TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT SAU MỔ<br />
Lê Thanh Sơn*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tính an toàn và khả thi của phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị tắc ruột<br />
(TR) sau mổ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 31 bệnh nhân (BN) TR sau<br />
mổ. Ghi nhận các đặc điểm bệnh học, kỹ thuật mổ và kết quả điều trị sớm. Kết quả: PTNS và<br />
nội soi hỗ trợ có thể thực hiện thành công ở các trường hợp bụng không trướng nhiều, tiền sử<br />
mổ không quá phức tạp với các đường mổ cũ ngắn (viêm ruột thừa cấp: 50,0%, sản phụ khoa:<br />
38,2%; vết mổ cũ đường Mc Burney: 51,6%, đường trắng giữa dưới rốn: 25,8%). Phẫu thuật an<br />
toàn, giúp BN phục hồi sau mổ nhanh với thời gian phục hồi nhu động ruột sau mổ trung bình<br />
36,8 giờ, nằm điều trị trung bình sau mổ 4,8 ngày. Kết luận: PTNS điều trị TR sau mổ an toàn<br />
và khả thi trên BN được lựa chọn. Phẫu thuật giúp BN phục hồi sớm.<br />
* Từ khóa: Tắc ruột sau mổ; Phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
Laparoscopic Management of Post-operative Bowel Obstruction<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate safety and feasibility of laparoscopic management for postoperative<br />
small bowel obstruction. Methods: Research on 31 post-operative small bowel obstruction<br />
cases. Preoperations, characteristic of diseases, operation methods and initial results were<br />
collected. Results: Laparoscopic and laparoscopic assited surgery can be successful in the<br />
cases of abdominal distention not too much, simple surgery and small scars (post-operation for<br />
appendicitis: 50.0%, obstetric and gynecologic diseases: 38.2%; Mc Burney scar: 51.6%, lower<br />
middle-line scar: 25.8%). Operation was safe, average time to passage of flatus and first bowel<br />
movement was 36.8 hours, hospital stay was 4.8 days. Conclusions: Laparoscopic management<br />
for postoperative small bowel obstruction was safe and feasible in selected patients, which<br />
shortened the recovery.<br />
* Key words: Postoperative obstruction; Laparoscopic surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tắc ruột sau mổ là cấp cứu bụng ngoại<br />
khoa thường gặp. Nguyên nhân gây TR<br />
thường liên quan tới tình trạng dính, xoắn<br />
hoặc dây chằng giữa các quai ruột hình<br />
thành sau lần mổ trước. Điều trị TR sau<br />
mổ bằng phẫu thuật luôn là vấn đề khó<br />
khăn, do nguy cơ dính ruột luôn song<br />
hành với các cuộc mở bụng. PTNS với<br />
<br />
ưu điểm can thiệp xâm nhập tối thiểu,<br />
giúp giảm nguy cơ dính ruột sau mổ đã<br />
được lựa chọn để điều trị TR sau mổ [4, 6].<br />
Một số báo cáo cho thấy PTNS và nội soi<br />
hỗ trợ an toàn, khả thi trong điều trị TR<br />
sau mổ [1, 2]. Tuy nhiên, PTNS gặp khó khăn<br />
khi bụng quá trướng, tổn thương trong ổ<br />
