Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA<br />
ÁP XE RUỘT THỪA<br />
Hồ Hữu Đức*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Biến chứng của viêm ruột thừa thường gây nguy cơ biến chứng sau mổ, chính là nguyên<br />
nhân tranh cãi khi áp dụng phẫu thuật nội soi điều trị.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang phân tích. Từ tháng 2/2007 đến 9/2010, 235 bệnh nhân<br />
có biến chứng viêm ruột thừa gồm 35 áp xe ruột thừa và 200 viêm phúc mạc ruột thừa. Thời gian phẫu<br />
thuật, thời gian nằm viện, nhiễm trùng ổ bụng và vết mổ hậu phẫu, thời điểm cho ăn lại và biến chứng tắc<br />
ruột được phân tích.<br />
Kết quả: Thời gian mổ trung bình 61 phút và thời gian nằm viện trung bình 8,3 ngày. Không trường hợp<br />
áp xe trong ổ bụng. Có 17 trường hợp bị nhiễm trùng vết mổ. Những trường hợp có biến chứng hậu phẫu đều<br />
được điều trị bảo tồn.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa là phương pháp an toàn, có thể điều trị trong những trường hợp<br />
viêm ruột thừa có biến chứng. Phương pháp này không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong ổ bụng và vết mổ.<br />
Từ khóa: Nội soi ruột thừa, đau ruột thừa, viêm ruột thừa phức tạp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC MANAGEMENT OF APPEDICITIS WITH PERITONITIS OR ABSCESS<br />
Ho Huu Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 272 - 275<br />
Objectives: Complicated appendicitis is associated with a significant risk of postoperative morbility, making<br />
the value of the minimally invasive approach controversial.<br />
Methods: A cross – sectional descriptive study was conducted in 235 patients with complicated appendicitis<br />
were 35 cases abscess formation and 200 cases peritonitis, from Febnuary 2007 to September 2010.<br />
Results: Mean operative time was 61 minutes and mean hospital stay was 8.3 days. No postoperative<br />
intraabdominal abscess was encountered. There were 17 patients with wound infection. These case of complicated<br />
postoperative were treated successfully with conservative measures.<br />
Conclusions: Laparoscopic appendectomy is a safe, feasible treatment option in complicated appendicitis. It<br />
is not associated with increased risk of septic postoperative complications including wound infections and<br />
intraabdominal abscess formation.<br />
Key words: Laparoscopic appendectomy, appendicitis, complicates appendicitis, peritonitis.<br />
thêm với những yếu tố nguy cơ đáng kể của<br />
MỞ ĐẦU<br />
những tai biến sau mổ như nhiễm trùng vết mổ<br />
Những biến chứng của viêm ruột thừa, được<br />
và áp xe trong ổ bụng(1,9,17). Tính khả thi và giá trị<br />
định nghĩa do ruột thừa vỡ có mủ khu trú trong<br />
pháp lý của phương pháp nội soi là nguyên<br />
phúc mạc hay hình thành ổ áp xe hay gây viêm<br />
nhân gây ra những tranh cãi dữ dội bỡi những<br />
phúc mạc toàn thể, chiếm từ 20%-30% trong số<br />
báo cáo ở giai đoạn đầu về tỉ lệ tăng dần áp xe<br />
những ca viêm ruột thừa(5,10). Có sự phối hợp<br />
trong ổ bụng(5,8,15). Ngược lại, vài nghiên cứu gần<br />
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Hồ Hữu Đức<br />
ĐT: 0908366367<br />
<br />
272<br />
<br />
Email: huuducho@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
đây cho kết quả có ý nghĩa thống kê về việc<br />
giảm tỉ lệ biến chứng sớm sau mổ khi áp dụng<br />
phương pháp nội soi, chính vì thế chúng tôi đã<br />
chọn phương pháp này để điều trị những<br />
trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng.<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá<br />
kết quả của phương pháp phẫu thuật nội soi<br />
