intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thư viện số thông minh tại các trường đại học và một số giải pháp tối ưu

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyển đổi số và thư viện số thông minh hiện là những từ khóa quan trọng với nhiều các dự án đang được triển khai rộng rãi ở nhiều trường đại học, ở nhiều cấp độ phạm vi và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm về Thư viện số thông minh và Chuyển đổi số trong các dự án này vẫn còn đang còn nhiều sự hiểu lầm và hạn chế. Nội dung bài viết nhằm trao đổi thêm về các khái niệm này và một số giải pháp giúp tối ưu hóa chất lượng cho các dự án Thư viện số thông minh & Chuyển đổi số tại các thư viện đại học, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu & đào tạo cho trường đại học tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thư viện số thông minh tại các trường đại học và một số giải pháp tối ưu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ THÔNG MINH ISBN: 978-604-73-9168-4 – KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ THÔNG MINH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỐI ƯU DEVELOPING INTELLIGENT DIGITAL LIBRARIES IN THE UNIVERSITIES AND FEASIBLE SOLUTIONS Nguyễn Thùy Linh* TÓM TẮT Chuyển đổi số và thư viện số thông minh hiện là những từ khóa quan trọng với nhiều các dự án đang được triển khai rộng rãi ở nhiều trường đại học, ở nhiều cấp độ phạm vi và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm về Thư viện số thông minh và Chuyển đổi số trong các dự án này vẫn còn đang còn nhiều sự hiểu lầm và hạn chế. Nội dung bài viết nhằm trao đổi thêm về các khái niệm này và một số giải pháp giúp tối ưu hóa chất lượng cho các dự án Thư viện số thông minh & Chuyển đổi số tại các thư viện đại học, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu & đào tạo cho trường đại học tại Việt Nam. Từ khóa: chuyển đổi số, thư viện số thông minh, số hóa, thư viện thông minh. ABSTRACT Digital transformation and intelligent digital library are currently important keywords with many projects being widely deployed in many universities, at different levels of scope and scale. However, the opinions and vision about intelligent digital library and digital transformation in these projects are still misunderstanding and limited. This short article will discuss more about related concepts and some solutions to optimize the quality for Intelligent digital library & digital transformation projects at university libraries, to support research activities & training for Vietnamese universities. Keywords: digital transformation, intelligent digital library, digitalization, intelligent library. 1. GIỚI THIỆU Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), xu hướng chuyển đổi số (CĐS) hướng tới nền kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng trên khắp toàn cầu. Một nghiên cứu vào năm 2017 được Microsoft tài trợ cho thấy 85% các tổ chức Châu Á - Thái Bình Dương đã bắt đầu hành trình Chuyển đổi số như trong trả lời khảo sát. Mặc dù phần lớn trong số này vẫn đang ở giai đoạn đầu của CĐS, nhưng các tổ chức này đã đạt được những lợi ích đáng kể về năng suất, tỷ suất lợi nhuận, giảm chi phí, lòng trung thành của khách hàng và tăng trưởng doanh thu lên đến 17% (Daniel-Zoe và cộng sự, 2017). Tại Việt Nam, nhiều thành tựu đáng kể đã đạt được trong việc chuyển đổi số nhằm xây dựng nền kinh tế số, cộng đồng số và xã hội số. Hướng tới mục tiêu kép là phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, đồng thời hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình quốc gia về chuyển đổi số đến năm * Giám đốc kinh doanh khối thị trường Đại học, Văn phòng đại diện iGroup tại Việt Nam. -24-
