Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐẠI TRÀNG BẨM SINH:<br />
KINH NGHIỆM CỦA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
Phạm Trung Vỹ*, Phạm Như Hiệp*, Hồ Hữu Thiện*, Phạm Anh Vũ*, Phan Hải Thanh*, Nguyễn Thanh<br />
Xuân*, Trần Nghiêm Trung*, Văn Tiến Nhân*, Phạm Minh Đức*,<br />
Phạm Xuân Đông*, Mai Trung Hiếu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng kết hợp kỹ thuật phẫu tích qua đường hậu môn một<br />
thì điều trị bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Gồm 17 bệnh nhân (10 nam,7 nữ) phình đại tràng bẩm sinh với đoạn vô hạch ở<br />
phần xa của đại tràng (ĐT) được phẫu thuật nội soi kết hợp kỹ thuật phẫu tích qua đường hậu môn từ 1/2012<br />
đến 6/2017. Nghiên cứu tiến cứu có theo dõi và tái khám nong hậu môn sau mổ.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 6,7 ± 1,3 tháng (2 - 65), tỷ lệ nam/nữ 1,4/1, 100% chụp đại tràng cản quang trước<br />
mổ với vị trí vô hạch cao. Vị trí vô hạch trong mổ: chỗ nối sigma-trực tràng 5,9%, đại tràng sigma 29,4%, chỗ nối<br />
đại tràng xuống-sigma 17,6%, đại tràng xuống 41,2%, góc lách 5,9%, không gặp vô hạch toàn bộ đại tràng.<br />
Chiều dài đoạn đại tràng cắt bỏ trung bình 23,2 ± 4,3 cm, thời gian phẫu thuật trung bình 162,2 ± 15,5 phút, thời<br />
gian nằm viện trung bình 5,8 ± 3,2 ngày (4 - 9). Thời gian theo dõi trung bình 37,3 ± 2,6 tháng ghi nhận 17,6%<br />
viêm ruột, điều trị nội khoa thành công, hẹp miệng nối nong được 11,8% và không gặp các biến chứng khác.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi kèm phẫu tích qua đường hậu môn điều trị phình đại tràng bẩm sinh là an toàn<br />
và hiệu quả, giải quyết được mọi thể vô hạch cao và có thể thay thế cho kỹ thuật mở bụng để hỗ trợ.<br />
Từ khóa: Phình đại tràng bẩm sinh, phẫu tích qua đường hậu môn.<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC SURGERY FOR HIRSCHSPRUNG DISEASE: EXPERIENCES OF HUE CENTRAL<br />
HOSPITAL<br />
Pham Trung Vy, Pham Nhu Hiep, Ho Huu Thien, Pham Anh Vu, Phan Hai Thanh, Nguyen Thanh<br />
Xuan, Tran Nghiem Trung, Van Tien Nhan, Pham Minh Duc, Pham Xuan Dong, Mai Trung Hieu<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 68 – 73<br />
<br />
Objectives: To evaluate the results of laparoscopic surgical techniques combined transanal one-stage<br />
endorectal pull-through, the treatment of Hirschsprung’s disease (HD) in children.<br />
Methods: Including 17 patients of HD (10 males, 7 females) with distal colon aganglionosis were considered<br />
candidates for laparoscopic techniques combined transanal one-stage endorectal pull-through from 1/2012 to<br />
6/2017. Prospective studies with follow-up and re-examination of postoperative anal dilatation.<br />
Results: Average age 6.7 ± 1.3 months (2 - 65), male/female 1.4/1, 100% preoperative barium enema with<br />
long aganglionic segment. Intraoperative aganglionic location: sigmoid-rectum joint 5.9%, sigmoid colon 29.4%,<br />
descending-sigmoid colon joint 17.6%, descending colon 41.2%, splenic flexure 5.9%, without total aganglionic<br />
