intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh cho bé mùa xuân

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh. Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch của bé cũng còn rất khiếm khuyết để tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bé rất dễ mắc bệnh và cũng rất dễ tái phát bệnh. Cẩn thận với các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy Bé càng nhỏ tuổi càng dễ nhạy cảm với thời tiết và càng dễ mắc bệnh hơn bé lớn và người trưởng thành. Bệnh mùa xuân hay gặp nhất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh cho bé mùa xuân

  1. Phòng bệnh cho bé mùa xuân Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh. Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch của bé cũng còn rất khiếm khuyết để tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bé rất dễ mắc bệnh và cũng rất dễ tái phát bệnh. Cẩn thận với các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy Bé càng nhỏ tuổi càng dễ nhạy cảm với thời tiết và càng dễ mắc bệnh hơn bé lớn và người trưởng thành. Bệnh mùa xuân hay gặp nhất ở bé là bệnh đường hô hấp. Bởi vì khi thời tiết chuyển mùa, cả người lớn và bé đều dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhưng ở bé khi mắc bệnh hô hấp sẽ dễ chuyển bệnh nặng. Ví dụ, người lớn khi mắc bệnh có thể chỉ bị cảm, ho thông thường nhưng ở bé, đặc biệt bé dưới 2 tuổi, có thể bị bệnh viêm tiểu phế quản - một bệnh nặng. Theo thống kê cho thấy, bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở bé vào mùa xuân là viêm mũi, họng, viêm amidan, viêm xoang. Với bé đã từng mắc bệnh hen phế quản, khi mùa xuân đến bệnh càng dễ tái phát và càng dễ tăng nặng, nhiều trường hợp phải cấp cứu. Đặc biệt, những bé có các bệnh mạn tính như hen phế quản, tim bẩm sinh... thường bị mắc bệnh nặng hơn so với những bé bình thường khác. Bởi vì bé bị bệnh hen phế quản, thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến bé dễ lên cơn co thắt phế quản gây khó thở dữ dội, thiếu oxy trầm trọng. Thống kê cho thấy trong phần lớn số bé mắc bệnh hô hấp nặng có mặt tại khoa khi của các bệnh viện đều là bé có tiền sử mắc các bệnh mạn tính từ trước.
  2. Thời tiết này, bé cũng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thường và cũng có thể là tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở bé. Được biết rằng bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa đông - xuân. Bệnh hay gặp ở bé dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch. Ngoài ra, mùa xuân một số bệnh về da của bé cũng dễ xuất hiện, tái phát như bệnh chàm (eczema), bệnh mày đay... Với bệnh chàm, thời tiết càng lạnh càng xuất hiện nhiều và tái phát, gây ngứa, bé hay quấy khóc và gãi chảy máu, rất dễ nhiễm khuẩn. Bệnh mày đay gây ngứa dữ dội, bé quấy khóc nhiều, đôi khi gây tiêu chảy do mày đay xuất hiện ở niêm mạc ruột gây kích thích tăng nhu động ruột. Cách phòng tránh
  3. Khi thấy bé có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị. Để chủ động phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc là tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, giữ ấm cho bé và cách ly những bé có tiền sử mắc bệnh mạn tính khỏi môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ. Đối với các bệnh về đường hô hấp, cần mặc ấm cho bé. Mỗi lần rửa ráy hoặc tắm cho bé, cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho bé sau khi tắm và nếu có điều kiện, nên chuẩn bị phòng ấm như bật lò sưởi hoặc điều hòa ấm. Cần tắm, rửa cho bé ở buồng không có gió lùa, tắm nhanh, không để bé đùa nghịch với nước trong thời gian dài. Đối với bé còn nhỏ, cần chú ý thay ngay quần áo bị ướt do bé tè ra và luôn thay bỉm, tránh lạnh cho bé. Luôn luôn mặc quần áo ấm và có khăn quàng cổ. Khi ra khỏi nhà, cần mặc cho bé ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang, đầu đội mũ ấm, tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ, bé thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăn cho bé để tránh bé bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm. Nên nhỏ mũi hằng ngày cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý (loại này có bán sẵn ở các quầy thuốc) để làm sạch mũi, hạn chế bụi và vi sinh vật bám vào niêm mạc mũi họng. Đối với bé bị tiêu chảy, cần cho bé đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho bé uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm. Thông thường, bé tiêu chảy dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho bé uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, nếu không, mặc dù bé được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Tuyệt đối không
  4. chia nhỏ gói orezol ra để pha, bởi vì trong mỗi một gói orezol người ta đã cân đủ số lượng muối cần thiết để đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho bé. Cần cho bé ăn đủ về lượng và chất cũng như ăn các loại quả có nhiều vitamin C như cam, chanh, xoài... Theo Phó giáo sư - bác sĩ Bùi Khắc Hậu Sức Khỏe & Đời Sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2