  2. Phát triển thư viện số thông minh Nguyễn Thùy Linh tại các trường đại học và một số giải pháp tối ưu 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Quyết định số 749/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 03/6/2020). Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông đã thúc đẩy các quá trình hướng tới nền kinh tế dựa trên tri thức và tác động sâu sắc đến quá trình đào tạo trong các trường đại học. Điều này đặt ra những thách thức mới cho các trường đại học, sinh viên và giảng viên. Ngành giáo dục là ngành ưu tiên ở mọi quốc gia vì có liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực, theo đó, giáo dục được coi là lĩnh vực ưu tiên thứ hai trong số 8 lĩnh vực ưu tiên phát triển ở Việt Nam. Ngày nay, những kỳ vọng ngày càng tăng đặt vào các trường đại học đã được đặt ra bởi những thay đổi sâu rộng trong văn hóa, kinh tế và chính trị của đất nước. Xã hội đòi hỏi nhiều hơn sự tham gia sâu rộng hơn của các học giả với cộng đồng doanh nghiệp bên ngoài, xã hội dân sự và các bộ phận khác nhau của chính phủ. Việc tham gia tích cực vào các mạng lưới nghiên cứu, chuyên môn và vận động rộng lớn hơn trong nước và quốc tế là một dấu hiệu khác cho thấy giáo dục đại học đã được nâng tầm. Khi thế giới ngày càng phẳng nhờ sức mạnh của công nghệ số, cơ hội hòa nhập toàn cầu tăng lên và sự cạnh tranh toàn cầu dành cho học sinh và nhà nghiên cứu đã báo hiệu một xu hướng mới. Tầm nhìn mới nổi về nền kinh tế Việt Nam hiện đại, đổi mới, có thể cạnh tranh thành công trên toàn cầu, bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 khuyến khích các trường đại học ngoài sứ mệnh đào tạo truyền thống, còn cần nâng cao cả hiệu quả nghiên cứu và khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu và kiến thức mới để chuyển đổi chúng thành những đổi mới phù hợp về mặt thương mại, điều này đã góp phần thúc đẩy xu hướng mô hình đại học số, mô hình đang được khẳng định bởi những lợi ích và cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học, trở thành xu thế tất yếu trong khi CĐS đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại các trường đại học, và chính là duyên cớ then chốt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, đào tạo từ xa và đào tạo trực tuyến (e-learning). Chuyển đổi số trong giáo dục được hiểu là “phát triển nền tảng công nghệ số nhằm hỗ trợ đào tạo từ xa, giảng dạy, đào tạo cá nhân hóa và quản lý các hoạt động của trường đại học, số hóa học liệu, thiết lập nền tảng chia sẻ trực tuyến tài nguyên dạy và học. Quá trình chuyển đổi số và hình thành Đại học số trong giáo dục đại học tất yếu kéo theo nhiệm vụ và nhu cầu CĐS của các Thư viện số và cao hơn nữa là mô hình Thư viện số thông minh. 2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỐ HÓA - “DIGITIZATION”; SỐ HÓA HỆ THỐNG - “DIGITALIZATION”; CHUYỂN ĐỔI SỐ - “DIGITAL TRANSFORMATION”; THƯ VIỆN SỐ - “DIGITAL LIBRARY”; THƯ VIỆN SỐ THÔNG MINH - “INTELLIGENT DIGITAL LIBRARY” Số hóa, số hóa hệ thống và chuyển đổi kỹ thuật số là 03 thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau và khái niệm số hóa là một thuật ngữ chung, nhưng trên thực tế, chúng lại rất khác nhau. “Số hóa” là việc chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý hoặc dạng tương tự sang dạng kỹ thuật số. Nó đề cập tới