Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ<br />
NGUYÊN NHÂN ĐAU HỐ CHẬU PHẢI HIẾM GẶP<br />
Nguyễn Thanh Phong*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Phẫu thuật nội soi đã chứng minh có hiệu quả trong chẩn đoán và xử trí nguyên nhân đau hố chậu<br />
phải. Trong đó nhồi máu mạc nối lớn là nguyên nhân hiếm gặp ở bệnh nhân đau bụng cấp có biểu hiện lâm sàng<br />
giống như viêm ruột thừa.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm nêu kinh nghiệm bước đầu của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và xử trí<br />
nguyên nhân đau hố chậu phải hiếm gặp.<br />
Đối tượng- Phương pháp: Hồi cứu các trường hợp phẫu thuật nội soi điều trị nhồi máu mạc nối lớn cho 12<br />
bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng giống viêm ruột thừa cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện Bình Dân từ tháng<br />
1/2010 đến tháng 8/2013.<br />
Kết quả: có 12 bệnh nhân bao gồm 3 nam và 9 nữ, tuổi trung bình 38 (thay đổi từ 27 đến 58 tuổi). Chỉ<br />
số BMI> 25 ở 10(83.3 %) bệnh nhân. Biểu hiện lâm sàng gồm: đau hố chậu phải 100% trường hợp, phản<br />
ứng thành bụng 10 (83,3%) th và 2 (16,7%) th có mass hố chậu phải. Về cận lâm sàng, 33,3% th có bạch<br />
cầu tăng trên 10000/mm3. Siêu âm bụng nghi ngờ có bất thường ở hố chậu phải 5 (41,7%) th, trong khi CT<br />
scan bụng được thực hiện ở 1 (8,3%) th nhưng không giúp cho chẩn đoán. Có 2 (16,7%) bệnh nhân có tiền<br />
căn mổ bụng. Tất cả đều được mổ nội soi cắt bỏ mạc nối lớn hoại tử trong đó có 10 (83,3%) kèm cắt ruột<br />
thừa. Nội soi ổ bụng giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 3,1 ngày.<br />
Không có biến chứng và tử vong.<br />
Kết luận: Nội soi ổ bụng thì an toàn và hiệu quả trong điều trị nhồi máu 1 phần mạc nối lớn vô căn có tỉ lệ<br />
biến chứng thấp. Với sự áp dụng ngày càng nhiều phẫu thuật ít xâm hại, ngày càng có nhiều ca được chẩn đoán<br />
và điều trị. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tính khả thi của nội soi ổ bụng trên bệnh nhân đau hố chậu phải trong<br />
chẩn đoán và điều trị.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi điều trị, nhồi máu mạc nối lớn, nguyên phát, đau hố chậu phải.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EARLY RESULTS OF LAPAROSCOPIC TREATMENT IN A RARE RIGHT LOWER QUADRANT PAIN<br />
CAUSE<br />
Nguyen Thanh Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 187 - 192<br />
Background: Laparoscopic approach was showed the effective in managing of right lower quadrant pain in<br />
patients whose the infarction of greater omentum were one of rare acute abdominal pain may present with various<br />
signs and symptoms mimic acute appendicitis.<br />
The aim of the study: We report our early laparoscopic experiences in diagnosis and management a rare<br />
right lower quadrant pain cause.<br />
Methods: From January 2010 to August 2013, we performed 12 laparoscopic management of the infarction<br />
of greater omentum in emergency department at Binh Dan hospital for the patients who were indicated for<br />
laparoscopic appendectomy.<br />
Results: There were 12 patients including three (25%) men and nine (75 %) women, mean age 38 (27 to 58)<br />
* Bệnh viện Bình Dân<br />
Tác giảTổng<br />
