Phát triển trái phiếu xanh thúc đẩy phát triển tài chính xanh ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 0
download
Bài viết nghiên cứu thực trạng về thị trường trái phiếu xanh trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển trái phiếu xanh, nhằm thúc đẩy phát triển tài chính xanh Việt Nam bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển trái phiếu xanh thúc đẩy phát triển tài chính xanh ở Việt Nam hiện nay
- PHÁT TRIỂN TRÁI PHIẾU XANH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH XANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Phạm Thị Mai Hƣơng(1), Nguyễn Anh Đức(2), Võ Thị Minh Tâm(3) TÓM TẮT: Phát triển thị trường tài chính xanh là một trong những nền tảng Ďể thực hiện các mục tiêu chuyển Ďổi xanh và phát triển bền vững. Trong thời gian qua, nhiều chính sách tài chính Ďã Ďược ban hành nhằm tạo Ďiều kiện huy Ďộng và phát triển thị trường tài chính xanh, trong Ďó trái phiếu xanh (TPX) Ďược xem như một kênh thu hút vốn mới và là giải pháp hiệu quả, có thể giúp huy Ďộng hàng trăm tỉ USD/năm cho phát triển một nền kinh tế xanh và bền vững. Thị trường TPX ở Việt Nam vẫn Ďang còn rất hạn chế so với nhu cầu tài chính xanh và tiềm năng sẵn có, cần phải có các giải pháp Ďể phát triển TPX, nhằm thúc Ďẩy phát triển tài chính xanh Việt Nam bền vững. Từ hoá: Tài chính xanh, trái phiếu xanh, phát triển bền vững. Abstract: Developing green financial markets is one of the foundations for implementing green transformation and sustainable development goals. In recent times, many financial policies have been issued to facilitate the mobilization and development of the green financial market, in which Green Bonds are seen as a new capital attraction channel and an effective solution. can help mobilize hundreds of billions of USD/year to develop a green and sustainable economy. The green bond market in Vietnam is still very limited compared to the green finance demand and available potential. There needs to be solutions to develop green bonds to promote sustainable green finance development in Vietnam. Keywords: Green finance, green bonds, sustainable development. 1. Đặt vấn đề Phát triển bền vững hiện là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của mọi quốc gia, trong Ďó sẽ ứng phó Ďược với những thách thức từ sự biến Ďổi của khí hậu và môi trường Ďang diễn ra trên toàn cầu. Tài chính Ďược xem như một Ďiều kiện quan trọng Ďối với phát triển bền vững các nền kinh tế Ďó. Một thị trường tài chính xanh bền vững mới có thể huy Ďộng vốn cho nền kinh tế bền vững và luân chuyển dòng vốn tài chính quốc tế cho những mục tiêu Ďầu tư cần thiết. Để Ďạt 1. Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Email: phamthimaihuong@naue.edu.vn 2, 3. Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. 788
- Ďược các mục tiêu Ďó nhanh và bền vững, việc thu hút nguồn lực tài chính xanh thông qua các công cụ như TPX, tín dụng xanh, tài chính khí hậu, cổ phiếu xanh,... Ďóng vai trò then chốt. Trong Ďó, TPX Ďược xem như một kênh thu hút vốn và giải pháp hiệu quả cho phát triển tài chính xanh, nền kinh tế xanh và bền vững, là công cụ huy Ďộng vốn hữu hiệu cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội, giúp Ďẩy nhanh quá trình chuyển Ďổi sang các ngành kinh tế ít carbon, tránh tổn thương chất lượng môi trường và Ďảm bảo an sinh xã hội. Theo Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), Ďể giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần Ďến 46 nghìn tỉ USD, tương Ďương với 1 nghìn tỉ USD/năm. Đối với Việt Nam, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới WB, cần Ďầu tư thêm khoảng 368 tỉ USD cho Ďến năm 2040, tương Ďương 6,8 GDP mỗi năm khi theo Ďuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng ―0‖. Từ 2019 - 2023, Việt Nam Ďã phát hành Ďược 1,157 tỉ USD TPX, trung bình mỗi năm phát hành Ďược 0,29 tỉ USD (World Bank, 2022). Theo kết quả này, thị trường TPX ở Việt Nam vẫn Ďang còn rất hạn chế so với nhu cầu tài chính xanh và tiềm năng sẵn có cho phát triển bền vững. Do Ďó, bài viết sẽ nghiên cứu thực trạng về thị trường TPX trong thời gian qua, từ Ďó Ďề xuất các giải pháp Ďể phát triển TPX, nhằm thúc Ďẩy phát triển tài chính xanh Việt Nam bền vững. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Tài chính xanh Có nhiều quan Ďiểm và Ďịnh nghĩa về tài chính xanh, Ďây là một trong những khái niệm mới, phù hợp với trách nhiệm của ngành tài chính trong Ďáp ứng những thách thức lớn hiện nay, theo cách Ďảm bảo tạo ra giá trị kinh doanh và xã hội mà không gây hại cho môi trường (Thomson, 2021). Tài chính xanh là một tập hợp các chiến lược và phương pháp Ďể Ďạt Ďược hoặc huy Ďộng và phân bổ quỹ (cả khu vực tư nhân và công cũng như Ďóng góp từ thiện) Ďể thu hẹp khoảng cách Ďầu tư lớn trong việc tạo ra và duy trì các công trình mới, có khả năng thích ứng với khí hậu, cơ sở hạ tầng bền vững (Nawaz & cộng sự, 2021). Theo Ďịnh nghĩa của UNEP (2021), tài chính xanh liên quan Ďến Ďa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các Ďịnh chế tài chính hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia. Tài chính xanh là công cụ Ďể Ďạt Ďược các mục tiêu phát triển bền vững có tính Ďến tăng trưởng xanh. Tài chính xanh còn giúp giảm thiểu và xây dựng khả năng phục hồi trước các tác Ďộng tiêu cực của biến Ďổi khí hậu. Tài chính xanh còn Ďược hiểu là cách Ďể tăng mức Ďộ các dòng chảy tài chính (ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm và Ďầu tư) từ các khu vực công, tư nhân và phi lợi nhuận Ďể thúc Ďẩy ưu tiên phát triển bền vững (Desalegn & Tangl, 2022). 789
- Theo Ďó, có nhiều dòng tài chính thể hiện dưới các dạng, hình thức khác nhau của chính xanh như: - Tài chính carbon: Các công cụ tài chính dựa trên giá trị kinh tế của lượng khí thải carbon mà một tổ chức không thể tránh Ďược nhưng nó bù Ďắp bằng cách tài trợ cho các tổ chức khác các dự án bồi thường góp phần giảm phát thải cacbon (Sachs & cộng sự, 2019). - TPX: Là công cụ nợ Ďược sử dụng Ďể tài trợ hoặc tái cấp vốn cho các dự án với lợi ích môi trường rõ ràng (Dou & Qi, 2019). - Quỹ xanh: Tài trợ nợ và vốn chủ sở hữu cung cấp cho khách hàng nền tảng cho tài trợ dài hạn của các doanh nghiệp và tổ chức thân thiện với môi trường (Jin & Han, 2018). - Tín dụng xanh: Các khoản vay dự án (chủ yếu là thế chấp) và các khoản vay công nghiệp có thể Ďược tạo Ďiều kiện thông qua ký gửi xanh (Wang & cộng sự, 2021). - Tài chính khí hậu: Tài chính thúc Ďẩy khả năng phục hồi khí hậu của cơ sở hạ tầng cũng như các tài sản xã hội và kinh tế (Fang & cộng sự 2021). Như vậy, TPX chính là một hình thức của tài chính xanh, giúp các quốc gia, các tổ chức và chủ thể có thêm các nguồn tài chính Ďể Ďạt Ďược các mục tiêu về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. 2.2. Trái phiếu xanh Theo ICMA (2015), Ďịnh nghĩa về TPX là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu Ďược từ việc phát hành trái phiếu Ďược sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ Dự án xanh mới hoặc Dự án xanh Ďang hoạt Ďộng Ďủ Ďiều kiện cấp vốn và tuân thủ 4 nguyên tắc của bộ nguyên tắc GBP. Theo Climate Bonds Initiative - CBI (2021), TPX là trái phiếu Ďược phát hành nhằm huy Ďộng vốn cho những giải pháp biến Ďổi khí hậu do Chính phủ, ngân hàng, Ďịa phương hoặc doanh nghiệp phát hành, dán nhãn TPX dưới dạng chứng khoán nợ bao gồm chứng khoán hoá, phát hành riêng lẻ, trái phiếu có Ďảm bảo. Theo WB, TPX là một loại trái phiếu Ďược phát hành Ďể huy Ďộng vốn từ các nhà Ďầu tư Ďể tài trợ cho các dự án xanh hoặc các hoạt Ďộng có tính bền vững về môi trường. Điều này Ďược thực hiện nhằm hỗ trợ xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp sạch, giảm thiểu khí thải, tăng cường năng lượng tái tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (WB, 2021). Theo Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA), TPX là bất kỳ loại công cụ trái phiếu nào mà số tiền thu Ďược hoặc số tiền tương Ďương sẽ Ďược sử dụng Ďể tài trợ hoặc tái tài trợ, một phần hoặc toàn bộ, các dự án xanh Ďủ Ďiều kiện mới và/hoặc hiện có (ICMA, 2021). 790
- Tại Điều 21, Nghị Ďịnh số 95/2018/NĐ-CP, ngày 30/6/2018 quy Ďịnh về phát hành, Ďăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán, Ďịnh nghĩa: ―TPX là một loại trái phiếu Chính phủ Ďược phát hành Ďể Ďầu tư cho các dự án liên quan Ďến hoạt Ďộng bảo vệ môi trường theo quy Ďịnh tại Luật Bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm trong danh mục dự án Ďược phân bổ vốn Ďầu tư công theo quy Ďịnh của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước‖. TPX giống các loại trái phiếu khác Ďó là loại chứng khoán nợ, có lãi suất hoặc không lãi suất; Ďược xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức Ďịnh mức tín nhiệm (CRA - Credit Rating Agency) chuyên nghiệp, có kỳ hạn. Tuy nhiên, TPX khác các loại trái phiếu khác, Ďó là: - TPX bao gồm các tiêu chuẩn xanh nhằm Ďảm bảo cho các dự án Ďược tài trợ bởi TPX phải Ďáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững, hỗ trợ cho các dự án xanh, giúp tăng cường năng lực tài chính cho các hoạt Ďộng bảo vệ môi trường, Ďáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của toàn cầu. - TPX là công cụ huy Ďộng vốn cho các dự án xanh - loại dự án có lợi nhuận thấp, một số dự án có thể có rủi ro, nên so với các loại trái phiếu khác TPX có các Ďiều khoản riêng, cụ thể về trả nợ, truy Ďòi/miễn truy Ďòi của các tổ chức phát hành. 2.3. Vai trò của trái phiếu xanh đối với phát triển bền vững TPX là một trong những phương tiện huy Ďộng vốn từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội nhằm hỗ trợ phát triển mục tiêu tài chính xanh và mục tiêu phát triển bền vững. Việc phát triển TPX có lợi cho các tổ chức phát hành trái phiếu, cho các nhà Ďầu tư và cho cả xã hội. Đối với các nhà Ďầu tư tổ chức, Ďầu tư vào TPX Ďem lại các lợi ích như nâng cao hình ảnh ―xanh‖ của tổ chức; tạo tính minh bạch của TPX, Ďa dạng hoá danh mục Ďầu tư; là một tài sản tài chính tốt giúp Ďa dạng hoá danh mục Ďầu tư, phân tán rủi ro, Ďem lại nguồn lợi nhuận phù hợp và Ďồng thời Ďóng góp vào Ďịnh hướng phát triển bền vững của quốc gia. Đối với xã hội, TPX là công cụ Ďể nâng cao nhận thức của các nhà Ďầu tư về các dự án giải quyết những vấn Ďề về môi trường như biến Ďổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,... Đồng thời, việc phát hành TPX sẽ giúp tạo Ďiều kiện thu hút nguồn vốn lớn trong xã hội Ďể hỗ trợ thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, Ďáp ứng Ďược các mục tiêu, trách nhiệm xã hội, phục vụ cho việc phát triển bền vững trong tương lai. TPX còn có tiềm năng trong việc dịch chuyển Ďòn bẩy tài chính theo hướng ―sạch‖ hơn. Thay vì Ďược Ďầu tư vào các dự án sử dụng năng lượng hoá thạch truyền thống, dòng vốn sẽ Ďược chuyển sang các dự án ít khí thải hơn, có ý nghĩa về mặt môi trường, Ďóng góp hiệu quả vào việc xây dựng và phát triển một nền kinh tế sạch và bền vững trong tương lai (Dương Thị Thanh Tân, 2019). 791
- TPX Ďóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, giúp giảm thiểu tác Ďộng xấu Ďến môi trường và Ďóng góp vào sự phát triển bền vững của các quốc gia như: Hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường (Ďặc biệt là những dự án có khả năng giảm thiểu khí nhà kính, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường quản lí tài nguyên giảm thiểu tác Ďộng xấu Ďến Ďất Ďai, nước và khí hậu); khuyến khích sự Ďổi mới công nghệ (giúp cho các công ty có thể Ďầu tư vào các công nghệ mới và tiên tiến hơn, giảm thiểu tác Ďộng xấu Ďến môi trường); nâng cao trách nhiệm xã hội (khi các công ty phát hành TPX phải Ďáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt Ďể Ďảm bảo tính xanh của dự án Ďược tài trợ, thúc Ďẩy các công ty có trách nhiệm hơn Ďối với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững) (Trần Nguyên Sa, 2023). Với những vai trò trên, thị trường TPX ở Việt Nam tuy còn rất mới nhưng chắc chắn mang lại tiềm năng rất lớn, tạo Ďộng lực nhất Ďịnh cho sự phát triển của thị trường tài chính xanh phát triển bền vững (Đào Lê Huy, Phó Tổng Giám Ďốc EVNFinance, 2022). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khung pháp lí về phát triển tài chính xanh và trái phiếu xanh Để Ďạt mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế qua thông qua phát triển tài chính xanh, Chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) và các cơ quan thẩm quyền có liên quan Ďã ban hành các văn bản Ďể phát triển tài chính xanh và TPX. Cụ thể: Quyết Ďịnh số 403/QĐ-TTg, ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành Ďộng quốc gia tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2014 - 2020. Theo Ďó, Bộ Tài chính Ďã xây dựng Ďịnh hướng phát triển thị trường tài chính xanh theo Quyết Ďịnh số 2183/QĐ-BTC, ngày 20/10/2015 về Kế hoạch hành Ďộng ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Ďến năm 2020. Đây chính là văn bản nền tảng trong phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam. Trong Ďó, Bộ Tài chính tiếp tục Ďẩy mạnh các sản phẩm của thị trường vốn xanh bao gồm: TPX (các trái phiếu doanh nghiệp xanh, phát hành cho các dự án xanh hoặc các sản phẩm xanh); trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền Ďịa phương phục vụ cho các mục tiêu, chương trình, dự án xanh; các chỉ số xanh, chỉ số bền vững, chỉ số carbon; các chứng chỉ Ďầu tư xanh của các quỹ Ďầu tư phát hành. Bên cạnh Ďó, UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán nghiên cứu xây dựng khung tài chính xanh như: ban hành quy Ďịnh, Ďiều kiện niêm yết xanh, báo cáo và giám sát theo các tiêu chí tài chính xanh. Quyết Ďịnh số 1191/QĐ-TTg, ngày 14/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai Ďoạn 2017 - 2020, tầm nhìn Ďến năm 2030. Tiếp Ďó, Chính phủ ban hành Nghị Ďịnh số 95/2018/NĐ-CP, ngày 30/6/2018 quy Ďịnh về việc tổ chức phát hành, Ďăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch loại công cụ nợ trên thị trường chứng khoán, trong Ďó có quy Ďịnh về TPX. Đây Ďược xem là công cụ và hành lang pháp lí Ďể phát triển TPX Ďáp ứng các 792