việc “tạo ra dạng hiển thị kỹ thuật số cho các đối tượng hoặc thuộc tính vật lý”, hay nói cách khác, số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ định dạng vật lý sang định dạng kỹ thuật số một cách cơ bản. “Số hóa hệ thống” đề cập đến việc kích hoạt hoặc cải thiện các quy trình bằng cách tận dụng các công nghệ kỹ thuật số và dữ liệu số hóa (Mateusz Hapon, 2020; Gupta, M.S., 2020). “Chuyển đổi số”. Trên thế giới, trong các nghiên cứu trước đây có nhiều khái niệm khác nhau về “Chuyển đổi số” (CĐS). Về mối quan hệ công nghệ - doanh nghiệp - khách hàng, hầu hết định nghĩa CĐS là quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi các quy trình kinh -25-
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ THÔNG MINH ISBN: 978-604-73-9168-4 – KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM doanh truyền thống và phi kỹ thuật số hiện có hoặc tạo ra các quy trình hoặc dịch vụ mới đáp ứng sự phát triển của thị trường và kỳ vọng của khách hàng, thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh được quản lý và vận hành và giá trị được chuyển đến khách hàng như thế nào; Việc CĐS này mang lại lợi ích kinh doanh như cải thiện trải nghiệm khách hàng, hiệu quả bằng cách giảm chi phí lao động và do đó tăng khả năng cạnh tranh (Whatfix; Daniel & Christopher, 2018). Bản chất của CĐS là một quá trình chuyển đổi quy trình kinh doanh được kích hoạt bởi các công nghệ số, vì vậy, sẽ bao gồm cả số hóa và số hóa hệ thống (Gupta, M.S., 2020). Nói cách khác, CĐS là việc ứng dụng dữ liệu số hóa, quy trình số hóa và công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây,... để chuyển từ mô hình điều hành truyền thống, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa sang mô hình mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số và xung quanh môi trường kỹ thuật số. Tận dụng các công nghệ mới nổi để xây dựng hệ thống, mô hình dịch vụ giúp làm giàu trải nghiệm của người dùng và nhân sự đơn vị Cải thiện quy trình kinh doanh bằng cách tận dụng các công nghệ kỹ thuật số (ví dụ: API, dữ liệu, đám mây, v.v.) Chuyển đổi từ dạng analog sang digital Mô hình các mục tiêu của việc Số hóa – Số hóa hệ thống – Chuyển đổi số dựa trên phân tích của Dobrica Savic (2019) Quá trình CĐS đang diễn ra ở tất cả các ngành, đặc biệt là trong giáo dục đại học, với một quá trình thay đổi về công nghệ và tổ chức, chủ yếu do sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số nhằm thiết kế lại các dịch vụ giáo dục và đổi mới phương thức hoạt động của giáo dục đại học, với lý do điển hình: “Thay đổi phương pháp giảng dạy trong môi trường kỹ thuật số có thể có lợi hơn trong việc khuyến khích sinh viên tương tác trong học tập” (Helena & Pedro, 2019). Chuyển đổi số hỗ trợ đổi mới giáo dục bằng cách giảm bài giảng, tăng cường tự học và cá nhân hóa, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi và góp phần tạo ra xã hội học tập lâu dài (Tô Hồng Nam, 2020). Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (2020): Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Như vậy, những khâu công việc chính của việc chuyển đổi số trong thư viện sẽ bao gồm: thu thập, xử lý, tổ chức và phân phối thông tin tài liệu, v.v. “Thư viện số” Theo Darmono: “Thư viện điện tử hoặc thư viện kỹ thuật số là thư viện cho phép truy cập bằng máy tính vào hầu hết các bộ sưu tập, hoặc thậm chí, toàn bộ bộ sưu tập ở dạng kỹ thuật số”. Các bộ sưu tập này có thể được nhóm lại trong nhiều loại khác nhau như sách, hình ảnh, tạp chí, báo và thậm chí cả âm thanh. Nhóm tài liệu này tất nhiên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi tìm kiếm trong thư viện số hoặc thư viện điện tử. -26-