liên lạc:<br />
PGS TS. Nguyễn Thanh Phong<br />
Ngoại<br />
Quát<br />
<br />
ĐT: 0903 643 310<br />
<br />
Email: phongy89@yahoo.com<br />
<br />
187<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
years; BMI > 25 in 10 (83.3%) patients. Clinical manifestations were included: right lower quadrant pain 100%<br />
patients, abdominal tenderness 10 (83.3%) cases and 2 (16.7%) cases with a palpable mass in right lower<br />
quadrant abdomen. In paraclinical data, WBC above 10000/mm3 was noticed in 33.3% of cases. Abdominal<br />
ultrasound was suspicion about abnormal image in right lower quadrant pain in 41.7%, while CT scan was done<br />
in 1 patient but incorrect diagnosis. Two (16.7 %) patients got previous surgery. All patients were suffered from<br />
laparoscopic surgery to remove the affected omentum segment, in which 10 (83.3%) cases were accompanied with<br />
appendectomy. All cases diagnosis was made by laparotomy. The median hospital stay was 3.1 days, and no<br />
complication and death were seen.<br />
Conclusion: Laparoscopic approach is safe and effective in managing primary segmental infarction of greater<br />
omentum and is associated with low morbidity. With the popularity of minimal invasive laparoscopic surgery,<br />
more cases are being diagnosed and treated. We would like to emphasize the usefulness of laparoscopy in patients<br />
with right lower quadrant pain in both diagnostic as well as therapeutic.<br />
Key words: Laparoscpic treatment, infarction of the greater omentum, right lower quarand pain.<br />
viêm ruột thừa và chấp nhận phẫu thuật bằng<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
phương pháp mổ nội soi cắt ruột thừa nhưng khi<br />
Nhồi máu 1 phần mạc nối lớn vô căn là<br />
mổ phát hiện nhồi máu mạc nối lớn tại khoa hồi<br />
nguyên nhân hiếm gặp của đau bụng cấp. Từ<br />
sức cấp cứu Bệnh Viện Bình Dân từ tháng<br />
khi bệnh được mô tả lần đầu bởi Bush(1) vào năm<br />
1/2010 đến 8/ 2013.<br />
1896, cho đến nay vẫn chưa xác định được<br />
Tình trạng toàn thân của bệnh nhân không<br />
nguyên nhân vì sao mạc nối lớn bên phải bị<br />
có chống chỉ định phẫu thuật nội soi.<br />
nhiều nhất (chiếm 90% trường hợp).<br />
Triệu chứng lâm sàng giống như viêm ruột<br />
thừa trong hầu hết các trường hợp(9). Mặc dù có<br />
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh mới như<br />
siêu âm và CTscan, chẩn đoán xác định bệnh<br />
thường là khi mổ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Vai trò của nội soi ổ bụng trong chẩn đoán<br />
và xử trí các đau bụng cấp không đặc hiệu đã<br />
được Paterson nhấn mạnh trong nghiên cứu của<br />
mình(11), qua nội soi giúp thám sát toàn bộ ổ<br />
bụng thuận lợi hơn nhiều so với đường<br />
McBurney khi mổ cho những bệnh nhân nghi<br />
ngờ bị viêm ruột thừa. Nội soi vừa mục đích<br />
chẩn đoán và điều trị.<br />
<br />
Thao tác thực hành:<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nhằm nêu kinh nghiệm bước đầu của phẫu<br />
thuật nội soi trong chẩn đoán và xử trí nguyên<br />
nhân đau hố chậu phải hiếm gặp.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả trường hợp chẩn đoán trước mổ là<br />
<br />
188<br />
<br />
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Dụng cụ<br />