- mục tiêu Ďặt ra. Bộ Tài chính là Ďầu mối xây dựng Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Những nội dung lớn gồm mục Ďích và khối lượng phát hành; Ďiều kiện, Ďiều khoản của trái phiếu; việc Ďăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch… Ďược xây dựng Ďể triển khai rộng rãi trên thị trường. Nghị Ďịnh số 163/2018/NĐ-CP, ngày 4/12/2018 của Chính phủ quy Ďịnh về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Ďây là văn bản Ďầu tiên Ďưa ra khái niệm về trái phiếu doanh nghiệp ―xanh‖ và các quy Ďịnh riêng Ďối với TPX. Để Ďảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững mang tầm chiến lược, Chính phủ Ďã ban hành Quyết Ďịnh số 1658/QĐ-TTg, ngày 1/10/2021, phê duyệt về ―Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050‖ với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc Ďẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với Ďổi mới mô hình tăng trưởng, Ďạt Ďược thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hoà carbon và Ďóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt Ďộ toàn cầu. Thông tư số 101/2021/TT-BTC, ngày 17/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ďã Ďưa ra chính sách ưu Ďãi giảm 50 mức giá dịch vụ Ďăng kí niêm yết cho chủ thể phát hành và nhà Ďầu tư TPX. Năm 2021, UBCKNN Ďã hợp tác với các tổ chức quốc tế cho ra mắt cuốn Sổ tay ―Hướng dẫn TPX, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững‖ nhằm hướng dẫn các tổ chức phát hành và các thành viên thị trường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực ASEAN cũng như các quy Ďịnh của Việt Nam về TPX, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững. Ngày 10/1/2022, Chính phủ Ďã ban hành Nghị Ďịnh số 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường. Nghị Ďịnh Ďã Ďưa ra quy Ďịnh về các dự án Ďược phát hành TPX ở Điều 154 và Điều 157. Ngày 17 và 18/2/2022, phối hợp với Uỷ ban châu Âu (EC) tổ chức Hội thảo ―Khung pháp lí và giám sát TPX‖ theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Đây là chương trình Ďầu tiên dành cho cán bộ UBCKNN, các thành viên thị trường và công ty Ďại chúng liên quan Ďến hoạt Ďộng TPX. 3.2 Th c trạng thị trường trái phiếu xanh Dưới Ďịnh hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN về vấn Ďề phát triển xanh, thị trường tài chính xanh và TPX của Việt Nam thời gian qua Ďã Ďạt Ďược những thành tựu nhất Ďịnh. Trên thị trường Ďã có các sản phẩm về TPX như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền Ďịa phương phục vụ cho các dự án, công trình xanh như: thuỷ lợi, bảo vệ môi trường, Ďiện gió, năng lượng mặt trời,... Tại Việt Nam, năm 2016, TPX Ďược Ďề cập trong khuôn khổ tọa Ďàm do Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức - GIZ (2016) tổ chức. Theo Ďó, TPX Ďược xây dựng nhằm huy Ďộng vốn phục vụ cho các công trình xanh như các dự án về thuỷ lợi, bảo vệ môi trường, Ďiện gió,… 793
- Đến năm 2018, HNX Ďã giới thiệu các chủ thể phát hành sản phẩm TPX và thí Ďiểm triển khai tại một số Ďịa phương có nhu cầu huy Ďộng vốn như Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phôd Hồ Chí Minh,… Ở giai Ďoạn này, thị trường TPX ở Việt Nam Ďược Ďánh giá hiện Ďang ở dạng sơ khai, chưa phát triển, quy mô, loại hình và nền tảng cung, cầu TPX Ďều chưa chắc chắn, Ďặc biệt, hệ thống thông tin, tuyên truyền và sự hiểu biết của nhà Ďầu tư nói riêng và thị trường nói chung về TPX còn rất nhiều hạn chế. Sang năm 2021, thị trường trái phiếu Việt Nam Ďã có sự phát triển vượt bậc. Theo báo cáo của Climate Bond Intiniatives (CBI, 2021), lượng phát hành TPX, xã hội và bền vững của Việt Nam vào năm 2021 là 1,5 tỉ USD, gấp gần 5 lần so với mức 0,3 tỉ USD của năm 2020, duy trì sự phát triển vững chắc trong suốt 3 năm. Trong năm 2021, Việt Nam vươn lên trở thành nguồn phát hành nợ xanh cao thứ 2 trong toàn khối ASEAN với