dịch vụ bồi dưỡng tài chính, kế toán-kiểm toán). Ngoài ra, sự gia tăng các DN được thành lập mới, dẫn đến số lượng khách hàng của các công ty kế toán-kiểm toán hàng năm ngày càng tăng. Cụ thể: năm 2019 là 52.598 DN, tăng 8,58% so với năm 2018. Theo loại hình DN, tổ chức thì khách hàng là các công ty TNHH vẫn chiếm tỷ trọng cao (năm 2018 là 56,82%, năm 2019 là 54,77%). Theo hình thức sở hữu thì DN nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2018 là 12,29%, năm 2019 là 12,47%), còn 2 hình thức sở hữu còn lại mỗi hình thức chiếm tỷ trọng trên 42%. Số người có chứng chỉ kiểm toán viên (KTV) Việt Nam làm việc trong các công ty kiểm toán là 3.784 người, tăng 8,17% so với năm 2018 (2.083 người), trong đó có 2.160 người Việt Nam và 27 người nước ngoài. Số KTV hành nghề (đủ điều kiện ký báo cáo kiểm toán) là 2.037 người, chiếm khoảng 40% tổng số người được cấp chứng chỉ KTV đến nay (5.080 người). 1240
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thứ hai, hệ thống kế toán – kiểm toán Việt Nam cơ bản đã theo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán – kiểm toán quốc tế Hệ thống kế toán doanh nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp, hệ thống chuẩn mực kế toán ban hành năm 2006 đã chọn lọc, thể hiện khá cơ bản những nguyên tắc và chuẩn mực kế toán phổ biến của quốc tế phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng đã tiến hành nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS), chuẩn mực quốc tế về kiểm toán (ISA), lựa chọn các chuẩn mực có khả năng áp dụng tại Việt Nam và xúc tiến việc soạn thảo và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Đến nay, Việt Nam đã công bố 5 đợt với 26 chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, luật kiểm toán độc lập được ban hành năm 2011, văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán độc lập được ban hành vào năm 1994, về kiểm toán nội bộ năm 1997, đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán. Đến nay, Nhà nước đã ban hành Nghị định về kiểm toán độc lập, quy định của Bộ Tài chính về quy chế kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống kiểm toán ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán để áp dụng trong hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Thứ ba, hợp tác sâu rộng với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 130 của Liên đoàn quốc tế (IFAC), là một tổ chức có quy mô toàn cầu của các tổ chức quốc gia về kế toán và cũng đã trở thành thành viên thứ 7 của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). AFA là tổ chức nghề nghiệp của các nhà kế toán, kiểm toán các nước Đông Nam Á, thành lập tháng 3 năm 1997 với mục tiêu: thúc đẩy phát triển nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, góp phần tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh; thiết lập quan hệ hợp tác đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tổ chức thành viên và giữa những người làm kế toán, kiểm toán trong khu vực; tạo lập diễn đàn trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, phát triển tổ chức hội, xác lập vị thế nghề kế toán, kiểm toán các nước ASEAN trên thế giới. 3.2. Những thách thức về chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam Thứ nhất, đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ theo đúng nghĩa và quy chuẩn quốc tế còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về chất lượng Đất nước với hơn 96 triệu dân, chiếm hơn 1/6 dân số của các nước ASEAN, nhưng số kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề chỉ chiếm khoảng 2% (5.000 kế toán viên-kiểm toán viên) tổng số kế toán viên, kiểm toán viên hiện có của các nước ASEAN. Rõ ràng đây là điểm yếu về nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Trong khi đó, chương trình đào tạo kế toán viên và kiểm toán viên có chứng chỉ chưa được xây dựng, chưa được chuẩn hóa. Việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ diễn ra thưa thớt (mỗi năm 1 lần). Chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ nghề nghiệp chưa được xác lập và thừa nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam có đủ năng lực và được thừa nhận để hành nghề ở nước ngoài hay không đang còn là câu hỏi chưa có lời đáp. Quy mô của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam lại nhỏ, kinh nghiệm kiểm toán chưa được bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu, chưa tổ chức nhiều hoạt động đào tạo theo hướng hội nhập, do đó việc thích nghi với môi trường kiểm toán quốc tế còn nhiều hạn chế. Thứ hai, các kỹ năng mềm của kế toán viên, kiểm toán viên còn yếu 1241
