intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh mùa xuân

Chia sẻ: Nguyễn Thu Sáu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa xuân có quan hệ mật thiết nhất với gan nên dễ xuất hiện các triệu chứng “gan phong” như: co giật, run rẩy, đột quỵ, trúng phong, cao huyết áp, bệnh tim mạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh mùa xuân

  1. Phòng bệnh mùa xuân Mùa xuân có quan hệ mật thiết nhất với gan nên dễ xuất hiện các triệu chứng “gan phong” như: co giật, run rẩy, đột quỵ, trúng phong, cao huyết áp, bệnh tim mạch. Mùa xuân thời tiết ấm hơn mùa đông nhưng nhiệt độ có sự cách biệt lớn giữa các buổi trong ngày nên dễ khiến người có thể chất yếu bị nhiễm bệnh. Dễ phát tác bệnh gan Gió là chủ khí của mùa xuân nên trong mùa này rất dễ mắc các chứng bệnh do gió gây nên. Những loại bệnh này lúc phát tác tương đối nhanh mà cũng mau khỏi. Về quan hệ giữa thời tiết các mùa với phủ tạng thì mùa xuân có quan hệ mật thiết nhất với gan nên các bệnh liên quan đến gan rất dễ phát tác. Mùa xuân thường xuất hiện các triệu chứng “gan phong” như: co giật, run rẩy, đột quỵ, méo miệng (trúng phong), cao huyết áp, bệnh tim mạch.
  2. Hoa cúc là một trong những nguyên liệu nên dùng để chế biến món ăn trong mùa xuân - Ảnh: Xuân Thảo Trong mùa này, điều trị bệnh gan cũng đạt hiệu quả nhất. Cho nên, nếu không kịp thời trị khỏi thì khi thời tiết thay đổi sang các mùa khác, bệnh dễ tái phát và trở nên nặng hơn. Tăng đề kháng để phòng bệnh Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng trước các bệnh thường mắc phải vào mùa xuân. Dưới đây là những món ăn nên lưu ý: - Cháo thịt băm hoa cúc: Nguyên liệu là hoa cúc 30 g rửa sạch, thịt heo nạc 50 g băm nhỏ, gạo 100 g đãi sạch. Cho gạo cùng thịt nạc vào nồi chứa 2 lít nước, nấu lửa nhỏ cho
  3. đến nhừ. Sau đó, bỏ thêm hoa cúc vào nấu 2 phút nữa rồi nêm gia vị. Món này ăn hằng ngày có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, phòng cảm mạo, đau đầu chóng mặt, chán ăn. - Giá đỗ xanh trộn: Nguyên liệu là giá đỗ tươi 500 g, xì dầu, giấm ăn, dầu vừng, hành, gừng, tỏi, gia vị đủ dùng. Giá đỗ bỏ rễ rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc 2 phút thì vớt ra, đợi nguội sau đó thêm xì dầu, giấm ăn, dầu vừng, hành, gừng, tỏi vào trộn đều. Làm thức ăn với cơm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, phòng bệnh cảm sốt, ăn không ngon. -Nước lá dâu hoa cúc: Nguyên liệu là lá dâu, hoa cúc mỗi loại 15 g, rửa sạch. Dùng nước sôi hãm như trà, cho thêm một ít đường trắng làm trà uống. Thức uống này giúp phòng cảm mạo, đau đầu, chóng mặt, ngứa họng, miệng khát, ho trong mùa xuân. Giữ ấm cơ thể
  4. Triết lý phương Đông cho rằng con người phải hòa đồng với tự nhiên, sống hợp với quy luật bốn mùa đồng thời không ngừng rèn luyện thân thể, nâng cao sức đề kháng để có một sức khỏe tốt. Mùa xuân nhiệt độ lên xuống thất thường nên người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cần chú ý về trang phục, luôn mang theo áo ấm bên người. Có thể mặc áo bằng vải cotton thoáng mát kết hợp với áo khoác mỏng để ứng phó linh hoạt khi buổi trưa nhiệt độ tăng cao hay mưa lạnh lúc chiều tối. Tạng gan thuộc mộc và phong, vượng vào mùa xuân nên cần đặc biệt dưỡng gan bằng cách điều chỉnh tâm lý, tinh thần thoải mái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1