Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT VẾT MỔ QUA RỐN ĐIỀU TRỊ<br />
NANG ỐNG MẬT CHỦ Ở TRẺ EM: KẾT QUẢ<br />
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA 202 TRƯỜNG HỢP<br />
Trần Ngọc Sơn*, Đinh Anh Đức*, Phạm Tuấn Hùng*, Trần Đình Phượng*, Nguyễn Thanh Liêm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi 1 vêt mổ qua rốn (TULESS) trong điều trị nang ống mật chủ<br />
(NOMC) ở trẻ em.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhân được thực hiện TULESS điều trị NOMC tại bệnh<br />
viện Nhi Trung Ương từ tháng 9/ 2012 đến tháng 7/2015.<br />
Kết quả: Có 202 bệnh nhân (BN) thuộc diện nghiên cứu, với tuổi trung vị là 30,5 tháng (dao động 1 tháng<br />
đến 12 tuổi). Nối ống gan chung- hỗng tràng được thực hiện ở 200 BN, nối ống gan chung-tá tràng - ở 2 BN.<br />
0,5% BN cần phải đặt thêm 3 trocar. Không có BN nào phải chuyển mổ mở. Thời gian mổ trung vị là 180 phút.<br />
94,1% BN không đặt dẫn lưu ổ bụng. 2,0% BN bị biến chứng sớm sau mổ: 0,5% bị rò miệng nối, 0,5% bị tắc<br />
ruột sau mổ, 1,0% nhiễm khuẩn rốn. Thời gian nằm viện sau mổ trung vị là 5,0 ngày. Với thời gian theo dõi 1-34<br />
tháng, 1 BN bị viêm tắc mật do hẹp miệng nối phải phẫu thuật làm lại miệng nối. Tât cả các BN khác đều trong<br />
tình trạng sức khỏe tốt. Kết quả thẩm mỹ sau mổ là rất tốt, các BN được mổ TULESS đều gần như không thấy<br />
sẹo mổ.<br />
Kết luận: TULESS có tính khả thi, an toàn và là kỹ thuật điều trị NOMC ở trẻ em không còn thấy sẹo mổ.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi 1 vêt mổ qua rốn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TRANSUMBILICAL LAPAROENDOSCOPIC SINGLE SITE SURGERY<br />
FOR CHILDHOOD CHOLEDOCHAL CYST: RESULTS AND LESSONS FROM 202 CASES<br />
Tran Ngoc Son, Dinh Anh Duc, Phan Tuan Hung, Tran Dinh Phuong, Nguyen Thanh Liem<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 29 - 33<br />
Aim: The aim of this study is to assess our results of trans-umbilical laparo-endoscopic single site surgery<br />
(TULESS) for childhood ChC.<br />
Methods: Medical records of all children undergoing TULESS for ChC at our center from September 2012<br />
to July 2015 were reviewed. Excision of ChC and hepatico-intestinal anastomosis were performed using<br />
conventional laparoscopic instruments.<br />
Results: 202 patients were identified with median age of 30.5 months (range 1 month -12 years). Hepaticojejunostomy was performed in 200 cases and hepatico-duodenostomy in 2 cases. Additional trocars were needed in<br />
just one case (0.5%). There was no conversion to open surgery. The median operative time was 180 minutes. No<br />
drain was used in 93.6% of cases. Early postoperative complications were noted in 2.0%, including bile leak<br />
(0.5%), intestinal obstruction (0.5%) and umbilical infection (1.0%). The median postoperative hospital stay was<br />
5 days. At follow up of 1 – 34 months, one patient needed a redo-surgery for anastomotic stenosis; all other<br />
patients were in good health. The postoperative cosmesis was excellent as all TULESS patients were virtually<br />