Các dụng cụ nội soi cắt ruột thừa thường<br />
dùng tại bệnh viện.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Buớc 1: Bố trí phòng mổ: màn hình, nguồn<br />
sáng, bơm hơi và đốt điện bên phải bàn mổ.<br />
Bệnh nhân nằm đầu cao nghiêng T, Phẫu thuật<br />
viên bên trái và phụ mổ bên phải bàn mổ.<br />
Buớc 2: Đường rạch da qua rốn dài 1 cm.<br />
Bước 3: Đặt trocar: trocar đầu tiên 10mm<br />
bơm hơi khí CO2 với áp lực 10 -15 mmHg. Thám<br />
sát toàn bộ ổ bụng, tình trạng ruột thừa, có thanh<br />
dịch trong bụng không, tình trạng mạc nối lớn,<br />
các thương tổn kèm theo. Thêm 2 trocar 5mm ở<br />
hố chậu để giúp xử trí thương tổn mạc nối lớn.<br />
Bước 4: Cắt mảng mạc nối lớn hoại tử, Kẹp 2<br />
clip phần ranh giới mạc nối bình thường. Cắt đốt<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
mạc nối.<br />
Có thể bỏ mảng mạc nối lớn hoại tử vào bao<br />
trong trường hợp to hoại tử nhiều, lấy ra ngoài<br />
qua trocar 10mm.<br />
Lau kỹ ổ bụng là quan trọng để ngừa biến<br />
chứng tụ dịch nhiễm trùng sau mổ. Không cần<br />
đặt dẫn lưu.<br />
Có thể cắt ruột thừa hay không.<br />
Bước 5: Đóng vết mổ. Đóng vết mổ thì đơn<br />
giản, dùng 1 mũi khâu vicryl 1 đóng lỗ trocar 10<br />
mm. May da<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2013 tại khoa<br />
hồi sức cấp cứu bệnh viện Bình Dân, có 12<br />
trường hợp chẩn đoán trước mổ là viêm ruột<br />
thừa và chấp nhận phẫu thuật bằng phương<br />
pháp mổ nội soi cắt ruột thừa nhưng khi mổ<br />
phát hiện nhồi máu mạc nối lớn.<br />
Có 3 nam (25%) và 9 nữ (75%), trung bình là<br />
38 tuổi (27-58), tất cả mạc nối lớn cắt đi sau mổ<br />
đều được gửi giải phẫu bệnh.<br />
<br />
Chỉ số khối cơ thể (BMI)<br />
BMI trung bình: 23<br />
BMI cao nhất: 30<br />
<br />
BMI thấp nhất: 20<br />
<br />
Đa số bệnh nhân 10(83,3%) th là thừa cân và<br />
béo phì.<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Bảng 1. Thời gian đau bụng.<br />
1 ngày<br />
2 ngày<br />
3 ngày<br />
6 ngày<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
2<br />
4<br />
5<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
16,7<br />
33,3<br />
41,7<br />
8,3<br />
<br />
Thời gian đau bụng trung bình là 2,6 ngày,<br />
ngắn nhất là 1 ngày lâu nhất là 6 ngày.<br />
Tất cả bệnh nhân nhập viện vì đau bụng cấp.<br />
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng.<br />
Đau hố chậu phải<br />
Sốt<br />
Phản ứng thành bụng<br />
Mass ở hố chậu phải<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
12<br />
2<br />
10<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
16,7<br />
83,3<br />
16,7<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân đều có dấu hiệu đau hố<br />
chậu phải.<br />
Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng.<br />
3<br />
<br />
Bạch cầu >10000mm<br />
Hb>15g/l<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
4<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
33,3<br />
16,7<br />
<br />
Siêu âm bụng được thực hiện cho tất cả bệnh<br />
nhân.<br />
Bảng 4. Kết quả siêu âm bụng.<br />
<br />
Không bất thường<br />
Theo dõi viêm ruột thừa<br />
Các quai ruột chướng hơi hố chậu P<br />
Viêm mô mạc treo dưới gan<br />
Thâm nhiễm mô mạc treo đại tràng P<br />
Sưng nề mạc nối hố chậu P<br />