lượng phát hành 1 tỉ USD, chỉ Ďứng sau Singapore. Cùng với sự tăng trưởng toàn cầu, thị trường TPX Việt Nam ngày càng gia tăng, tạo Ďộng lực cho việc sản xuất và sử dụng TPX Ďể thu hút tiền Ďầu tư vào TPX. Xét về tổ chức phát hành, thị trường TPX của Việt Nam chủ yếu do Chính phủ và các doanh nghiệp phát hành, với quy mô thị trường trái phiếu Ďược thể hiện ở Bảng 1 dưới Ďây: Bảng 1. Quy mô thị trƣờng trái phiếu Việt Nam Đơn vị: Tỉ đồng TT Loại trái phiếu 2022 2023 1 Trái phiếu Chính phủ (TPCP) 318.213 298.476 2 Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 742.743 324.234 2.1 Bất Ďộng sản (BĐS) 270.140 118.345 2.2 Ngân hàng 236.053 117.048 2.3 Kinh doanh chứng khoán 22.504 2.270 2.4 Hàng hoá và tiêu dùng 61.482 23.669 2.5 Năng lượng 37.397 1.297 2.6 Xây dựng 53.246 8.106 2.7 Sản xuất công nghiệp 21.666 23.993 2.8 Khác 40.255 29.505 (Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam - VBMA 2022, 2023) Xét về mặt cơ cấu, TPX ở Việt Nam gồm có: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền Ďịa phương, trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu là trái phiếu của Chính phủ và chính quyền Ďịa phương tài trợ cho các dự án 794
- xanh, còn hệ thống các doanh nghiệp tham gia phát hành TPX Ďể huy Ďộng vốn là chưa nhiều. Dự án Ďầu tiên về TPX của Việt Nam do chính quyền Ďịa phương phát hành Ďó là UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với trị giá 3,6 triệu USD tài trợ cho dự án quản lí nguồn nước bền vững tại Ďịa phương. Đến tháng 7/2022, lần Ďầu tiên thị trường trái phiếu Việt Nam ghi nhận một tổ chức phát hành TPX theo nguyên tắc do ICMA công bố năm 2018. Theo Ďó, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) Ďã phát hành 73,7 triệu USD (tương Ďương 1.725 tỉ VND) TPX với lãi suất 6,7 /năm, kì hạn 10 năm, Ďược Công ty Dịch vụ bảo lãnh Ďa quốc gia (GuarantCo) bảo lãnh một phần. Sự kiện này Ďược Ďánh giá là sự tác Ďộng lớn Ďối với thị trường TPX của Việt Nam vốn còn khiêm tốn và mới mẻ. Ngày 25/10/2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Ďã trở thành ngân hàng Ďầu tiên phát hành thành công TPX theo Nguyên tắc TPX của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) tại thị trường trong nước. Số tiền thu Ďược từ phát hành trái phiếu sẽ Ďược sử dụng Ďể tài trợ cho các dự án xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, bảo vệ môi trường, phù hợp với khung TPX của BIDV (Trần Long - Phó Tổng Giám Ďốc BIDV, 2023) Các dự án phát hành TPX ở Việt Nam từ năm 2016 - 2023 Ďược thể hiện tại Bảng 2 dưới Ďây: Bảng 2. Dự án phát hành TPX của Việt Nam từ năm 2016 - 2023 Thời Chủ thể Tổng Kỳ hạn Mục đích Tính chất của trái TT gian phát hành giá trị TP phát hành phiếu Trái phiếu chính Uỷ ban quyền Ďịa phương Quản lí nhân dân (chương trình thí 3,6 triệ nguồn 1 9/2016 tỉnh 3-5 năm Ďiểm giữa Bộ Tài u USD nước bền Bà Rịa - chính và Cơ quan vững Vũng Tàu Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ)) Công ty Quản lí Đầu tư Tài 10, 15, 23,4 tri nguồn Trái phiếu chính 2 10/2016 chính nhà 20, 30 ệu USD nước bền quyền Ďịa phương nước năm vững TP. HCM Lãi suất thả nổi bằng Công ty Cổ Dự án Ďiện lãi suất tiền gửi kỳ phần 2.100 tỉ Kỳ hạn 9 mặt trời tại hạn 2 năm cộng biên 3 8/2019 Điện mặt Ďồng năm Ninh Ďộ 3,5 /năm, riêng trời Trung Thuận năm Ďầu tiên Nam là 10,5 /năm 795
- Lãi suất thả nổi Công ty Cổ bằng lãi suất tiền Dự án Ďiện phần gửi kỳ hạn 2 năm 945 tỉ Kỳ hạn 5 mặt trời tại 4 8/2019 Điện mặt cộng biên Ďộ Ďồng năm, Ninh trời Trung 3,5 /năm, riêng Thuận Nam năm Ďầu tiên là 10,5 /năm Đầu tư vào 350 tỉ các dự án CTCP Ďồng, năng Trái phiếu DN Bamboo lượng mặt 10/2019 500 tỉ Kỳ hạn 3 900.000 trái phiếu 5 Capital trời; các Ďồng, năm chuyển Ďổi trong (BCG) dự án bất quý 4/2019, lãi suất 50 tỉ Ďộng sản; 5 /năm, Ďồng Bổ sung VLĐ 283,9 Trái phiếu xã hội 4 khoản 6 10/2020 Chính phủ triệu Dài hạn và trái phiếu bền nợ xanh USD vững (GSS) 425 Tài trợ các Trái phiếu bền 7 2021 VinGroup triệu Dài hạn dự án xanh vững USD EVNFinance Tài trợ các Lãi suất cố Ďịnh, (EVNFC, dự án Ďạt Ďáo hạn năm 2032, 2022) Ďiều kiện tạo lập nghĩa vụ trả 1.700 tỉ Kỳ hạn 8 7/2022 Ďược nêu nợ trực tiếp, Ďược Đơn vị bảo Ďồng 10 năm tại Khung bảo lãnh thanh toán lãnh: TPX của 1 phần tương Ďương GuarantCo EVNFinance 1.100 tỉ Ďồng Tài trợ các DA hướng Trái phiếu trong Ďến mục Ngân hàng 2.500 tỉ nước có khung 9 10/2023 Dài hạn tiêu phát BIDV Ďồng TPX Ďược xếp triển bền hạng bởi Moody‘s vững tại VN. (Nguồn: Ngân hàng Thế giới và Bộ Tài ch nh, VBMA, CBI năm 2016 -2023) Từ các số liệu trên có thể thấy, giá trị phát hành của TPX so với quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam Ďang còn quá hạn chế so với nhu cầu về lượng vốn Ďể phát triển bền vững (theo WB, Việt Nam cần 368 tỉ USD Ďến năm 2040). Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng nêu trên: Thứ nhất, hiện nay Việt Nam còn thiếu những quy Ďịnh cụ thể về khái niệm xanh và khái niệm TPX. Thứ hai, 796