scarless.<br />
* Bệnh viện Nhi Trung Ương.<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Ngọc Sơn, ĐT: 0904138502, Email: drtranson@yahoo.com.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
29<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Conclusions: TULESS with conventional laparoscopic instruments is feasible, safe, and presents a scarless<br />
technique in management of childhood ChC.<br />
Key words: Trans-umbilical laparo-endoscopic single site surgery (TULESS).<br />
viêm phúc mạc mật do hoại tử NOMC bị loại trừ<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
khỏi nghiên cứu. Các dữ liệu được tập hợp và<br />
Nang ống mật chủ (NOMC) là một trong<br />
phân tích bao gồm đặc điểm bệnh nhân, biểu<br />
những bệnh lý ngoại khoa hay gặp ở trẻ em.<br />
hiện lâm sàng, đặc điểm NOMC, diễn biến trong<br />
Hiện nay phẫu thuật nội soi thông thường với 4<br />
và sau mổ, kết quả theo dõi sau ra viện.<br />
trocar đặt ở các vị trí xa nhau trên thành bụng<br />
Về cơ bản chúng tôi vẫn sử dụng kỹ thuật<br />
với các vết rạch da riêng biệt tương ứng đã được<br />
mổ đã được mô tả trước đây(8). Dụng cụ nội soi<br />
sử dụng thường qui điều trị NOMC thay cho mổ<br />
bao gồm 2 trocar 5,5 mm (dài 10 cm và 7 cm) cho<br />
mở kinh điển ở nhiều trung tâm trên thế giới<br />
dụng cụ 5 mm và 1 trocar 3,5 mm (dài 7cm) cho<br />
trong đó có bệnh viện Nhi Trung Ương(6,1).<br />
dụng cụ 3-3,5 mm; camera 300 dài 30 cm, các<br />
Bước tiến tiếp theo của phẫu thuật nội soi<br />
dụng cụ 3 mm dài 20 cm và dụng cụ 5 mm dài<br />
trong những năm gần đây nhằm mục đich giảm<br />
27cm. Đường rạch da rốn sau này chúng tôi cải<br />
sang chấn hơn và có kết quả thẩm mỹ tốt hơn<br />
tiến đi với 2 đường rạch ngang của chữ Z vào<br />
nữa cho người bệnh là nội soi chỉ dùng một chỗ<br />
phía giữa rốn hơn chứ không ở tận cùng đường<br />
(một vết mổ hay một đường rạch da) duy nhất<br />
rạch dọc (hình chữ Z cải tiến). Kỹ thuật phẫu tích<br />
cho trocar thay cho nhiều chỗ như nội soi thông<br />
nang về cơ bản là bộc lộ từ dưới lên trên. Tuy<br />
thường và như vậy sẽ là chỉ để lại một sẹo nhỏ<br />
nhiên trong một số trường hợp khó khi nang<br />
hoặc thậm chí coi như không để lại sẹo khi vết<br />
viêm dính nhiều không rõ ranh giới, chúng tôi<br />
mổ đi qua rốn(8). Phẫu thuật nội soi chỉ một vết<br />
chủ động mở thành trước nang và thành sau<br />
mổ qua rốn (transumbilical laparoendoscopic<br />
nang được phẫu tích dần (cắt ngang nang làm<br />
single site surgery – TULESS) mới được 2 trung<br />
đôi ở giữa) nhờ quan sát trực tiếp từ phía lòng<br />
tâm trên thế giới ứng dụng thành công trong<br />
nang. Khi bộc lộ cực dưới của nang, chúng tôi<br />
điều trị NOMC và bệnh viện Nhi Trung Ương là<br />
đặt sonde 6Fr từ ngoài qua 1 trocar vào bụng và<br />
1 trong 2 trung tâm này(2,9). Chúng tôi đã báo cáo<br />
bơm rửa ống mật tụy chung khi đường kính cực<br />
kết quả bước đầu của kỹ thuật TULESS trong<br />
dưới nang cho phép. Dẫn lưu dưới gan phải<br />