bụng phức tạp, đòi hỏi phẫu thuật viên có<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thanh Sơn (ltson103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/12/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/02/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 04/03/2015<br />
<br />
193<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
* Tiền sử phẫu thuật bụng:<br />
<br />
kinh nghiệm… Để góp phần đánh giá các yếu<br />
tố ảnh hưởng tới thành công và biến chứng<br />
sau mổ, nghiên cứu này được tiến hành<br />
nhằm: Mô tả đặc điểm bệnh lý và đánh giá<br />
kết quả sớm điều trị TR sau mổ bằng PTNS<br />
tại Bệnh viện Quân y 103.<br />
<br />
Tổng số 34 BN được phẫu thuật,<br />
đa số BN chỉ phẫu thuật 1 lần (29 BN =<br />
93,5%), 1 BN phẫu thuật 2 lần và 1 BN còn<br />
lại có tiền sử 3 lần phẫu thuật bụng trước<br />
đây.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
<br />
* Các bệnh được phẫu thuật trong tiền<br />
sử:<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả 31 BN điều trị tại Khoa<br />
Phẫu thuật Bụng, Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
8 - 2010 đến 10 - 2014.<br />
<br />
Viêm ruột thừa cấp: 17 BN (50,0%); sản<br />
phụ khoa: 13 BN (38,2%); viêm phúc mạc: 1<br />
BN (2,9%); chấn thương bụng:<br />
1 BN<br />
(2,9%); TR sau mổ: 2 BN (6,0%).<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- BN được chẩn đoán TR sau mổ, đã<br />
điều trị bảo tồn (đặt sonde dạ dày, truyền<br />
dịch, kháng sinh…) nhưng không kết quả<br />
hoặc có biểu hiện tình trạng bụng ngoại<br />
khoa, được chỉ định PTNS cấp cứu.<br />
- Nguyên nhân gây TR là các dạng tổn<br />
thương dính, xoắn ruột hoặc dây chằng<br />
được xác định trong mổ.<br />
Loại trừ các trường hợp có tiền sử mổ<br />
bụng cũ, nhưng nguyên nhân TR không liên<br />
quan tới lần mổ trước đây, các trường hợp<br />
có tiền sử dính TR sau mổ tái diễn nhưng<br />
được chỉ định mổ gỡ dính ở ngoài giai đoạn<br />
TR.<br />
Ghi nhận đặc điểm bệnh học, kỹ thuật mổ<br />
và kết quả điều trị trên từng BN. Các số liệu<br />
được tập hợp và xử lý trên phần mềm Excel<br />
cùng các thuật toán thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm bệnh lý.<br />
Tuổi trung bình 45,6 ± 21, trẻ nhất:<br />
20 tuổi; già nhất 76 tuổi. Nam: 51,6%, nữ:<br />
48,4%.<br />
194<br />
<br />
* Các đường mổ cũ:<br />
Mc Burney: 16 BN (51,6%); trắng giữa<br />
dưới rốn: 8 BN (25,8%); Pfannenstiel:<br />
3<br />
BN (9,7%); trắng giữa trên và dưới rốn: 3<br />
BN (9,7%); vết mổ nội soi: 1 BN (3,2%).<br />
* Mức độ trướng bụng khi phẫu thuật:<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quy định<br />
các mức độ trướng bụng như sau:<br />
- Trướng ít: bụng trướng, nhưng chiều<br />
cao nhất của bụng không vượt quá chiều<br />
cao của ngực khi BN ở tư thế nằm ngửa.<br />
- Trướng vừa: bụng trướng, chiều cao<br />
nhất của bụng bằng hoặc vượt quá chiều<br />
cao của ngực khi BN ở tư thế nằm ngửa<br />
nhưng bụng vẫn tham gia cử động thở.<br />
- Trướng nhiều: bụng trướng, chiều cao<br />
nhất của bụng vượt quá chiều cao của ngực<br />