- số liệu liên quan TPX tại Việt Nam chưa dễ dàng tiếp cận. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin và sự tham gia của các nhà Ďầu tư vào công cụ tài chính này. Thứ ba, Việt Nam chưa có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát hành TPX và khuyến khích nhà Ďầu tư tham gia vào thị trường TPX (Nguyễn Thị Nhung, 2021). Thứ tư, do thiếu thông tin và chuẩn mực Ďánh giá vì vẫn chưa có kênh thông tin riêng và chuẩn mực chung về Ďánh giá hiệu quả môi trường của các dự án Ďược tài trợ. Điều này khiến các nhà Ďầu tư khó có thể truy cập tìm kiếm thông tin cũng như Ďánh giá chính xác về tính bền vững và tác Ďộng môi trường của các dự án. Thứ năm, việc phát hành TPX diễn ra chậm mặc dù UBCKNN Ďã ban hành cẩm nang phát hành hướng dẫn cách thức phát hành và quản lí dòng tiền cũng như nguồn vốn cho các dự án xanh, Ďặc biệt là công bố thông tin về môi trường và xã hội của doanh nghiệp một cách minh bạch Ďể thu hút Ďầu tư vào TPX (UBCNNN). Thứ sáu, mức Ďộ nhận diện với các nhà Ďầu tư chưa phổ biến, chưa quan tâm nhiều Ďến TPX, khi có tới 37,5 nhà Ďầu tư chưa nghe Ďến TPX và không có nhà Ďầu tư nào thực sự nghiên cứu sâu về loại trái phiếu này (Nguyễn Thị Minh Châu, 2019). Thứ bảy, chi phí phát hành TPX cao vì việc phát hành TPX Ďòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều quy Ďịnh và tiêu chuẩn khắt khe, Ďiều này khiến chi phí phát hành TPX có thể cao hơn so với các trái phiếu thông thường, dẫn Ďến việc e ngại tìm hiểu và thực hiện của các doanh nghiệp. Thứ tám, có các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian và tổ chức Ďịnh mức tín nhiệm, tổ chức Ďánh giá Ďộc lập về tổ chức phát hành TPX. Để thị trường TPX trở thành kênh huy Ďộng vốn quan trọng cho các dự án, chương trình xanh, thị trường cần có sự Ďa dạng của các tổ chức phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian. Thứ chín, chưa có những quy Ďịnh pháp luật rõ ràng giám sát mục Ďích sử dụng tiền thu Ďược từ phát hành, hạch toán tài khoản riêng, báo cáo sau phát hành trong bộ các nguyên tắc TPX của ICMA, làm mất thêm thời gian Ďể cơ quan quản lí ban hành những văn bản hướng dẫn. 3.2. Giải pháp phát triển trái phiếu xanh nhằm thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững ở Việt Nam hiện nay Theo xu hướng phát triển của thế giới, TPX sẽ là thị trường có tiềm năng lớn trong tương lai. Về triển vọng TPX tại Việt Nam, theo Báo cáo Cơ hội Ďầu tư về khí hậu của IFC, từ năm 2016 - 2030, Việt Nam có thể thu hút khoảng 753 tỉ USD Ďầu tư vào khí hậu, trong Ďó phần lớn (khoảng 571 tỉ USD) Ďầu tư cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Đầu tư vào năng lượng tái tạo có thể thu hút 59 tỉ USD, trong Ďó hơn một nửa (31 tỉ USD) là vào các dự án năng lượng mặt trời và 19 tỉ USD vào các dự án thuỷ Ďiện nhỏ. Khoảng 80 tỉ USD sẽ Ďược Ďầu tư vào lĩnh vực công trình xanh (IFC, 2022). Để Ďạt Ďược các mục tiêu trên, một số các Ďề xuất và giải pháp Ďược khuyến nghị Ďối với các cấp và chủ thể như sau: 797
- - Đối với Chính phủ: + Cần hoàn thiện khung khổ pháp lí về TPX: Tiếp tục ban hành các quy Ďịnh nhằm Ďể tăng cường cho tính minh bạch thông tin và dữ liệu Ďến các chủ thể, từ Ďó tạo dựng lòng tin và thể hiện tiềm năng huy Ďộng vốn lâu dài của nền kinh tế. Bên cạnh Ďó, cần có quy Ďịnh về các chính sách hỗ trợ và ưu Ďãi tài chính liên quan Ďến chi phí phát hành và thẩm Ďịnh TPX, nhằm khuyến khích các nhà Ďầu tư mua TPX, và tăng tính hấp dẫn của trái phiếu. + Cần có cam kết mạnh mẽ về việc thực hiện Chiến lược phát triển chung của Ďất nước theo hướng chuyển Ďổi sang mô hình kinh tế xanh. Theo Ďó, Chính phủ cần thiết lập các Ďịnh hướng chiến lược cho việc hình thành các ngành công nghiệp xanh và tăng trưởng bền vững. Xây dựng chính sách ổn Ďịnh với những cam kết rõ ràng về việc hỗ trợ quá trình hình thành các ngành công nghiệp xanh. + Cần thực thi các biện pháp hỗ trợ thu hút nguồn tài chính xanh cho nền kinh tế, bao gồm: ưu tiên dành kinh phí thoả Ďáng từ ngân sách Trung ương và