Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT VẾT MỔ QUA RỐN CẮT TÚI MẬT<br />
ĐIỀU TRỊ SỎI TÚI MẬT Ở TRẺ EM<br />
Trần Ngọc Sơn*, Phạm Tuấn Hùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Báo cáo kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn cắt túi mật (TULESSC) trong<br />
điều trị sỏi túi mật (STM) ở trẻ em.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhân (BN) được thực hiện TULESS cắt túi mật điều trị<br />
STM tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2015. Chúng tôi sử dụng 3 trocar 3-5 mm đặt<br />
trong pham vi 1 đường rạch da rốn hình chữ Z và dụng cụ nội soi thông thường<br />
Kết quả: Có 6 BN thuộc diện nghiên cứu, với độ tuổi trung bình là 7 tuổi (tử 6 tháng đến 9 tuổi). Các triệu<br />
chứng lâm sàng phổ biến nhất là đau bụng, buồn nôn (83,3%), sốt (66,7%). Kích thước sỏi trung bình là 9,1 mm<br />
(7-15 mm). Có 2 trường hợp sỏi kẹt ống cổ túi mật. Không có trường hợp nào có sỏi kèm ống mật chủ và trong<br />
gan. Thời gian mổ trung bình là 71 phút. Không có ca nào chuyển mổ mở, không có biến chứng trong và sau mổ.<br />
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình của BN là 3,8 ngày. Kết quả thẩm mỹ sau phẫu thuật là rất tốt, các BN<br />
gần như không thấy có sẹo mổ.<br />
Kết luận: TULESSC với dụng cụ nội soi thông thường điều trj sỏi túi mật ở trẻ em là an toàn, có tính khả<br />
thi và cho kết quả thẩm mỹ rất tốt.<br />
Từ khóa: Sỏi túi mật.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TRANSUMBILICAL LAPAROENDOSCOPIC SINGLE SITE CHOLECYSTECTOMY FOR<br />
CHOLELITHIASIS IN CHILDREN<br />
Tran Ngoc Son, Pham Tuan Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 221 - 224<br />
Objective: The aim of this study is to present our initial results of transumbilical laparoendoscopic single<br />
site cholecystectomy (TULESSC) for cholelithiasis in children<br />
Methods: Medical records of all children undergoing TULESSC for cholelithiasis at National Hospital of<br />
Pediatrics from January, 2013 to June, 2015 were reviewed. We used Z-shaped umbilical incision with three 3-5<br />
mm trocars placed in the same incision and conventional straight laparoscopic instruments.<br />
Results: 6 patients were identified with median age of 7 years (range: 6 months - 9 years). The most common<br />
clinical manifestations were abdominal pain, vomiting – 83.3%, fever – 66.7%. The median size of calculus was<br />
9.1 mm (range: 7 mm -15 mm). Stone stuck in cystic duct was detected in 2 patients. There was no case of<br />
intrahepatic or common bile duct stone. There was no conversion, no intra and post-operative complication. The<br />
median operative time was 71 minutes. All patients were discharged in good health with a mean postoperative<br />
stay of 3.8 days. The postoperative cosmesis was excellent as all patients were virtually scarless.<br />
Conclusions: TULESSC with conventional laparoscopic instruments for childhood cholelithiasis is feasible,<br />
safe, with an excellent postoperative cosmesis.<br />
Keywords: Cholelithiasis.<br />
<br />
*Bệnh viện Nhi Trung Ương.<br />
Tác giả Đề Ngoại Nhi<br />
Chuyênliên hệ: TS BS Trần Ngọc Sơn,<br />
<br />
ĐT: 0904138502,<br />
<br />
Email: drtranson@yahoo.com.<br />
<br />
221<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi túi mật là một bệnh lý thường gặp ở<br />
người lớn, song ít gặp hơn ở trẻ em.Năm 1987,<br />
