intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cầm máu mũi bằng phương pháp đông điện tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cầm máu mũi bằng phương pháp đông điện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 38 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cầm máu mũi tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019-2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cầm máu mũi bằng phương pháp đông điện tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẦM MÁU MŨI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG ĐIỆN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN Trần Quốc Mạnh1, Chu Thị Kim Anh2, Phan Quang Trung3 TÓM TẮT 20 SUMMARY Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, EVALUATING THE OUTCOMES OF cận lâm sàng và đánh giá kết quả bước đầu phẫu EPITAXIS TREATED BY thuật nội soi cầm máu mũi bằng phương pháp ELECTROCAUTERY AT NGHE AN đông điện. Đối tượng và phương pháp nghiên FRIENSHIP GENERAL HOSPITAL cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 38 Objectives: To describe clinical and bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cầm máu mũi subclinical features and evaluate the results of tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm epistaxis by endoscopic surgery with 2019-2020. Kết quả: Chảy máu mũi (CMM) electrocautery. Subjects and methods: A cross thường gặp lứa tuổi hay gặp là > 30 tuổi chiếm sectional descriptive study of 38 patients 86,8%. CMM gặp nam nhiều hơn nữ tỷ lệ 4/1. Vị undergoing electrocautery at Nghe An General trí CMM trên nội soi các điểm chảy máu có Friendship Hospital in 2019-2020. Results: nguồn gốc từ cuốn giữa, ngách mũi giữa (31,6%) Common age group was > 30 years old, và từ vách ngăn (36,8%). CMM mất máu mức độ accounting for 86.8%. The rate of male/female nhẹ chiếm 94,7%, mất máu mức độ trung bình was 4/1. The position on endoscopy bleeding chiếm 5,3%. Phương pháp nội soi đông điện cầm points originate from the medial, medial nasal máu thực hiện trên 38 bệnh nhân (BN) trong đó axillary (31.6%) and from the septum (36.8%). 35/38 BN cầm máu tốt (chiếm 92.1%), có 3 BN Epitaxies with mild blood loss accounted for (chiếm 7,9%) chảy máu rỉ rả sau phẫu thuật được 94.7%, and moderate blood loss was 5.3%. nhét merocel cầm máu thêm. Kết luận: Phương Endoscopy with electrocautery was performed on pháp nội soi đông điện cầm máu có tỷ lệ thành 38 patients of which 35/38 patients with good công cao, đem lại hiệu quả điều trị nhờ vào việc results (92.1%), 3 patients (7.9%) had bleeding xác định đúng vị trí chảy máu mũi. after surgery and required merocele insertion to Từ khóa: Chảy máu mũi, đông điện stop bleeding further. Conclusions: Endoscopy with electrocautery has a high success rate, providing therapeutic effect thanks to the correct location of nosebleeds. 1 Trường Đại học Y khoa Vinh, Key words: epistaxis, electrocautery 2 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, 3 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chịu trách nhiệm chính: Trần Quốc Mạnh CMM là một cấp cứu thường gặp trong Email: tranmanh06121995@gmail.com chuyên khoa Tai Mũi Họng với nhiều mức Ngày nhận bài: 28.10.2020 độ và có nhiều nguyên nhân khác nhau, cần Ngày phản biện khoa học: 10.11.2020 được xử trí ngay để tránh tình trạng shock, Ngày duyệt bài: 27.11.2020 137
