Tác phẩm dịch DC-11<br />
<br />
Phê phán kinh tế học hàn lâm<br />
Wassily Leontief<br />
Nguyễn Đôn Phước dịch<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
© 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Tác phẩm dịch DC-11<br />
<br />
Phê phán kinh tế học hàn lâm<br />
Wassily Leontief(*)<br />
Nguyễn Đôn Phước dịch<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết<br />
phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(*) Trích tạp chị Science, vol. 217, n0 4555, July 9, 1982 Nguồn : phần I (Textes) trong Wassily Leontief, textes et<br />
itinéraires do Bernard Rosier chủ biên, nhà xuất bản La Découverte, Paris, 1986, trang 23-28. .<br />
<br />
<br />
1 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giới thiệu của người dịch<br />
<br />
Nhà kinh tế lỗi lạc Wassily Leontief (1906-1999) không chỉ<br />
nổi tiếng với phương pháp input-output1 (nhờ đó ông được giải<br />
kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel<br />
năm 1973), mà còn có nhiều ảnh hưởng trong một lĩnh vực quan<br />
trọng khác trong sự nghiệp của ông nhờ những đóng góp về khoa<br />
học luận và phương pháp luận kinh tế.<br />
<br />
<br />
Qua cụm bài dịch một số bài viết và trả lời phỏng vấn của ông, chúng tôi bước đầu giới<br />
thiệu với độc giả Việt Nam nói chung, giới nghiên cứu kinh tế nói riêng những quan điểm<br />
chính về lĩnh vực khoa học luận và phương pháp luận kinh tế, hiện chưa được biết tới nhiều ở<br />
Việt Nam. Diễn văn nổi tiếng của ông ở cương vị Chủ tịch Hội kinh tế Mĩ năm 1970 (DC-09)<br />
nay đã trở thành một bài “kinh điển”. Trả lời cuộc phỏng vấn dài (DC-10) là dịp để ông trình<br />
bày hành trình trí thức của một nhà kinh tế từng trải qua những biến động lịch sử của thế kỉ<br />
XX, với một tư duy không giáo điều, rộng mở với các ngành khoa học khác, và từ chối sự<br />
chia cắt giả tạo giữa “kinh tế học lí thuyết” và kinh tế học ứng dụng”. Mười hai năm sau bài<br />
diễn văn nổi tiếng trên, ông kiên định “phê phán kinh tế học hàn lâm” (DC-11) và tiếp tục<br />
cảnh báo “tình trạng cân bằng ổn định, dừng và sự cô lập huy hoàng hiện nay của kinh tế học<br />
kinh viện”.<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
Phương pháp cân đối liên ngành hoặc đầu ra-đầu vào.<br />
<br />
2 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phê phán kinh tế học hàn lâm<br />
“ Một biểu trưng bi thảm … Những gì các nhà kinh tế bộc lộ rõ ràng nhất là sự tụt hậu trí<br />
tuệ to lớn của bộ môn họ2”. Chủ yếu, bài xã luận này của tuần san kinh tế được biết đến nhất<br />
(Business Week) – khi bình luận các công trình trình bày ở hội nghị năm 1981 của Hội kinh tế<br />
Mĩ – nói rằng “nhà vua cởi truồng”. Nhưng không ai trong số những người tham gia cuộc<br />
trình diễn long trọng và rất được mong muốn này của khoa học kinh tế của Hoa Kì có vẻ như<br />
không biết điều ấy, và những ai biết thì không dám nói.<br />
Hai trăm năm trước, các nhà sang lập kinh tế học hiện đại – Adam Smith, Ricardo,<br />
Malthus và John Stuart Mill – xây dựng một kiến trúc tri thức đồ sộ đặt cơ sở trên ý niệm về<br />
một nền kinh tế quốc gia được xem như một hệ thống tự điều tiết hợp thành bởi một số lớn<br />
những hoạt động khác nhau và nối kết với nhau và, vì thế, phụ thuộc lẫn nhau. Một quan<br />
niệm vững mạnh và phong phú đến độ đã thúc đẩy công trình sáng tạo của Charles Darwin về<br />
lí thuyết tiến hóa.<br />
Ý tưởng trung tâm của điều được gọi là kinh tế học cổ điển được hai kĩ sư đặc biệt có<br />
năng lực toán học : Léon Walras và Vilfredo Pareto thể hiện một cách vô cùng tinh tế bằng<br />
một ngôn ngữ đại số suc tích và đặt tên là “lí thuyết cân bằng chung”. Ngày nay, dưới tên gọi<br />
kinh tế học “tân cổ điển”, lí thuyết này là cốt lõi của chương trình đại học trong đất nước này.<br />
Khi mà chúng ta đã trải qua hết những sự kiện hằng ngày thì các nhà kinh tế lại có khả<br />
năng quy giản chúng thành yếu tố thông tin khó tiếp cận và có tính chuyên môn hơn dành cho<br />
các số liệu thống kê chính thức. Tuy nhiên các thống kê này – do các cơ quan hay doanh<br />
nghiệp thiết lập không vì mục đích khoa học – vẫn còn xa mới đạt đến mức cần thiết cho một<br />
sự hiểu biết cụ thể, chi tiết hơn về cấu trúc và hoạt động của một hệ thống kinh tế hiện đại.<br />
Do, ngay từ đầu, khác với những đồng nghiệp thuộc các khoa học tự nhiên và lịch sử vốn<br />
buộc phải khép mình vào và chấp nhận kỉ luật chặt chẽ của việc tìm kiếm có hệ thống các sự<br />
kiện, các nhà kinh tế phát triển một sự ưa thích không gì cưỡng nổi đối với lập luận mang<br />
tính suy luận. Trong thực tế, rất nhiều nhà kinh tế bước vào bộ môn sau khi đã là chuyên gia<br />
về toán thuần túy hay ứng dụng.<br />
Các tạp chí kinh tế chuyên nghiệp, trang này sang trang khác, đầy dẫy những công thức<br />
toán học dẫn người đọc từ một tập những giả thiết ít nhiều có thể chấp nhận nhưng hoàn toàn<br />
tùy tiện đến những kết luận được xác lập một cách chính xác nhưng thiếu tính xác đáng.<br />
<br />
2<br />
<br />
Business Week, 18 January 1982, p. 124.<br />
<br />
3 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Không gì bộc lộ rõ hơn sự kinh tởm của đa số các nhà kinh tế trong đại học ngày nay đối<br />
với những cuộc điều tra thực nghiệm có hệ thống bằng những mưu mẹo phương pháp luận<br />
được họ vận dụng để né tránh hay chặn đứng việc sử dụng thông tin về những sự kiện cụ thể.<br />
Thay vì xây dựng những mô hình lí thuyết có khả năng bảo tồn bản sắc của hàng trăm, thậm<br />
chí hàng nghìn biến cần thiết cho việc mô tả cụ thể và phân tích một nền kinh tế hiện đại, họ<br />
ưu tiên vận dụng sự “tổng gộp” (aggregation). Thông tin ban đầu, mặc dù chi tiết, bị gộp<br />
thành một số tương đối ít những gói được đặt tên là “tư bản”, “lao động”, “nguyên liệu”, “sản<br />
phẩm trung gian”, “mức giá chung”, v.v. Các gói này sau đó được đưa vào một mô hình,<br />
nghĩa là một hệ phương trình nhỏ mô tả toàn bộ nền kinh tế bằng một số ít biến “tổng gộp”<br />
tương ứng. Thông thường, việc đưa vào này được thực hiện bằng phương pháp “bình phương<br />
bé nhất” hay bằng mọi thủ tục tương tự cho phép điều chỉnh các dữ liệu trên một đường biểu diễn.<br />
Một ví dụ điển hình về một “hàm sản xuất” lí thuyết nhằm mô tả quan hệ giữa, ví dụ, giá<br />
trị sản xuất sắt y1 và những lượng của bốn đầu vào khác nhau y 2 , y 3 , y 4 , y 5 cần thiết để<br />
sản xuất sắt được mô tả, chẳng hạn, như sau3 :<br />
y1 P1 = a1 G 2<br />
<br />
P1<br />
<br />
÷ ( 1 − a1 ) G 3<br />
<br />
P1<br />
<br />
với :<br />
− G 2 = [ a2 y2<br />
<br />
P2<br />
<br />
− G 3 = [ a3 y 4<br />
<br />
P3<br />
<br />
÷ (1 − a2 ) y 4<br />
<br />
÷ ( 1 − a3 ) y 5<br />
<br />
P2<br />
<br />
] 1/ P2<br />
<br />
]<br />
<br />
P3 1/ P3<br />
<br />
hay cách khác :<br />
ln G 2 = 1 / 2 ln y 2 ÷ 1 / 2 ln y 3<br />
<br />
ln G 3 = 1 / 2 ln y 4 ÷ 1 / 2 ln y 5<br />
hay cuối cùng là :<br />
ln y1 = a1 ln G 2 ÷ ( 1 − a1 ) ln G 3<br />
<br />
Yêu cầu một giám đốc nhà máy sản xuất sắt hay một chuyên gia luyện kim những thông<br />
tin về trị số của sáu tham số trong sáu phương trình trên là một điều vô nghĩa. Do đó, trong<br />
khi nhãn hiệu gán cho các biến và tham số tượng trưng của các phương trình lí thuyết có xu<br />
<br />
3<br />
<br />
J. R. Christensen, D. W. Jorgenson, L. J. Lau, « Transcendential Logarithmic Production Functions », Review<br />
oi Economic Studies, vol. 35, n0 28, 1972.<br />
<br />
4 <br />
<br />
<br />