ngân sách Ďịa phương Ďể thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, Ďặc biệt nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và phát triển năng lượng nhân tạo; Ďồng thời, nên Ďảm bảo một mức lợi nhuận tối thiểu Ďể khuyến khích các doanh nghiệp Ďầu tư vào các ngành sử dụng công nghệ xanh và sản xuất các sản phẩm xanh. + Nên có chính sách khuyến khích hệ thống tài chính tài trợ cho phát triển các ngành công nghiệp xanh và tăng trưởng bền vững, phát triển các sản phẩm tài chính xanh hỗ trợ cho một nền kinh tế ít carbon. + Cần xây dựng lộ trình phát triển TPX một cách phù hợp trên cơ sở xác Ďịnh chính xác nội lực về tài chính của thị trường tài chính trong nước cũng như Ďộ lớn của tính thanh khoản các sản phẩm tài chính xanh trên thị trường tài chính, từ Ďưa ra lộ trình phát hành TPX trong nước hay nước ngoài. + Nên tham gia vào các tổ chức song phương hay Ďa phương, tận dụng nguồn lực tài chính, kinh nghiệm của các quốc gia về công nghệ, trình Ďộ, huy Ďộng các nguồn lực từ bên ngoài… Ďể sớm Ďạt Ďược mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững. + Cần có các quy Ďịnh, chính sách về nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lí về phát triển bền vững, hỗ trợ việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân thông qua: Gia tăng giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường, phân loại rác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm. Vận Ďộng thay Ďổi thói quen tiêu dùng với việc gia tăng lựa chọn các sản phẩm xanh, sạch và bảo vệ môi trường. - Đối với Bộ Tài chính, UBCKNN: + Tiếp tục hoàn thiện Ďịnh hướng phát triển thị trường vốn xanh như hoàn thiện Đề án phát hành trái phiếu chính phủ xanh trình Chính phủ phê duyệt Ďể có cơ sở triển khai rộng rãi. 798
- + Cần xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ cho thị trường vốn xanh như: chính sách về tài khoá (thuế, phí,…) cũng như cơ chế bảo lãnh hỗ trợ cho các ngành/lĩnh vực xanh. Xây dựng các Ďiều kiện Ďể Ďược phát hành TPX không phức tạp, thủ tục thực hiện ngắn gọn Ďể khuyến khích gia tăng quy mô thị trường. + Cần áp dụng các chính sách hỗ trợ thị trường vốn xanh thông qua việc tích cực tham gia hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như GIZ, WB, IFC, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… và các quỹ tài chính xanh quốc tế Ďể tranh thủ nguồn vốn phát triển xanh cũng như triển khai các chương trình Ďào tạo, phát triển năng lực cho nhà Ďầu tư khi tham gia thị trường TPX của các tổ chức này. - Đối với các tổ chức tài chính, các Ďịnh chế tài chính, các DN,…: + Cần nghiên cứu xây dựng chỉ số TPX, triển khai sản phẩm kết hợp giữa tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, … và từ nguồn hỗ trợ vốn ưu Ďãi quốc tế Ďể thức Ďẩy phát triển các dự án xanh. + Đẩy mạnh hoạt Ďộng tuyên truyền, truyền thông, quảng bá chính sách tài chính xanh, xúc tiến, giới thiệu các mô hình, dự án sử dụng TPX, tài chính xanh trên các phương tiện truyền thông Ďại chúng Ďến khách hàng trọng Ďiểm trong và ngoài nước. Tăng cường tập huấn, hội thảo và chia sẻ thông tin trong và ngoài nước việc xây dựng các mô hình phát triển công nghiệp xanh và bền vững cùng phát triển nông nghiệp, nông thôn xanh; từng bước thay Ďổi cơ cấu nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông, như: sử dụng nguồn năng lượng mới, sạch, tái tạo, ít phát thải khí nhà kính; giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững. - Đối với người dân: Tăng cường ý thức, trách nhiệm của mình, nhận thức, tìm hiểu các thông tin về các dự án xanh, sản phẩm xanh, TPX, tài chính xanh,… Ďể tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng phát triển bền vững. 4. Kết luận Để thúc Ďẩy phát triển thị trường TPX, Việt Nam sẽ cần xây dựng Ďược một hệ sinh thái TPX Ďồng bộ với sự tham gia của cả Chính phủ, Bộ Tài chính, ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lí nhà nước có liên quan Ďến các nhà phát hành, nhà Ďầu tư, các bên hỗ trợ vận hành thị trường trong các lĩnh vực phát triển bền vững như nguồn nước, vận tải hiệu quả, năng lượng tái tạo, nông lâm nghiệp, bất Ďộng sản tới vấn Ďề về ô nhiễm môi trường. Đây là một tiến trình cần thời gian, nguồn lực lớn mạnh, sự thống nhất của tất cả các bên khi thực hiện các giải pháp thúc Ďẩy phát triển TPX, tài chính xanh thì chắc chắn Việt Nam sẽ Ďạt Ďược các mục tiêu về phát triển bền vững trong tương lai../. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Minh Châu (2019). Trái phiếu xanh: Thuận lợi và khó khăn Ďể phát triển ở thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ, số 24. 799
