intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh khi mang thai

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều khuyết tật bẩm sinh không thể phòng ngừa, tuy nhiên cũng có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ của nhiều khuyết tật. Dưới đây là một số lưu ý để phòng tránh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh khi mang thai

  1. Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh khi mang thai
  2. Nhiều khuyết tật bẩm sinh không thể phòng ngừa, tuy nhiên cũng có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ của nhiều khuyết tật. Dưới đây là một số lưu ý để phòng tránh. Acid folic khi mang thai: Hãy coi acid folic là một loại vitamin sống còn cho thai nghén. Tất cả các sản phụ được khuyên sử dụng acid folic để phòng tránh khuyết tật ống thần kinh. Khuyết tật ống thần kinh của thai nhi phát sinh rất sớm, trước khi người phụ nữ nhận ra mình có thai. Vì vậy, phụ nữ cần dùng thuốc trước khi có thai khoảng 2 tháng và trong 3 tháng đầu thai nghén. Acid folic có ở trong một số loại rau lá sẫm hay đậu, tuy nhiên số lượng từ thức ăn là hoàn toàn không đủ. Vì vậy, người phụ nữ cần sử dụng viên đa vitamin hay viên acid folic với liều 0,4 mg mỗi ngày. Tại nhiều nước, acid folic được bổ sung trực tiếp vào một số bột ngũ cốc hay sữa dành cho phụ nữ mang thai. Nếu người phụ nữ đã có 1 con trước mắc khuyết tật ống thần kinh, liều dùng acid folic để phòng chống trong lần này
  3. phải cao gấp 10 lần liều thông thường. Lúc đó, người phụ nữ phải sử dụng viên chỉ có acid folic bởi liều cao của các vitamin khác trong viên đa vitamin có thể gây nguy hiểm cho thai. Uống rượu khi mang thai: Rượu và các đồ uống có cồn là nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ của trẻ. Khi mẹ uống quá nhiều đồ uống có cồn, thai nhi có nguy cơ của hội chứng ngộ độc rượu. Thai nhi với hội chứng này có biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật tim, khuyết tật lồng ngực và khớp. Hiện chưa xác định được ngưỡng an toàn của lượng đồ uống có cồn cho thai nhi, tốt nhất sản phụ hoàn toàn không nên uống đồ uống có cồn vào bất kỳ lúc nào của thai kỳ. Các nhiễm khuẩn khi mang thai: Nhiều nhiễm khuẩn có thể gây ra khuyết tật cho thai nhi. Cytomegalovirus là một virus thường thấy và hầu hết không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, nhiễm virus này có thể gây chậm phát triển trí tuệ, điếc hay mù. Nguy cơ cho trẻ nhiễm virus này là lớn nhất khi người phụ nữ mắc lần đầu khi mang thai. Xét nghiệm huyết thanh mẹ có thể chỉ ra bà mẹ đã nhiễm hay chưa. Và cách phòng ngừa tốt nhất là rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi tiếp xúc hay chăm sóc trẻ em ở nhà trẻ. Một loại nhiễm virus khác có thể gây ra khuyết tật nghiêm trọng như điếc, mù, chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật tim là virus sởi Đức (còn gọi là
  4. Rubella). Nếu người phụ nữ chưa bao giờ mắc bệnh này hoặc chưa tiêm vaccine bao giờ, cần phải tiêm vaccine này ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có khả năng cao gây ra khuyết tật thai nhi. Ví dụ, nhiễm khuẩn giang mai hay herpes (bệnh mụn rộp) có thể gây mù hay điếc cho trẻ. Trong lần khám thai sớm, người phụ nữ cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các yếu tố nguy cơ khác: Khi mang thai, người phụ nữ cần tránh tiếp xúc với chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, hay các loại phóng xạ. Nếu các công việc liên quan đến những chất này, cần phải thay đổi công việc. Nhiều loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân khá cao như cá ngừ, cá kiếm, cá mập. Khi mang thai, nên hạn chế những thức ăn này. Liều cao của vitamin A có thể gây ra một số khuyết tật, đặc biệt khuyết tật ống thần kinh. Một số loại đa vitamin có thể chứa tới 25.000 đơn vị quốc tế vitamin A cho mỗi viên. Phụ nữ mang thai chỉ được sử dụng các viên đa vitamin có hàm lượng vitamin A dưới 5.000 đơn vị quốc tế. Tất cả các loại thuốc đang sử dụng để điều trị hay nâng cao sức khỏe, bao gồm tất cả những thuốc Đông y, cây cỏ cần phải được thảo luận kỹ càng với bác sĩ chuyên khoa. Không nên lạm dụng siêu âm 3 chiều
  5. Siêu âm thường được thực hiện lúc thai từ 10 đến 14 tuần tuổi, bác sĩ sẽ phối hợp kết quả từ siêu âm độ dày khoảng mờ sau gáy của thai nhi và xét nghiệm huyết thanh mẹ với các chỉ số PAPP-A và hCG để phát hiện nguy cơ cao của dị tật tim, hội chứng down, hay hội chứng ba nhiễm sắc thể 18. Siêu âm thai nhi chi tiết được làm khi có dấu hiệu bất thường về xét nghiệm tầm soát huyết thanh mẹ, hay tiền sử gia đình về khuyết tật bẩm sinh, hoặc các siêu âm thông thường trước chỉ ra các dấu hiệu nghi ngờ. Siêu âm thai nhi chi tiết được làm trên máy siêu âm 3 chiều kèm theo các hỗ trợ khác như Doppler hay điện tâm đồ thai. Siêu âm thai nhi chi tiết có thể phát hiện nhiều khuyết tật cấu trúc, đặc biệt khuyết tật về tim, xương, hay thần kinh trung ương. Tuy nhiên, siêu âm chi tiết không được khuyến cáo nên làm nhiều lần bởi nguy cơ lâu dài cho thai nhi vẫn chưa xác định rõ. Dù vậy, đừng quá lạm dụng siêu âm 3 chiều khi mang thai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2