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Khảo sát của tổ chức tuyển dụng Navigos Search cho thấy, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ quốc tế, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, lối tư duy phản biện – giải quyết vấn đề ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, người lao động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã qua đào tạo của Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn, sáng tạo và có thể đáp ứng được nhu cầu… nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng mềm (như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ…), tính tuân thủ kỷ luật chưa nghiêm… Thứ ba, tính bảo mật của thông tin là một vấn đề quan trọng Với rất nhiều các sự việc gần đây xảy ra với các công ty, đặc biệt là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Twitter; các thông tin cá nhân của những người sử dụng bị bán hoặc bị tiết lộ ra ngoài đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quyền riêng tư của người sử dụng. Do vậy, cần phải có các quy định cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ các phần mềm, phần cứng, dữ liệu của doanh nghiệp và khách hàng. Đây là một nguy cơ lớn mà các kế toán cần nhận thức được và chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra khi ứng dụng các công nghệ mới. 4. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam 4.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng như chú trọng vấn đề an ninh mạng. Cơ quan quản lý tập trung, rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Cần ban hành Chuẩn mực VAS/VFRS theo hướng cập nhật và tiệm cận chuẩn mực quốc tế. Đến năm 2025, áp dụng IFRS theo 3 cấp độ: Các công ty có lợi ích công chúng thực hiện IFRS nguyên mẫu; các công ty khác áp dụng VAS/VFRS; DN nhỏ và vừa thực hiện chế độ kế toán dành cho DN nhỏ và vừa. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS sẽ giúp kế toán, kiểm toán Việt Nam mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính. Ngoài ra, cần hoàn thiện thể chế và các quy định pháp lý về kế toán, kiểm toán. 4.2. Về phía hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp Đầu tư vào công nghệ mới phục vụ cho công tác kế toán - kiểm toán Nguồn lực và thời gian là hai yếu tố cần thiết để đưa các ứng dụng công nghệ mới vào áp dụng nhưng cần có sự kết hợp một cách hợp lý. Để đảm bảo thực hiện thành công công nghệ mới, các công ty cần có kế hoạch xây dựng mối quan hệ phù hợp với đối tác trong quá trình triển khai thực hiện. Các vấn đề kỹ thuật cần được duy trì kiểm tra và nâng cấp, tuy nhiên, con người vẫn là yếu tố then chốt để có thể vận hành và sử dụng công nghệ một cách tối ưu hay bất kỳ một hoạt động nào theo cách mà họ mong muốn. Để làm tốt điều này thì những người thực hiện (bao gồm đội ngủ nhân viên, kỹ thuật và các nhà cung cấp) phải hiểu rõ về công nghệ đó và cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhiều nước trên thế giới đã ban hành các điều luật nhằm đảm bảo tính bảo mật của thông tin trong đó có thông tin của kế toán. Ví dụ như: Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành quy định chung về bảo vệ dữ liệu, trên cơ sở đó phát triển các luật về quyền riêng tư dữ liệu trên khắp châu Âu nhằm bảo vệ tất cả người dân của Liên minh Châu Âu. Quy định này đã thay thế quy định bảo vệ dữ liệu 95/46/EU. Với sự ra đời các quy định bảo vệ dữ liệu, việc truy cập dữ liệu ở châu Âu 1242
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 bước đầu được kiểm soát. Việt Nam gần đây cũng đã ban hành Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Luật này đã đưa ra những quy định bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong quá trình sử dụng mạng internet. Bản thân các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng cũng cần phải tự xây dựng cho mình một hệ thống bảo mật nhằm đảm bảo thông tin của doanh nghiệp cũng như khách hàng không bị tiết lộ ra bên ngoài. Các doanh nghiệp cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu về công nghệ thông tin hoặc phải liên kết để xây dựng một hệ thống bảo mật dữ liệu. 4.3. Về phía bản thân người làm