YOMEDIA
ADSENSE
Phở dưới cái nhìn lịch sử - văn hóa
46
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các nhà nghiên cứu cho rằng phở ra đời ở Hà Nội, vào ba thập niên đầu của thế kỉ XX. Ban đầu nó là phở bò chín và được gánh đi bán. Cho đến năm 1943, phở đã phổ biến ở Hà Nội và lúc này, khách ăn không thích phở gà. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự do, phở là món ăn đặc biệt; còn ở Hà Nội, từ năm 1952, bên cạnh phở bò, người ăn cũng đã ăn phở gà.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phở dưới cái nhìn lịch sử - văn hóa
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21- Thaùng 6/2014<br />
<br />
<br />
PHỞ DƯỚI CÁI NHÌN LỊCH SỬ - VĂN HÓA<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN KÍNH(*)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các nhà nghiên cứu cho rằng phở ra đời ở Hà Nội, vào ba thập niên đầu của thế kỉ XX.<br />
Ban đầu nó là phở bò chín và được gánh đi bán. Cho đến năm 1943, phở đã phổ biến ở Hà<br />
Nội và lúc này, khách ăn không thích phở gà. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ở<br />
vùng tự do, phở là món ăn đặc biệt; còn ở Hà Nội, từ năm 1952, bên cạnh phở bò, người ăn<br />
cũng đã ăn phở gà. Trong thời gian 1955 - 1975, ở miền Bắc có phở tư nhân và phở mậu<br />
dịch, ở Sài Gòn, số hàng phở không nhiều. Trong vài chục năm gần đây, ở Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, phở đã phổ biến. Bài viết cũng đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc của phở.<br />
Từ khóa: Phở, phở gánh, phở hiệu, phở bò, phở gà, phở mậu dịch, phở tư nhân<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Researchers’ assumption is that Pho came into being in the first 3 decades of the 20th<br />
century, in Hanoi. From the beginning, (phở - a Vietnamese noodle soup consisting of<br />
broth, linguine- shaped rice noodles called bánh pho, a few herbs, and meat) Pho chín<br />
(served with beef well done) appeared first in the streets, in form of pho ganh (- a roaming<br />
street vendor, shouldered mobile kitchens on carrying poles). Until 1943, pho had become<br />
popularized in Hanoi, pho ga (chicken pho) was not so preferred. During French colonial<br />
period, in the Viet Minh controlled areas, chicken pho was considered as specialty. In<br />
Hanoi, in 1954, chicken pho was popularized along with beef Pho. During 1955 - 1975, in<br />
the North, besides state- run pho stands there were private owned pho stands. In Saigon,<br />
the pho stands, at that time, were scarce. Recently, pho has been popularized in Ho Chi<br />
Minh City.<br />
Keywords: Pho, roaming street vendors, beef pho, chicken pho, pho stands, state run<br />
pho stands, private owned pho stands<br />
<br />
1. PHỞ TRƯỚC CÁCH MẠNG dọn cỗ bàn”(1). Căn cứ vào sự có mặt của từ<br />
THÁNG TÁM NĂM 1945* “bún” trong Từ điển Việt - Bồ - La (xuất<br />
So với bún, phở ra đời muộn hơn bản năm 1651), chúng ta thấy muộn nhất<br />
nhiều. Nhà nghiên cứu Đào Hùng (1932 - thì bún cũng đã có trong văn hóa ẩm thực<br />
2013) viết: “Nhìn lại các bữa ăn truyền nước ta từ nửa đầu thế kỉ XVII.<br />
thống vào dịp lễ tết của người Việt, ta Bằng phương pháp tra cứu các từ điển,<br />
không hề thấy bóng dáng của phở, trên bàn tác giả Bùi Minh Đức cho rằng “phở Bắc ra<br />
thờ không bao giờ bày phở cúng, chứng tỏ đời vào khoảng từ những năm 1898 - 1931<br />
nó không gắn với những tập tục ăn uống (tức khoảng cách từ Từ điển Génibrel 1898<br />
lâu đời của dân tộc. Trong khi đó bún lại là đến Từ điển Khai Trí Tiến Đức năm 1931).<br />
món ăn phổ biến trong mọi nhà, nhất là khi Cũng trong khoảng thời gian 30 năm này,<br />
ngoài phở thịt bò tái ra, còn có thêm phở<br />
(*) xào (…)”(2).<br />
GS. TS, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn<br />
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tác giả Đào Hùng nhận xét rằng, phở<br />
<br />
15<br />
PHỞ DƯỚI CÁI NHÌN LỊCH SỬ - VĂN HÓA<br />
<br />
<br />
chỉ xuất hiện khi có cuộc sống đô thị vào sợi, còn “phở của ta không dùng mì sợi.<br />
những thập niên đầu của thế kỉ XX, ở thành Chúng ta dùng bánh tráng bằng bột gạo<br />
phố lớn miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội. đem thái thành sợi dẹp và to bản, chứ<br />
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tùng, từ không tròn như sợi mì”(7).<br />
đầu thế kỉ XX, món phở đã ngày càng trở - Về sau “nhục phấn” còn được nấu<br />
nên quen thuộc và được Việt hoá cao độ(3). bằng thịt lợn, phở của ta lúc đầu chỉ dùng<br />
Các nhà nghiên cứu (Đinh Gia Khánh thịt bò, về sau có thêm phở gà chứ không<br />
(1924 - 2003), Đào Hùng) và nhà văn bao giờ dùng thịt lợn(8).<br />
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) tuy khác nhau Nếu những điều tác giả Cự Vũ cho biết<br />
về chi tiết, nhưng đều cho rằng tiếng “phở” và Bùi Minh Đức dẫn lại là chính xác, thì<br />
là từ tiếng “phấn” trong món ăn “ngưu sự hình thành và ra đời của món phở diễn<br />
nhục phấn” của Hoa kiều ở Hà Nội mà ra. ra từ nửa cuối những năm 20 của thế kỉ<br />
Giáo sư Đinh Gia Khánh giải thích: “Xưa trước cho đến năm 1931.<br />
kia, người Hoa kiều bán một thứ cháo bột Vào khoảng năm 1926, có hai vợ<br />
mì gọi là “ngưu nhục phấn” (cháo bột mì chồng già người Quảng Đông làm nghề<br />
nấu với thịt bò). Không hiểu tại sao mà sau bán “trư nhục phớn” ở phố Hàng Buồm<br />
đó cái tên ấy lại được mở rộng ý nghĩa để cho người Hoa ăn sáng. Một người đầu bếp<br />