điều trị những trường hợp viêm ruột thừa có<br />
biến chứng được điều trị tại bệnh viện Thống<br />
Nhất từ tháng 2/2003 đến tháng 9/2010.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phân tích hồi cứu được thực hiện ở 235 bệnh<br />
nhân trưởng thành bị viêm ruột thừa có biến<br />
chứng từ tháng 2/2007 đến tháng 9/2010 trong<br />
tổng số 1893 viêm ruột thừa được điều trị tại<br />
bệnh viện Thống Nhất. Trong đó, có 35 trường<br />
hợp bị áp xe ruột thừa và 200 trường hợp bị<br />
viêm phúc mạc.<br />
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật 3 trocar. Cụ thể<br />
hơn, sau khi gây mê, bơm khí màng bụng được<br />
tiến hành với trocar 10mm ở rốn. Sau đó, một<br />
trocar 5mm được đặt phía bên phải dưới gai<br />
chậu và cuối cùng là trocar 10mm được đặt ở hố<br />
chậu trái. Chúng tôi cắt mạc treo ruột thừa và<br />
ruột thừa. Một số trường hợp được cắt ruột thừa<br />
ngược dòng, tức là cắt ruột thừa trước sau đó<br />
mới cắt mạc treo. Một số trường hợp gốc ruột<br />
thừa không tốt, chúng tôi tiến hành khâu cột và<br />
đắp mạc nối hay bờ mỡ tăng cường. Dẫn lưu chỉ<br />
sử dụng ở tất cả các trường hợp có áp xe và<br />
viêm phúc mạc ruột thừa.<br />
Thuốc giảm đau được cho thường quy trong<br />
suốt thời gian nằm viện và chế độ ăn lỏng được<br />
bắt đầu sớm nhất là 24 giờ và được tăng dần<br />
theo nhu động ruột. Kháng sinh được sử dụng<br />
trong vòng 5-7 ngày ở hầu hết các bệnh nhân,<br />
một vài trường hợp sử dụng đến 10 ngày.<br />
Các biến số được ghi nhận gồm thời gian<br />
phẫu thuật, thời gian nằm viện trung bình,<br />
nhiễm trùng ổ bụng và vết thương sau mổ, thời<br />
gian trung tiện, thời gian rút ống dẫn lưu và các<br />
biến chứng khác sau mổ. Chúng tôi sử dụng<br />
phần mềm Epidata để thu thập và Stata để phân<br />
tích số liệu.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
235 bệnh nhân, với 181 nam và 54 nữ, tuổi<br />
trung bình là 46,9 ± 17,2 (từ 16 đến 85) được chẩn<br />
đoán là viêm phúc mạc ruột thừa 200 bệnh nhân<br />
và áp xe ruột thừa là 35 bệnh nhân. Một đặc<br />
điểm của bệnh nhân đã được mô tả ở bảng 1. Sự<br />
khác biệt giữa 2 nhóm về thời gian phẫu thuật,<br />
thời gian nằm viện và thời gian trung tiện đều<br />
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Chỉ có<br />
sự khác biệt về giới tính là có p = 0,045. Trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có tình trạng<br />
tụ dịch sau mổ. Bệnh nhân có biểu hiện sốt,<br />
bụng đề kháng nhẹ và siêu âm có tụ dịch sau<br />
mổ. 6 bệnh nhân này được điều trị với kháng<br />
sinh mạnh và không có trường hợp nào phải mổ<br />
lại. Những trường hợp nhiễm trùng vết mổ<br />
được chăm sóc thay băng tại chổ và kháng sinh.<br />
Bảng 1: Mô tả đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật.<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Viêm phúc<br />
mạc<br />
<br />
Áp xe<br />
<br />
235<br />
<br />
200 (85,1%)<br />
<br />
35 (14,9%)<br />
<br />
46.9<br />
<br />
44,3<br />
<br />
52<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam: 181<br />
Nữ: 54<br />
<br />
Nam: 157<br />
Nữ: 43<br />
<br />
Nam: 24<br />
Nữ: 11<br />
<br />
Thời gian mổ<br />
(phút)<br />
<br />
61<br />
<br />
58,5<br />
<br />
69,3<br />
<br />
Số lượng bệnh<br />
nhân<br />
Tuổi trung bình<br />
(năm)<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả điều trị sau phẫu thuật.<br />
<br />
Thời gian trung tiện (ngày)<br />
Thời gian nằm viện (ngày)<br />
Thời gian rút ống dân lưu<br />
Biến chứng<br />
Tụ dịch sau mổ<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
<br />
Tổng<br />
Viêm<br />
Áp xe<br />