  4. Phát triển thư viện số thông minh Nguyễn Thùy Linh tại các trường đại học và một số giải pháp tối ưu Thư viện số là hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm, bộ sưu tập điện tử, nhân viên quản lý, người dùng, tổ chức, cơ chế làm việc và dịch vụ của sử dụng nhiều loại công nghệ thông tin khác nhau. Thư viện số chắc chắn phải là thư viện có nhiều bộ sưu tập ở dạng kỹ thuật số và có thể không có bộ sưu tập các bản in. Thư viện số có thể là một phần của thư viện nói chung hoặc đứng riêng lẻ. Thư viện số có thể được truy cập qua internet (là thư viện ảo) hoặc chỉ có sẵn trên mạng cục bộ. Theo Oppenheim và Smithson, thư viện kỹ thuật số là một dịch vụ thông tin, nơi tất cả các nguồn thông tin đều có sẵn/được xử lý trong máy tính và các chức năng thu thập/truy xuất, lưu trữ, truy xuất, truy cập và hiển thị bằng công nghệ kỹ thuật số. Các tài nguyên số trong thư viện đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học vì hai ưu điểm: (1) khả năng tái sử dụng tài nguyên: giảng viên có thể chia sẻ tài nguyên số theo những cách mà tài liệu giấy không thể thực hiện được; (2) Sinh viên dễ dàng tích hợp vào các công trình học tập và nghiên cứu. Theo Luật Thư viện Việt Nam số 46/2019/QH14 2019, khái niệm “Thư viện số” được hiểu là “thư viện hoặc một bộ phận của thư viện có nguồn thông tin đã được xử lý và lưu trữ dưới dạng số để người dùng truy cập, sử dụng thông qua các thiết bị điện tử và trực tuyến” (Điều 3). Khái niệm đưa ra này dường như bao hàm nội dung của các định nghĩa hiện có về Thư viện số thông minh. “Thư viện số thông minh” Thư viện số thông minh là dạng thức cao hơn của một thư viện kỹ thuật số, đòi hỏi người thủ thư cần thêm kỹ năng như: định hướng nguồn tin, phân tích dữ liệu và hỗ trợ nhiều hơn trong các hoạt động nghiên cứu đào tạo chứ không đơn thuần chỉ có vai trò là quản lý. “Mô hình lý tưởng cho dịch vụ thông tin và tham khảo trong thư viện số phải là một hệ thống thư viện số thông minh, cùng với năng lực đào tạo cao cấp và hỗ trợ cá nhân hóa hiệu quả. Các thư viện số không bị cô lập khi hỗ trợ nhu cầu thông tin của người dùng. Nó liên quan rất nhiều đến Môi trường. Đối với các thư viện giáo dục đại học, nó là một phần của đại học số” (Han, L., & Goulding & Cộng sự, 2003). “Điểm then chốt của thư viện số thông minh là khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu người dùng tin (cá nhân, cộng đồng) trên nền tảng nguồn tin và các dịch vụ thông tin trực tuyến” (Vũ Duy Hiệp, 2019). Khi nói tới việc xây dựng thư viện thông minh hay thư viện số thông minh, nhiều người mới chỉ liên tưởng tới những dự án xây dựng các tòa nhà hiện đại, các thiết bị hiện đại với nhiều công năng, hay việc số hóa thật nhiều nguồn tài liệu. Nhưng khi soi chiếu lại các định nghĩa và quan điểm nói trên, chúng ta nhận thấy chính các yếu tố trình độ nhân sự thư viện, phần mềm quản lý quy trình, nguồn tin và các dịch vụ thông tin trực tuyến mới đóng vai trò mấu chốt quyết định sự thành công cho một dự án thư viện số thông minh, bên cạnh các yếu tố hỗ trợ về không gian hay thiết bị. Các thư viện số thông minh không chỉ là trung tâm cung cấp dữ liệu mà cần có khả năng phục vụ người dùng bằng dịch vụ phân tích dữ liệu và các dịch vụ định hướng nhu cầu thông tin cho người sử dụng. Trong thư viện số thông minh, nội dung số là một yếu tố cốt lõi, những nội dung số chất lượng đòi hỏi cần có chất lượng chứ không chỉ là số lượng với vai trò là hỗ trợ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu đào tạo. 3. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN TIN VÀ CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN TRỰC TUYẾN CHO THƯ VIỆN SỐ THÔNG MINH Để phát triển được một thư viện số thông minh, chúng ta cần có một thư viện đã và đang được thực hiện chuyển đổi số đúng hướng. Tổng hợp những nghiên cứu trước đây và xu hướng -27-