gọi thức mì nước có thịt bò (thực ra mì nấu món súp của trại sĩ quan Pháp ở Cửa<br />
nước với thịt bò phải gọi là “ngưu nhục Bắc, Ngọc Hà, đã vớt xương bò còn dính<br />
miên”). Người Hoa kiều bán hàng rong, thịt, gân, đem ra bán lại cho người Hoa<br />
ngân dài âm và mở to miệng để rao. Do đó kiều già. Người này đem về cho thêm<br />
“phấn” được đọc chệch là “phớ ớ ớ”. mắm, muối, quế, hồi, thảo quả (ngũ vị<br />
Người Việt Nam lại đọc “phớ” là “phở”. hương) nấu lại cho nhừ lần nữa. Ông ta<br />
Cái tên phở về sau lại được dùng để gọi thái bánh tráng ướt thành sợi dài như chiếc<br />
một món ăn tương tự như mì nước”(4). đũa mà tiếng Quảng Đông gọi là “phớn”<br />
Cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện (tức “phấn”), rồi đem nhúng những sợi<br />
Ngôn ngữ học định nghĩa phở như sau: “phớn” vào nước sôi bằng cái rọ tre có cán,<br />
“Món ăn gồm bánh phở thái nhỏ và thịt xong đổ vào bát lớn rồi gỡ các miếng gân,<br />
chan nước dùng (phở nước) hoặc xào với sụn, thịt đã nhừ, sau đó múc nước hầm<br />
hành mỡ (phở xào)”(5). Viết như vậy không xương bò đổ vào chiếc bát lớn đó(9). Ông ta<br />
sai, nhưng còn chung chung, chưa phân bán cho công nhân nhà máy diêm, nhà máy<br />
biệt được phở của ta với “nhục phấn” của điện Yên Phụ và những người kéo xe tay ở<br />
người Hoa. Tổng hợp ý kiến của các tác giả Hà Nội đi làm ca ăn đêm. Giá rẻ (chỉ 3 xu<br />
đã bàn, ta nhận thấy, sự khác nhau giữa một bát to) lại thơm ngon, nóng sốt. Từ<br />
phở và “nhục phấn” thể hiện ở ba điểm năm 1926 đến năm 1930, vợ chồng người<br />
dưới đây: Hoa này mỗi ngày một già yếu mà hàng<br />
- Trong nồi nước dùng của phở, “ngoài quán lại càng ngày càng đông khách, nên<br />
những gia vị quen thuộc của Trung Quốc họ phải thuê vợ chồng người Việt quê ở<br />
như thảo quả, hồi, quế..., thì nhất thiết phải Nam Định phụ giúp. Từ chỗ lúc đầu chỉ có<br />
có nước mắm. Thiếu nước mắm thì không thợ thuyền, phu lao động ăn, về sau các<br />
thể có hương vị đặc trưng của phở”(6). quan viên trung lưu đi hát cô đầu ban đêm<br />
- “Nhục phấn” của Hoa kiều dùng mì trở về nhà cũng ăn.<br />
<br />
16<br />
NGUYỄN XUÂN KÍNH<br />
<br />
<br />
Khoảng năm 1930 - 1931, không thấy thành cái tên hiệu: phở Gù, phở Lắp, phở<br />
vợ chồng người Hoa bán nữa, thay vào đó Sứt... Cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã<br />
là những người Việt quê ở Nam Định chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán<br />
khoảng 30 - 40 tuổi gánh phở đi bán ở một miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa<br />
vài nơi trên hè phố Hà Nội. Có thể những miệng những người sành”(11). Có khi một<br />
người này đã “bắt chước” nghề làm phở nét trang phục của người bán phở trở thành<br />
của người Hoa. Có điều món phở bò của tên gọi phở: Bêre, phở Mũ dạ,... Có khi<br />
người Hoa trong những năm 1926 - 1930 người ăn lại lấy địa điểm mà anh hàng phở<br />
chưa có rau gia vị như về sau này, lúc đó bán hàng để đặt tên: phở phố Ga, phở Hàng<br />
chỉ có hạt tiêu, chứ chưa dùng ớt, lúc đó Cót, phở Bến tàu điện, phở Gầm cầu,...<br />
chỉ có phở chín, chưa có phở tái (bởi người Phở gánh có vị riêng, không giống như<br />
Hoa ăn thịt nấu chín, không ăn sống và phở bán ở hiệu. Nhà văn Thạch Lam khắc<br />
không ăn tái). Nhờ cách ăn phở đa dạng của họa hình ảnh và cái ngon của phở gánh:<br />
người Hà Nội, trong văn chương của chúng “Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở của<br />
ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 anh hàng phở áo cánh trắng, gilet đen, và<br />
mới có một câu đối hay. Vế đầu diễn tả tâm tóc rẽ mượt? Nồi nước sôi sùng sục, toả<br />
trạng của vợ anh hàng phở góa chồng không mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở<br />
muốn đi bước nữa: “Nạc mỡ nữa làm gì! ngon - cả Hà Nội không có đâu làm nhiều -<br />
Em nghĩ chín rồi! Đừng nói với em câu tái thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà<br />
giá!”. Nhưng ông đồ nho già lại vẫn cứ ỡm không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai,<br />
ờ theo sát đối vế sau: “Muối tiêu đâu có chanh ớt với hành tây đủ cả. Chả còn gì<br />
ngại! Lão còn gân chán! Thử vui cùng lão ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát<br />
miếng gầu dai!”(10). thứ nhất, lại muốn ăn luôn bát thứ hai. Và<br />
Đến năm 1943, năm mà “Hà Nội băm anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu<br />
sáu phố phường” của Thạch Lam (1910 - cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ<br />
1942) được Nhà xuất bản Đời nay công bố, bán một ngày hai gánh như chơi”(12).<br />
phở đã nổi tiếng và quen thuộc với người Nhà văn còn dẫn dắt người đọc đến<br />
Hà Nội. Phở là thứ quà thật đặc biệt của Hà “một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ<br />
Nội, không phải chỉ Hà Nội mới có, nhưng đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà<br />
chỉ ở Hà Nội mới ngon. Đó là thứ quà có thương. Trong nhà thương vốn có một bà<br />
thể ăn vào mọi lúc của tất cả mọi người, bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng<br />
nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta dưới bóng cây. Cái quyền bán hàng đó là<br />
ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối. quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà<br />
Vào nửa đầu những năm 40, ở Hà Nội thương mới lập. Bà là người ngoan đạo nên<br />
có cả phở gánh và phở bán ở hiệu (phở tuy ở địa vị đặc biệt đó, bà cũng không bắt<br />