khi BN ở tư thế nằm ngửa và bụng không<br />
tham gia cử động thở được.<br />
Với quy định như vậy, phân bố BN theo<br />
tình trạng bụng như sau: phần lớn BN bụng<br />
trướng vừa (17 BN = 54,8%), số bụng<br />
trướng ít (13 BN = 41,9%), chỉ có 1 BN bụng<br />
trướng nhiều (3,2%).<br />
* Các tổn thương gây TR: dính ruột, dây<br />
chằng, xoắn ruột. Phần lớn các tổn thương<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
trên phối hợp với nhau trên cùng một BN.<br />
Trong 31 BN nghiên cứu, đã ghi nhận 42<br />
lượt tổn thương nêu trên. Các tổn thương<br />
gây TR bao gồm: dây chằng: 21 lượt<br />
(67,7%); dính ruột: 12 lượt (38,7%); xoắn<br />
ruột: 9 lượt (29,0%).<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp<br />
nghiên cứu của Dương Trọng Hiền,<br />
thương thường gặp nhất gây TR sau<br />
cần được phẫu thuật là do dây chằng,<br />
theo là do dính [1].<br />
<br />
với<br />
tổn<br />
mổ<br />
tiếp<br />
<br />
2. Kết quả sớm của PTNS điều trị TR<br />
sau mổ.<br />
* Các phương pháp phẫu thuật:<br />
- Tỷ lệ thành công của phương pháp:<br />
PTNS đơn thuần: 25 BN (80,6%); PTNS kết<br />
hợp mở bụng nhỏ: 3 BN (9,7%); chuyển mở<br />
bụng rộng rãi: 3 BN (9,7%).<br />
- Trong số BN nghiên cứu, 3 BN nội soi ổ<br />
bụng xác định tổn thương TR do dính phức<br />
tạp, đã chuyển mở bụng nhỏ (3 - 10 cm)<br />
dưới định hướng của nội soi ổ bụng để gỡ<br />
dính. Trong đó, 1 BN có đường mổ cũ trên<br />
và dưới rốn, 2 BN có đường mổ cũ theo<br />
đường trắng giữa dưới rốn.<br />
- 3 BN phải chuyển mở bụng rộng rãi<br />
(đường trắng giữa trên và dưới rốn) để xử<br />
trí tổn thương. Trong đó, 2 BN phát hiện có<br />
xoắn ruột hoại tử cần cắt đoạn ruột. 1 BN<br />
còn lại có bụng trướng nhiều, đặt trocar làm<br />
tổn thương ruột và không thể tạo được<br />
trường mổ nội soi. Sau trường hợp này,<br />
chúng tôi không chỉ định PTNS cho BN bụng<br />
trướng nhiều.<br />
- 25 BN (80,6%) được PTNS hoàn toàn<br />
để giải quyết nguyên nhân gây TR. Các kỹ<br />
thuật nội soi được tiến hành ở 25 BN gồm:<br />
cắt dây chằng 17 lượt (68,0%), gỡ dính 8<br />
lượt (32,0%), tháo xoắn 6 lượt (24,0%). Tai<br />
biến gặp 1 BN (4,0%) rách tiểu tràng khi gỡ<br />
195<br />
<br />
dính, được khâu phục hồi qua nội soi. 2 BN<br />
có tiền sử mổ bụng trên 2 lần trước đây đều<br />
được gỡ dính thành công bằng PTNS trong<br />
nhóm này.<br />
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các<br />
công bố gần đây ở trong và ngoài nước,<br />
Farinella (2009) cho rằng, nguyên nhân<br />
hàng đầu phải chuyển mổ mở khi tiến hành<br />
PTNS điều trị TR là tình trạng dính ruột<br />
phức tạp hoặc có hoại tử ruột. Tỷ lệ PTNS<br />
thành công đạt 44 - 88% [3]. Óconnor D.B<br />
(2012) đã tập hợp các công bố về PTNS<br />
điều trị TR trên thế giới từ 1990 - 2010 với<br />
2.005 ca cho thấy, tỷ lệ PTNS đơn thuần đạt<br />
64,0%, chuyển mở nhỏ 6,7% [5]. Dương<br />
Trọng Hiền (2012) cho rằng, khả năng thành<br />