Phillipe Mouret- một bác sĩ phụ khoa người<br />
Pháp lần đầu tiên tiến hành thành công ca phẫu<br />
thuật cắt túi mật nội soi, sau đó kỹ thuật phát<br />
triển cho đến ngày nay(2). Theo xu hướng phẫu<br />
thuật ít sang chấn hiện nay, nội soi một đường<br />
rạch và qua các lỗ tự nhiên đang ngày càng phát<br />
triển, nội soi cắt túi mật một đường rạch cũng<br />
không nằm ngoài xu thê này(1).<br />
Phẫu thuật nội soi một đường rạch (SILS –<br />
single incision laparoscopic surgery) thường sử<br />
dụng đường rạch da qua rốn (hay còn gọi là<br />
phẫu thuật nội soi chỉ một vết mổ qua rốntransumbilical laparoendoscopic single site<br />
surgery – TULESS) đã được phát triển ứng dụng<br />
trong nhiều bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em, đặc biệt<br />
là cắt ruột thừa và cắt túi mật (3,8,6,7,4).<br />
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật ở trẻ em qua<br />
một đường rạch da tại rốn và hầu như không để<br />
lại sẹo đã được thực hiện ở nhiều trung tâm<br />
phẫu thuật trên thế giới song lại hầu như chưa<br />
được báo cáo tại Việt Nam.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội<br />
soi một đường rạch cắt túi mật ở trẻ em tại Bệnh<br />
viện Nhi Trung Ương.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Chúng tôi hồi cứu lại tất cả các bệnh nhân<br />
được thực hiện TULESS điều trị STM tại Bệnh<br />
viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2013 đến tháng<br />
6/2015. Các dữ liệu được tập hợp và phân tích<br />
bao gồm đặc điểm bệnh nhân, biểu hiện lâm<br />
sàng, đặc điểm STM, diễn biến trong và sau mổ.<br />
Về kỹ thuật mổ, chúng tôi tiến hành rạch da<br />
hình chữ Z cải tiến tại rốn. Giải phóng da khỏi<br />
cân cơ phía dưới. Đặt 2 trocars 5 mm và 1 trocar<br />
3 mm trong phạm vi vị trí rạch da theo vị trỉ các<br />
đỉnh của tam giác cân. Tiến hành khâu treo dây<br />
chằng tròn vào thành bụng để nâng gan lên cao<br />
nhằm tạo phẫu trường thuận lợi hơn. Dùng móc<br />
<br />
222<br />
<br />
đốt điện phẫu tích tam giác Caroli để bộc lộ<br />
động mạch túi mật., đốt điện hoặc clip động<br />
mạch này. Bộc lộ ống cổ túi mật, cặp clip sau đó<br />
cắt ống cổ túi mật. Trường hợp sỏi kẹt ống cổ túi<br />
mật, ống cổ túi mật giãn to thành viêm dày<br />
không thể cặp được clip gần ống mật chủ, chúng<br />
tôi khâu nội soi đóng lại miệng ống cổ túi mật<br />
phía ống mật chủ chỉ PDS 5.0 mũi rời. Phẫu tích<br />
túi mật khỏi giường túi mật. Đưa túi mật ra<br />
ngoài qua vết mổ rốn và đóng lại vết mổ. Tất cả<br />
dụng cụ chúng tôi tiến hành đều là dụng cụ<br />
thẳng thông thường và camera 30˚.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tất cả có 6 bệnh nhân (BN) nằm trong<br />
nghiên cứu, trong đó có 5 trẻ nam và 1 trẻ nữ, độ<br />
tuổi trung bình là 7 tuổi (dao động từ 5 đến 9<br />
tuổi). Các triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là<br />
đau bụng (83,3%), sốt (66,7%), vàng da (0%),<br />
buồn nôn (83,3%). Kích thước sòi trung bình là<br />
9,1 mm (dao động từ 7 mm đến 15 mm). Không<br />
có trường hợp nào có sỏi kèm ống mật chủ và<br />
trong gan. Có 2 trường hợp STM kết hợp với sỏi<br />
kẹt ống cổ túi mật. 2 trường hợp này chúng tôi<br />
không thể cặp clip 5 vào ống cổ túi mật do quá to<br />
mà thay vào đó chúng tôi tiến hành cắt ống cổ<br />
túi mật và khâu lại bằng chỉ PDS 5/0.<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình là 71 phút<br />