hiệu). Khách ăn có mấy cách đặt tên phở. bí mọi người và ăn lãi quá đáng. Thức gì<br />
Tên người bán phở thường chỉ được gọi một bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng.<br />
tiếng, người ta lấy ngay tên cúng cơm người Nhưng gánh phở của bà thì tuyệt: bát phở<br />
chủ hoặc tên con mà đặt tên gánh, tên hiệu, đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm,<br />
thí dụ, phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở trông thực muốn ăn. Nước thì trong và lúc<br />
Tư. Có khi dị tật của người bán phở “được nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút.<br />
cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm<br />
<br />
17<br />
PHỞ DƯỚI CÁI NHÌN LỊCH SỬ - VĂN HÓA<br />
<br />
<br />
gắt, lại điểm thêm chút cà cuống, thoảng phương là họa sĩ Phạm Văn Đôn xin tiền.<br />
nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tuỳ Sau đó cả nhóm ra chợ Sống, “ăn phở<br />
thích, nhà hàng đã khéo chiều: ai muốn ăn ngon”(14). Nhật kí của nhà thơ Thôi Hữu,<br />
mỡ gầu, có; ai muốn ăn nạc, có; muốn ăn ngày 18/10/1949: “Thảo luận với Đoàn<br />
nửa mỡ nửa nạc, cũng có sẵn sàng. Cứ mỗi Việt xong, xuống chợ Đồng Mỏ chơi. Ăn<br />
buổi sáng, từ sáu giờ đến bảy giờ - chỉ phở? Ngoài trời, chiều rét”(15). Nhật kí của<br />
trong quãng ấy thôi vì ngoài giờ là gánh nhà văn Nam Cao, ngày 25/7/1950: “Nước<br />
phở hết - chung quanh nồi nước phở, ta Hai. Vịt 120 đồng, trong khi ở Nguyên<br />
thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn Bình 200 đồng và Bắc Cạn 380 đồng. Phở<br />
ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy y Bắc Cạn 50 đồng, phở Bình Nguyên 30<br />
tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc đồng”(16). Nhật kí của Bộ trưởng Bộ Tài<br />
nữa. Chừng ấy người đến hợp lòng trong sự chính Lê Văn Hiến, ngày 30/1/1949:<br />
thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn “Mùng hai Tết. Cùng với Hồ Chủ tịch<br />
phở lên đến một nghệ thuật đáng kính”(13). được ăn phở tái. Ăn sáng xong, từ giã Cụ,<br />
Như vậy, cho đến năm 1943, ở Hà chúng mình trở về cơ quan”(17). Ông Vũ<br />
Nội đã có cả phở gánh và phở hiệu, song Quốc Tuấn, nguyên cán bộ Văn phòng Sở<br />
phở gánh nổi tiếng hơn và được ưa kinh tế Việt Bắc kể rằng: Ấm Thượng<br />
chuộng hơn. Hầu hết các gánh phở, hiệu (thuộc Phú Thọ) có hàng phở ngon nổi<br />
phở đều dùng thịt bò, phở chế biến bằng tiếng. Không hiểu vì lí do gì, ông chủ lại<br />
thịt gà rất hiếm, bởi theo cách nói của nghĩ ra một cái tên rất đáng sợ, nhưng vì<br />
Thạch Lam, hình như nó không được đáng sợ nên lại hấp dẫn: “Phở Tàu bay”.<br />
hoan nghênh. Tại sao ông lại đặt tên như vậy? Thứ nhất,<br />
2. PHỞ TRONG THỜI GIAN vì phở làm rất nhanh, thời đó người Việt<br />
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Nam có câu: “Nhanh như tàu bay, quay<br />
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc như chong chóng, nóng như nước sôi”.<br />
kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong thời Thứ hai, vì ở đây có cả hầm tránh máy bay,<br />
gian kháng chiến (1946 - 1954), vùng khách đến ăn phở có thể yên tâm. Về sau,<br />
chính quyền ta kiểm soát được gọi là vùng ông chủ hàng phở này trở về Hà Nội, mở<br />
tự do, vùng kháng chiến, chủ yếu ở nông một tiệm ở phố Bà Triệu, cũng lấy tên là<br />
thôn, rừng núi. Vùng quân Pháp và chính “Phở Tàu bay”. “Cái tên này đã có sức<br />
quyền tay sai chiếm đóng gọi là vùng Pháp quyến rũ không chỉ với những người ở vùng<br />
chiếm, vùng tạm chiếm, vùng tề, vùng địch kháng chiến về tề, mà quyến rũ cả những<br />
hậu, chủ yếu ở các thành phố lớn và các đô người vốn vẫn ở trong tề nhưng tò mò và<br />
thị khác. thèm khát cuộc sống kháng chiến... nên<br />
Trong vùng kháng chiến, phở trở thành cũng đến ăn phở. Phở Tàu bay nổi tiếng,<br />
món ăn đặc biệt, có sức hấp dẫn đối với các truyền tụng hết thế hệ này đến thế hệ khác,<br />
văn nghệ sĩ và cả những vị bộ trưởng. Nhật rồi sau này vào tận cả Nam Bộ... Ở Sài Gòn,<br />
kí của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ghi nhiều tiệm Phở Tàu bay cũng bắt nguồn từ<br />
rằng, sau mấy ngày chạy giặc, trong hai Ấm Thượng”(18).<br />
ngày 2 và 3/12/1947, nhóm văn nghệ sĩ các Nhà văn Nguyễn Tuân kể rằng, ở vùng<br />
ông ở Hồ Sơn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (hiện tự do có những hàng phở nổi tiếng như phở<br />
nay), gặp được Ủy ban Kháng chiến địa Giời, phở Đất, phở Công; “nhưng vẫn có<br />
<br />
18<br />
NGUYỄN XUÂN KÍNH<br />
<br />
<br />
những bát phở chưa được đúng cách thức đa số cư dân khá vất vả. Từ những năm<br />
lắm mà ăn vào vẫn thấy cảm động. Ví dụ 1949 - 1950 trở đi, nhất là từ khi có viện<br />
phở ăn ở căn cứ địa, làm ngay trong cơ trợ của Mĩ, ở một số vùng đô thị, đời sống<br />
quan. Một vài cơ quan ở quanh trung ương vật chất của một bộ phận dân cư khá lên rõ<br />
chung nhau giết bò để bồi dưỡng theo kế rệt, hơn hẳn giai đoạn thuộc địa. Ngược lại,<br />
hoạch hằng tháng. Có những đồng chí cấp ở vùng nông thôn có chiến sự và ở vùng<br />
dưỡng rất yêu thương anh em, nhất định tổ giáp ranh, đời sống của nhân dân ở mức<br />
chức phở. Thịt sẵn, xương sẵn, nhưng thiếu cực khổ.<br />
nước mắm, thơm, hành mùi, bánh lại là bánh Pháp bắt đầu tuyển dụng công nhân,<br />
đa khô. Nhưng cứ làm. Những chầu phở viên chức từ năm 1947 và số người này<br />
ngày chủ nhật bên bờ suối cơ quan, thật là tăng lên từng năm. Mức lương của viên<br />