cộng phúc mạc<br />
2,3<br />
1,7<br />
2,5<br />
8,3<br />
6,5<br />
9,8<br />
4,4<br />
2,6<br />
6,3<br />
23<br />
16<br />
7<br />
6<br />
4<br />
2<br />
17<br />
12<br />
5<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích<br />
chứng minh tính khả thi và mức độ an toàn<br />
của phương pháp phẫu thuật nội soi trong<br />
những trường hợp viêm ruột thừa có biến<br />
chứng. Không có trường hợp nào gặp biến<br />
chứng nhiễm trùng huyết và thời gian hậu<br />
phẫu đa số đều hồi phục rất tốt. Tuy nhiên,<br />
phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa không phải là<br />
hoàn toàn tối ưu. Dù thế nào đi nữa thì những<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
273<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
nghiên cứu phân tích và so sánh đã cho thấy<br />
rằng nó vẫn có nhiều ưu điểm như tỉ lệ nhiễm<br />
trùng vết mổ thấp, giảm đau sau mổ và thời<br />
gian hồi phục nhanh hơn (1,9,10).<br />
Vài nghiên cứu phẫu thuật nội soi cắt ruột<br />
thừa trong những trường hợp viêm ruột thừa có<br />
biến chứng gây ra rất nhiều tranh cãi. Những<br />
báo cáo bước đầu cho thấy có tỉ lệ đáng kể áp xe<br />
trong ổ bụng trong những trường hợp viêm ruột<br />
thừa vỡ sử dụng phương pháp nội soi. Việc<br />
bơm hơi ổ bụng trong môi trường nhiễm trùng<br />
được xem như là nguyên nhân, tuy nhiên khi<br />
thực hiện trên động vật thì kết quả di chuyển<br />
của vi khuẩn còn rất nhiều tranh cãi. Đường<br />
cong huấn luyện phẫu thuật và kinh nghiệm<br />
phẫu thuật cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết<br />
quả điều trị. Hơn nữa với ngày càng nhiều kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt<br />
giữa phẫu thuật nội soi và mổ mở về tỉ lệ nhiễm<br />
trùng trong ổ bụng cũng như vết mổ trên những<br />
bệnh nhân viêm ruột thừa có biến chứng.(14,16)<br />
Nghiên cứu của Stacy L. Krisher và cộng<br />
sự khi so sánh tỉ lệ biến chứng ở phẫu thuật<br />
nội soi và mổ mở đối với viêm cấp, hoại tử và<br />
ruột thừa vỡ là không có sự khác biệt về tỉ lệ<br />
nhiễm trùng vết mổ. Tỉ lệ áp xe trong ổ bụng<br />
sau mổ ruột thừa vỡ cao hơn nhiều ở nhóm<br />
phẫu thuật nội soi (24% so với 4,2% nhóm mổ<br />
mở). Tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt<br />
thống kê, cũng như không có sự khác biệt về<br />
tỉ lệ áp xe trong ổ bụng đối viêm ruột thừa<br />
cấp hoặc ruột thừa hoại tử(19).<br />
Một nghiên cứu khác của Frazee và<br />
Bohanmon hiện phân tích hồi cứu trên 15 bệnh<br />
nhân VRT hoại tử và 19 bệnh nhân VRT vỡ. Tất<br />
cả đều được phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa.<br />
Kết quả có 7% áp xe trong ổ bụng sau mổ ở<br />
nhóm hoại tử và 2% ở nhóm vỡ. Tuy nhiên kết<br />
quả này không có sự khác biệt về mặt thống<br />
kê(6). Theo chúng tôi, lý do tỉ lệ áp xe trong ổ<br />
bụng sau mổ ở các nghiên cứu nước ngoài khá<br />
<br />
274<br />
<br />
cao vì họ rửa ổ bụng thường quy với số lượng<br />
nước khác nhiều và tỉ lệ đặt dẫn lưu rất thấp.<br />
Với mổ mở, những trường hợp áp xe hoặc<br />
viêm phúc mạc ruột thừa đề chú ý đến việc<br />
nhiễm trùng vết mổ. Các vết mổ mở này đều<br />
được khâu thưa hoặc để hở để tránh tụ dịch(6).<br />
Trong khi các vết mổ nội soi đều đóng kín.<br />
Phải chăng đây là lý do gây nhiễm trùng vết<br />
mổ ở phẫu thuật nội soi. Một điều rất lý thú ở<br />
phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa cấp là hầu<br />
hết những ca nhiễm trùng vết mổ đều xảy ra ở<br />
lỗ trocar rốn. Những trường hợp này vẫn<br />
chưa hiểu rõ ràng kể từ khi ruột thừa được lấy<br />
ra ngoài qua túi nhựa thông qua lổ rốn.<br />
Chúng tôi rất hạn chế lấy ruột thừa qua lổ<br />
rốn. Hầu hết chúng tôi đều lấy ruột thừa<br />
thông qua lổ trocar 10mm ở hố chậu trái, trừ<br />
khi ruột thừa qua lớn(9,2,18).<br />
Có một số lý do giải thích tình trạng tăng tỉ<br />
lệ áp xe trong ổ bụng ở những trường hợp nội<br />
soi. Tình trạng nhiễm trùng có thể bị phát tán<br />
qua việc bơm hơi trong ổ bụng. Nếu như vậy thì<br />
vị trí nhiễm trùng có thể xảy ra bất kỳ chỗ nào<br />
trong ổ bụng. Nhưng nhiều nghiên cứu ở cả 2<br />
phương pháp phẫu thuật chỉ thấy thường xảy ra<br />
ở ¼ bụng dưới phải. Đối với mổ mở, ruột thừa<br />
sau khi được cắt sẽ được vùi gốc và chính điều<br />
này sẽ làm giảm tần suất nhiễm bẩn trong ổ<br />
bụng. Ngược lại đối với nội soi, mỏm ruột thừa<br />
sau khi cắt vẫn nằm trong ổ bụng. Để hạn chế<br />
điều này, một số tác giả khuyên nên hút sạch,<br />
hạn chế rửa tránh phát tán(13,7,5).<br />
Nghiên cứu này chứng minh kết quả phù<br />
hợp với mục tiêu nghiên cứu đó là không có<br />
biến chứng nhiễm trùng đơn độc trên nhóm<br />
bệnh nhân nào(1,5).<br />
Từ đó chúng tôi đề ra chiến lược:<br />
- Đặt ống dẫn lưu ổ bụng là bước đầu<br />
tiên nhất.<br />
- Huấn luyện kỹ năng cắt ruột thừa nội soi<br />
thật nhuần nhuyễn.<br />
- Tích cực lau rửa khoang phúc mạc bao<br />
gồm dưới hoành và chậu với nhiều tư thế bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
- Sử dụng túi nhựa để lấy ruột thừa ra khỏi<br />
bụng là kỹ năng để phòng ngừa nhiễm trùng vết<br />
mổ ở rốn.<br />
Một điểm cần lưu ý trong nghiên cứu này là<br />
không có sự khác biệt giữa thời gian phẫu thuật<br />
và yếu tố hồi phục sau mổ giữa các nhóm. Điều<br />
này cho thấy phương pháp phẫu thuật nội soi<br />
cho kết quả tương tự giữa các loại biến chứng<br />
của viêm ruột thừa cấp. Những lợi điểm của<br />
phương pháp nội soi, kỹ năng thao tác trong<br />
khoang phúc mạc, khả năng đạt được lợi ích từ<br />
việc rửa một cách triệt để ổ bụng góp phần tốt<br />
hơn của phương pháp xâm lấn tối thiểu so với<br />
mổ mở(3,4,20).<br />
Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp phẫu<br />
thuật nội soi cắt ruột thừa đã được thực hiện bởi<br />
những phẫu thuật viên có đường cong huấn<br />
luyện tốt trong quá khứ, được công nhận chính<br />
thức. Bên cạnh đó, những nhóm điều dưỡng<br />
dụng cụ kinh nghiệm hỗ trợ phần lớn những<br />
trường hợp phẫu thuật này. Chúng tôi cảm thấy<br />
rằng tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan<br />
trọng trong việc đạt được kết quả điều trị tốt.<br />
Đặc biệt yếu tố thẩm mỹ được chứng minh là<br />
một yếu tố quan trọng đối với bệnh nhân, đây<br />
được xem là yếu tố thành công của phẫu thuật<br />
nội soi trong những trường hợp phức tạp(6,9).<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh<br />
tính khả thi và tính an toàn của phương pháp<br />
phẫu thuật nội soi trong nhưng trường hợp ruột<br />
thừa vỡ. Biến chứng nhiễm trùng như là áp xe<br />
trong ở bụng hoặc nhiễm trùng vết mổ không<br />
liên quan đến phương pháp nội soi.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
17.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Ates M, Coban S, Sevil S, Terzi A. (2008):The efficacy of<br />
laparoscopic surgery in patients with peritonitis. Surg Laparosc<br />
Endosc Percutan Tech. 2008 Oct;18(5):453-6.<br />
Ates M, Sevil S, Bulbul M. (2008): Routine use of laparoscopy in<br />
patients with clinically doubtful diagnosis of appendicitis. J<br />
Laparoendosc Adv Surg Tech A. 2008 Apr;18(2):189-93.<br />
Ball CG, Kortbeek JB, Kirkpatrick AW and Mitchell P (2004):<br />
Laparoscopic appendectomy for complicated appendicitis: an<br />