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ THÔNG MINH ISBN: 978-604-73-9168-4 – KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM hiện tại, chuyển đổi số trong thư viện chính là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi phương thức thực hiện công việc trong thư viện, bao gồm các đầu việc như: thu thập, xử lý, tổ chức và phân phối thông tin tài liệu. Trong đó, đầu việc thu thập thông tin - tài liệu bao gồm: tự động hóa, liên kết chia sẻ với mục tiêu đa dạng về cơ cấu nguồn tin với trọng tâm là tài nguyên dạng số; Việc xử lý, tổ chức thông tin và tài liệu sẽ được thực hiện qua các phương thức: tự động hóa, chuẩn hóa, liên kết, sao chép, v.v. với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm thông tin cho thư viện, trong đó, cốt lõi là cơ sở dữ liệu điện tử chất lượng, đa dạng ngành đào tạo và nghiên cứu của đơn vị; Khâu phân phối thông tin - tài liệu theo đó cần có sự tự động hóa, tương tác qua môi trường mạng với mục tiêu quan trọng nhất là thỏa mãn nhu cầu cho người dùng tin, cung cấp thông tin đảm bảo yếu tố phù hợp và cập nhật, cung cấp thông tin theo luồng dữ liệu, đặc biệt là các thông tin dạng phân tích hoặc tổng hợp. Để đạt được hiệu quả cho các dịch vụ này, các thư viện cần thiết lập được một hạ tầng số bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau: Hệ thống máy tính, Hệ thống mạng, Hệ thống phần mềm phù hợp với khả năng của đơn vị, tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất là phục vụ nguồn tin cho bạn đọc và nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho đội ngũ chuyên viên thư viện. Như các nhận định nêu trên, nguồn tin và cách phục vụ nguồn thông tin - tư liệu số chính là yếu tố quan trọng đóng vai trò then chốt, có ý nghĩa quyết định đến việc đạt mục tiêu chuyển đổi số của các thư viện. Nguồn thông tin tư liệu số thường được cấu thành từ hệ thống các cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu nội sinh do thư viện số hóa, tổng hợp và xây dựng sau nhiều năm phát triển; Nguồn tài liệu thư viện mua bổ sung hàng năm; Nguồn tài liệu có từ các dự án và chương trình Hợp tác liên kết chia sẻ; và gần đây là các thông tin tư liệu có từ các nguồn học liệu mở. Ngày nay, xu hướng và nhu cầu của xã hội đã có nhiều thay đổi, nhu cầu người dùng tin thay đổi khiến cho sứ mệnh các thư viện cần có sự thay đổi và đòi hỏi nhiều kỹ năng cho người làm công tác thư viện hơn, như: Kỹ năng quản lý thông tin - tư liệu; Kỹ năng quản trị tri thức số với kiến thức số và kỹ năng số; và đặc biệt là Khả năng phân tích, đánh giá, biến đổi thông tin. Trong nghiên cứu khoa học hay đào tạo, “dữ liệu” là nguyên liệu thô của các thư viện, tri thức với vai trò lưu giữ thông tin, trong khi từ “dữ liệu” trong khoa học dữ liệu dường như là một bước lùi so với thông tin. Ví dụ, dữ liệu thô liên quan đến Big Data (dữ liệu lớn) không có giá trị sử dụng vốn có ở dạng chưa được phân tích; Thế giới, vì vậy, đang đối mặt với sự thiếu hụt những người có thể lấy dữ liệu