đầu đề phong phú cho báo liếp. Ăn phở trên chức làm việc cho bộ máy của Pháp và cho<br />
rừng càng thấy cồn cào nhớ miền xuôi”(19). bộ máy của chính quyền Bảo Đại khá cao.<br />
Vào đầu những năm 50, giáo sư Hoàng Binh lính và sĩ quan ngày một tăng về số<br />
Như Mai (1919 - 2013) chứng kiến món lượng và cũng có lương cao. Nói chung,<br />
phở nhớ đời tại Khu Học xá trung ương, người dân ở khu công nghiệp và thành phố<br />
đóng tại Trung Quốc. Chính phủ ta nhờ địa không phải ăn độn. Theo Đặng Phong<br />
điểm nước này, để thầy và trò có điều kiện (1939 - 2010), tờ báo Ngày mới cho biết<br />
dạy và học tốt hơn, chuẩn bị nguồn nhân lực giá cả ăn uống ở Hà Nội, vào tháng 12 năm<br />
có chất lượng cao nhằm phục vụ đất nước 1947 là như thế này: Ăn cơm tháng (mỗi<br />
sau này. Hồi mới sang Khu Học xá, giáo sư sáng có phở) là 300 đồng/ tháng; cơm bữa<br />
mang theo bệnh sốt rét rừng. Ông không ăn 6 đồng/ bữa; phở 3 đồng/ bát; cơm đĩa 7<br />
được, chỉ mới ngửi hơi cơm là đã nôn mửa, đồng/ đĩa; cà phê 3 đồng/ tách;...(21).<br />
bỏ ăn. Quản lý bếp ăn là người Trung Quốc, Chiếm số đông tại Hà Nội tạm chiếm là<br />
rất băn khoăn, hỏi ông ăn được thứ gì? Ông phở gánh, phở hiệu; phở xe khá hiếm.<br />
nói rằng có lẽ ăn được phở (ông nhớ phở Hà Người ăn nghiệm ra rằng, phần nhiều hàng<br />
Nội trước ngày toàn quốc kháng chiến). Khi phở lúc còn gánh thì ngon, sau dọn thành<br />
họ mới đem phở đến cửa phòng thì ông đã cửa hàng (phở hiệu) thì kém. Đối với người<br />
nôn thốc nôn tháo, mật xanh mật vàng. Ông sành ăn, phở ngon tức là “bánh phải mỏng<br />
là Hiệu trưởng Trường Sư phạm trung cấp và dẻo, thịt mềm, và nhất là nước dùng phải<br />
trung ương, tiêu chuẩn ăn cao. Những người ngọt, ngọt kiểu chân thật, nghĩa là ngọt vì<br />
phục vụ Trung Quốc dùng toàn bộ số tiền nhiều xương, tẩy vừa vặn không nồng, mà<br />
tiêu chuẩn ấy để làm phở. Thay vì một bát lại tra vừa mắm muối, không mặn quá mà<br />
phở (mà chưa chắc ông đã ăn được), họ không nhạt quá”(22). Nhà văn Vũ Bằng<br />
mang đến “cả một chậu sứ bự như chậu tắm (1913 - 1984) cho biết, vào khoảng 1948 -<br />
đầy bánh phở, thịt chất lên như ngọn núi, 1949, các hàng phở ngon ở Hà Nội là phở<br />
mùi nồng nặc khắp phòng ...”(20). Phú Xuân, phở Đông Mỹ, phở Tứ, phở<br />
Đời sống của người Việt Nam trong Tư,... Cũng theo nhà văn, một người bạn đã<br />
vùng Pháp chiếm đóng không đồng đều, có từng nếm đủ hương vị của tất cả các hàng<br />
sự chênh lệch rất lớn tùy theo tầng lớp xã phở danh tiếng ở Hà thành khoảng ba mươi<br />
hội, khu vực và thời gian khác nhau. năm, một hôm, anh ta cho tác giả Miếng<br />
Những năm đầu kháng chiến, đời sống của ngon Hà Nội biết rằng, đến năm 1952, “phở<br />
<br />
19<br />
PHỞ DƯỚI CÁI NHÌN LỊCH SỬ - VĂN HÓA<br />
<br />
<br />
hình như đã tiến tới chỗ tuyệt đỉnh của nó Kĩ tính và cả đời chỉ ăn phở như ăn<br />
rồi, cũng như bản nhạc tuyệt kĩ... không chê một thứ quà, và chỉ dùng phở bò chín như<br />
vào đâu được, nghĩa là không thể thêm một Nguyễn Tuân cũng phải thừa nhận: “Muốn<br />
món gì hay giảm một món gì”(23). Người đổi cái hương vị chính cống của phở bò, ăn<br />
được mệnh danh “Vua phở 1952” là anh một vài lần phở gà trong đời mình cũng<br />
phở gánh có tên Tráng. Anh bán cả phở bò không sao”(28).<br />
chín và phở bò vừa chín vừa tái ở phố Hàng 3. PHỞ TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975<br />
Than. Phở của anh “ngon lạ ngon lùng”(24). Hiệp định Giơnevơ (1954) thừa nhận<br />
Anh còn biết “chiều ý khách hàng một cách nguyên tắc độc lập, thống nhất, chủ quyền<br />
đáng yêu”(25). Chỉ độ chín giờ, chín rưỡi và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quy định<br />
sáng là phở Hàng Than hết hàng, một số lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm<br />
khách đến chậm phải về không, vì thế thời ở Việt Nam; việc hiệp thương giữa hai<br />
những người nghiện phở thường vẫn rủ miền bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1955<br />
nhau đi ăn thật sớm. và việc tổng tuyển cử tiến hành vào tháng 7<br />
Nếu năm 1943, như Thạch Lam cho năm 1956. Nhưng đế quốc Mĩ và chính<br />
biết, người Hà Nội không hoan nghênh phở quyền Sài Gòn đã phá hoại Hiệp định, chia<br />
gà thì theo lời Vũ Bằng, năm 1952, họ đã cắt đất nước ta lâu dài. Phải đến 30 tháng 4<br />
ăn phở gà và “rồi cũng quen đi”. Vũ Bằng năm 1975, Việt Nam mới thống nhất.<br />
viết: “Thật ra công việc so sánh phở bò và Từ chiến khu về Hà Nội, những người<br />
phở gà không thể thành được vấn đề, đi kháng chiến như Tô Hoài nhận thấy:<br />
nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời “Trở lại thành phố, khó đâu chưa biết,<br />
hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, nhưng thức ăn hàng hóa ê hề. Chiều chiều,<br />
có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ uống bia Đức chai lùn bên gốc liễu nhà<br />
thì phở gà cũng có một phong vị riêng của hàng Thủy Tạ. Nhà hàng Phú Gia, vang đỏ<br />
nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận vang hồng vang trắng vỏ còn dính rơm như<br />
thấy trước mắt là phở gà thanh hơn phở bò: vừa lấy ở dưới hầm lên. Áo khoác lông cừu<br />
thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá: ở Mông Cổ ấm rực, người ta mua về phá ra<br />
giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt làm đệm ghế. Hàng Trung Quốc thôi thì<br />
gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà màu vàng thượng vàng hạ cám. Kim sào, kim khâu,<br />
nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xanh lưu chỉ màu, củ cải ca la thầu, sắng xấu, mì<br />
li, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài chính, xe đạp “cái xe trâu”. Cả xirô ngọt<br />
miếng ớt đỏ: tất cả những thức đó tắm pha vào bia cho những người mới tập tọng<br />
trong một thứ nước dùng thật trong đã làm uống bia. Bắt đầu được lĩnh lương tháng.<br />
cho bát phở gà có phong vị của một nàng (...) tối nào cũng la cà hàng quán được. Có<br />
con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở cảm tưởng “cả loài người tiến bộ” đổ tiền<br />
bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên của đến mừng Việt Nam Điện Biên<br />
ngùn ngụt”(26). Phủ”(29). Lúc này, ăn một bát phở ngon ở<br />
Những hàng phở gà ngon thường dùng Hà Nội là một việc dễ dàng.<br />
thịt gà mái, ăn thơm và mềm. Có một hàng Nhưng tình hình trên chỉ diễn ra vào<br />
phở gánh chuyên bán phở gà ngon nổi những năm đầu hòa bình lập lại. Tình hình<br />
tiếng, đỗ ở dưới gốc si phố Huyền Trân chính trị - xã hội phức tạp dần và đời sống<br />
Công chúa(27). vật chất càng ngày càng khó khăn hơn<br />
<br />
20<br />
NGUYỄN XUÂN KÍNH<br />
<br />
<br />
trước. Đến những năm 60 và nửa đầu chức và của những gia đình nghèo, sống<br />
những năm 70, theo nhà sử học Đặng bằng những nghề có liên quan đến ga Hàng<br />
Phong, qua các cửa hàng phở, nhà nghiên Cỏ và chợ Cửa Nam. Ở nhà số 7 có một<br />
cứu kinh tế có thể thấy được sức mua của hàng bán củi và than cho các gia đình<br />
xã hội. quanh đó. Ông chủ đặt tên một cách quá ư<br />
Vào những kì lĩnh lương, tức là những phóng đại cho cửa hàng là hàng củi Triệu<br />
ngày đầu tháng và sau ngày 15 hằng tháng, Lâm (nghĩa là triệu rừng). Từ đó, người<br />
các quán phở rất đông khách. Những ngày quanh phố và khách hàng gọi ông bà chủ là<br />
còn lại trong tháng, lượng khách rất vắng, ông Lâm, bà Lâm (không mấy người biết<br />
chỉ còn khoảng 50 - 60% so với số khách tên thật của ông là Khôi, của bà là Thách).<br />
vào những ngày đầu hoặc giữa tháng. Triệu Lâm không hề kinh doanh tới bạc<br />
“Điều đó chứng tỏ hai mặt của cuộc sống triệu, đây chỉ là một cửa hàng củi nhỏ.<br />
thời đó, người ta vẫn có sự thoải mái trong Chính ông chủ phải tự tay bổ củi, rồi tự tay<br />
tiêu dùng. Mặt khác, sự thoải mái đó chỉ bó thành những bó nhỏ để bán. Các con thì<br />
được thực hiện trong giới hạn của mức thu nắm than, còn bà thì lo kiếm thêm cho sinh<br />
nhập. Người ta thường đi ăn phở, ăn quà hoạt gia đình bằng nghề buôn thúng bán<br />
sáng một cách “sang trọng” vào những mẹt ở quanh ga và chợ Cửa Nam. Ít lâu<br />
ngày lĩnh lương, còn sau đó thì “ba cọc ba sau, bà chuyển sang làm hàng xáo, tức là đi<br />
đồng”. Cái chu kì hai lần đông khách trong đong thóc ở các tỉnh về xay giã rồi đem<br />
một tháng ở những cửa hàng ăn uống có gạo, cám rao bán trên chợ Cửa Nam. Trấu<br />
thể nói lên được phần nào sức tiêu dùng thì bán tại nhà làm chất đốt cùng với than<br />
khá hạn hẹp. Tuy nhiên vẫn có sức tiêu và củi. Khi Chính phủ tiến hành cải tạo<br />
dùng”(30). công thương nghiệp tư nhân (1958 - 1960),<br />
Có phở mậu dịch và phở tư nhân. Phở củi và gỗ là mặt hàng chiến lược của nhà<br />
tư nhân thường ngon hơn bởi có ngon mới nước, tư nhân không được phép khai thác<br />
thu hút được khách, và họ làm giống như và buôn bán. Từ khoảng năm 1960 trở đi,<br />
phở truyền thống. Phở mậu dịch thì nồi chất đốt do nhà nước cung cấp cho dân<br />
nước dùng đuểnh đoảng, việc thái miếng thành phố theo chế độ tem phiếu. Ban đầu<br />
thịt cũng không đúng cách, nhiều khi dùng cũng là củi, trấu của nhà máy xay và than<br />
thịt lợn thay cho thịt bò, thịt gà, thậm chí của Quảng Ninh. Sau vì có hàng Liên Xô<br />
có khi thịt lợn cũng không có và nhân dân viện trợ nên nhà nước bán dầu hỏa thay<br />
gọi hài hước đó là “phở không người lái” cho than và củi. Gạo cũng trở thành mặt<br />
(thời gian đó bên cạnh máy bay chiến đấu, hàng chỉ có nhà nước mới được kinh<br />
đế quốc Mĩ còn dùng máy bay không doanh. Ông Lâm trở thành nhân viên trong<br />
người lái để do thám miền Bắc). Nhà sử tổ hợp tác dịch vụ. Bà Lâm thôi nghề hàng<br />
học Đặng Phong đã viết chi tiết về một xáo và chuyển sang bán miến gà trong chợ.<br />
hiệu phở tư nhân như sau. Ở Hà Nội có phố Từ khi có chiến tranh phá hoại thì chợ cũng<br />
Nam Ngư (tên cũ là phố Hàng Lọng). Phố phải sơ tán. Bà Lâm chuyển cửa hàng miến<br />
này có hiệu phở nổi tiếng ở nhà số 7, gọi là gà sang phố Ngõ Trạm rồi đi bán rong trên<br />
phở gà bà Lâm. Lai lịch của hiệu phở khá các vỉa hè quanh vùng. Sang đầu những<br />
thú vị. Trong thời kháng chiến chống Pháp, năm 1970, máy bay Mĩ đánh phá ác liệt<br />
Nam Ngư trở thành phố ở của các viên khu ga Hàng Cỏ. Cuối năm 1972, chính<br />
<br />
21<br />
PHỞ DƯỚI CÁI NHÌN LỊCH SỬ - VĂN HÓA<br />
<br />
<br />
nhà ga trúng bom Mĩ. Từ đây tàu hỏa và Nam tàn lụi vì không còn ưu thế độc<br />
các xe tải đều chạy vào ban đêm. Thế là quyền. Bà Lâm chuyển từ miến sang phở.<br />
các xe tải đi tuyến B (tức là đi vào Nam) Phở của bà lại càng ngon hơn và càng đông<br />
mà lấy hàng ở ga Hàng Cỏ thì phải đỗ xe khách hơn. Bà dời hẳn cửa hàng từ góc phố<br />
theo thứ tự ở các phố Phan Bội Châu và về ngôi nhà số 7 của gia đình bà. Theo thời<br />
Nam Bộ để chờ lấy hàng ở ga. Có một cửa gian, cửa hàng phở Lâm đã tạo nên phản<br />
hàng ăn uống quốc doanh được đặt tại phố ứng dây chuyền. Một loạt cửa hàng phở gà<br />
Phan Bội Châu để phục vụ cho hành khách khác đã ra đời trên con phố này(31).<br />