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 mất máu đe dọa tính mạng. CMM phân bố điện cầm máu qua nội soi sẽ nguy hiểm đến theo độ tuổi, giới, mùa... nam giới có nhiều tính mạng BN trong và sau phẫu thuật. khả năng gặp hơn nữ [1]. Tần suất gặp một 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu lần CMM trong suốt cuộc đời của họ được y - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 /2019 văn thế giới báo cáo khoảng hơn 60% trong - 5 /2020. dân số, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 6% - Địa điểm nghiên cứu: Khoa TMH - BV cần chăm sóc y tế [2], [3]. Mức độ trầm Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. trọng của CMM tùy thuộc vào nguyên nhân, 2.3. Phương pháp nghiên cứu vị trí chảy máu. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả đáng kể về y học, các trường hợp CMM vẫn cắt ngang tiến cứu có phân tích. thường xảy ra trong tình trạng cấp cứu, đột - Cỡ mẫu: Chọn 38 bệnh nhân đủ tiêu ngột... Ở Nghệ An từ trước tới nay vấn đề chuẩn lựa chọn, không có tiêu chuẩn loại trừ CMM cũng đã được đề cập nhưng việc xử trí tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An còn gặp những khó khăn, phức tạp. Hiện vào nghiên cứu. nay, kỹ thuật nội soi mũi xoang để đông điện 2.4 Các phân loại, đánh giá sử dụng cầm máu đã và đang được ứng dụng, phát trong nghiên cứu triển ở Nghệ An, vì vậy chúng tôi đã tiến Phân loại mức độ CMM hành đề tài: “Đánh giá kết quả bước đầu - CMM nhẹ phẫu thuật nội soi cầm máu mũi bằng Chảy máu ít, tự cầm, ít ảnh hưởng đến phương pháp đông điện tại Bệnh viện Hữu tình trạng toàn thân. Thường chảy máu ở nghị Đa khoa Nghệ An từ 9/2019 - 5/2020”. điểm mạch. Tỷ lệ Hemoglobin (Hb) > 90g/l. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - CMM vừa 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chảy máu đỏ tươi thành dòng tràn ra cửa - Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh mũi trước hoặc chảy xuống họng, BN nhổ ra + Những BN được chẩn đoán CMM đã từng ngụm, toàn trạng có bị ảnh hưởng được thực hiện cầm máu mũi bằng phương nhưng không nhiều. pháp nội soi đông điện. Xét nghiệm: 70 g/l ≤ Hb ≤ 90 g/l. + Tuổi > 15, độ tuổi này hốc mũi đã ổn - CMM nặng định về mặt hình thể kích thước như người BN hốt hoảng, kích thích, vã mồ hôi, mặt lớn, do điều kiện không có ống hút đông điện tái xanh. cỡ nhỏ dùng cho trẻ em tại viện, mà thủ thuật Mạch nhanh, huyết áp hạ. lại tiến hành cùng một lúc vừa ống hút đông Số lượng hồng cầu (SLHC), Hematocrit điện vừa ống nội soi trong hốc mũi nên rất (Hct), Hb giảm. khó làm trong hốc mũi nhỏ. Tỷ lệ Hb < 70g/l. + Đồng ý tham gia nghiên cứu. Thường do vỡ các động mạch lớn, mức độ - Tiêu chuẩn loại trừ bệnh mất máu nhiều, chảy máu ồ ạt, hoặc chảy + Những BN CMM mà vị trí chảy máu máu vừa tái diễn nhiều lần làm ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát của nội soi. đến tình trạng toàn thân. + Những BN có tình trạng bệnh về nội 2.5. Phương pháp và xử lý số liệu: Nhập khoa nặng không cho phép tiến hành đông và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. 138
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.2. Giới tính 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Số bệnh nhân nam gặp 29 trường hợp 3.1.1. Tuổi chiếm tỷ lệ 76,3%. Nữ gặp 9 trường hợp CMM chủ yếu gặp người trên 30 - 49 chiếm tỷ lệ 23,7%. Tỷ lệ nam/nữ là 4/1. tuổi, có 15 BN chiếm tỷ lệ 39,5%, tỷ lệ 3.1.3. Vị trí CMM người trên 30 tuổi chiếm 86,8%. Bảng 3.1. Ví trị CMM Động mạch Cuốn Cuốn Động mạch Vách Vị trí bướm khẩu giữa khe dưới khe sàng trước, Tổng ngăn cái giữa dưới sau n 3 12 4 5 14 38 Tỷ lệ % 7,9 31,6 10,5 13,2 36,8 100,0 Nhận xét: Gặp nhiều nhất là chảy máu mũi từ vách ngăn chiếm 36,8%. Điểm chảy máu có nguồn gốc từ cuốn giữa hoặc ngách giữa phát hiện trên 12 BN, chiếm tỉ lệ là 31,6%. 3.1.4. Nguyên nhân CMM Bảng 3.2. Nguyên nhân CMM Bệnh lý n Tỷ lệ % Tim mạch, cao huyết áp 14 36,8 Gan thận 2 5,3 Nghiện rượu 2 5,3 Sau chấn thương 1 2,6 Bệnh hốc mũi 1 2,6 Không rõ nguyên nhân 18 47,4 Tổng 38 100,0 Nhận xét: Không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tỷ lệ 47,4%. Do cao huyết áp chiếm tỷ lệ 36,8%. Có 2 trường hợp BN có tiền sử bệnh gan thận, chiếm tỷ lệ 5,6 % và 2 trường hợp BN có tiền sử nghiện rượu, chiếm tỷ lệ 5,6%. 3.1.5. Mức độ mất máu Bảng 3.3. Mức độ mất máu Mức độ mất máu Nhẹ Vừa Nặng Tổng n 36 2 0 38 Tỷ lê % 94,7 5,3 0 100,0 Nhận xét: CMM ít ảnh hưởng đến toàn trạng BN, gặp 36 trường hợp chiếm 94,7%. CMM mức độ vừa gặp 2 trường hợp chiếm 5,3%. 3.2. Điều trị 3.2.1. Số lần nội soi đông điện cầm máu Đa số BN tiến hành thủ thuật nội soi cầm máu mũi 1 lần chiếm tỷ lệ 94,7%, đông điện cầm máu 2 lần là 5,3% và không có trường hợp phải cầm máu 3 lần. 139