- 2. CBI (2017). Green Bond market Report 3. Climate Bonds Initiative (2019). ASEAN green financial instruments 4. CBI-SSC-IFC, and SECO (2021). Issuing Green Bonds, Social Bonds, Sustainable Bonds. 5. CBI (2022) Climate Bonds Initiative Green Bond Database Methodology 6. Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, (2024), Báo cáo Trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam năm 2023. 7. Desalegn, G. & Tangl, A. (2022). Enhancing green finance for inclusive green growth: a systematic approach. Sustainability, 14(12), 7416. 8. Dou, X. & Qi, S. (2019). The choice of green bond financing instruments. Cogent Business & Management, 6(1), 1652227 9. Fang, Z., Xie, J., Peng, R. & Wang, S. (2021). Climate finance: mapping air pollution and finance market in time series. Econometrics, 9(4). 10. VBMA (2023). Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp năm 2022, Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam năm 2022. 11. VBMA (2023). Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tháng 11/2023, Báo cáo Thị trường Trái phiếu Việt Nam năm 2023. 12. ICMA (2015). Green Bond Principles Voluntary Process Guidelines for Issuing Green Bonds 13. ICMA (2021). Green Bond Principles Voluntary Process Guidelines for Issuing Green Bonds 14. Jin, J. & Han, L. (2018). Assessment of Chinese green funds: Performance and industry allocation. Journal of Cleaner Production, 171, 1084-1093. 15. Nguyễn Thị Nhung (2022). Phát triển TPX tại Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 19. 16. Nawaz, M. A., Seshadri, U., Kumar, P., Aqdas, R., Patwary, A. K. & Riaz, M. (2021). Nexus between green finance and climate change mitigation in N-11 and BRICS countries: empirical estimation through difference in differences (DID) approach. Environmental Science and Pollution Research, 28, 6504-6519. 17. Trần Nguyên Sa 2023. Phát triển TPX tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 3. 18. Sachs, J., Woo, W. T., Yoshino, N. & Taghizadeh-Hesary, F. (Eds.). (2019). Handbook of green finance: Energy security and sustainable development 19. Thompson, S. (2021), Green and Sustainable Finance: principles and practice (Vol. 6). Kogan Page Publishers 800
- 20. Dương Thị Thanh Tân (2019). Tiềm năng phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, số 6 21. World Bank (2022). National Climate and Development Report for Vietnam 22. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (2021). Nguyên tắc Trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA) 23. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2021). Sổ tay hướng dẫn phát hành trái phiêu xanh, Trái phiếu xã hội và Trái phiếu bền vững. https://asianbondsonline.adb.org/greenbonds/pdf/How%20to%20Issue%20G uide%20Vietnamese%20FINAL%20PRINT.pdf 24. UNEP (2021). State of Finance for Nature. https://www.unep.org/resources/state- finance-nature 25. Wang, H., Qi, S., Zhou, C., Zhou, J. & Huang, X. (2022). Green credit policy, government behavior and green innovation quality of enterprises. Journal of Cleaner Production, 331, 129834. 26. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trai-phieu-xanh-cong-cu-thiet-yeu-cho-phat - trien-ben-vung-90235.htm 801
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển
5 p | 60 | 8
-
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - Những vấn đề cần tháo gỡ
12 p | 80 | 7
-
Phát triển thị trường trái phiếu xanh - xu thế tất yếu cho tăng trưởng xanh và bền vững
5 p | 18 | 7
-
Trái phiếu xanh và triển vọng của nó ở Việt Nam
6 p | 74 | 6
-
Xu hướng phát triển trái phiếu xanh trên thế giới và tại Việt Nam
4 p | 14 | 6
-
Vai trò của tài chính xanh trong thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam
13 p | 12 | 5
-
Thực trạng về hoạt động phát hành trái phiếu xanh của các doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
15 p | 7 | 4
-
Phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam
4 p | 22 | 3
-
Vai trò của Fintech đối với thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh hướng tới phát triển bền vững
12 p | 8 | 3
-
Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán - Kỳ 2 tháng 8 (số 246) - 2023
96 p | 6 | 0
-
Một số đề xuất thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam
10 p | 10 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn