intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phổi tắc nghẽn, khoan tuyệt vọng

Chia sẻ: Dai Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

57
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo dự báo của tổ chức Y tế thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang đứng vị trí thứ tư trong mười bệnh gây tử vong cao nhất sẽ tiếp tục thăng hạng lên thứ ba vào năm 2030. Tuy mức độ nguy hiểm cao nhưng nếu người bệnh biết cách chăm sóc sức khoẻ, có thể chung sống hoà bình với “sát thủ vô hình” này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phổi tắc nghẽn, khoan tuyệt vọng

  1. Phổi tắc nghẽn, khoan tuyệt vọng Theo dự báo của tổ chức Y tế thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang đứng vị trí thứ tư trong mười bệnh gây tử vong cao nhất sẽ tiếp tục thăng hạng lên thứ ba vào năm 2030. Tuy mức độ nguy hiểm cao nhưng nếu người bệnh biết cách chăm sóc sức khoẻ, có thể chung sống hoà bình với “sát thủ vô hình” này.
  2. Vì đâu phổi ta tắc nghẽn? Bình thường đường dẫn khí đem không khí đến cho phổi. Đường dẫn khí ngày càng nhỏ dần như cành cây và ở cuối mỗi cành nhỏ có nhiều túi khí, chứa đầy không khí. Với người khoẻ mạnh, đường dẫn khí sạch và mở rộng nên khí ra vào nhanh, dễ dàng. Khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease, viết tắt COPD), đường dẫn khí hẹp lại do thành của đường dẫn dày lên và sưng phù, đồng thời bị các vòng cơ nhỏ bao quanh siết chặt lại gây tắc nghẽn, tạo ra đàm khiến người bệnh phải ho khạc, các vách túi khí cũng có thể bị tiêu huỷ. Nói nôm na hơn, bệnh phổi tắc nghẽn
  3. có nghĩa là đường dẫn khí của phổi bị tắc nghẽn một phần, còn mãn tính có nghĩa là không thể chữa dứt được. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc, sống trong nhà đầy khói bếp, làm nhiều năm trong những nơi bụi bặm hay nhiều khói... Bệnh này không lây, bạn không thể mắc bệnh này từ người khác. Chỉ có người lớn mới bị bệnh và phần lớn người mắc bệnh ở độ tuổi hơn bốn mươi. Các dấu hiệu nhận diện bệnh Giai đoạn nhẹ: có thể ho nhiều, đôi khi có khạc đàm, nhất là sáng sớm. Cảm thấy hụt hơi khi làm nặng hoặc đi nhanh.
  4. Giai đoạn trung bình: có thể ho và khạc đàm nhiều hơn. Thường hụt hơi khi làm nặng hoặc đi nhanh. Thấy khó khăn nếu làm việc nặng hay các việc lặt vặt. Phải mất vài tuần mới phục hồi sau một đợt cảm hay nhiễm trùng. Thay vì chỉ điều trị trong đợt kịch phát với oxy, máy thở, kháng sinh vô cùng tốn kém mà hiệu quả lại thấp, ngày nay các bệnh nhân
  5. Giai đoạn nặng: có thể ho nhiều hơn nữa và được chăm sóc khạc ra nhiều đàm. Khó thở cả ngày lẫn ngay trong giai đêm. Sau một đợt cảm hay nhiễm trùng đoạn ổn định. phổi, phải mất vài tuần mới phục hồi. Dễ bị mệt. Không thể ra ngoài đi làm hay làm các việc lặt vặt trong nhà, thậm chí băng ngang qua phòng hay lên cầu thang cũng không được. Khi gặp các vấn đề hô hấp nói trên hay bị ho đã hơn tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chẩn đoán bằng một xét nghiệm hô hấp đơn giản, gọi là hô hấp ký. Xét nghiệm này dễ làm và không đau. Bạn chỉ cần
  6. thổi mạnh vào một ống đo gắn liền với máy hô hấp kế, bác sĩ sẽ nói bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của bạn đã nặng tới đâu. Không chữa dứt nhưng có thể sống khoẻ Đến nay vẫn chưa có thuốc nào chữa khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng, nâng cao sức lực và chất lượng sống cho người bệnh, chủ yếu là các dạng thuốc hít, bình xịt định liều. Các thuốc kháng viêm, giãn phế quản đường uống… chỉ dùng khi bệnh đã nặng. Thay vì chỉ điều trị trong đợt kịch phát với oxy, máy thở, kháng sinh vô cùng tốn kém mà hiệu quả lại thấp, ngày nay các bệnh
  7. nhân được chăm sóc ngay trong giai đoạn ổn định. Do bệnh mãn tính nên bệnh nhân phải được theo dõi điều trị lâu dài. Mặc dù các bác sĩ không thể chữa lành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vì các tổn thương thường không thể hồi phục được: đường dẫn khí đã bị hoá xơ, chít hẹp, vách phế nang bị tiêu huỷ… nhưng họ có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng và làm chậm quá trình gây tổn hại ở phổi. Do đó, nếu chẳng may mắc bệnh này, bạn nên tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Làm tốt các hướng dẫn đó, bạn sẽ thấy bớt khó thở, ít ho hơn, khoẻ mạnh và phấn khởi hơn. (Theo PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan // SGTT Online)
  8. Sáu việc nên làm để bảo vệ lá phổi • Cai thuốc lá: đây là việc quan trọng nhất làm chậm quá trình tổn hại phổi. Có thể cai thuốc bằng cách ấn định ngày cai; thông báo cho gia đình và bạn bè biết; không để thuốc lá trong nhà; dẹp bỏ hộp quẹt, gạt tàn; tránh xa những người hay những nơi làm bạn thèm hút thuốc; giữ đôi tay bận rộn, như cầm viết thay cho điếu thuốc; khi thèm quá nên nhai kẹo cao su hoặc ngậm cái tăm, mứt gừng, uống nhiều nước... • Khám sức khoẻ ít nhất một năm hai lần: dù thấy khoẻ thì cũng nên đi khám. Yêu cầu bác sĩ cho làm hô hấp ký và hỏi kỹ
  9. chích ngừa cúm. Đem theo thuốc và danh mục thuốc đang dùng khi tái khám. Yêu cầu bác sĩ viết rõ tên thuốc, liều dùng, hướng dẫn cách dùng. Để thuốc và toa thuốc ở nơi mọi người trong nhà có thể tìm thấy khi hữu sự. • Chuẩn bị trước cho tình huống thở khó: ngay bây giờ đã phải chuẩn bị sẵn, để tất cả những thứ cần thiết vào một chỗ nhất định, như: số điện thoại bác sĩ, bệnh viện và những người có thể giúp bạn; danh sách thuốc đang dùng; tiền bạc... Đi cấp cứu ngay nếu có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau: nói không nổi, đi không nổi, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim hay mạch rất nhanh hoặc không đều, thuốc không giúp lâu hay không giúp
  10. được gì, thở vẫn nhanh và khó. • Vệ sinh không khí trong nhà thật sạch: không để trong nhà có khói, hơi hay các mùi nồng gắt. Nếu phải sơn hay xịt thuốc diệt muỗi thì làm khi không ở nhà. Mở các cửa khi trong nhà có khói, mùi nồng gắt. Đóng các cửa và ở trong nhà khi bên ngoài ô nhiễm không khí do khói, bụi. • Giữ cho thân thể khoẻ mạnh: hỏi bác sĩ về chế độ luyện tập và các bài tập thể dục tốt nhất với bạn. Nên ăn thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, trái cây và rau củ. • Nếu mắc bệnh, sống tích cực tối đa: cuộc sống ở nhà càng
  11. dễ dàng càng tốt. Mặc quần áo rộng rãi cho dễ thở. Nếu đi ra ngoài nên chọn thời điểm khoẻ nhất, tính toán thời gian để kịp về nhà trước khi dùng liều thuốc kế tiếp. Tránh đi mua sắm ở những nơi đông người, có nhiều cầu thang. Mang theo thuốc, số điện thoại bác sĩ và người có thể giúp đỡ khi khẩn cấp. Nếu muốn đi xa hoặc đi lâu hơn một ngày hãy hỏi bác sĩ xem cần chuẩn bị gì. Nên biết địa chỉ của cơ sở y tế ở nơi sắp đến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2