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 3.2.2. Kết quả Bảng 3.4. Đánh giá kết quả phương pháp đông điện cầm máu Kết quả Tốt Khá Thất bại Tổng n 35 3 0 38 Tỷ lệ % 92,1 7,8 0 100,0 Nhận xét: BN tiến hành thủ thuật nội soi cầm máu mũi có kết quả tốt chiếm tỷ lệ 92,1%. Có 7,8% cần phải nhét thêm merocel tăng cường. 3.2.3. Biến chứng sau phẫu thuật Đông điện CMM hầu như không gây biến chứng, sau thủ thuật này có 1 trường hợp chảy máu mũi tái phát. IV. BÀN LUẬN 7,9%; từ cuốn giữa, ngách giữa là 31,6%; từ 4.1. Đặc điểm lâm sàng cuốn dưới, ngách dưới 10,5%; từ động mạch 4.1.1. Tuổi sàng trước, sàng sau 13,2%; vách ngăn Trong nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi 36,8%. Có thể nhận thấy được những vị trí CMM chủ yếu gặp là trên 30 tuổi chiếm hay chảy máu nhất quan sát thấy trên nội soi 86,8%. Tỷ lệ BN ở độ tuổi 30 - 49 cao chiếm đó là từ cuốn giữa, khe giữa và vách ngăn. 39,5%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với 4.1.4. Nguyên nhân kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Võ CMM không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ Thanh Quang [4] (30-49 tuổi) tỷ lệ này là cao nhất 47,4%. Kết quả của chúng tôi so 40,2%, một số tác giả khác như Phạm Quang sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác Hoài [5] (độ tuổi 30 - 49 tuổi) là 36%, trên giả: Phạm Quang Hoài [5] là 37,5%, Bùi 30 tuổi chiếm tỷ lệ 80%. Thái Vi [6] là 57%. 4.1.2. Giới tính Nhóm nguyên nhân huyết áp cao chiếm tỷ Qua thống kê ở bảng 3.2 chúng tôi thấy lệ 36,8%. Tăng huyết áp được cho là một trong 38 ca CMM ở nam có 29 ca chiếm tỷ nguyên nhân gây chảy máu mũi do tăng áp lệ 76,3%, ở nữ có 9 ca chiếm tỷ lệ 23,1% lực máu đột ngột trong tình trạng mạch máu như vậy tỷ lệ nam/nữ khoảng 4/1, có sự xơ vữa, lão hóa nên tính chất co giãn mềm chênh lệch rõ rệt trong bệnh lý CMM giữa 2 mại của thành mạch bị giảm đi không đáp giới. ứng được sự thay đổi nhanh về huyết động Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với học của dòng chảy gây chảy máu. các tác giả trong và ngoài nước như Phạm Nhóm nguyên nhân do nghiện rượu chiếm Quang Hoài [5] thì tỷ lệ nam/nữ khoảng 2/1, 5,3% phù hợp với một số tác giả trong nước Bùi Thái Vi [6] thì tỷ lệ nam/nữ khoảng 2/1, như của Phạm Quang Hoài [5] là 6,82%, theo số liệu của Frikart L. tỷ lệ nam/nữ là 2/1 khác biệt với tác giả Frikart L [7] là 18,6%. [7]. Sự khác biệt này có thể lý giải là do lối sống 4.1.3. Vị trí CMM trên nội soi phương tây có nhiều người nghiện rượu hơn Tỉ lệ gặp điểm CMM trên nội soi có ở Việt Nam. nguồn gốc từ động mạch bướm khẩu cái là 140
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 Nhóm nguyên nhân xơ gan chiếm tỉ lệ Có 7.9% BN sau 24 - 48h kể từ khi cầm 5,3% tương đồng với Phạm Quang Hoài [5] máu mũi bằng phương pháp đông điện nội là 6%. Nguyên nhân gây chảy máu mũi ở soi BN còn bị rỉ rả máu niêm mạc mũi do nhóm BN này có thể liên quan đến vấn đề nhét meche tuyến dưới nên sau khi tìm được suy giảm chức năng gan dẫn đến rối loạn vị trí chảy máu và nội soi đông điện cầm đông máu do giảm các yếu tố đông máu. máu mũi, chúng tôi nhét merocel để cầm Nhóm nguyên nhân do bệnh hốc mũi máu thêm. chiếm 2,6% trong đó viêm mũi xoang là Phần lớn BN 94,7% chỉ cần nội