điều trị NOMC từ năm 2014(9). Nghiên cứu này<br />
được đặt thường qui cho những ca đầu nhưng<br />
là bước tiếp theo được tiến hành trên số lượng<br />
về sau chỉ được chỉ định cho những trường hợp<br />
bệnh nhân (BN) lớn hơn nhằm đánh giá được<br />
có hoài nghi về tính chắc chắn của miệng nối<br />
chính xác hơn kết quả ứng dụng TULESS trong<br />
mật ruột, không phụ thuộc vào kích thước nang<br />
điều trị NOMC ở trẻ em và qua đó rút ra các bài<br />
hay khó khăn khi phẫu tích nang.<br />
học kinh nghiệm.<br />
Các BN sau ra viện được hẹn tái khám định<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau khi ra viện và<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi 1 vêt mổ<br />
sau đó là hàng năm. Khi tái khám bệnh nhân<br />
qua rốn (TULESS) trong điều trị nang ống mật<br />
được thăm khám lâm sàng, siêu âm bụng và xét<br />
chủ (NOMC) ở trẻ em.<br />
nghiệm chức năng gan.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Chúng tôi hồi cứu lại tất cả các BN được thực<br />
hiện TULESS điều trị NOMC tại bệnh viện Nhi<br />
Trung Ương từ tháng 9/ 2012 đến tháng 7/2015.<br />
Các BN bị NOMC với biến chứng viêm tụy cấp,<br />
<br />
Có 202 BN thuộc diện nghiên cứu, 150 trẻ nữ<br />
và 52 trẻ nam, với tuổi trung vị là 30,5 tháng (dao<br />
động 1 tháng đến 12 tuổi) . Các triệu chứng lâm<br />
sàng phổ biến nhất là đau bụng -77,2 %, nôn –<br />
<br />
30<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
48,8%.vàng da – 18,8%, sốt 12,4%. Kích thước<br />
trung vị của NOMC (đo theo chiều lớn nhất) là<br />
3,8 cm (dao động 1,0 cm- 12,5 cm).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phút và với các BN còn lại là 191 phút. Dẫn lưu ổ<br />
bụng được đặt ở 12 BN còn ở 190 BN (94,1%)<br />
không đặt dẫn lưu. Không có tai biến trong mổ.<br />
4 BN(2,0%) bị biến chứng sớm sau mổ: 0,5% bị rò<br />
miệng nối (điều trị nội khoa thành công), 0,5% bị<br />
tắc ruột sau mổ do bị thoát vị nội phải mổ lại,<br />
1,0% nhiễm khuẩn rốn mức độ nhẹ. Tất cả các<br />
bệnh nhân được ra viện với sức khỏe tốt với thời<br />
gian nằm viện sau mổ trung vị là 5,0 ngày (dao<br />
động 3-24 ngày). Kết quả thẩm mỹ sau mổ là rất<br />
tốt. Các BN không đặt dẫn lưu sau khi ra viện<br />
vài tháng đến khám lại coi như không có sẹo mổ<br />
(Hình 1). Với thời gian theo dõi 1-34 tháng, một<br />
BN bị viêm tắc mật do hẹp miệng nối phải phẫu<br />
thuật làm lại miệng nối. Các BN còn lại đều có<br />
sức khỏe ổn định, không có triệu chứng và xét<br />
nghiệm chức năng gan bình thường.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh bệnh nhân 3 tháng sau TULESS<br />
điều trị NOMC: không còn thấy sẹo mổ.<br />
NOMC được cắt thành công ở tất cả các<br />
trường hợp. Nối ống gan chung- hỗng tràng<br />
được thực hiện ở 200 BN, nối ống gan chung-tá<br />
tràng - ở 2 BN. Có 26 BN (12,9%) được thực hiện<br />
tạo hình ống gan chung khi ống này đường kính<br />
nhỏ hơn 5 mm. 8 BN (4,0%) có ống mật lạc chỗ<br />
của gan phải đổ vào ống cổ túi mật . Trong số 8<br />