(dao động từ 45 phút đến 105 phút). Không có<br />
trường hợp nào phải đặt thêm trocar và đặt dẫn<br />
lưu ổ bụng. Không có trường hợp nào có biến<br />
chứng trong và sau mổ. Thời gian giảm đau sau<br />
mổ trung bình là 2,1 ngày. Số ngày nằm viện<br />
trung bình của BN là 3,8 ngày. Sau phẫu thuật<br />
cho kết quả thẩm mỹ vết mổ rất tốt.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thông thường<br />
(4 trocars) đã đem lại nhiều kết quả rất tích cực<br />
như giảm biến chứng trong và sau mổ, giảm đau<br />
sau mổ, giảm số ngày nằm viện so với mổ mở<br />
kinh điển trước đây. Tuy nhiên, nó có một hạn<br />
chế nhỏ là vẫn để lại sẹo tại các vị trí đặt trocar.<br />
TULESS một xu hướng mới trong phát triển<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
của phẫu thuật nội soi, hướng tới phẫu thuật cho<br />
bệnh nhân mà không để lại sẹo do sử dụng rốn,<br />
vốn là sẹo tự nhiên, làm đường vào duy nhất cho<br />
các trocar. Tuy nhiên thực hiện TULESS là khó<br />
khăn hơn so với phẫu thuật nội soi thông thường<br />
vì các vấn đề như thay đổi tư thế làm việc theo<br />
hướng bất lợi hơn cho phẫu thuật viên, sự va<br />
chạm giữa các dụng cụ phẫu thuật với nhau<br />
hoặc va chạm giữa các dụng cụ phẫu thuật với<br />
camera, các thao tác phẫu thuật là khó hơn, dụng<br />
cụ thường xuyên chéo nhau, khả năng tiếp cận<br />
với các tạng/cơ quan cũng bị hạn chế hơn(7). Theo<br />
Ostlie DJ phẫu thuật nội soi cắt túi mật một<br />
đường rạch là kỹ thuật khó khăn và mất nhiều<br />
thời gian hơn so với phẫu thuật nội soi 4 trocars<br />
thông thường(4). Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi<br />
cắt túi mật một đường rạch có xu hướng giảm<br />
liều giảm đau sau mổ và giảm chi phí điều trị so<br />
với phẫu thuật qua 4 trocars.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu<br />
của Chrestiana D(3) đã cho thấy phẫu thuật nội<br />
soi cắt túi mật ở trẻ em qua một đường rạch là an<br />
toàn và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, so với<br />
phẫu thuật nội soi cắt túi mật thông thường 4<br />
trocars thì kỹ thuật này đòi hỏi phẫu thuật viên<br />
cần có nhiều kinh nghiệm hơn(3). Theo chúng tôi,<br />
bước chính trong phẫu thuật là phẫu tích tam<br />
giác Calot để bộc lộ động mạch túi mật và ống cổ<br />
túi mật. Khó khăn ở TULESS so với nội soi<br />
thường là các dụng cụ gần như song song với<br />
nhau, khi cặp clip khó kiểm soát được phía trong<br />
của clip hơn. Ngoài ra trong trường hợp sỏi kẹt<br />
ống cổ túi mật mà không thể cặp clip ống cổ túi<br />
mật thì có thể phải cắt ống cổ túi mật và khâu lại<br />
bằng chỉ PDS 5/0. Chính những trường hợp phải<br />
khâu nội soi với TULESS là phần khó khăn nhất<br />
của ca mổ vì phẫu trường làm việc bị hạn chế,<br />
các thao tác và dụng cụ va chạm nhau nhiều,<br />
mất nguyên tắc phẫu thuật tam giác thông<br />
thường, đòi hỏi phẫu thuật viên ít nhất phải có<br />
kinh nghiệm với khâu bằng phẫu thuật nội soi<br />
thông thường(7).<br />
Kỹ thuật TULESS của chúng tôi dùng dụng<br />
cụ nội soi thẳng và trocar thông thường có ưu<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
điểm về kinh tế và phù hợp với điều kiện Việt<br />
nam vì không phát sinh thêm chi phí, không cần<br />
đến các port tích hợp nhiều trocar chuyên dụng<br />
hay các dụng cụ cong, có khớp xoay đắt tiền.<br />