soi can nguyên nhân thường gặp nhất. CMM có thể thiệp 1 lần trong thời gian nằm viện. 5,3% có do kích thích niêm mạc bởi sự viêm nhiễm xuất hiện chảy máu sau nội soi lần 1, được hoặc khả năng bản thân có cơ địa dị ứng giúp mổ nội soi lần 2 và sau đó hết chảy máu. Kết phần gây rối loạn sự cầm máu. quả này tương đương với kết quả nghiên cứu 4.2. Đặc điểm cận lâm sàng của Bùi Đức Nghĩa [8] với tỷ lệ nội soi cầm Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi máu mũi 1 lần chiếm 93,3%. Như vậy tỷ lệ thấy hầu hết BN CMM mất máu mức độ nhẹ thành công của phương pháp này rất cao. chiếm 94,7%, ít ảnh hưởng tới toàn trạng Điều này nói lên phương pháp nội soi BN. Mất máu mức độ trung bình chiếm đông điện cầm máu là phương pháp thực sự 5,3%. hiệu quả và an toàn, có nhiều ưu điểm, nên So sánh với kết quả của các tác giả khác được chọn là phương pháp điều trị chính tỷ lệ mất máu nhẹ của chúng tôi cao hơn hẳn. trong điều trị CMM. Tỉ lệ BN thiếu máu trong kết quả nghiên cứu 4.3.2. Biến chứng của thủ thuật đông của chúng tôi là 5,3% có khác biệt so với các điện cầm máu tác giả trong và ngoài nước như Bùi Đức Các bệnh nhân được thực hiện thăm Nghĩa [8] tỷ lệ này là 17,8%, của Phạm khám, nội soi kiểm tra lại sau khi ra viện và Quang Hoài [5] là 33,6%. được hẹn tái khám sau 1 tháng. Đông điện Sự khác biệt này có thể do hiện nay thiết CMM hầu như không gây biến chứng gì, bị y tế hiện đại, trình độ y học tiên tiến nên không có bệnh nhân nào bị thủng vách ngăn việc điều trị sớm và ứng dụng phương pháp hay dính niêm mạc mũi... Sau thủ thuật này điều trị mới đạt kết quả cao ít ảnh hưởng tới tất cả các BN đều cảm thấy yên tâm và dễ sức khỏe BN. chịu, không lo lắng về bệnh CMM. 4.3. Điều trị 4.3.1. Kết quả điều trị bằng phương pháp V. KẾT LUẬN nội soi cầm máu CMM thường gặp lứa tuổi hay gặp là > 30 Có 92.1% BN cầm máu tốt, CMM được tuổi chiếm 86,8%, gặp nam nhiều hơn nữ tỷ cầm máu hoàn toàn, không bị chảy máu tái lệ 4/1. Phương pháp nội soi đông điện cầm phát trong thời gian nằm tại viện, không xảy máu thực hiện trên 38 BN trong đó 35/38 BN ra các biến chứng do đông điện như thủng cầm máu tốt (chiếm 92.1%), có 3 BN (chiếm vách ngăn, hoại tử niêm mạc hốc mũi... 7,9%) chảy máu rỉ rả sau phẫu thuật được nhét merocel cầm máu thêm. Phương pháp 141
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 nội soi đông điện cầm máu có tỷ lệ thành trong 10 năm (1999 - 2009), Bệnh viện TMH công cao, đem lại hiệu quả điều trị nhờ vào Trung ương. việc xác định đúng vị trí chảy máu mũi. 5. Phạm Quang Hoài (1997), Góp phần nghiên cứu CMM tự phát tại viện TMH Trung Ương TÀI LIỆU THAM KHẢO từ 1-1990 đến 6-1997, Luận án thạc sỹ Y học, 1. Sarhan N. A. (2015), "Relationship between Trường đại học Y Hà Nội. epistaxis and hypertension: A cause and effect 6. Bùi Thái Vi (2001), "Hồi cứu 539 trường hợp or coincidence?", J Saudi Heart Assoc, 27 (2), nhập viện vì chảy máu mũi và các biện pháp pp. 79-84. xử trí tại trung tâm TMH TPHCM 11/1993 - 2. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2007), Bệnh học 12/1998", Nội san TMH, 1, trang 32 - 37. Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Quân đội nhân 7. Frikart L, A Agrifoglio (1998), "Endoscopic dân Hà Nội, Hà Nội, trang 97-124. treatment of posterior epistaxis", Rhinology, 3. Nhan Trùng Sơn (2016), Tai Mũi Họng nhập 36 (2), pp. 59 - 61. môn, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh, 8. Bùi Đức Nghĩa (2004), Góp phần nghiên cứu trang 206-209. đông điện lưỡng cực cầm máu mũi qua nội 4. Võ Thanh Quang (2009), Tình hình bệnh soi tại bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung Ương, nhân điều trị CMM tại viện TMH Trung ương Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội. 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1