BN này, chỉ có 1 BN (0,5% trên tổng số BN) cần<br />
phải đặt thêm 3 trocar (chuyển về phẫu thuật nội<br />
soi thông thường) để thực hiện miệng nối với<br />
ống mật lạc chỗ. Các BN còn lại tạo hình ống mật<br />
này với ống gan chung thành môt miệng nối,<br />
vẫn sử dụng TULESS mà không cần đặt thêm<br />
trocar. 2 BN khác bị dị tật kèm theo là ruột quay<br />
dở dang được phẫu thuật chữa dị tật này bằng<br />
TULESS trong cùng ca mổ. Không có BN nào<br />
phải chuyển mổ mở. Thời gian mổ trung vị là<br />
180 phút (dao động 130-450 phút). Trong khi thời<br />
gian mổ trung bình của 10 BN đầu tiên là 290<br />
phút, với 20 BN tiếp theo thời gian này là 195<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu này là trên số lượng BN lớn nhất<br />
cho đến nay được thực hiện TULESS điều trị<br />
NOMC. Phân tích và đánh giá kết quả trên loạt<br />
bệnh nhân này đã giúp rút ra những bài học<br />
kinh nghiệm quí giá.<br />
Về tính khả thi và chỉ định của TULESS với<br />
dụng cụ nội soi thông thường trong điều trị<br />
NOMC ở trẻ em.<br />
Một trong những lý do khiến TULESS chưa<br />
được ứng dụng nhiều trên thực tế cho các phẫu<br />
thuật phức tạp như trong NOMC là do sự khó<br />
khăn trong thao tác với các dụng cụ nội soi ở tư<br />
thế không thuận lợi, có sự va chạm cản trở lẫn<br />
nhau giữa các dụng cụ . Kết quả của nghiên cứu<br />
này đã cho thấy mặc dù thực hiện khó khăn hơn<br />
mổ nội soi thông thường nhưng đối với phẫu<br />
thuật viên có kỹ năng và kinh nghiệm, TULESS<br />
vói dụng cụ nội soi thông thường có tính khả thi<br />
cao. Các ca phẫu thuật đều thực hiện được thành<br />
công và không có BN nào phải chuyển mổ mở.<br />
Những BN có NOMC kích thước lớn cũng<br />
không phải là chống chỉ định cho TULESS vì có<br />
thể thực hiện hút dịch trong nang làm nang xẹp<br />
lại và tạo không gian cho phẫu tích. Kinh<br />
nghiệm tương tự cũng đã được Diao báo cáo(4).<br />
<br />
31<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Kể cả các BN phức tạp như ống mật lạc chỗ hay<br />
phải tạo hình ống gan chung, TULESS cũng có<br />
tính khả thi cao: chỉ có 1 BN trong thời gian đầu<br />
phải đặt thêm trocar để xử lý tạo miệng nối với<br />
ống mật lạc chỗ, các BN còn lại đều được phẫu<br />
thuật thành công. Không những thế TULESS<br />
cũng có khả năng điều trị cả các dị tật kèm theo<br />
như ruột quay dở dang. Đây là những điểm mới<br />
chưa được các tác giả khác nghiên cứu.<br />
Chúng tôi nhận thấy các BN lớn đặc biệt là<br />
trên 8 tuổi hay có cân nặng trên 30 kg, TULESS<br />
thực hiện khó khăn hơn so với các BN nhỏ. Điều<br />
này là do ở các BN lớn có ổ bụng rộng hơn và<br />
khoảng cách từ rốn đến cửa gan dài hơn, dụng<br />
cụ nội soi 3mm (với chiều dài 20 cm) phải đưa cả<br />
chiều dài vào tối đa trong ổ bụng, thao tác chỉ<br />
còn tay cầm ngắn bên ngoài là khó khăn hơn và<br />
va chạm nhiều hơn. Những BN mà khoảng cách<br />
từ rốn đến cửa gan sau bơm hơi lớn hơn chiều<br />
dài hoạt động tối đa của dụng cụ nội soi đã nói<br />
trên thì kỹ thuật TULESS với dụng cụ thông<br />
thường của chúng tôi là không khả thi. Đây là<br />
test mà chúng tôi thực hiện với bệnh nhân trẻ<br />
lớn trước khi quyết định bắt đầu TULESS. Như<br />
vây cân nhắc chỉ định cho kỹ thuật TULESS với<br />
dụng cụ nội soi thông thường của chúng tôi<br />
trong phẫu thuật kế hoạch điều trị NOMC chủ<br />
yếu dựa vào kích thước của BN trong mối tương<br />
quan tới kích thước dụng cụ phẫu thuật nội soi<br />
sử dụng.<br />
<br />
Về kỹ thuật thực hiện TULESS điều trị<br />
NOMC<br />
Một điểm rất quan trọng để thực hiện được<br />
TULESS sao cho có kết quả thẩm mỹ cao mà vẫn<br />
đảm bảo thao tác phẫu thuật trong mổ không<br />
quá khó khăn chính là đường rạch da và vị trí<br />
đặt trocar. Chúng tôi đã sử dụng đường rạch da<br />
rốn hình Z cải tiến và nhận thấy nó cho hiệu quả<br />
thẩm mỹ tốt hơn so với hình Z thông thường.<br />
Chiều dài trục dọc đường rạch da của chúng tôi<br />
chỉ khoảng 15 mm, nhưng sau khi phẫu tích tách<br />
da khỏi cân cơ ở dưới và căng da có thể đặt được<br />
các trocar trong hình tam giác với khoảng cách<br />
<br />
32<br />
<br />
xa nhất 25 mm hoặc hơn. Kỹ thuật này khác với<br />
đường rạch da đơn thuần chiều dọc và đặt 3<br />
trocar trên 1 đường thẳng trục ngang của Diao<br />
và cộng sự.<br />
Khi phẫu tích cắt nang, đặt các mũi khâu<br />
nhấc NOMC lên giúp cho phẫu thuật viên nhìn<br />
được tổ chức tụy và bộc lộ nang. Số lượng và vị<br />
trí đặt các mũi khâu khác nhau giúp kéo nhấc<br />
NOMC lên ở các góc, các hướng khác nhau tùy<br />
vào từng trường hợp cụ thể. Có những BN chỉ<br />
cần 1 mũi khâu treo duy nhất nhưng cũng có<br />
những BN phải dùng tới 5 mũi khâu hoặc hơn,<br />
đặc biệt với những nang lớn, viêm dính nhiều.<br />
Thực hiện miệng nối ống gan chung-hỗng<br />
tràng là khâu khó nhất trong TULESS cho<br />
NOMC. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật viên có<br />
kinh nghiệm qua 10-30 ca thì thời gian khâu nối<br />
cũng giảm xuống. Kết hợp linh hoạt nhấc chỉ hay<br />
mép cắt của ống gan chung và ruột khi khâu sẽ<br />
giúp phẫu thuật viên đặt mũi kim khâu chính<br />
xác và thuận lợi hơn.<br />
<br />
Về kết quả của TULESS trong điều trị<br />
NOMC ở trẻ em<br />
Nghiên cứu này cho thấy TULESS với dụng<br />
cụ nội soi thông thường là an toàn và có kết quả<br />
rất tốt trong điều trị NOMC ở trẻ em. So với kết<br />
quả của các báo cáo trước đây của chúng tôi về<br />
PTNSTT điều trị NOMC(6,5), kết quả sau mổ của<br />
TULESS là tương đường, thậm chí có những chỉ<br />
số còn tốt hơn. Thời gian mổ trung bình của<br />
TULESS là không dài hơn so với PTNSTT nếu<br />
không nói là ngắn hơn (191 phút so với 220 phút<br />
cho cùng nhóm BN nối Roux-en-Y). Tỷ lệ rò<br />
miệng nối sau TULESS là 0,5% so với 2% của<br />
PTNSTT. Tỷ lệ viêm mật/hẹp miệng nối sau mổ<br />
cũng chỉ là 0,5% so với 0,5-1,5 % của PTNSTT.<br />
Thời gian trung bình nằm viện của BN sau<br />
TULESS là 4,9 ngày, ngắn hơn so với 6,4-6,7 ngày<br />
sau PTNSTT. Khác biệt lớn nhất sau TULESS<br />
chính là hiệu quả thẩm mỹ vượt trội so với<br />
PTNSTT. Các BN sau TULESS coi như không<br />
còn nhìn thấy sẹo mổ, đem lại sự hài lòng lớn<br />
hơn cho người bệnh và gia đình.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
KẾT LUẬN<br />
Ở những trung tâm có nhiều kinh nghiệm,<br />
TULESS có tính khả thi và an toàn trong điều trị<br />
NOMC ở trẻ em. Đây là phương pháp phẫu<br />
thuật xâm lấn tối thiểu đạt hiệu quả thẩm mỹ<br />
cao, không còn để lại sẹo nhìn thấy được ở bệnh<br />
nhân sau mổ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Diao M, Li L, Cheng W (2011). Laparoscopic versus Open<br />
Roux-en-Y hepatojejunostomy for children with choledochal<br />
cysts: intermediate-term follow-up results. Surg Endosc.<br />
25(5):pp. 1567-73.<br />
Diao M, Li L, Dong N, Li Q, Cheng W (2012). Single-incision<br />
laparoscopic<br />
Roux-en-Y<br />
hepaticojejunostomy<br />
using<br />
conventional instruments for children with choledochal cysts.<br />
Surg Endosc. 26(6):pp1784-90.<br />
Diao M, Li L, Li Q, Ye M, Cheng W (2013). Single-Incision<br />
Versus Conventional Laparoscopic Cyst Excision and Roux-Y<br />
Hepaticojejunostomy for Children With Choledochal Cysts: a<br />
Case-Control Study. World J Surg. 29. [Epub ahead of print]<br />
Diao M, Li L, Li Q, Ye M, Cheng W (2014). Challenges and<br />
strategies for single-incision laparoscopic Roux-en-Y<br />
hepaticojejunostomy in managing giant choledochal cysts. Int J<br />
Surg. 12(5):pp. 412-7.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Liem NT, Pham HD, Vu HM (2011). Is the laparoscopic<br />
operation as safe as open operation for choledochal cyst in<br />
children? J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 21(4):pp. 367-70.<br />
Nguyen Thanh L, Hien PD, Dung LA, Son TN (2010).<br />
Laparoscopic repair for choledochal cyst: lessons learned from<br />
190 cases. J Pediatr Surg. 45(3):pp. 540-4.<br />
Nguyen Thanh Liem, Hien Duy Pham, Le Anh Dung, Tran<br />
Ngoc Son, Hoan Manh Vu (2012). Early and intermediate<br />
outcomes of laparoscopic surgery for choledochal cyst with 400<br />
patients. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 22(6): pp.599-603.<br />
Saldaña LJ, Targarona EM (2013). Single-Incision Pediatric<br />
Endosurgery: A Systematic Review. J Laparoendosc Adv Surg<br />
Tech A, pp. 6.<br />
Son TN, Liem NT, Hoan VX (2014). Transumbilical<br />
laparoendoscopic single-site surgery with conventional<br />
instruments for choledochal cyst in children: early results of 86<br />
cases. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 24(12):pp. 907-10.<br />
Trần Ngọc Sơn, Đinh Anh Đức (2014). Tính khả thi của phẫu<br />
thuật nội soi chỉ một vết mổ qua rốn với dụng cụ nội soi thông<br />
thường trong tạo hình ống gan chung trong điều trị nang ống<br />
mật chủ ở trẻ em. Y học Việt nam. 425(2):tr. 179-183.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
23/08/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
24/08/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
01/10/2015<br />
<br />
33<br />
<br />