<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
5<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
41,7<br />
16,7<br />
16,7<br />
8,3<br />
8,3<br />
8,3<br />
<br />
Siêu âm bụng có 5(41,7%) th nghi ngờ có bất<br />
thường ở hố chậu P.<br />
Chụp cắt lớp điện toán (computed<br />
tomography) thực hiện ở 1 bệnh nhân có hình<br />
ảnh của siêu âm bụng là thâm nhiễm mô mạc<br />
treo đại tràng P, kết quả CTscan là không bất<br />
thường.<br />
<br />
Điều trị<br />
Tất cả đều được chẩn đoán trước mổ là viêm<br />
ruột thừa, chỉ định phẫu thuật nội soi cắt ruột<br />
thừa. Trong khi mổ phát hiện:<br />
Bảng 5. Thương tổn mạc nối lớn.<br />
Nhồi máu mạc nối lớn nguyên phát<br />
Xoắn mạc nối lớn nguyên phát<br />
<br />
Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
7<br />
58,3<br />
5<br />
41,7<br />
<br />
Vị trí thương tổn của mạc nối lớn<br />
Bảng 6. Vị trí thương tổn của mạc nối lớn.<br />
Hố chậu phải<br />
Hạ sườn phải<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
7<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
58,3<br />
41,7<br />
<br />
Tất cả mạc nối lớn bị nhồi máu đều ở bên<br />
phải.<br />
<br />
Tình trạng dịch trong ổ bụng<br />
Bảng 7. Dịch ổ bụng.<br />
Dịch phản ứng<br />
Dịch hồng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
7<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
58,3<br />
41,7<br />
<br />
189<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Bảng 8. Phương pháp mổ.<br />
PTNS cắt mạc nối lớn<br />
PTNS cắt mạc nối lớn+ cắt ruột<br />
thừa<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
2<br />
10<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
16,7<br />
83,3<br />
<br />
Không có trường hợp nào chuyển mổ mở.<br />
Kết quả giải phẫu bệnh là: 10 (83,3%) nhồi<br />
máu mạc nối lớn và 2 (16,7%) viêm cấp hoại tử.<br />
1 trường hợp có tiền căn mổ thai trứng và 1<br />
mổ u xơ tử cung.<br />
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 3,1<br />
ngày, ngắn nhất là 1 ngày, lâu nhất là 7 ngày.<br />
Tai biến- biến chứng: không có biến chứng<br />
và tử vong.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Dịch tễ học<br />
Nhồi máu 1 phần mạc nối lớn đã được mô tả<br />
cách nay hơn trăm năm. Theo Grattan(6) nhồi<br />
máu mạc nối lớn là nguyên nhân hiếm gặp đau<br />
bụng cấp của trẻ em, hơn 85% những trường<br />
hợp được báo cáo trong y văn xảy ra ở người<br />
trưởng thành(5). Phần lớn bệnh nhân đau hố chậu<br />
phải (90%), nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 2:1), thường<br />
xảy ra ở những người 40-50 tuổi.<br />
Trong nghiên cứu này tuổi trung bình là 38<br />
gần giống với các nghiên cứu khác. Tỉ lệ<br />
nam/nữ= 1:3. Tất cả đều đau hố chậu phải.<br />
<br />
Cơ chế<br />
Nhồi máu 1 phần mạc nối lớn là nguyên<br />
nhân hiếm gặp của đau bụng cấp vùng hố chậu<br />
phải. Cho đến nay vẫn không xác định được<br />
nguyên nhân và tại sao bên phải mạc nối lớn<br />
thường bị hơn. Vào 1972, Schnur(14) chẩn đoán<br />
phân biệt giữa nhồi máu vô căn nguyên phát của<br />
mạc nối lớn với loại thứ phát là xoắn, viêm tắc<br />
hay thuyên tắc mạch.<br />
Nhiều tác giả cho rằng chính sự bất thường<br />
bẩm sinh mạch máu cung cấp cho phần mạc nối<br />
lớn dưới bên phải nên dễ gây nhồi máu(5), nghiên<br />
cứu khác cho rằng do sự khác biệt về nguồn gốc<br />
phôi thai nên mạch máu vùng bờ phải mạc nối<br />
<br />
190<br />
<br />
lớn nhỏ và mong manh hơn nên dễ bị kéo dài và<br />
tắc nghẽn hơn(16).<br />
Scobie(15) cũng cho rằng thiếu máu động<br />
mạch tạng cũng là 1 yếu tố chính, bệnh nhân<br />
trong nghiên cứu của ông bị nhồi máu mạc nối<br />
lớn khi chạy marathon, nhiều mạch máu ở vùng<br />
bờ phải mạc nối lớn ở người béo phì, chấn<br />
thương bụng kín, ăn quá nhiều, tình trạng tăng<br />
đông máu, ho hay thay đổi tư thế đột ngột là<br />
những yếu tố thuận lợi(6). Ngoài ra do ứ huyết<br />
tĩnh mạch sau bữa ăn thịnh soạn hay sự kéo căng<br />
tĩnh mạch mạc nối do mạc nối lớn quá to cũng là<br />
yếu tố thuận lợi.<br />
Những giả thuyết này phần nào giải thích<br />
lí do tại sao bệnh này thường xảy ra ở bờ phải<br />
của mạc nối lớn (100% trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi).<br />
Chúng tôi có 7(58,3%) th nhồi máu mạc nối<br />
lớn nguyên phát. Theo Lardies(8) nhồi máu 1<br />
phần mạc nối lớn chiếm 0,1% những trường hợp<br />
phẫu thuật bụng vì đau bụng cấp, nhiều yếu tố<br />
thuận lợi bao gồm: chấn thương, tập thể thao<br />
quá mức hay dùng thuốc nhuận trường, phẫu<br />
thuật bụng gần đây, sung huyết mạch máu sau<br />
bữa ăn, tăng áp lực ổ bụng đột ngột, và tình<br />
trạng tăng đông(3), đặc biệt là tình trạng béo phì,<br />
béo phì làm tăng quá mức lượng mở trong mạc<br />
nối lớn, tăng lắng đọng mỡ trong mạch máu<br />
cung cấp cho mạc nối quá dày. Đa số bệnh nhân<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi có yếu tố thuận<br />
lợi là thừa cân và béo phì (83,3%).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có 5(41,7%) th<br />
xoắn mạc nối lớn nguyên phát. Theo Crofoot(2),<br />
xoắn mạc nối lớn có thể là vô căn khi không có<br />
nguyên nhân hay yếu tố kết hợp nào tìm thấy và<br />
là thứ phát khi xác định được nguyên nhân.<br />
Xoắn mạc nối lớn thứ phát thường gặp hơn<br />
nguyên phát(10). Nguyên nhân xoắn mạc nối lớn<br />
thứ phát là: mạc nối lớn dài và dày hơn bình<br />
thường, thoát vị nội, sự viêm của các tạng khác<br />
như viêm túi mật, viêm tuỵ cấp, khối u hay dính<br />
sau mổ. Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả<br />
các trường hợp xoắn mạc nối lớn đều là nguyên<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
phát mặc dù có 2 trường hợp có tiền căn mổ<br />
bụng nhưng mạc nối lớn bị xoắn phát hiện trong<br />
lần mổ này thì không có liên quan gì đến cuộc<br />
mổ trước.<br />
<br />
Tần suất<br />
Nhồi máu mạc nối lớn đôi khi là vô căn<br />
nhưng thường kết hợp với xoắn mạc nối là<br />
nguyên nhân hiếm gặp của đau bụng cấp tại<br />
bệnh viện, theo Epstein(3) có khoảng 0,1% bệnh<br />
nhân được mổ với chẩn đoán là viêm ruột thừa<br />
cấp nhưng khi mổ phát hiện nhồi máu mạc nối<br />
lớn do xoắn. Chúng tôi có 100% th chẩn đoán<br />
trước mổ là viêm ruột thừa cấp nhưng khi mổ là<br />
nhồi máu mạc nối lớn cho thấy bệnh có biểu<br />
hiện lâm sàng giống như viêm ruột thừa cấp và<br />
thường chỉ xác định được khi mổ.<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
Lâm sàng bệnh nhân thường nhập viện vì<br />
đau bụng cấp hay bán cấp khu trú ở hố chậu<br />
phải hay đôi khi ở hạ sườn phải. Bệnh nhân<br />
thường nhập viện từ 1- 6 ngày sau khởi phát<br />
triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn ít gặp,<br />
nhu động ruột thì bình thường(3). Bệnh nhân<br />
thường không sốt và có phản ứng thành bụng<br />
khu trú đôi khi sờ được 1 mass. Công thức bạch<br />
cầu tăng nhẹ(16).<br />
Biểu hiện lâm sàng nhồi máu 1 phần mạc nối<br />
lớn thì không đặc hiệu, bệnh nhân có tổng trạng<br />
tốt, biểu hiện đau bụng cấp hay bán cấp, triệu<br />
chứng đường tiêu hoá như buồn nôn, nôn ói,<br />
chán ăn, tiêu chảy thì ít gặp. Thân nhiệt bình<br />
thường hay tăng nhẹ.<br />
Trong nghiên cứu này tất cả bệnh nhân nhập<br />
viện vì đau bụng cấp, đa số 11 (91,7%) th có thời<br />
gian đau bụng trong vòng 3 ngày, chỉ có 1 (8,3%)<br />
th đau bụng kéo dài 6 ngày.<br />
Đau bụng là triệu chứng nổi bật và vị trí đau<br />
bụng thì tương ứng với vị trí mạc nối lớn bị tổn<br />
thương. Nhưng thường thì đau ở hố chậu phải<br />
hay hạ sườn phải, đau liên tục sau khởi phát đột<br />
ngột. Đau là triệu chứng hằng định(9) và trong<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nghiên cứu của chúng tôi tất cả các trường hợp<br />
đều có triệu chứng này.<br />
Sốt thì hiện diện ở 2 (16,7%) bệnh nhân và<br />
thân nhiệt cao hơn 380C trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi và điều này thì không giống với<br />
nghiên cứu của Pinedo(10) là 3905.<br />
Tiền sử có phẫu thuật ổ bụng là yếu tố thuận<br />
lợi theo nghiên cứu của Pinedo(12), tuy nhiên<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ 2 (16,7%)<br />
bệnh nhân có tiền căn mổ bụng nhưng mạc nối<br />
lớn bị xoắn phát hiện trong lần mổ này thì không<br />
có liên quan gì đến cuộc mổ trước.<br />
Các chẩn đoán hình ảnh cũng không giúp<br />
ích nhiều cho chẩn đoán trước mổ, chúng tôi có 5<br />
(41,7%) th siêu âm bụng nghi ngờ có bất thường<br />
ở hố chậu P và 1 bệnh nhân thực hiện chụp cắt<br />
lớp điện toán khi siêu âm bụng là thâm nhiễm<br />
mô mạc treo đại tràng P, kết quả CTscan cũng<br />
không phát hiện bất thường. Cho thấy nhồi máu<br />
1 phần mạc nối lớn là nguyên nhân hiếm gặp<br />
gây đau hố chậu phải và dễ gây chẩn đoán lầm<br />
với viêm ruột thừa.<br />
Theo Crofoot(2) triệu chứng lâm sàng thì<br />
giống như viêm ruột thừa trong hầu hết các<br />
trường hợp được mổ. Tất cả bệnh nhân trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi được chẩn đoán trước<br />
mổ là viêm ruột thừa, điều này cũng giống với<br />
nghiên cứu của Poujade(13) và Crofoot(2) chẩn<br />
đoán trước mổ thường là viêm ruột thừa. Theo<br />
Aurelio(9) chẩn đoán chính xác bệnh thường khó<br />
khăn và chỉ xác định được khi mổ bụng. Điều<br />
này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi<br />
chỉ có khi mổ bụng mới chẩn đoán được bệnh.<br />
Do bệnh hiếm gặp nhưng cũng nhấn mạnh<br />
tầm quan trọng của việc nhận biết tình trạng bệnh<br />
lý này bởi vì có thể nhầm với những nguyên nhân<br />
thường gặp khác gây đau bụng cấp(8).<br />
Khi chẩn đoán trước mổ không rõ ở bệnh<br />
nhân đau hố chậu phải thì nội soi ổ bụng thám<br />
sát là phương pháp thích hợp và tiện lợi trong<br />
việc quan sát toàn bộ ổ bụng giúp chẩn đoán xác<br />
định và điều trị.<br />
<br />
191<br />
<br />