evaluation of postoperative factors. Surgical Endoscopy. Volume<br />
18, Number 6, 969-973.<br />
<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cueto J, D’Allemagne B, Vázquez-Frias JA, Gomez S, . Delgado<br />
F, Trullenque L, Fajardo R, Valencia S, et al. (2006): Morbidity of<br />
laparoscopic surgery for complicated appendicitis: an<br />
international study. Surgical Endoscopy. Volume 20, Number 5,<br />
717-720.<br />
Fukami F, Hasegawa H, Sakamoto E, Komatsu S and<br />
Hiromatsu T (2007): Value of Laparoscopic Appendectomy in<br />
Perforated Appendicitis. World Journal of Surgery. Volume 31,<br />
Number 1, 93-97.<br />
Gupta R, Sample C, Bamehriz F, Birch DW.. (2006): Infections<br />
complications following laparescopic. Can J Surg. Vol 49, No.6,<br />
12/2006: 397-400.<br />
Hussain A, Mahmood H, Nicholls J, El-Hasani S. (2008):<br />
Prevention of intra-abdominal abscess following laparoscopic<br />
appendicectomy for perforated appendicitis: a prospective study.<br />
Int J Surg. 2008 Oct;6(5):374-7. Epub 2008 Jun 27.<br />
Huỳnh Văn Hiếu, Đỗ Nguyên Phương, Cao Thị Ngọc Hạnh<br />
(2007). Thời sự Y học số 1 và 2/2007:7-9.<br />
Kiriakopoulos A, Tsakayannis D, Linos D. (2006) Lapraoscopic<br />
management of complicated appendcitis. Journal of the Society<br />
of Laparoscopic Surgeons 10: 453-6.<br />
Krissher SL., Browne A, Dibbins A, Tkacz N, Curci M. (2001):<br />
Intra-abdominal abscess after laparoscopic appendectomy for<br />
perforated appendicitis. Arch Surg. Vol 136, 4/2001: 438-41<br />
Mancini, Gregory J; Mancini, Matthew L; Nelson, Henry S.<br />
(2005): Efficacy of Laparoscopic Appendectomy in Appendicitis<br />
with Peritonitis. The American Surgeon, Volume 71, Number 1,<br />
January, pp. 1-5(5).<br />
Martin LC. et al. (1995): Open versus laparoscopic<br />
appendectomy: A prospective randomized comparison. Annals<br />
of Surgery. Vol 222, No.3:256-62.<br />
Mustafa A; Sacit C; Sedat S; Alpaslan T (2008). The Efficacy of<br />
Laparoscopic Surgery in Patients With Peritonitis. Surgical<br />
Laparoscopy, Endoscopy & Percutaneous Techniques: October<br />
2008 - Volume 18 - Issue 5 - pp 453-456.<br />
Nguyễn Cường Thịnh, Triệu Quốc Đạt (2006). Phẫu thuật nội<br />
soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa. Y học Việt Nam số đặc biệt<br />
tháng 2/2006: 64-9.<br />
Nguyễn Hùng Vĩ, Võ Văn Hùng, Đinh Văn Trung, Nguyễn Văn<br />
Phúc. (2005): Phâu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột<br />
thừa tại bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang. Thời sự Y<br />
dược học 08/2005: 203-6.<br />
Phạm Như Hiệp. (2006): Phẫu thuật nội soi viêm phúc mạc ruột<br />
thừa ở trẻ em. Y học thực hành số 1/2006:30-2.<br />
Pokala N, Sadhasivam S, Kiran RP, Parithivel V. (2007):<br />
Complicated appendicitis--is the laparoscopic approach<br />
appropriate? A comparative study with the open approach:<br />
outcome in a community hospital setting. Am Surg. 2007<br />
Aug;73(8):737-41; discussion 741-2.<br />
Slim K, and Chipponi J. (2006): Laparoscopy for every acute<br />
appendicitis? Surgical Endoscopy. Volume 20, Number 11, 17851786<br />
Wullstein C, Barkhausen S and Gross E. (1998): Results of<br />
laparoscopicvs. conventional appendectomy in complicated<br />
appendicitis. Diseases of the Colon & Rectum. Volume 44,<br />
Number 11, 1700-1705.<br />
Yau KK, Siu WT, Tang CN, Yang GPC, Li MKW, (2007):<br />
Laparoscopic Versus Open Appendectomy for Complicated<br />
Appendicitis. Journal of the american college of surgeons.<br />
Volume 205, Issue 1, Pages 60-65.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
275<br />
<br />