kế toán, kiểm toán Người làm kế toán cũng cần có sự thay đổi để thích ứng với công nghệ mới Các công cụ mới như Blockchain, ngân hàng mở… đang dần thay đổi phương thức mà kế toán thực hiện. Do đó, người làm kế toán cần phải nắm bắt trước những vấn đề xảy ra để đi trước, đón đầu, tránh tình trạng bị tụt hậu phía sau. Hơn nữa, người làm kế toán không ngừng học tập nâng cao trình độ đáp ứng năng lực, phẩm chất đạo đức yêu cầu của ngành và am hiểu công nghệ mới góp phần nâng cao sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với khu vực và thế giới là điều kiện cần thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp cũng như bản thân mỗi kiểm toán viên, kế toán viên trong bối cảnh mới. Ngoài ra, trí tuệ thông minh và máy móc sẽ tác động rất lớn đến kế toán, đây là bước phát triển của thế giới nhưng cũng là một thách thức đối người làm kế toán. Bởi vì trong tương lai sẽ có rất nhiều công việc máy móc sẽ làm thay con người, tốc độ xử lý dữ liệu được thực hiện nhanh hơn với khối lượng lớn hơn. Do vậy, vai trò của kế toán trong toàn bộ quá trình thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kế toán cũng bị thay đổi. Tuy nhiên, trong tương lai gần công nghệ cũng không hoàn toàn thay thế được con người do đó, vai trò của người làm kế toán cần được nâng lên ở mức kiểm tra, kiểm soát và phân tích số liệu và quản lý hoạt động. 4. Kết luận Dưới sự tác động của cuộc CMCN 4.0, đòi hỏi nhân lực dịch vụ kế toán kiểm toán phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt, thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và toàn cầu hóa. Do vậy, sự hỗ trợ của các Hiệp hội nghề nghiệp, các DN cũng như chính sách quản lý phù hợp của Nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dịch vụ Kế toán kiểm toán của Việt Nam cũng như nâng cao tính cạnh tranh bền vững lâu dài của nhân lực dịch vụ kế toán kiểm toán Việt Nam hiện nay và tương lai về sau. Bài viết đã thực hiện được mục tiêu chính là bàn về thực trạng chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam; những cơ hội, thách thức, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu nghiên cứu chất lượng dịch vụ kế toán. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai nếu thực hiện được, có thể phân tích sâu lĩnh vực kế toán để nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh hội nhập với CMCN 4.0. Đối với Việt Nam, dịch vụ kế toán - kiểm toán khi bước vào thời kỳ CMCN 4.0 cũng có những điểm khả quan, tuy nhiên cũng thấy rằng xuất phát điểm của ngành kế toán kiểm toán của Việt Nam còn khá thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao vị thế, chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán của nước ta trong thời kỳ CMCN 4.0 có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp cho Việt Nam tận dụng được những cơ hội, vượt qua được những thách thức bắt kịp nhanh thời đại để phát triển hiệu quả và bền vững. 1243
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Các hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam (2006) [2] Đinh Thị Thủy (2014), Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Việt Nam, Tạp chí tài chính Việt Nam, 3(1), 20-25. Tham khảo nguồn từ : http://www.tapchitaichinh.vn/Dien-dan-khoa-hoc/Hoi-nhap-quoc-te-trong-linh-vuc-ke- toan-kiem-toan-cua-Viet-Nam/47590.tctHệ thống kế toán doanh nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp (2006) [3] Hugh A.Adams (2005), Hội nhập với các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế, NXB Chính trị quốc gia Việt Nam [4] Luật Kiểm toán độc lập năm (2011) [5] Nghị định 72/2012/NĐ – CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập. [6] Nguyễn Thành Trung (2014), Những giải pháp hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán-kiểm toán ở Việt Nam. Tham khảo nguồn từ: http://www.vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=forum&f=forum_detail&idforum=787 &page=2 [7] Nguyễn Thị Nguyệt (2014), Thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 6. Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. [8] Trần Quốc Thịnh (2014), Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. [9] https://www.cpaaustralia.com.au/become-a-cpa [10] http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4879http://www.vacpa.org.vn/Page/Gio iThieuCongTyKiemToan.aspx 1244
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1