colon. Average length of aganglionic segment 23.2 ± 4.3 cm, the average length of the surgical procedure was<br />
162.2 ± 15.5 minutes, the length of hospital stays of 5.8 ± 3.2 days (4 - 9). Follow-up time of 37.3 ± 2.6 months<br />
with 17.6% enteritis, successful medical treatment, 11.8% anastigmatic stenosis of successful dilatation, without<br />
<br />
*Bệnh viện Trung Ương Huế.<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Trung Vỹ, ĐT: 0909279204, Email: phamtrungvy2021@gmail.com.<br />
<br />
68 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
other complications, all children have been well now.<br />
Conclusions: Laparoscopic surgical techniques combined transanal one-stage endorectal pull-through, the<br />
treatment of Hirschsprung’s disease is safe and effective, can solve all very high and can be alternative for assisted<br />
laparotomy.<br />
Keywords: Hirschsprung’s disease, transanal one-stage endorectal pull-through.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu nghiên cứu<br />
Phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung) là Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng<br />
một bệnh khá phổ biến ở trẻ em được kết hợp kỹ thuật phẫu tích qua đường hậu môn<br />
Hirschsprung báo cáo đầu tiên tại hội nghị nhi một thì điều trị bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh<br />
khoa Berlin năm 1886. Bệnh có thể có biểu hiện ở trẻ em.<br />
lâm sàng rất sớm ở trẻ sơ sinh bằng bệnh cảnh ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
tắc ruột cấp tính dễ đưa đến tử vong nếu không<br />
Gồm 17 bệnh nhân phình đại tràng bẩm sinh:<br />
can thiệp kịp thời hoặc có biểu hiện bán cấp và<br />
Triệu chứng lâm sàng điển hình: táo bón<br />
mạn tính ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn với bệnh cảnh<br />
trường diễn, đòi hỏi phải bơm hậu môn để đi cầu.<br />
táo bón và tiêu chảy kéo dài đưa đến tình trạng<br />
suy dinh dưỡng, chướng bụng, chậm phát triển Kết quả chụp đại tràng cản quang có một<br />
về thể chất cũng như tinh thần(9,6). đoạn hẹp, đoạn chuyển tiếp và đoạn đại tràng<br />
giãn ngay trên đoạn chuyển tiếp. Vị trí đoạn vô<br />
Phẫu thuật qua đường trực tràng (phẫu<br />
hạch ở phần xa của đại tràng (góc lách, đại tràng<br />
thuật Soave hoặc endorectal pull-through) điều<br />
xuống và đoạn đầu sigma). Chẩn đoán được<br />
trị bệnh lý này lần đầu tiên được Franco Soave<br />
khẳng định lại bằng sinh thiết tức thì trong mổ<br />
giới thiệu tại học viện Gaslini năm 1955 tuy<br />
và kết quả giải phẫu bệnh sau mổ.<br />
nhiên phải đến năm 1980 ca phẫu thuật thành<br />
Được phẫu thuật nội soi kết hợp kỹ thuật<br />
công lần đầu tiên mới được báo cáo(8).<br />
phẫu tích trực tràng qua đường hậu môn theo kỹ<br />
Năm 1998, Georgeson báo cáo đầu tiên kết thuật của Georgeson KE(3) từ 1/2012 đến 6/2017.<br />
quả phẫu thuật nội soi 80 bệnh nhân phình đại<br />
Nghiên cứu tiến cứu có theo dõi, tái khám và<br />
tràng bẩm sinh tại 6 trung tâm trong vòng 5 năm<br />
nong hậu môn sau mổ.<br />
với kết quả đáng khích lệ(3,6).<br />
Chuẩn bị trước mổ<br />
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, phẫu thuật<br />