thô và biến nó thành kiến thức. Trên thực tế, thủ thư có thể đóng một vai trò lớn trong việc khai thác sức mạnh của Big Data. Khoa học thư viện thường được gọi thay thế là khoa học thông tin hoặc khoa học thông tin - thư viện, điều này đôi khi gây hiểu lầm cho người dùng về khía cạnh “dữ liệu” trong các dịch vụ của thư viện. Trong khi thực tế, chuyên môn của các thủ thư trong quản lý và tổ chức dữ liệu có thể là nền tảng cho việc đào tạo đội ngũ nhà khoa học dữ liệu. Các thủ thư có thể cung cấp các dịch vụ Big Data như một công cụ bổ sung trong hộp công cụ nghiên cứu cho nhà khoa học. Các thư viện cũng có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ quản lý dữ liệu nghiên cứu. Mặc dù thủ thư không cần phải là chuyên gia về Big Data để giúp đào tạo và hỗ trợ các nhà khoa học dữ liệu, nhưng họ có thể hỗ trợ bằng cách giúp họ khái niệm hóa cách dữ liệu được thu thập, tổ chức và lưu trữ. Kỹ năng thiết kế và phát triển cơ sở dữ liệu của thủ thư có thể hữu ích cho các quy trình tổ chức và khai thác dữ liệu Big Data nhưng sẽ đòi hỏi kỹ năng triển khai và trình độ chuyên môn cao. Việc thủ thư có thể phát triển những kỹ năng này trong một thời gian ngắn hạn với nhu cầu người dùng tin tăng lên từng ngày là rất khó, chưa nói tới các nguồn tài liệu phục vụ cho các nhu cầu này cũng rất đa dạng và tốn nhiều chi phí. Trong khi đó, thư viện tại Việt Nam có thể tận -28-
  6. Phát triển thư viện số thông minh Nguyễn Thùy Linh tại các trường đại học và một số giải pháp tối ưu dụng phương án hiệu quả hơn rất nhiều thông qua chính những cơ sở dữ liệu điện tử dạng “Trích dẫn - Chỉ mục”, hoặc “Báo cáo phân tích Trắc lượng khoa học” (như: Web of Science - ISI, Scopus, Scival, Incites). Đây chính là các cơ sở dữ liệu mà các thư viện trên thế giới đang sử dụng như những giải pháp chuyên dụng để hỗ trợ nhà quản lý khoa học và Ban Giám hiệu nhà trường trong việc định hướng phát triển nghiên cứu một cách chiến lược, tối ưu được các nguồn lực và thế mạnh nghiên cứu của nhà trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu trích dẫn, chỉ mục phổ biến và uy tín nhất trên thế giới có thể kể đến Web of Science hay Scopus, có thể hỗ trợ nhà nghiên cứu nhanh chóng xác định các chủ đề nghiên cứu nóng, chiến lược xuất bản và gia tăng trích dẫn hiệu quả, cơ hội kết nối các nhóm nghiên cứu mạnh để có định hướng và kết quả nghiên cứu có tính ảnh hưởng cao hơn. Cơ sở dữ liệu Incites hay Scival có thể cung cấp các báo cáo phân tích Trắc lượng khoa học về Năng lực nghiên cứu: Tác giả, Đơn vị, Khu vực, Ngành nghiên cứu, Tạp chí, Quỹ nghiên cứu,… Bên cạnh các báo cáo về hiệu suất nghiên cứu của đơn vị, một trong những chức năng chính của các cơ sở dữ liệu trích dẫn và chỉ mục như một phễu lọc thông tin khoa học, giúp tiết kiệm thời gian cho nhà nghiên cứu trong việc xác định hướng nghiên cứu, nội dung tham khảo chọn lọc chất lượng cao. Thay vì việc nhà nghiên cứu phải vất vả tìm kiếm những bài báo chất lượng trong một danh mục lớn kết quả tìm kiếm, nhà nghiên cứu sẽ chỉ cần một bước tra cứu trong Scopus hoặc Web of Science để có được một số tài liệu đã được chỉ mục trong ISI hay Scopus, thông tin hiệu suất nghiên cứu của tác giả và đơn vị xuất bản, để có thông tin hợp tác kết nối khi cần. Bên cạnh đó, thư viện cần phát huy vai trò định hướng nguồn tin cho người sử dụng vào các nguồn tài liệu toàn văn chất lượng cao và có bản quyền, không những ở hệ ý thức cho người dùng tin, mà còn tính bảo mật cho thiết bị tra cứu của họ. Thư viện cần trang bị đa dạng các loại hình cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử như: sách điện tử - tạp chí điện tử - công cụ quản lý nguồn tin trong nghiên cứu phục vụ nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau. Các nguồn cơ sở dữ liệu thư viện nên ưu tiên trang bị là các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng khoa học cao “high impact factor” đánh giá bởi hệ thống ISI & Scopus, sách điện tử chất lượng cao do các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới xuất bản, đã và đang được sử dụng rộng rãi tại các trường đại học trên toàn thế giới, cho phép truy cập 24/7 từ bất kỳ nơi đâu như: Springer Nature, Science Direct, Oxford, ACS, CABI, ProQuest, v.v. hoặc các cơ sở dữ liệu điện tử về Phát minh sáng chế và tiêu chuẩn sản xuất (InnovationQ Plus, WIPS, Derwent, BSI, v.v.) hỗ trợ cho các hoạt động phát minh, sáng chế, đổi mới sáng tạo, hướng tới các cơ hội thương mại “chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến doanh nghiệp và người sản xuất” trong tương lai. Trên thực tế, chi phí cho các gói cơ sở dữ liệu điện tử quốc tế này còn khá cao so với khả năng tài chính của nhiều đơn vị đại học tại Việt Nam. Do vậy, các thư viện có thể tận dụng mô hình mua chung hay liên hiệp thư viện điện tử dùng chung từ các nhà cung cấp uy tín tại Việt Nam và trong khu vực Châu Á để có thể tối ưu hóa chi phí cho đơn vị. Đại dịch Covid-19 trong thời gian qua đã gia tăng nhu cầu truy cập từ xa vào nguồn tin, không chỉ trong thời gian phong tỏa mà là xu hướng dài hạn, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng thay vì phải tới trường hoặc thư viện mới tiếp cận được tài liệu. Nhiều thư viện lớn đã áp dụng dịch vụ mở cho các tài liệu nội sinh và đã cấp quyền truy cập toàn văn cho tất cả người dùng tin. Tuy nhiên, máy chủ của thư viện thường xuyên bị quá tải, nhiều cơ sở dữ liệu không hỗ trợ bản quyền truy cập từ xa, đã gây bất tiện cho việc khai thác cơ sở dữ liệu từ xa. Trong tình huống này, thư viện rất cần các giải pháp VPN hoặc Proxy như RemoteXs, MyLoft để có thể cấp quyền truy cấp từ xa ổn định và nhanh chóng cho người dùng, đồng thời dễ dàng quản -29-
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ THÔNG MINH ISBN: 978-604-73-9168-4 – KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM lý lưu lượng truy cập, khuyến khích sử dụng và đặc biệt là phân tích nhu cầu sử dụng của các nhóm đối tượng để có định hướng bổ sung và đầu tư tối ưu trong tương lai. Khác với những giải pháp Proxy truyền thống với khả năng truy cập từ xa, các giải pháp nói trên đã được tích hợp nhiều tính năng nâng cao như chia nhóm người dùng để tiện phục vụ, hay tính năng báo cáo chi tiết về việc sử dụng, nhằm giúp thư viện có những cái nhìn xác thực và trực quan tới nhu cầu và hành vi sử dụng của bạn đọc - người dùng tin. Hệ thống thông tin tập trung và di động chính là giải pháp quan trọng giúp kết nối người sử dụng thư viện. Với giải pháp Myloft, nhiều trường đại học trên thế giới đã thành công trong việc thu hút các bạn đọc trẻ tuổi chưa có thói quen và nhu cầu đọc sách, thông qua những trải nghiệm tiện lợi về việc truy cập từ xa vào cơ sở dữ liệu điện tử thông qua một cổng duy nhất, với app điện thoại tiện dụng cho người dùng. Ngoài việc ứng dụng các giải pháp về nguồn tin và hệ thống truy cập tập trung và từ xa, một thư viện hiện đại cũng có thể vận hành nhiều giải pháp hỗ trợ học tập, như các gói Elearning, phần kiểm tra tính nguyên gốc nhằm gia tăng chất lượng học tập