công của PTNS điều trị TR sau mổ phụ<br />
thuộc nhiều yếu tố. Trong đó, tiền sử bệnh,<br />
số lần phẫu thuật trước đây, mức độ trướng<br />
bụng là các yếu tố quan trọng [1].<br />
* Phục hồi sau mổ:<br />
- 25 BN PTNS đơn thuần, không có biến<br />
chứng sau mổ. Thời gian phục hồi khá<br />
nhanh được thể hiện ở bảng sau:<br />
Bảng 1: Phục hồi sau mổ ở nhóm<br />
PTNS đơn thuần.<br />
<br />
Trung tiện sau mổ (giờ)<br />
<br />
36,8 ± 3,2<br />
<br />
6 - 28<br />
<br />
Nằm viện sau mổ (ngày)<br />
<br />
4,8 ± 1,5<br />
<br />
3-7<br />
<br />
- 3 BN phải chuyển mở bụng rộng rãi có<br />
thời gian phục hồi chậm, trung tiện xuất hiện<br />
ở các ngày 3 - 5 sau mổ. 2 BN biến chứng<br />
nhiễm trùng vết mổ, nằm viện sau mổ từ 7 10 ngày.<br />
- 3 BN PTNS kết hợp mở bụng nhỏ: trung<br />
tiện xuất hiện ở các ngày 2 - 3 sau mổ, nằm<br />
viện sau mổ 7 ngày.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
Nguyễn Khắc Nam nhận thấy BN TR sau<br />
mổ được PTNS đơn thuần có thời gian phục<br />
hồi nhanh hơn so với BN phải chuyển mở<br />
bụng (thời gian trung tiện 45,2 giờ so với<br />
61,8 giờ; nằm điều trị sau mổ 5,1 ngày so<br />
với 8,4 ngày) [2]. Zerey M (2007) cũng<br />
khẳng định PTNS điều trị TR giúp BN sớm<br />
phục hồi, giảm thiểu biến chứng kể cả với<br />
những trường hợp cần chuyển mở bụng<br />
nhỏ dưới định hướng của nội soi [6].<br />
KẾT LUẬN<br />
PTNS điều trị TR sau mổ có thể thực hiện<br />
cho những trường hợp bụng không trướng<br />
nhiều, tiền sử mổ cũ không quá phức tạp<br />
với các đường mổ cũ ngắn (viêm ruột thừa<br />
cấp: 50,0%, sản phụ khoa: 38,2%; vết mổ cũ<br />
đường Mc Burney: 51,6%, đường trắng giữa<br />
dưới rốn: 25,8%). Phẫu thuật an toàn, giúp<br />
BN phục hồi sau mổ nhanh với thời gian<br />
phục hồi nhu động ruột sau mổ trung bình<br />
36,8 giờ, nằm điều trị trung bình sau mổ 4,8<br />
ngày.<br />
<br />
196<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Dương Trọng Hiền, Trần Bình Giang, Hà<br />
Văn Quyết. Kết quả điều trị TR sau mổ bằng<br />
phẫu thuật nội soi. PTNS và nội soi Việt Nam.<br />
2012, 2, tr.70-75.<br />
2. Nguyễn Khắc Nam, Nguyễn Văn Lâm,<br />
Huỳnh Văn Thái. Điều trị TR sau mổ bằng phẫu<br />
thuật nội soi. PTNS và nội soi Việt Nam. 2012, 2,<br />
tr.93-96.<br />
3. Farinella E, Cirocchi R. et al. Feasibility of<br />
laparoscopy for small bowel obstruction. World<br />
Journal of Emergency Surgery. 2009 (4)<br />
http://www.wjes.org/content/4/1/3.<br />
4. Neff M, Schmidt B. Laparoscopic<br />
treatment of a post-operative small bowel<br />
obstruction. JSLS. 2010, 14, pp.133-136.<br />
5. O'Connor D B, Winter D C. The role of<br />
laparoscopy in the management of acute smallbowel obstruction: a review of over 2,000 cases.<br />
Surg Endocs. 2012, Jan, 26 (1), pp.12-17.<br />
6. Zerey M, Sechrist C W. et al.<br />
Laparoscopic management of adhesive small<br />
bowel obstruction. Am J Surg. 2007, 73 (8),<br />
pp.773-778.<br />
<br />