đi tàu và những lái xe chở hàng. Cửa hàng Nếu khoảng năm 1945 phở đã vào đến<br />
này mang cái tên rất ý nghĩa và cũng rất Huế (tuy không được người Huế mặn mà<br />
nổi tiếng một thời, đó là cửa hàng Bắc - đón nhận) thì phải sau năm 1954, theo<br />
Nam. Nhưng chỉ có một cửa hàng quốc dòng người di cư, phở mới đến được Sài<br />
doanh thì không thể phục vụ xuể. Vì vậy Gòn. Ở đây, khi ăn phở, thực khách dùng<br />
vào đầu năm 1973, hàng miến gà bà Lâm thêm rau thơm có húng chó, mùi tàu để<br />
chuyển về đây. Bà chỉ bán miến nấu với nguyên cả lá và đĩa giá sống. Lúc đầu, phở<br />
thịt gà là vì từ tháng 4 năm 1972, Chính được bán ở ngã tư đường Pasteur và Hiền<br />
phủ nghiêm cấm tư nhân và hợp tác xã Vương rồi lan đến ngã tư Chi Lăng - Võ<br />
dùng thóc, gạo, ngô, bột mì để nấu rượu Tánh, đường vào sân bay Tân Sơn Nhất(32).<br />
hoặc chế biến ra quà bánh, còn trâu bò là 4. PHỞ TỪ SAU KHI ĐẤT NƯỚC<br />
sức kéo không được giết thịt để ăn. Ai bán THỐNG NHẤT ĐẾN NAY<br />
phở bò là phạm pháp hai lần: dùng gạo và Trong thời bao cấp (1975 - 1986), đời<br />
giết bò (hoặc tiêu thụ thịt bò lậu). Chỉ có sống vật chất khó khăn, ở Hà Nội ít có phở<br />
cửa hàng ăn quốc doanh mới được phép ngon. Câu tục ngữ mới “Phở mậu dịch,<br />
bán phở bò. Bà Lâm chọn miến gà là vì lí kịch ti vi” ghi nhận rằng, phở do cửa hàng<br />
do đó. Biết mình ở thế yếu hơn quốc mậu dịch làm và bán thì nhạt nhẽo, còn các<br />
doanh, bà phải làm miến cho ngon và giá vở kịch trên màn hình vô tuyến thì không<br />
cả phù hợp. Thêm nữa, miến của bà lại có hấp dẫn.<br />
điểm mạnh hơn phở Bắc - Nam là người ăn Từ sau năm 1986, năm bắt đầu của quá<br />
không phải xếp hàng, không phải chờ đợi, trình đổi mới, kinh tế được vực dậy, sau đó<br />
người bán hàng lại có phần niềm nở hơn khởi sắc, dần dần các cửa hàng phở mậu<br />
với khách. Cửa hàng ăn của bà ngày càng dịch vắng bóng và lùi vào dĩ vãng. Phở tư<br />
đông. Bà đã có sáng kiến rất hợp ý dân lái nhân lại có đất phát triển. Bà Lâm, chủ hiệu<br />
xe là thịt gà không xé ra theo lối thanh phở gà số 7 Nam Ngư mà chúng ta đã biết,<br />
cảnh như phở gà Bùi Thị Xuân cũng nổi mất năm 1995, thọ 79 tuổi. Cửa hàng ngày<br />
tiếng lúc đó. Gà của bà Lâm chặt nguyên nay do người con gái bà kế tục. Phở vẫn<br />
miếng. Cổ, cánh, đùi, phao câu... nhiều ít ngon, song đã trở lại là thứ phở gà truyền<br />
tùy ý (và tùy túi tiền) của khách, không có thống, không còn là thứ phở gà chặt miếng<br />
cảnh bán thế nào phải ăn thế ấy như cửa to béo ngậy một thời. Không phải người<br />
hàng quốc doanh. Nhiều anh lái xe còn gọi con gái không làm được như mẹ, mà vì<br />
cả một đĩa thịt gà ăn kèm để chắc dạ đường hiện nay, khách ăn đã no nê thịt cá, chỉ<br />
trường. Ít lâu sau, khi việc cấm gạo và cấm thích ăn phở thanh cảnh ngày trước(33).<br />
dùng thịt bò đã nguôi bớt thì phở Bắc - Theo đà đi lên của cuộc sống, sự giao lưu<br />
<br />
22<br />
NGUYỄN XUÂN KÍNH<br />
<br />
<br />
diễn ra mau lẹ và rộng khắp dẫn đến thực tế được kiểm chứng đúng sai. Hiện nay nền<br />
hiện nay là hầu hết các hàng quà bánh, đồ kinh tế nước ta là nền kinh tế đa thành<br />
ăn ở Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói phần, kinh tế tư nhân còn tồn tại lâu dài,<br />
chung đều đã có mặt ở Thành phố Hồ Chí chỉ có hàng phở mậu dịch mất đi, phở tư<br />
Minh nói riêng và nhiều tỉnh thành khác ở nhân tự do phát triển. Còn phở khô đóng<br />
phía Nam nói chung. Ở Thành phố Hồ Chí hộp, đóng gói gọi là phở ăn liền thì đã trở<br />
Minh, phở dần dần lấn sân hủ tiếu(34). Riêng thành hiện thực. Có điều nó chỉ tiện, không<br />
ở Huế thì khác, theo lời nhà sử học Đào thể ngon bằng phở truyền thống.<br />
Hùng và các đồng nghiệp của chúng tôi ở Đã có những việc làm đáng trách như<br />
Huế, cho đến nay, “phở vẫn chưa chinh một số nhà hàng cho hocmon vào bánh<br />
phục được người dân Huế. Không biết có phở, dùng hóa chất để ninh xương chóng<br />
phải vì thiếu những hàng phở ngon, hay vì nhừ, thay vì tạo ra cái ngọt của nước dùng<br />
người Huế vẫn quen với món bún bò truyền bằng xương ninh, tôm khô, sá sùng,...<br />
thống nên phở không có chỗ chen chân”(35). người ta cho quá nhiều mì chính vào bát<br />
Nếu trước kia, phở từ miền Bắc đi vào phở đến nỗi khách ăn xong buồn ngủ,<br />
miền Nam thì gần đây xuất hiện hiện tượng không thể làm việc hoặc học tập,... Có thể<br />
ngược chiều: Phở 24 từ Thành phố Hồ Chí những việc làm này chỉ là con sâu làm rầu<br />
Minh trở ra Hà Nội. Phở 24 “đem lại một nồi canh, nhưng cũng là những dấu hiệu<br />
cách ăn mới, với bát đĩa sạch sẽ trình bày cho thấy sự suy thoái đạo đức của những<br />
đẹp, và không nhất thiết phải ngon hơn người làm nghề. Còn đâu những người bán<br />
những hàng phở truyền thống, nhưng đã phở như bà phở gánh trong nhà thương mà<br />
chinh phục được người Hà Nội có nhiều Thạch Lam đã ca ngợi trong “Hà Nội băm<br />
tiền”(36). sáu phố phường”, như ông phở gà nhất<br />
Hiện nay, mọi nhà, mọi người đều có nghệ tinh nhất thân vinh ở Hà Nội mà<br />
thể ăn phở vào bất cứ lúc nào: sáng, trưa, Nguyễn Tuân đã viết, trong tùy bút “Phở”,<br />
chiều, tối; thậm chí có cả phở đêm. Dân ta như anh phở Tráng được mệnh danh là<br />
có những câu nói vui xung quanh món phở: “Vua phở 1952” mà Vũ Bằng đã kể trong<br />
“Bồ là phở, vợ là cơm”; “Sáng dẫn cơm đi Miếng ngon Hà Nội. Đó là những người<br />
ăn phở, trưa dẫn phở đi ăn cơm, tối đến tận tâm với nghề, biết giữ chữ tín, không<br />
cơm về nhà cơm, phở về nhà phở”. Người chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền.<br />
nước ngoài đến Việt Nam cũng khen ngợi 5. THAY LỜI KẾT: GIỮ GÌN PHỞ<br />
phở. Ở nước ngoài cũng đã có không ít BẰNG CÁCH KHÔNG LÀM MẤT<br />
hiệu phở mà chủ nhân là người Việt. BẢN SẮC CỦA PHỞ<br />
Năm 1957, Nguyễn Tuân đã nhắc đến Vào cuối những năm 20 của thế kỉ<br />
điều thắc mắc, lo lắng của một số trí thức trước, người ta đã cho húng lìu, dầu vừng và<br />
Hà Nội rằng, sau này khi “ta tiến lên kinh đậu phụ vào phở. Thử nghiệm này thất bại.<br />
tế hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, kinh tế phân Thời gian sau, có người làm phở cho<br />
tán không còn nữa thì mất hết phở dân tộc, cà rốt thái nhỏ hay làm phở ăn đệm với đu<br />
và rồi sẽ ăn phở đóng hộp, mỗi lúc ăn bỏ đủ ngâm giấm hoặc cần tây, nhưng như Vũ<br />
cái hộp phở ấy vào nồi nước sôi trước khi Bằng nhận xét “thảy thảy đều hỏng bét vì<br />
đục ra mà ăn, và như thế thì nó trương hết cái bản nhạc soạn bừa bãi như thế, nó<br />
bánh lên”(37). Điều lo xa này đến nay đã không... êm giọng chút nào”(38).<br />
<br />
23<br />
PHỞ DƯỚI CÁI NHÌN LỊCH SỬ - VĂN HÓA<br />
<br />
<br />
Lại có người làm thứ “phở nhừ”: bánh Vậy cái tinh thần của phở là gì? Đào<br />
thì thái to, thịt thì thái con cờ hầm chín, Hùng đã rất đúng khi viết: “Dù có cải tiến<br />
nước cho húng lìu. Làm như vậy đã làm theo kiểu gì thì đi đến đâu phở cũng vẫn là<br />
mất vị phở, thịt ăn lại bã, khách hàng chỉ phở, không thể có thứ phở có mùi vị khác<br />
ăn một vài lần rồi thôi. và các thứ gia vị khác”(44)./.<br />
Vào nửa đầu những năm 50, ở Hà Nội Chú thích<br />
có “phở gà xào nhân”: Nhà hàng thái hạt (1) Đào Hùng (2012), Câu chuyện ẩm thực<br />
lựu gan, mề, lòng, tiết, gia thêm mộc nhĩ và dưới góc nhìn lịch sử, Nxb Phụ nữ, Hà<br />
hành tây, đem xào lên vừa chín rồi điểm Nội, tr. 123.<br />
vào mỗi bát phở một thìa nhỏ. Ăn như thế (2) Bùi Minh Đức (2009), “Tô phở Bắc và<br />
thì thơm nhưng có người không ưa vì ngấy. đọi bún bò Huế trên bình diện văn hóa<br />
Ngoài ra, khi chan nước dùng vào thì bát đối chiếu”, Tạp chí Nghiên cứu và phát<br />
phở mất hết vẻ thanh nhã(39). triển, Huế, số 1, tr. 48.<br />
Năm 1957, Nguyễn Tuân bảo rằng, thứ (3) Nguyễn Tùng (1998), “Lịch sử diễn<br />
phở ngầu pín chắc “chỉ những người năm biến của đồ ăn thức uống Việt Nam”,<br />
bảy vợ hoặc thích léng phéng mới ăn”(40). Tạp chí Xưa và nay, Hà Nội, số 55. In<br />
Vào nửa cuối những năm 50, đầu những lại trong: Nguyễn Thị Bảy (2000), Quà<br />
năm 60, Nguyễn Tuân phản đối các thứ Hà Nội (tiếp cận từ góc nhìn văn hóa<br />
ẩm thực), Viện Văn hóa và Nxb Văn<br />
phở không đúng cách phở bò chín. Nhà văn<br />
hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 290 - 291.<br />
nói với Tô Hoài: “Ông nào thích phở xào,<br />
(4) Đinh Gia Khánh (1989), “Văn hóa<br />
tái sách, tái dúng hay tái lăn, sốt vang lại<br />
trong ăn uống”, Tạp chí Văn hóa dân<br />
đập quả trứng, thêm một cục mọc thịt lợn,<br />
gian, Hà Nội, số 3, tr. 26.<br />
một miếng giò lụa, hay phở thịt gà, thịt<br />
(5) Hoàng Phê chủ biên (2002), Từ điển<br />
ngỗng, thịt chó rựa mận, thì tùy. Tôi không<br />
tiếng Việt, in lần thứ tám, Nxb Đà Nẵng,<br />
ăn phở tẩm bổ”(41). tr. 786.<br />
Năm 1998, tác giả Nguyễn Hà xác (6) Đào Hùng (2012), sđd, tr. 167.<br />
nhận ở Hà Nội vẫn đa dạng các hàng phở: (7) Đinh Gia Khánh (1989), bđd, tr. 26.<br />
phở trong cửa hàng, phở bên quầy nhỏ, phở (8) Đào Hùng (2012), sđd, tr. 122.<br />
chõng vỉa hè, phở gánh bán rong, phở bò, Không kể những năm 60 đầu những<br />
phở gà. Ông không tán thành phở ngan, năm 70 của thế kỉ trước, phở mậu dịch<br />
phở vịt, phở mọc, phở chặt, phở trứng,... ở miền Bắc được chế biến bằng cả thịt<br />
bởi như thế thì “không còn là phở nữa”(42). lợn!<br />
Về những sự thay đổi đối với phở, lời (9) Cự Vũ cho rằng lúc này người Hoa đã<br />
bình luận của nhà văn Thạch Lam công bố cho hành lá và rau mùi lên trên bát phở.<br />
từ năm 1943 đến nay vẫn còn nguyên giá Nhưng ở đoạn sau, ông lại cho rằng chỉ<br />
trị: “Nhưng cái thứ phở thực cũng như bản đến phở của người Việt mới có rau gia<br />
tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì vị. Theo Đào Hùng, người Hoa không<br />
hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng ăn mì, ăn “phấn” với hành.<br />
toét. Có chăng muốn cải cách thì để (10) Bùi Minh Đức (2009), bđd, tr. 50 - 51.<br />
nguyên vị, mà cải cách làm tinh vi hơn lên. (11) Nguyễn Tuân (2004), “Phở”, in trong:<br />
Các nội dung và thể tài thì vẫn cũ, mà tinh Trần Đình Sử chủ biên (2004), Tinh tuyển<br />
thần thì ngày một sắc sảo thêm vào”(43). văn học Việt Nam. Tập 8: Văn học giai<br />
<br />
24<br />
NGUYỄN XUÂN KÍNH<br />
<br />
<br />
đoạn 1945 - 2000, Nxb Khoa học xã hội, Nhà văn, Hà Nội, tr. 9).<br />
Hà Nội, tr. 288. (19) Nguyễn Tuân (2004), bđd, tr. 290.<br />
Tùy bút “Phở” được in lần đầu vào (20) Hoàng Như Mai (2008), Hoàng Như<br />
năm 1957. Mai văn tập, Nxb Đại học quốc gia<br />
(12) Thạch Lam (2001), “Hà Nội băm sáu Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí<br />
phố phường”, in trong: Phan Trọng Minh, tr. 61.<br />
Thưởng, Nguyễn Cừ giới thiệu và (21) Đặng Phong (2002), sđd, tr. 516.<br />
tuyển chọn (2001), Văn chương Tự lực (22) Vũ Bằng (2002), Miếng ngon Hà Nội.<br />
văn đoàn, tập 3, tái bản lần thứ nhất, Món lạ miền Nam, Nxb Hội Nhà văn,<br />
Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 528. Hà Nội, tr. 28.<br />
“Hà Nội băm sáu phố phường” in lần Miếng ngon Hà Nội được bắt đầu viết<br />
đầu vào năm 1943. tại Hà Nội mùa thu năm 1952, sửa chữa<br />
(13) Thạch Lam (2001), bđd, tr. 528 - 529. và viết thêm tại Sài Gòn 1956, 1958 -<br />
(14) Viện Văn học (1995), Cách mạng, 1959, được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn<br />
kháng chiến và đời sống văn học 1945 năm 1960.<br />
- 1954, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (23) Vũ Bằng (2002), sđd, tr. 36.<br />
tr. 87. (24) Vũ Bằng (2002), sđd, tr. 32.<br />
(15) Viện Văn học (1995), sđd, tr. 262. (25) Vũ Bằng (2002), sđd, tr. 33.<br />
(16) Viện Văn học (1995), sđd, tr. 155. (26) Vũ Bằng (2002), sđd, tr. 41.<br />
(17) Lê Văn Hiến (1995), Nhật kí của một Bộ (27) Vũ Bằng (2002), sđd, tr. 42.<br />
trưởng, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tập 2, Phố Huyền Trân Công chúa trước kia<br />
tr. 14. nay là phố Bùi Thị Xuân.<br />
(18) Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế (28) Nguyễn Tuân (2004), bđd, tr. 289.<br />
Việt Nam 1945 - 2000. Tập 1: 1945 - (29) Tô Hoài (1995), sđd, tr. 52.<br />
1954, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, (30) Đặng Phong chủ biên (2005), Lịch sử<br />
tr. 337 - 338. kinh tế Việt Nam 1945 - 2000. Tập 2:<br />
Nguyễn Tuân và Tô Hoài cũng nói đến 1955 - 1975, Nxb Khoa học xã hội, Hà<br />
phở Tàu bay ở Hà Nội, song lại giải Nội, tr. 688.<br />
thích khác. “Cái mũ tàu bay trên đầu (31) Đặng Phong (2010), Chuyện Thăng<br />
một anh phở thời Tây xưa đã thành cái Long - Hà Nội qua một đường phố,<br />
tên của một người làm phở trứ danh của Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 150 - 154.<br />
thủ đô sau này” (Nguyễn Tuân (2004), (32) Đào Hùng (2012), sđd, tr. 126 - 127.<br />
bđd, tr. 288). “Phở Tàu bay (...), gánh Đường Hiền Vương nay là đường Võ<br />
phở ấy đỗ cạnh dốc bên gốc cây thị đầu Thị Sáu.<br />
sân vào Sở Văn tự - không biết tại sao (33) Đặng Phong (2010), sđd, tr. 155.<br />
người qua đường lại đặt tên công sở ấy (34) Đào Hùng (2012), sđd, tr. 127.<br />
là Sở Văn tự. Có lẽ cũng như chỉ tình (35) Đào Hùng (2012), sđd, tr. 126 - 127.<br />
cờ một câu so sánh bông đùa cái mũ da (36) Đào Hùng (2012), sđd, tr. 125 - 126.<br />
lưỡi trai hơi dài khác thường của ông (37) Nguyễn Tuân (2004), bđd, tr. 292.<br />
hàng với chiếc mũ phi công mà thành<br />
(38) Vũ Bằng (2002), sđd, tr. 37.<br />
tên ông phở Tàu bay, một hàng phở<br />
(39) Vũ Bằng (2002), sđd, tr. 42.<br />
gánh buổi sáng” (Tô Hoài (1995), Cát<br />
(40) Nguyễn Tuân (2004), bđd, tr. 289.<br />
bụi chân ai, in lần thứ ba, Nxb. Hội<br />
Năm 1959, ở miền Bắc, Quốc hội<br />
<br />
25<br />
PHỞ DƯỚI CÁI NHÌN LỊCH SỬ - VĂN HÓA<br />
<br />
<br />
thông qua Luật Hôn nhân và gia đình nhiều vách ngăn giống như những tờ giấy<br />
đầu tiên. Từ thời điểm đó trở về sau, ai trong quyển sách.<br />
lấy nhiều vợ mới phạm luật. (42) Nguyễn Hà (2000), “Quà Hà Nội”, in<br />
(41) Tô Hoài (1995), sđd, tr. 28. trong: Nguyễn Thị Bảy (2000), sđd, tr.<br />
Tái sách: “Sách” là nói tắt của “dạ lá 302.<br />
sách”; đây là phần của dạ dày động vật (43) Thạch Lam (2001), bđd, tr. 532.<br />
nhai lại (như bò), ở sau dạ tổ ong, có (44) Đào Hùng (2012), sđd, tr. 127.<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bùi Minh Đức (2009), “Tô phở Bắc và đọi bún bò Huế trên bình diện văn hóa đối<br />
chiếu”, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Huế, số 1.<br />
2. Đào Hùng (2012), Câu chuyện ẩm thực dưới góc nhìn lịch sử, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.<br />
3. Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, Tập 1: 1945 - 1954, Nxb<br />
Khoa học xã hội, Hà Nội.<br />
4. Đặng Phong (2010), Chuyện Thăng Long - Hà Nội qua một đường phố, Nxb Tri thức,<br />
Hà Nội.<br />
5. Đặng Phong chủ biên (2005), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, Tập 2: 1955 -<br />
1975, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.<br />
6. Đinh Gia Khánh (1989), “Văn hóa trong ăn uống”, Tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội,<br />
số 3.<br />
7. Hoàng Như Mai (2008), Hoàng Như Mai văn tập, Nxb Đại học quốc gia Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.<br />
8. Hoàng Phê chủ biên (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.<br />
9. Lê Văn Hiến (1995), Nhật kí của một Bộ trưởng, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.<br />
10. Nguyễn Thị Bảy (2000), Quà Hà Nội (tiếp cận từ góc nhìn văn hóa ẩm thực), Viện<br />
Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.<br />
11. Thạch Lam (2001), “Hà Nội băm sáu phố phường”, in trong: Phan Trọng Thưởng,<br />
Nguyễn Cừ giới thiệu và tuyển chọn (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 3, Nxb<br />
Giáo dục, Hà Nội.<br />
12. Tô Hoài (1995), Cát bụi chân ai, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.<br />
13. Trần Đình Sử chủ biên (2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam. Tập 8: Văn học giai<br />
đoạn 1945 - 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.<br />
14. Viện Văn học (1995), Cách mạng, kháng chiến và đời sống văn học 1945 - 1954, Nxb<br />
Khoa học xã hội, Hà Nội.<br />
15. Vũ Bằng (2002), Miếng ngon Hà Nội. Món lạ miền Nam, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.<br />
* Nhận bài ngày: 28/5/2014. Biên tập xong 5/6/2014. Duyệt bài: 12/6/2014.<br />
<br />
<br />
26<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn