intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phối màu phát xạ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

129
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phối màu cộng sử dụng hệ màu RGB Hiệu ứng chiếu 3 luồng sáng đèn chồng với nhau .Hình ảnh riêng biệt và kết quả phối màu phát xạ Phối màu phát xạ được gọi là phối màu cộng do hiệu ứng giao thoa ánh sáng Phối màu phát xạ là việc tạo nên các màu sắc bằng cách chồng vào nhau ánh sáng phát ra từ vài nguồn sáng. Phối màu phát xạ còn được gọi là phối màu cộng, pha màu theo phép cộng, phối màu bổ sung, hay nôm na là phối màu màn hình, mặc dù phối màu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phối màu phát xạ

  1. Phối màu phát xạ Phối màu cộng sử dụng hệ màu RGB Hiệu ứng chiếu 3 luồng sáng đèn chồng với nhau
  2. Hình ảnh riêng biệt và kết quả phối màu phát xạ Phối màu phát xạ được gọi là phối màu cộng do hiệu ứng giao thoa ánh sáng Phối màu phát xạ là việc tạo nên các màu sắc bằng cách chồng vào nhau ánh sáng phát ra từ vài nguồn sáng. Phối màu phát xạ còn được gọi là phối màu cộng, pha màu theo phép cộng, phối màu bổ sung, hay nôm na là phối màu màn hình, mặc dù phối màu màn hình có sự khác biệt nhất định với các cách gọi trên. Mục lục 1 Phương pháp  2 Ứng dụng  3 Lịch sử 
  3. 4 Xem thêm  5 Tham khảo  Phương pháp Độ hấp thụ ánh sáng theo bước sóng của ba tế bào thần kinh hình nón (các đường màu) và của tế bào cảm thụ ánh sáng yếu (đường gạch) ở mắt người Vì mắt người chỉ nhậy cảm với ba vùng quang phổ (gần tương ứng với vùng màu da cam, xanh lá cây và xanh lam trên quang phổ), nên phối màu phát xạ thường chỉ cần dùng ba nguồn sáng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam (gọi là màu gốc) để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc. Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu gốc nói trên chồng lên nhau sẽ tạo nên màu thứ cấp: Đỏ + Lục = Vàng  Đỏ + Lam = Cánh sen  Lam + Lục = Hồ thủy 
  4. Ba tia sáng thuộc ba màu gốc cùng cường độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng. Thay đổi cường độ sáng của các nguồn sẽ tạo ra đủ gam màu của ba màu gốc. Các sinh vật khác con người có thể cảm thụ được nhiều màu hơn (chim 4 màu gốc) hoặc ít màu hơn (bò 2 màu gốc) và ở những vùng quang phổ khác (ong cảm nhận được vùng tử ngoại). Phương pháp trên vẫn áp dụng được cho chúng. Ứng dụng Màn hình máy tính và tivi là những ứng dụng thường gặp nhất của phối màu phát xạ. Chúng có thể sử dụng 3 loại đèn màu (đỏ, lục và lam) nhỏ xíu nằm xen kẽ với nhau trên màn hình. Dùng kính lúp, hoặc vẩy giọt nước lên màn hình, bạn sẽ thấy hình phóng to của 3 loại đèn này, có thể nhấp nháy theo hình ảnh chuyển động. Máy chiếu cũng sử dụng ký thuật phối màu này. Trong vẽ tranh, bút pháp điểm họa, hay tổng quát hơn là pha màu xen kẽ, cũng sử dụng nguyên tắc của kỹ thuật phối màu này. Lịch sử Ảnh phối màu phát xạ đầu tiên do James Clerk Maxwell chụp năm 1861
  5. James Clerk Maxwell được biết đến như người đầu tiên phối màu phát xạ. Ông nhờ nhà nhiếp ảnh Thomas Sutton chụp một dải băng màu ba lần, mỗi lần với một kính lọc màu khác nhau đặt trước ống kính. Ba bức ảnh được rửa và chiếu lên màn hình, sử dụng các kính cùng màu với lúc chụp. Khi chồng vào nhau, ba ảnh tạo nên một hình màu gần giống thật, cho thấy nguyên lý của phối màu phát xạ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0