intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong cách Đông Dương với việc sử dụng các vật liệu truyền thống

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

56
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu sự kết hợp giữa hiện đại và phong cách nội thất hiện đại châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu,… trong phong cách này mang tính thẩm mỹ vô cùng cao. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong cách Đông Dương với việc sử dụng các vật liệu truyền thống

  1. PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG CÁC VẬT LIỆU TRUYỀN THỐNG Đỗ Thành Tài, Nguyễn Như Ngọc, Lại Thu Phương Khoa Kiến trúc  Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: CN. Đặng Nguyễn Thị Hồng Tuyết, TS. KTS. Trần Trung Hiếu TÓM TẮT Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ. Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã với các trang bị, và vật liệu tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra sự kết hợp giữa hiện đại và phong cách nội thất hiện đại châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu,… trong phong cách này mang tính thẩm mỹ vô cùng cao. Từ khóa: Phong cách Đông Dương, vật liệu, họa tiết, thiết kế nội thất. 1 MỞ ĐẦU Hầu hết những công trình mang phong cách Đông Dương đều phải trải qua 1 thời gian khá dài. Thế nhưng, những nét đẹp của công trình kiến trúc theo phong cách thiết kế Đông Dương lại luôn có sự tinh tế, sắc nét và giá trị khác biệt so với những công trình theo phong cách hiện đại tại Việt Nam. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể là hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ. Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất ban đầu được phục vụ cho tầng lớp tư sản, tiểu thị dân nhưng sau này đã được chọn lọc những chi tiết thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam. Đơn giản, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi ở cuộc sống hiện đại nhằm mang đến sự thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng. 2 NỘI DUNG 2.1 Tổng quan về phong cách Đông Dương 2.1.1 Phong cách Đông Dương là gì? Phong cách Đông Dương chính là sự hòa quyện nhịp nhàng với nhau giữa phong cách tân cổ điển của Pháp và bản sắc của Việt Nam. Có thể nói, phong cách này đại diện cho sự hòa trộn tinh tế, đặc sắc giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây với những điểm khác biệt rõ rệt. Nhằm tạo nên 1 phong cách mới mẻ, phù hợp với quan điểm mỹ thuật qua sự tinh hoa, và bề dày lịch sử. 2.1.2 Sự xuất hiện của phong cách kiến trúc Đông Dương Phong cách kiến trúc Đông Dương chính là tên gọi sáng tạo của KTS người Pháp. Kiến trúc này đã góp phần trong việc tôn vinh nét đẹp nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Mặc dù phong cách này còn 724
  2. khá nhiều điểm chiết trung, pha trộn. Nhưng nó chính là nguồn gốc để khích lệ KTS Việt Nam, sinh viên mỹ thuật Đông Dương tiếp tục đồng hành trên bước đường nghệ thuật dân tộc. Phong cách kiến trúc Đông Dương chính là những công trình có nguồn gốc từ nước Pháp du nhập vào Việt Nam. Sau một thời gian thì nó có những bất cập vì khí hậu nóng ẩm, gió mạnh, mưa nhiều… hay tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ, cảnh quan Việt Nam. Vào những năm 30 – 40 của Thế kỷ 20, do ảnh hưởng của nước Pháp tại Việt Nam giảm sút. Nên để lấy lòng dân và thân thiện với Việt Nam, các KTS Pháp giảng dạy trường mỹ thuật Đông Dương đã tìm phương án thiết kế nhà ở phong cách Đông Dương, công trình thân thiện với Việt Nam, để lấy lòng dân Việt. 2.2 Tìm hiểu về vật liệu truyền thống 2.2.1 Vật liệu truyền thống là gì? Vật liệu truyền thống là những vật liệu có xuất xứ từ địa phương, được sử dụng lâu đời, thường là gạch, tre, gỗ, nứa, đá… Thiết kế hài hòa vật liệu tự nhiên là điều mà nhiều người mong ước bởi nó tạo nên một tổng thể hài hòa, môi trường thân thiện với thiên nhiên. Vật liệu truyền thống thường sử dụng cho kiến trúc nội thất (bề ngoài của ngôi nhà hay những mảng sân vườn tự nhiên có sự tham gia của cây cối) tạo yếu tố tự nhiên và nét đặc trưng của nhà vườn. 2.2.2 Sơ đồ phân loại vật liệu truyền thống 2.3 Các vật liệu truyền thống được sử dụng trong phong cách Đông Dương 2.3.1 Vật liệu gỗ Đặc điểm phong cách Đông Dương còn được thể hiện qua chất liệu gỗ. Bởi gỗ mang đến cảm giác mềm mại, bền chắc, và tạo được sự sang trọng, ấm áp và ưa chuộng hầu hết trong các thiết 725
  3. kế. Gỗ chính là nguyên liệu chính xuất hiện hầu hết các công trình xây dựng: hệ khung kết cấu, console của mái, lát sàn, ốp trần, hệ thống cửa, đồ vật trang trí, tượng tròn, phù điêu… Hình 1: Chất liệu gỗ trong phòng thờ 2.3.2 Vật liệu tre Đặc điểm phong cách Đông Dương phải kể đến đó chính là nguyên liệu tre. Vì tre có khả năng chống được sự xâm phạm của mối mọt, mang độ dẻo và độ bền khá cao. Hơn nữa, trong phong cách Đông Dương, tre còn được dùng để làm những trang thiết bị, tấm vách ngăn, đồ trang trí… vì dễ tạo được những khung hình mềm mại, đẹp mắt. (a) (b) Hình 2: (a) Mây tre trong nội thất; (b): Tre trong không gian 2.3.3 Vật liệu gạch bông, gạch nung Nói đến gạch bông, gạch nung thì đây cũng là dòng vật liệu hay sử dụng trong thiết kế Đông Dương. Với ưu điểm mang đến sự sang trọng, tinh tế và tạo được tính nghệ thuật cao cho công trình. Nên dòng gạch này thường dùng để lát nền, ốp tường nhà bếp. Đây chính là đặc điểm phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất. 726
  4. Hình 3: Gạch bông, gạch nung 2.3.4 Hoa văn họa tiết Xét đến yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam thì nó sẽ được thể hiện rõ nét nhất quán những họa tiết hoa văn, hoặc tạo ra những nét rất đặc trưng trong thiết kế Đông Dương. Với hoa văn, họa tiết được tái hiện từ thời Đông Sơn, với đường nét kỷ hà, đơn giản được cách điệu từ hoa lá. Chúng được thể hiện vô cùng tỉ mỉ, chi tiết từ thời An Nam. Hoa văn, họa tiết sẽ được tổng hợp lại, và cách điệu thêm từ những hình ảnh khác như: hình chữ nhật, hình cây, hình kỷ hà, hình hoa lá, tĩnh vật… với những đường nét sắc xảo, tinh tế hơn. Đây hầu như đều là những hoa văn hay được ứng dụng cho những chi tiết sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, vách ngăn, thiết bị nội thất… Chúng luôn mang đến giá trị nghệ thuật cao. Họa tiết kỷ hà: Đây là dòng họa tiết mắc lưới hình thoi với kích thước dài ngắn khác nhau. Cạnh thẳng nhưng hơi cong nhẹ, họa tiết mắc lưới lục giác như giống vảy trên của mai con rùa. Những họa tiết mắc lưới không đều. Những họa tiết mắc lưới hình tam giác, hình chữ nhân… hay được ứng dụng trong những đồ vật trang trí một cách khá hài hòa. Hình 4: Họa tiết kỷ hà Họa tiết hình chữ nhật: Đây là những họa tiết bao gồm chữ Hán: thọ, hỷ, phúc, lộc chúng đều được cách điệu vô cùng giản đơn, gắn liền với những đường kỷ hà, và đan xen chồng lớp với nhau. Chúng nằm gọn trong một ô vuông, hoặc tự do theo nét. 727
  5. Hình 5: Họa tiết hình chữ nhật Họa tiết tĩnh vật: Trái châu: chính là trái thường xuất hiện trên nóc đền chùa. Họa tiết là gồm trái châu và 2 con rồng được cách điệu ở 2 đầu góc mái. Bát bửu: Nhiều hình tĩnh vật, bộ bát bửu thường thấy bao gồm: quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, cây sao, bút, phất trần. Hình 6: Họa tiết tĩnh vật Họa tiết hoa lá, quả, dây lá: Đặc điểm phong cách Đông Dương còn được nhận biết qua những họa tiết hoa lá, quả, dây lá. Đây là họa tiết biểu trưng cho 4 mùa ‚Tứ qu ‛ bao gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, sen. Họa tiết hình thú: Đây là họa tiết được cách điệu từ những con vật theo những quan niệm của người Việt cổ. Chúng sẽ đem lại những điều tốt lành, may mắn. Họa tiết hình thú này sẽ không đứng riêng lẻ mà chúng sẽ được kết hợp thêm những họa tiết hình chữ, kỷ hà, hồi văn. Họa tiết tứ linh: long, lân, quy, phượng, hay họa tiết hình con dơi, con cá, con cọp, con sư tử… 2.4 Phong cách Đông Dương nổi bật với những chi tiết đặc biệt 2.4.1 Phù đi u, tượng tròn truyền thống Việt Nam Hình 7: Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam 728
  6. Đặc điểm phong cách Đông Dương còn thể hiện qua những hình phù điêu, tượng tròn gắn liền với truyền thống Việt Nam: Tượng phật: Đây chính là biểu tượng của tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên. Con giống, con rối: Là những biểu tượng của dân gian. Tứ linh: Mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng là những con vật mang đến nhiều may mắn, an lành. Hoa sen: Đây là biểu tượng có từ thời Lý, biểu trưng cho sự trong sạch, thuần khiết, thanh tịnh của Phật giáo. Hoa cúc: Tượng trưng cho sự bình dị, thanh cao, kín đáo và rất lâu bền. Bồ đề: Cây Bồ đề sẽ biểu trưng cho chính sự đại giác của Đức Phật. 2.4.2 Phù đi u tượng tròn Chămpa Hình 8: Phù điêu tượng tròn Chămpa 2.4.3 Trang thiết bị Theo phong cách thiết kế Đông Dương, hầu hết những trang thiết bị chính là sự tác động của những sắc thái, văn hóa bản địa lên phong cách sống của người dân Pháp: bình phong, sập gụ, phản… Hình 9: Đồ gỗ chạm khắc 2. Các công tr nh ti u biểu mang phong cách Đông Dương Coba Homestay, Ngõ Huyện – Không gian ấm cúng đong đầy cảm xúc về một Hà Nội xưa. Đây là nơi nghỉ chân l tưởng mang đến nhiều cảm xúc về cuộc sống của người Hà Nội trong những năm 729
  7. đầu Thế kỷ XX. Một trong những điều tuyệt vời nhất khi trải nghiệm Coba Homestay là được tận hưởng vẻ sâu lắng của Hà Nội xưa, được ngắm nhìn màu thời gian sót lại trên những con phố cổ hay cảm nhận sự tinh tế của phong cách nội thất Đông Dương bên trong những không gian đậm chất hoài niệm. Sảnh chờ sử dụng những đồ vật mang dấu ấn thời gian, những vật liệu truyền thống: gỗ, tre nứa… bao phủ căn ph ng là gam màu hoài niệm, trầm lắng. Hình 10: Sảnh chờ Những chi tiết nội thất đơn giản, dân giã với chiếc mẹt treo tường, chiếc chõng tre mang đậm vẻ truyền thống. H nh 11: Ph ng ngủ Gạch ốp tường sử dụng những họa tiết độc đáo, mang đậm phong cách Đông Dương, điểm nhấn là vật dụng có chất liệu truyền thống. Hình 12: Toilet 730
  8. 3 KẾT LUẬN Tìm hiểu rõ hơn về khái niệm phong cách Đông Dương là gì? Đặc điểm đặc trưng của phong cách Đông Dương hiện nay rồi phải không nào? Và đâu đó, bạn sẽ bắt gặp những phong cách Đông Dương trên những con phố cổ, Hội An hay ở Huế. Nó vẫn ẩn mình trong những nét đẹp xưa cũ, đơn giản, nhưng say đắm lòng người. Phong cách Đông Dương sẽ còn trở nên tuyệt vời hơn nữa nếu chúng ta biết kết hợp hài hòa những vật liệu truyền thống vào trong thiết kế. Tông màu trầm của gỗ, những họa tiết chữ vạn, hoa văn khắc trên ghế, tranh trường trang trí... tất cả sẽ khiến chúng ta được thỏa sức đắm chìm trong một không gian thật Đông Dương. Chúng ta cần hiểu về vật liệu truyền thống và phong cách Đông Dương để có thể kết hợp với nhau, áp dụng vào các công trình yêu thích, tạo ra nét hài hỏa tổng thể mang vẻ đẹp tự nhiên, do đó, nó khiến người có cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Giữa xã hội đang từng bước hiện đại thì xu hướng cổ điển, sử dụng các vật liệu truyền thống, hòa hợp với đất trời trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Art Zest Studio, (2018) https://www.azstudiodesign.com/blogs/blog-noi-that-trang- chu/phong-cach-thiet-ke-noi-that-dong-duong-indochine [2] Nguyễn Chiên (1978), trích Báo tổng hợp houzz (2015) https://gotrangtri.vn/tim-hieu-phong- cach-dong-duong-la-gi-dac-diem-phong-cach-dong-duong/#22-Vat-lieu-su-dung [3] Tiengviet.net, trang 9- Tạp chí mood. [4] Nguồn Internet, hình ảnh tham khảo. 731
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1