Phẫu thuật viên có thể sẽ gặp khó khăn hơn khi<br />
thao tác nhưng với những phẫu thuật viên đã có<br />
kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi thông<br />
thường, điều này là có thể vượt qua.<br />
Các BN trong nghiên cứu này sau TULESSC<br />
đều có kết quả thẩm mỹ rất tốt, gần như không<br />
thấy sẹo sau mổ. Tương tự, theo nghiên cứu của<br />
Tsimoyiannis EC cho thấy phẫu thuật nội soi cắt<br />
túi mật qua một đường rạch đem lại tính thẩm<br />
mỹ cao hơn và giảm tỷ lệ đau lưng và đau vai<br />
đặc biệt trong 24 giờ đầu sau mổ so với phẫu<br />
thuật nội soi thông thường qua 4 trocars (8). Một<br />
nghiên cứu khác cho thấy đánh giá kết quả lâu<br />
dài (sau 18 tháng) về sẹo mổ giữa các bệnh nhân<br />
được phẫu thuật cắt túi mật qua nội soi một<br />
đường rạch và qua 4 trocars nội soi thông<br />
thường thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống<br />
kê (5).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
TULESS với dụng cụ phẫu thuật nội soi<br />
thông thường có thể thực hiện được an toàn và<br />
hiệu quả với kết quả thẩm mỹ tốt hơn phẫu<br />
thuật nội soi thông thường trong điều trị STM ở<br />
trẻ em. SILS có thể sẽ trở thành lựa chọn mới<br />
trong phẫu thuật nội soi điều trị STM ở trẻ em.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Antoniou SA, Pointner R, Granderath FA (2011). Singleincision Laparoscopic cholecystectomy: A systematic review.<br />
Surg Endosc; 25(2): pp.367-77.<br />
Bayani B Tecson, Hock Lim Tan (2013). Operative pediatric<br />
surgery, Seventh edition- (669/1128).<br />
Chrestiana D, Sucandy L (2013). Current state of single-port<br />
Laparoscopic cholecystectomy in children. Am Surg; 79(9):<br />
pp.897-8.<br />
Ostlie DJ, Juang OO, Iqbal CW, Sharp SW, Snyder CL,<br />
Andrews WS, Sharp RJ, Holcomb GW, Peter SD (2013). Single<br />
incision versus standard 4-port laparoscopic cholecystectomy:<br />
a prospective randomized trial. J Pediatr Surg.;48(1):pp.209-14.<br />
Ostlie DJ, Sharp NE, Thomas P, Sharp SW, Holcomb GW,<br />
Peter SD (2013). Patient scar assessment after single-incision<br />
versus four-port laparoscopic cholecystectomy: long-term<br />
follow-up from a prospective randomized trial. J<br />
Laparoendosc Adv Surg Tech A. 23(6):pp.553-5.<br />
<br />
223<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
224<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Saldaña LJ, Targarona EM (2013). Single-Incision Pediatric<br />
Endosurgery: A Systematic Review. J Laparoendosc Adv Surg<br />
Tech A.; pp.6.<br />
Son TN, Liem NT, Hoan VX (2014). Transumbilical<br />
laparoendoscopic single-site surgery with<br />
conventional<br />
instruments for choledochal cyst in children: early results of 86<br />
cases. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. ;24 (12):pp.907-10.<br />
Tsimoyiannis EC, Tsimogiannis KE, Pappas-Gogos G, Farantos<br />
C, Benetatos N, Mavridou P, Manataki A (2010). Different<br />
<br />
pain scores in single transumbilical incision laparoscopic<br />
cholecystectomy versus classic laparoscopic cholecystectomy:<br />
a randomized controlled trial. Surg Endosc;24(8):pp.1842-8.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
24/08/2015.<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
25/08/2015.<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
01/10/2015<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />