intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phố hoa lụa Hàm Long

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên phố Hàm Long ngày nay vốn bắt nguồn từ tên ngôi chùa cổ trong ngõ số nhà 18 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chùa Hàm Long tương truyền có từ thời Lý, là một ngôi chùa cổ nổi tiếng của vùng đất Thăng Long xưa. Niên đại xuất hiện của chùa chỉ đứng sau chùa Khai Quốc (nay gọi là chùa Trấn Quốc) được xây dựng từ thời Lý Nam Đế. Phố Hàm Long dài 564m, nối từ ngã năm Lò Đúc đến đầu dốc Bà Triệu. Con phố trước đây thuộc địa phận thôn Hàm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phố hoa lụa Hàm Long

  1. Phố hoa lụa Hàm Long Tên phố Hàm Long ngày nay vốn bắt nguồn từ tên ngôi chùa cổ trong ngõ số nhà 18 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chùa Hàm Long tương truyền có từ thời Lý, là một ngôi chùa cổ nổi tiếng của vùng đất Thăng Long xưa. Niên đại xuất hiện của chùa chỉ đứng sau chùa Khai Quốc (nay gọi là chùa Trấn Quốc) được xây dựng từ thời Lý Nam Đế. Phố Hàm Long dài 564m, nối từ ngã năm Lò Đúc đến đầu dốc Bà Triệu. Con phố trước đây thuộc địa phận thôn Hàm Châu, tổng Hậu Nghiêm, sau đổi thành thôn Hàm Khánh, tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương. Hiếm có con phố nào ở Hà Nội lại vừa có chùa thờ Phật, vừa có nhà thờ Thiên chúa giáo, lại là nơi lưu giữ di tích cách mạng, ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử như phố Hàm Long.
  2. Thời Pháp thuộc, phố Hàm Long có tên là Dourdart de Lagrée. Chùa Hàm Long ban đầu là ngôi đền thờ Long Thần (vốn tên là Ngô Long, sống dưới thời Hùng Vương thứ 18). Theo truyền thuyết thần Ngô Long là vị phụ đạo chính quốc thời Hùng Duệ Vương, có công dẹp giặc Hồ Lư ở Châu Hoan. Ngô Long từng sống ở quán Long Đầu. Sau khi ông mất, dân trong vùng sửa quán Long Đầu thành đền Hội Khánh để thờ phụng. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đã chính thức phong cho Ngô Long danh hiệu Long thần, nhìn thế đất đền Hội Khánh tựa như rồng ngậm ngọc (Hàm Châu Long) nên vua cho đổi đền thành chùa Hàm Long. Từ đó trở đi, chùa Hàm Long tuy là chùa thờ Phật nhưng cũng thờ cả vị Long Thần có nhiệm vụ bảo vệ chùa, hộ trì Phật pháp. Chùa cũng nổi tiếng linh ứng qua nhiều sự tích của thần Ngô Long trong việc âm phù vua Trần Nhân Tông dẹp giặc Mông Nguyên, giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh. Đến cuối thế kỷ XVII, chùa bị hư hỏng nhiều. Nhờ bà Thái phi Trương Ngọc Chử, mẹ của chúa Trịnh Cương cùng một số người trong dòng tộc chúa Trịnh xuất tiền tu sửa, sau hơn chục năm trời trùng tu, chùa Hàm Long được mở rộng quy mô và tăng thêm phần tráng lệ. Trong giai đoạn toàn quốc kháng chiến, do bom đạn của quân đội thực dân, chùa Hàm Long bị tàn phá nặng nề, chỉ có lại hai tấm bia đá dựng năm 1714, hai giếng ngọc và hai ngôi tháp cổ. Sau này, chùa đã được các tín đồ Phật tử góp công xây dựng hai dãy nhà hai tầng để vừa thờ Phật, vừa giảng pháp cho tăng ni tử… Hai tấm bia đá cổ mang tên “Hàm Long tự bi ký” dựng năm 1714 do tả đô đốc, Ứng Quận Công Đặng Đình Tướng và tiến sĩ Nguyễn Quý Đức biên soạn đã được Viện Viễn Đông bác cổ xếp hạng, coi là những di vật cổ vô giá. Không chỉ có chùa, tại số 21 phố Hàm Long còn có một ngôi nhà thờ nổi tiếng, đó là nhà thờ của giáo xứ Hàm Long, nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân Hà Nội. Nhà thờ Hàm Long là công trình do kiến trúc sư người Việt, Doctor Thân (quê ở Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Nội) du học ở Pháp thiết kế. Nhà thờ được hoàn thành vào tháng 12/1934, cao 17m, đặc biệt trong xây dựng đã sử dụng nhiều chất liệu dân gian như: rơm
  3. hồ vôi, nứa, giấy bản… để tạo các vòm cuốn, gây hiệu quả phản âm khi hành lễ mà không cần đến những thiết bị âm thanh hiện đại, trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các họa tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô. Nhà thờ Hàm Long được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất của Hà Nội. Ngay đầu phố Hàm Long, có một ngôi nhà một tầng, mái lợp ngói ta, gắn biển số 5D đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1964. Tại ngôi nhà này, vào cuối tháng 3/1929, những thành viên tiên tiến trong Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Hà Nội gồm: Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du cùng Kim Tôn và Dương Hạc Đĩnh (sau này, Kim Tôn và Dương Hạc Đĩnh bị chi bộ khai trừ vì phản bội) đã thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Ngày 25-11-1959, nhà số 5D Hàm Long được khôi phục làm nhà lưu niệm, đồ đạc trong nhà còn lại gần như nguyên vẹn gồm có: bộ tràng kỉ, một cái hòm hai đáy dùng để cất giấu tài liệu, bộ ấm chén, đèn dầu… cùng chiếc cặp đựng tài liệu của đồng chí Nguyễn Phong Sắc; chiếc ấm, giỏ đựng cơm của đồng chí Ngô Gia Tự… Hiện nay, diện tích và mặt bằng ngôi nhà vẫn được giữ nguyên với một phòng nhỏ 24m2 quay ra mặt phố Hàm Long. Giữa phố Hàm Long có một ngôi trường cấp II mang lịch sử lâu đời: đó là trường THCS Ngô Sĩ Liên, được xây từ cuối thế kỷ XIX. Trước đây trường có tên gọi là trường Hậu Bổ, vốn là nơi dạy chữ Pháp và pháp chế cho các cử nhân, tú tài Hán học chuẩn bị được bổ đi làm quan. Sau năm 1915, bỏ thi chữ Hán, trường giải thể, chuyển thành trường tiểu học song được lấy làm nơi thực tập cho các giáo sinh sư phạm nên gọi là trường Quy Thức. Trong giai đoạn Pháp thuộc, trường trở thành trường tiểu học bình thường và mang tên gọi của phố là trường Doudart de Lagrée. Trong những năm gần đây, đoạn phố Hàm Long nằm giữa phố Huế và Bà Triệu luôn được người dân Thủ đô biết đến như con phố chuyên bán hoa, cây cảnh giả và hàng thủy tinh, gốm sứ. Những cành cây, bông hoa giả có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng qua bàn tay khéo léo của những người bán hàng nơi đây đã trở thành những bình hoa nghệ thuật được cắm hết sức tinh tế, lung linh sắc màu rực rỡ, những chậu cây xanh mướt, mềm mại. Trên con phố bày bán đủ loại mặt hàng, từ thông dụng như: cốc, chén thủy tinh… đến
  4. cao cấp như: bình, lọ pha lê… Cứ vào các dịp lễ tết, cả đoạn phố lại tấp nập người mua bán. Phố Hàm Long còn có ngõ Hàm Long đối diện nhà thờ nổi tiếng với món nộm bò khô mà bất cứ cô cậu học sinh đất Hà thành nào cũng đều biết tiếng. Nộm ở đây có nhiều loại, ngoài món chủ đạo là đu đủ nạo, mỗi đĩa nộm còn được thêm bớt các loại phù hợp với sở thích của người dùng. Có thể chỉ là đĩa nộm truyền thống gồm đu đủ nạo và thịt bò dày (thịt bò rán khô) hay cho thêm thịt bò mỏng, bã trầu (lá lách), gân (gồm sách bò, tổ ong, dạ dày), gân bò… rồi thêm lạc giã, xốt ớt, giấm chua ngọt. Khi ăn, nộm ở đây có cái ngon sậm sựt của gân bò, vị ngọt của thịt, vị giòn của đu đủ xanh nạo, vị bùi béo của lạc, đặc biệt được gia giảm đường, dấm, ớt rất vừa miệng, đậm vừa phải mà không gắt nên luôn luôn đông khách. Đến Hàm Long vào một buổi chiều thứ 7, đi thăm ngôi chùa cổ, ngồi ăn món nộm bò khô, lắng nghe tiếng chuông nhà thờ giục giã người đi đạo, hẳn bất cứ ai cũng không thể quên được con phố ấy, con phố mang trong mình sự hòa quyện giao thoa tôn giáo và lịch sử, luôn bình yên và tĩnh tại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2