Thụt tháo đại tràng bằng nước muối sinh lý<br />
qua đường trực tràng (Soave) điều trị phình đại<br />
hằng ngày trước mổ.<br />
tràng bẩm sinh đã được thực hiện từ năm 2002(8).<br />
Kháng sinh Cephalosporin thế hệ ba, tiêm<br />
Tuy nhiên trong trường hợp đoạn vô hạch nằm<br />
tĩnh mạch.<br />
cao, phẫu thuật phải kèm theo mở bụng phối<br />
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, tư thế<br />
hợp hạ đại tràng cùng với những bất lợi của việc<br />
sản khoa.<br />
làm này sau mổ cũng như kết quả lâu dài.<br />
Đặt xông tiểu để làm xẹp bàng quang trong<br />
Xuất phát từ thực tế ứng dụng phẫu thuật<br />
mổ và rút ngay sau mổ.<br />
nội soi điều trị bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh,<br />
Kỹ thuật phẫu thuật<br />
chúng tôi báo cáo đề tài này nhằm đánh giá kết<br />
quả ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng kết hợp Thì bụng (phẫu thuật nội soi)(3) (Hình 1)<br />
kỹ thuật phẫu tích trực tràng qua đường hậu Đặt 4 trocar: một trocar 5 hoặc 10 mm dưới<br />
môn một thì điều trị bệnh lý phình đại tràng rốn, một trocar 5 mm ở hố chậu trái, trocar 5mm<br />
ở hố chậu phải và trocar 5 mm ngang rốn phải.<br />
bẩm sinh ở trẻ em.<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi 69<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
Bơm hơi ổ phúc mạc với áp lực 8 – 10 Thì hậu môn(3) (Hình 2)<br />
mmHg. Dùng van Lone Star để bộc lộ hậu môn.<br />
Sau khi đặt các trocar, vùng chuyển tiếp đại Rạch đường vòng ống niêm mạc trên đường<br />
tràng cũng như vùng giãn trên đoạn chuyển tiếp lược khoảng 0,5-1 cm.<br />
sẽ được đánh giá cẩn thận để quyết định vị trí Phẫu tích ống niêm mạc lên cao 5-6 cm, mở<br />
đại tràng cần phẫu tích, di động và sẽ cắt bỏ. lớp thanh cơ thành trước trực tràng theo chiều dọc.<br />
Giải phóng đại tràng sigma và phẫu tích Vào tiểu khung gặp đoạn trực tràng đã<br />
trực tràng xuống tiểu khung dưới nếp phúc được phẫu tích bằng nội soi, giải phóng hoàn<br />
mạc phía trước 2 – 3 cm và phía sau ngang toàn trực tràng.<br />
mức xương cụt. Chú ý phẫu tích sát thành trực<br />
Trực tràng, đại tràng sigma được kéo ra<br />
tràng để tránh làm tổn thương các nhánh thần<br />
ngoài qua ống hậu môn. Vị trí đại tràng dự<br />
kinh niệu – sinh dục.<br />
định khâu nối được làm sinh thiết tức thì để<br />
Các nhánh động mạch sigma được clip và cắt khẳng định.<br />
gần sát thành đại tràng.<br />
Đoạn đại - trực tràng vô hạch và đoạn giãn<br />
Thông thường, mạc treo đại tràng được giải<br />
được cắt bỏ. Nối đại tràng bình thường với ống<br />
phóng ngang mức động mạch mạc treo tràng hậu môn trên đường lược 0,5-1 cm bằng các mũi<br />
dưới. Tuy nhiên, nếu đoạn vô hạch nằm cao trên khâu rời.<br />
đại tràng sigma thì việc phẫu tích và di động đại<br />
Chăm sóc sau mổ<br />
tràng góc lách là kỹ thuật bắt buộc. Việc phẫu<br />
tích và di động đại tràng xuống, đại tràng góc Cho trẻ uống nước, sữa hoặc bú mẹ sau<br />
lách và thậm chí đại tràng ngang nhằm 2 mục khi có đại tiện sau mổ.<br />
đích: vừa giúp cho việc cắt bỏ hết đoạn đại tràng Hướng dẫn nong hậu môn từ 2 tuần sau<br />
vô hạch hoặc giãn mất trương lực do ứ đọng lâu mổ và 1 tháng tiếp theo.<br />
ngày và vừa tránh được sự căng của miệng nối Khám kiểm tra sau mổ mỗi 3-6 tháng.<br />
đại tràng - ống hậu môn(3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Vị trí trocar và phẫu tích di động đại trực tràng(3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
70 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Kéo đại trực tràng ra ngoài, cắt và khâu nối qua ống hậu môn(3)<br />
KẾT QUẢ Bảng 3. Kết quả theo dõi và tái khám<br />
Kết quả theo dõi và tái khám n %<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung<br />
Thời gian theo dõi trung bình 37,3 ± 2,6 (thấp nhất 5,cao<br />
Đặc điểm chung n=17 % (tháng) nhất 62)<br />
Tuổi trung bình (tháng) 6,7 ± 1,3 Viêm ruột, điều trị nội khoa<br />
3 17,6<br />
< 1 tháng 0 0 thành công<br />
2-6 tháng 11 64,7 Hẹp miệng nối nong được 2 11,8<br />
> 6 tháng 6 35,3 Táo bón tái phát 0 0<br />
Tỷ lệ nam/nữ 10/7 1,4/1 Tắc ruột sau mổ 0 0<br />
Chụp ĐT cản quang trước mổ 17 100<br />
BÀN LUẬN<br />
Bảng 2. Kết quả phẫu thuật<br />
Kết quả phẫu thuật n % Qua 17 trường hợp được phẫu thuật nội soi<br />
Vị trí vô hạch trong mổ một thì kết hợp phẫu tích qua đường hậu môn<br />
Chỗ nối sigma-trực tràng 1 5,9 trong hơn 5 năm, điều trị bệnh lý phình đại<br />
Đại tràng sigma 5 29,4 tràng bẩm sinh tại bệnh viện Trung ương Huế,<br />
Chỗ nối ĐT xuống-sigma 3 17,6 chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm và nhấn<br />
Đại tràng xuống 7 41,2 mạnh 3 vấn đề cần bàn luận sau đây.<br />
Đại tràng góc lách 1 5,9 Thứ nhất, độ tuổi nào thì phẫu thuật nội soi<br />
Toàn bộ đại tràng 0 0 được chỉ định<br />
Chiều dài đoạn ĐT cắt bỏ (cm) 23,2 ± 4,3 Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật xâm nhập tối<br />
162,2 ± 15,5 (125 – 240 thiểu đã được ứng dụng vào phẫu thuật nội soi<br />
Thời gian phẫu thuật (phút)<br />
phút)<br />
nhi từ nhiều năm nay.<br />
Tai biến, biến chứng<br />
Viêm phổi sau mổ 2 11,8 Với sự tiến bộ của phương pháp chẩn đoán<br />
Chảy máu 0 0 cũng như những phát triển về gây mê hồi sức,<br />
Dò miệng nối 0 0 việc phẫu thuật sớm và một thì để điều trị bệnh<br />
Nhiểm khuẩn vết mổ 2 11,8 Hirschsprung đã chứng tỏ nhiều ưu điểm, bệnh<br />
Mở thông hồi tràng kèm theo 3 17,6 nhân không phải chịu phẫu thuật 3 thì như trước<br />
Chuyển mổ mở 0 0 với những biến chứng về phẫu thuật, gây mê hồi<br />
Thời gian nằm viện trung bình 5,8 ± 3,2 (thấp nhất 4, cao sức cũng như chăm sóc hậu môn nhân tạo(7).<br />
(ngày) nhất 9) Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thấp nhất<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi 71<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
là 2 tháng, cao nhất là 65 tháng, nghiên cứu của thấp thì phẫu thuật một thì qua đường hậu môn<br />
Jona JZ(4), tuổi trung bình là 7 tuần, thấp nhất 1 là chọn lựa hàng đầu, điều này cũng phù hợp<br />
tuần và cao nhất 28 tuần. với quan điểm với một số tác giả(1,2).<br />
Việc tiến hành phẫu thuật nội soi cần có một Theo Georgeson KE và Cohen RD(3), việc<br />
