intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phép châm điều trị (Kỳ 4)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lưu kim và thao tác Thông thường, sau khi đã châm kim và gây được cảm giác châm, người ta tiếp tục thực hiện thao tác như tiến, lui kim: xoay, vê: lay, cọ kim nhằm gây một cảm giác thảo đáng hơn. Sau đó hãy rút kim ra. Trong trường hợp đau cấp tính hoặc cơn cấp phát của một số bệnh, có thể lưu kim trong 30 phút hay thậm chí trong nhiều giờ. Cứ cách vài phút lại vê kim một lần để tăng cường kích thích. Nếu cần, có thể thao tác trong suốt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phép châm điều trị (Kỳ 4)

  1. Phép châm điều trị (Kỳ 4) 6. Lưu kim và thao tác Thông thường, sau khi đã châm kim và gây được cảm giác châm, người ta tiếp tục thực hiện thao tác như tiến, lui kim: xoay, vê: lay, cọ kim nhằm gây một cảm giác thảo đáng hơn. Sau đó hãy rút kim ra. Trong trường hợp đau cấp tính hoặc cơn cấp phát của một số bệnh, có thể lưu kim trong 30 phút hay thậm chí trong nhiều giờ. Cứ cách vài phút lại vê kim một lần để tăng cường kích thích. Nếu cần, có thể thao tác trong suốt thời gian châm, đến lúc các triệu chứng bệnh được thuyên giảm. Hiện nay “phương pháp châm nhanh” đã được áp dụng rộng rãi và không phải lưu kim, ưu điểm của phương pháp này là dùng ít huyệt và tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên, nó đòi hỏi châm sâu, một mũi kim xuyên thấn hai huyệt, và gây kích thích mạnh.
  2. 7. Xử lý các tai biến trong khi châm Tai biến thường ít xảy ra, song cũng cần lưu ý đề phòng. Nó đòi hỏi thầy thuốc cần có ý thức trách nhiệm cao đối với bệnh nhân. Những bệnh nhân được châm lần đầu và những người dễ bị kích thích cũng như sợ châm, hoặc thể trạng hư yếu, suy nhược, thầy thuốc phải làm cho họ yên tâm bằng cách giải thích cặn kẽ cho họ hiển rõ thể thức châm cứu. Sau đây là một số tai biến hay gặp: 1- Vựng kim (choáng do châm kim) Triệu chứng: Trong khi châm kim, có thể có những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, cảm giác tức ngực, tim đập nhanh, nôn, da tái nhợt. Trường hợp nặng, có thể có những dấu hiệu như chân tay giá lạnh, vã mồ hôi, mạch yếu, mê man, huyết áp tụt và choáng. Nguyên nhân: Do tinh thần căng thẳng; có thể do đói, mệt, hoặc bệnh nhân quá yếu: cũng có thể có thể do thao tác quá mạnh gây kích thích thái quá… Xử lý: Rút kim ngay, đặt bệnh nhân nằm nghỉ thoải mái, đầu hơi thấp, bởi vì nó có thể là do não nhất thời bị thiếu máu. Cho người bệnh uống nước nóng. Nếu đã bị hôn mê, dùng móng tay bấm vào huyệt Nhân trung, hoặc châm huyệt
  3. Nhân trung và Nội quan. Nói chung, xử lý như vậy có thể giải quyết được; nhưng nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, phải dùng biện pháp cấp cứu. Cách dự phòng a- Nên đặt những bệnh nhân hư yếu hoặc tinh thần căng thẳng ở tư thế nằm trong khi tiến hành điều trị. b- Thao tác cần khéo léo, quan sát vẻ mặt và thần sắc bệnh nhân, để phát hiện kịp thời những phản ứng bất thường và phòng ngừa biến cố. 2- Rít kim Sau khi châm, cảm thấy khó hoặc không thể vê xoay, tiến lui kim, thậm chí không thể rút kim ra được. Nguyên nhân: Do trạng thái thần kinh căng thẳng của bệnh nhân gây co thắt cơ; do kim vê xoay với biên độ quá lớn, hoặc do mô xơ quấn chặt quanh thân kim. Xử lý: Đối với những bệnh nhân có trạng thái thần kinh suy yếu, cần đả thông cho họ yên tâm, yêu cdầu họ thư giãn cơ, rồi xoa nắn xung quanh huyệt, sau đó có thể rút kim ra được. Nếu kim vẫn bị giữ chặt, yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi bình tĩnh trong giây lát, hoặc châm kim gần kề đó nhằm làm giãn cơ. Nếu kim bị mô xơ quấn chặt, nên xoay nhẹ kim theo chiều ngược lại đến khi thấy kim lỏng lẻo thì rút ra. 3- Cong kim Kim bị cong lại sau khi châm qua da.
  4. Nguyên nhân: Nói chung, do bệnh nhân thay đổi tư thế trong lúc còn lưu kim; một kích thích quá mạnh có thể làm cho cơ co thắt đột ngột; do một lực bên ngoài nào đó chạm hay đè vào kim, hoặc châm kim quá mạnh tay. Xử lý: Nếu kim cong do bệnh nhân thay đổi tư thế, thì đưa về tư thế ban đầu, rồi rút kim ra theo chiều kim cong. Tránh dùng sức để cố rút hay xoay kim, đề phòng gãy kim. 4- Gẫy kim Nguyên nhân: Có thể do kim đã bị gập hoặc bị gỉ, nhất là ở chuôi kim, hoặc do chất liệu kim không tốt; do bệnh nhân thay đổi tư thế đột ngột; do cơ co thắt mạnh; do thao tác quá thô bạo; do kim bị đụng chạm mạnh bởi một lực bên ngoài, hoặc kim bị cong gập rồi được vuốt chữa lại. Xử lý: Trước hết, thầy thuốc cần bình tĩnh, khuyên bệnh nhân không nên cử động bối rối để đoạn kim gẫy không ngập sâu hơn. Nếu đầu kim gẫy ngang vẫn còn ở trên mặt da, thì dùng ngón tay hay nhíp rút ra. Nếu chỗ gẫy ngang bằng mặt da, ta ấn phần mô xung quanh huyệt châm cho đến lúc đầu gẫy trồi lên, rồi dùng nhíp rút ra. Nếu đoạn gẫy nằm trong da, hãy tìm mọi cách để lấy ra, nếu không thể được thì phải dùng đến biện pháp phẫu thuật. Dự phòng: Trước khi tiến hành điều trị, cần kiểm tra kim cẩn thận. Phải giải thích rõ cho bệnh nhân hiểu cần lưu kim trong quá trình điều trị. Khi thao tác, không nên quá mạnh tay, và khi lưu kim thì đoạn thân kim còn lại cần cách mặt da khoảng 0,3 – 0,5 tấc, không được châm sát đến tận chuôi kim.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2