cho sinh viên và cơ hội xuất bản cho nhà nghiên cứu. Tại Việt Nam, một trong những thư viện năng động điển hình là Thư viện truyền cảm hứng – Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã thành công và đi rất đúng hướng mô hình Thư viện số thông minh thông qua việc làm giàu trải nghiệm cho người dùng tin qua các dịch vụ: Thực hiện kiểm tra đạo văn cho các nhà khoa học với giải pháp iThenticate, hay dịch vụ tư vấn định hướng nghiên cứu với cơ sở dữ liệu Web of Science, tổ chức nhiều hội thảo chuyên môn chất lượng cao trong khu vực, các phòng sáng tạo trong khuôn viên thư viện,… Những dịch vụ này đã được triển khai hiệu quả trong nhiều năm qua và được các giảng viên và sinh viên đánh giá cao như một điểm liên lạc quan trọng mỗi khi họ làm nghiên cứu khoa học. KẾT LUẬN Thư viện số thông minh, hay câu chuyện chuyển đổi số tại thư viện đại học là xu hướng của thực tế. Ngày nay, nhiều thư viện trên thế giới đã đạt được sự phát triển vượt bậc trong hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực thư viện số để tạo ra các hệ thống thông minh hơn. Nhưng việc làm các tòa nhà đẹp, thiết bị hiện đại sẽ không phải những điểm cốt lõi để tạo ra một thư viện số thông minh. Chúng ta cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc bổ sung và vận hành các nguồn tin số chất lượng, để có thể xây dựng được những dự án thư viện số thông minh thực sự, góp phần nâng cao giá trị của người làm thư viện và vai trò của thư viện như một trái tim không ngừng đập của những trường đại học số thông minh hiện đại của tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Daniel-Zoe J., Victor L., Lawrence Ch.,Huimin, Ng (2018). “Unlocking the Economic Impact of Digital Transformation in Asia Pacific”. White Paper. 2. Yuqing Shi & Yuelong Zhu (2015), “Intelligent Information Systems and Digital Libraries”, The 4th National Conference on Electrical, Electronics and Computer Engineering (NCEECE 2015), Atlantis Press, pp.271-274. 3. Mateusz Hapon (2020). “What is the Difference between Digitization, Digitalization and Digital Transformation? https://www.netguru.com/blog/digitization-and- digitalization. 4. Gupta, M.S. (2020). “What is Digitization, Digitalization, and Digital Transformation?” ARC advisory Group, https://www.arcweb.com/blog/what- digitization-digitalization-digital-transformation. -30-
  8. Phát triển thư viện số thông minh Nguyễn Thùy Linh tại các trường đại học và một số giải pháp tối ưu 5. Whatfix. “What is whatfix, transformation/ Digital Transformation?” https://whatfix.com/digital- 6. Savić, Dobrica (2019). From Digitization, through Digitalization, to Digital Transformation. 43/2019. pp.36-39. 7. Helena, S., João, B., Rui Pedro, M. (2019). “Digital transformation in higher education: the use of communication technologies by students”. In Procedia Computer Science, Vol.164, pp.123-130, https://doi.org/10.1016/j.procs.2019.12.163. 8. Vũ Duy Hiệp (2018). “Libraries in the era of industrial revolution 4.0.” http://trungtamtttvnth.vinhuni.edu.vn/ thu-vien/seo/thu-vien-trong-ky-nguyen-cach-mang-cong-nghiep-40-85654. 9. To Hong Nam (2020). “Digital transformation in the field of education and training: Current status and solutions”. Journal of Information and Communication Magazine. 10. Han, L., & Goulding, A. (2003). “Information and reference services in the digital library”. Information Services & Use, 23(4), 251-262. Doi:10.3233/isu-2003-23406. -31-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2