khoảng không gian thao tác (Surgical space). Vì phẫu tích các mạch máu và di động đoạn đại<br />
vậy trong trường hợp trẻ nhỏ, các quai ruột tràng sigma trực tràng qua phẫu thuật nội soi ổ<br />
chướng hơi và dịch vì ứ đọng sẽ khó có thể áp bụng làm tăng sự di động của đại trực tràng và<br />
dụng kỹ thuật này. Tuy nhiên theo Georgeson và như vậy, việc phẫu tích cuối cùng qua đường<br />
cộng sự tuổi thấp nhất mà tác giả phẫu thuật nội hậu môn – trực tràng trỡ nên dễ dàng hơn.<br />
soi là 3 ngày tuổi (cao nhất là 96 tháng) điều này Theo Nguyễn Thanh Liêm(5) PTNS cho phép<br />
có thể thấy việc sàng lọc chẩn đoán và theo dõi nhìn thấy rõ ràng hơn các thành phần của tiểu<br />
trong thai kỳ đối với bệnh lý này cũng như các khung, giảm thiểu gây sang chấn cho các cơ<br />
tổn thương phối hợp đã được tiến hành một quan lân cận, tránh được tai biến xoắn đại tràng<br />
cách có hệ thống. Bên cạnh đó, sự ra đời các khi hạ xuống. PTNS còn cho phép giải quyết mọi<br />
dụng cụ và camera có đường kính nhỏ từ 2 – 5 thể loại vô hạch cao.<br />
mm cũng như sự phát triển của gây mê hồi sức<br />
Thứ ba, kết quả và ưu điểm mang lại như thế<br />
nhi đã giúp cho việc áp dụng kỹ thuật nội soi<br />
nào<br />
cho trẻ sơ sinh ngày càng được rộng rãi (2).<br />
Qua nghiên cứu phẫu thuật nội soi và theo<br />
Thứ hai, vì sao phải phẫu thuật nội soi mà dõi đánh giá 17 trường hợp, chúng tôi ghi nhận<br />
không ứng dụng kỹ thuật khác: vị trí đoạn vô hạch trong mổ thường gặp nhất là<br />
Về mặt kỹ thuật, đây là sự phối hợp của kỹ đại tràng xuống 41,2%, đại tràng góc lách 5,9%<br />
thuật xâm nhập tối thiểu và phẫu tích truyền và chiều dài đoạn đại trực tràng cắt bỏ trung<br />
thống qua đường hậu môn. Mục đích của việc bình là 23,2 ± 4,3 cm. Việc sinh thiết tức thì trong<br />
ứng dụng phẫu thuật nội soi là để tránh phải mổ được tiến hành thường quy, vị trí đại tràng<br />
phẫu thuật mở bụng cùng với những ưu điểm dự định cắt nối được đánh giá trong thì phẫu<br />
của việc tổn thương phúc mạc tối thiểu. Việc thuật nội soi và việc sinh thiết được tiến hành<br />
phẫu tích và di động đại tràng xuống, đại qua đường hậu môn sau khi đại trực tràng được<br />
tràng góc lách và thậm chí đại tràng ngang kéo ra ngoài.<br />
hoặc toàn bộ đại tràng nhằm 2 mục đích: vừa<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình 162,2 ± 15,5<br />
giúp cho việc cắt bỏ hết đoạn đại tràng vô<br />
phút cao hơn so với nghiên cứu của Ahmad<br />
hạch hoặc mất trương lực do ứ đọng lâu ngày<br />
M(1)và Georgeson KE(3), thời gian phẫu thuật<br />
và vừa tránh được sự căng của miệng nối đại<br />
trung bình 150 phút, nghiên cứu của Jona JZ(4)<br />
tràng - ống hậu môn(1,3).<br />
thời gian phẫu thuật trung bình 140 phút.<br />
Cùng một mục đích phẫu thuật là phải phẫu<br />
Thời gian theo dõi trung bình 37,3 ± 2,6<br />
tích và di động đoạn đại phía trên đoạn vô hạch<br />
tháng, thấp nhất 5 tháng, cao nhất 62 tháng và<br />
(đại tràng xuống, góc lách, đại tràng ngang) và<br />
ghi nhận viêm ruột, điều trị nội khoa thành công<br />
đoạn đại tràng giãn mất trương lực, tuy nhiên so<br />
17,6%, hẹp miệng nối nong được 11,8%. Nghiên<br />
với đường mổ mở để phối hợp thì đây là kỹ<br />
cứu của Nguyễn Thanh Liêm gặp dò miệng nối<br />
thuật gây tổn thương tối thiểu phúc mạc và khác<br />
1,3% và theo báo cáo của các tác giả hẹp miệng<br />
với các tác giả khác áp dụng phẫu thuật nội soi<br />
nối sau mổ là 5%(2).<br />
cho mọi vị trí vô hạch đại trực tràng(1,2), chúng tôi<br />
chỉ áp dụng kỹ thuật này cho những trường hợp KẾTLUẬN<br />
đoạn vô hạch nằm cao, còn những trường hợp Kết quả bước đầu cho thấy phẫu thuật nội<br />
<br />
<br />
<br />
72 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
soi kết hợp phẫu tích qua đường hậu môn điều bẩm sinh, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 3,<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi, tr: 33 – 36.<br />
trị phình đại tràng bẩm sinh là an toàn và hiệu 6. Thomson D, Allin B, Long AM, Bradnock T, Walker G (2015),<br />
quả, giải quyết được mọi thể vô hạch cao nên có Laparoscopic assistance for primary transanal pull-through in<br />
Hirschsprung’s disease: a systematic review and meta-analysis,<br />
thể thay thế cho kỹ thuật mở bụng hỗ trợ.<br />
BMJ Open, doi: 10.1136/bmjopen-2014-006063.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Trương Nguyễn Uy Linh, Phan Thị Ngọc Linh, Nguyễn Kinh<br />
Bang, Đào Trung Hiếu (2005), Điều trị phẫu thuật triệt để, một<br />
1. Ahmad M, Sadat El (2009), Laparoscopic-Assisted Transanal<br />
thì ở trẻ bệnh Hirschsprung dưới ba tháng tuổi, Y Học TP. Hồ<br />
Endorectal Pull-Through for Hirschsprung’s Disease: Experience<br />
Chí Minh, Tập 9, Phụ bản của Số 1, tr: 1 – 4.<br />
with 15 Cases, Annals of Pediatric Surgery, Vol 5, No 3, pp: 181-186.<br />
8. Vu PA, Thien HH, Hiep PN (2010), Transanal one-stage<br />
2. Aubdoollah TH, Li K, Zhang X, Li S, Yang L, Lei HJ, Dolo PR<br />
endorectal pull-through for Hirschsprung disease: experiences<br />
(2015), Clinical outcomes and ergonomics analysis of three<br />
with 51 newborn patients, Pediatr Surg Int, DOI 101007/s00383-<br />
laparoscopic techniques for Hirschsprung's disease, World J<br />
010-2599-0.<br />
Gastroenterol, Vol 21(29), pp: 8903-8911. 9. Vũ Tuấn Ngọc, Trương Nguyễn Uy Linh, Đào Trung Hiếu<br />
3. Georgeson KE, Cohen RD, Hebra A (1999), Primary (2005), Điều trị phẫu thuật triệt để ở trẻ bệnh Hirschsprung bằng<br />
laparoscopic-assisted endorectal colon pull-through for<br />
kỹ thuật hạ đại tràng qua ngã hậu môn, Y Học TP. Hồ Chí Minh,<br />
Hirschsprung’s disease: A new gold standard, Ann Surg, Tập 9, Phụ bản của Số 1, tr: 5-11.<br />
Vol.229(5), pp: 678-682.<br />
4. Jona JZ (2005), Laparoscopic pull through for Hirschsprung’s<br />
disease in infants, J Indian Assoc Pediatr Surg, Vol 10 (1), pp: 28 – 30. Ngày nhận bài báo: 20/06/2017<br />
5. Nguyễn Thanh Liêm, Bùi Đức Hậu, Trần Anh Quỳnh (2011), So<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/06/2018<br />
sánh kết quả ban đầu giữa hai phương pháp phẫu thuật một thì<br />
nội soi và đường qua hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng Ngày bài báo được đăng: 15/08/2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi 73<br />