Phòng Tránh Rủi Ro Khi Làm Đẹp Móng
lượt xem 9
download
Trang điểm cho mười móng tay, móng chân đẹp không chỉ là nhu cầu khi đi dự tiệc vui mừng, cưới hỏi hoặc thăm viếng xã giao, mà còn là chuyện thường phải có đối với nữ giới. Muốn có một bàn tay với các móng rạng rỡ màu sắc, bàn chân với móng gọt giũa đều đặn, người sành điệu thường đến nail salons. Vì họ cho là sẽ được chăm sóc an toàn hơn khi làm lấy ở nhà. Nhưng chính nơi đây, nhiều rủi ro gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe đã đợi sẵn....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng Tránh Rủi Ro Khi Làm Đẹp Móng
- Phòng Tránh Rủi Ro Khi Làm Đẹp Móng Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang) Trang điểm cho mười móng tay, móng chân đẹp không chỉ là nhu cầu khi đi dự tiệc vui mừng, cưới hỏi hoặc thăm viếng xã giao, mà còn là chuyện thường phải có đối với nữ giới. Muốn có một bàn tay với các móng rạng rỡ màu sắc, bàn chân với móng gọt giũa đều đặn, người sành điệu thường đến nail salons. Vì họ cho là sẽ được chăm sóc an toàn hơn khi làm lấy ở nhà. Nhưng chính nơi đây, nhiều rủi ro gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe đã đợi sẵn. Đó là một vài hậu quả của thành phần hoá chất dùng trong nghề làm móng cũng như do sơ sót kỹ thuật của nhân viên hoặc trang bị thiết kế ở tiệm không đúng tiêu chuẩn.
- Trên toàn nước Mỹ có tới gần 60.000 tiệm nail với số nhân viên là trên 300.000 trong đó người Việt Nam chiếm quá nửa. Có nhận xét cho rằng đồng hương ta được sanh ra với một khéo léo tuyệt vời của đôi bàn tay trong việc chăm sóc bộ móng, cho nên khách sẵn sàng tín nhiệm. Nghề nail đã tạo ra một thương vụ lên tới cả dăm tỷ mỹ kim mỗi nă m. Nhưng kỹ nghệ này hầu như bị bỏ quên với rất ít nghiên cứu về hậu quả đối với sức khỏe cũng như tổn thất tài chính do các hóa chất ô nhiễm trong tiệm gây ra cho nhân viên, khách hàng và dân chúng kế cận. Hóa Chất Thường Dùng Theo cơ quan FDA, “nhiều sản phẩm trong kỹ nghệ làm móng chứa một số thành phần có khả năng gây hại nhưng vẫn được lưu hành vì chúng an toàn khi dùng theo đúng hướng dẫn. Chẳng hạn một vài thành phần làm móng chỉ gây hại nếu nuốt vào mà nuốt vào không phải là chỉ định” Có điều là đa số hóa chất dùng trong tiệm móng đều dễ bay hơi, hòa lẫn trong không khí mà nhân viên cũng như khách sẽ hít thở. Chúng đã được xếp vào loại có thể gây khó khăn cho sức khỏe của nhân viên, đôi khi lại nhiều hơn là ô nhiễm ở các khu kỹ nghệ. Ảnh hưởng này cần được nghiên cứu để đưa ra biện pháp phòng ngừa.
- Các hóa chất thường dùng gồm có: Móng nhân tạo với liquid như Ethyl Methacrylate (EMA), Methyl Methacrylate (MMA) monomer; Bột đắp như Benzoyl Peroxide, Poly Ethyl Methacrylate, Poly Methyl Methacrylate; Chất lót (primer) như Methacrylic acid, 2-Propanol; -Sơn móng tay có 2-Propanol, Ethanol Acetate, Titanium Dioxide; -Hóa chất chùi nail polish như Acetone, 2-Propanol; -Hóa chất bóc móng nhân tạo có Acetone; -Làm bóng móng tay có Butyl acetate, Ethyl Acetate, Nitrocellulose, các chất Phthalates, Titanium Dioxide, Toluene, Formaldehyde và Camphor. Ba chất được nhắc nhở tới là: với Phthalate dibutylphthalate (DBP), 1-Nhóm Phthalates dimethylphthalate (DMP), and diethylphthalate (DEP). Các chất này được dùng với nồng độ dưới 10% trong các sản phẩm làm giảm nứt nẻ gẫy móng và trong keo xịt tóc để tạo lớp phủ mỏng dễ uốn trên tóc. Theo FDA, chưa
- có đủ dữ kiện để kết luận có rủi ro sức khỏe gây ra do các chất này, do đó cơ quan chưa ra các biện pháp điều chỉnh. Về rủi ro gây rối loạn sinh sản khi tiếp xúc với các chất Phthalates thì Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ kết luận là rất ít, không đáng kể. 2-Chất Formaldehyde để làm móng cứng có thể gây ra dị ứng đối với người nhạy cảm với chất này. Do đó nên coi kỹ nhãn hiệu của mỹ phẩm để tránh phản ứng bất lợi. 3-Toluene được dùng như chất hòa tan trong nhiều mỹ phẩm móng như làm bóng móng, cứng móng và lau sạch sơn móng. Chất này đã được một cơ quan của FDA nghiên cứu vào năm 1987 và đưa ra kết luận là an toàn khi dùng trong mỹ phẩm móng ở nồng độ không quá 50%. Tuy vậy, Toluene và Formaldehyde đã được khuyến cáo lấy ra khỏi mỹ phẩm làm bóng móng tay. Nhiễm Độc Móng Dù là làm ở tiệm hay ở nhà, móng có thể bị nhiễm độc vì vi khuẩn, virus hoặc nấm độc, nhất là khi gắn móng giả. Dấu hiệu của nhiễm độc gồm có da sưng đỏ, ngứa, đau, mưng mủ.
- Một va chạm vào móng giả có thể làm móng cong và tạo ra khoảng trống giữa móng giả-móng thật và bụi bậm sẽ bám vào. Nếu gắn keo móng đó lại mà không khử trùng cẩn thận thì vi khuẩn sẽ ăn hư móng nguyên thủy. Khi móng tự nhiên mọc dài, sẽ có một khoảng cách giữa móng thật và móng giả. Nếu khoảng cách không được lấp kín, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây bệnh. Chất acrylic nail để lâu quá, hơi ẩm sẽ đọng lại và là môi trường tốt cho nấm độc phát sinh. Dùng chung dụng cụ cho nhiều thân chủ, nhiễm độc cũng có thể xẩy ra. Biểu bì là phần da bao che quanh chân móng. Nếu cắt nó quá sâu th ì tác nhân gây nhiễm cũng dễ xâm nhập, vì thế các bác sĩ ngoài da khuyên không nên đụng tới biểu bì. Khi móng giả mà bị nhiễm thì phải tháo bỏ và khử trùng móng tự nhiên. Ngoài ra còn các phản ứng dị ứng như viêm da, da mần ngứa vì chất formaldehyde trong keo hoặc thuốc làm bóng móng.
- Mặc dù hiếm hoi nhưng sản phẩm dùng trong tiệm nail đôi khi cũng gây ra bệnh tật, ngay cả tử vong nếu chẳng may uống nhầm, nhất là trẻ em. Đề Phòng Rủi Ro Phòng ngừa các rủi ro là việc mà chủ nhân, nhân viên, khách hàng cũng như cơ quan Lao Động Y Tế cần phối hợp thực hiện để mọi người liên hệ tới ngành nghề nail được an toàn. 1-Chủ Tiệm Với Cơ Sở Đã có nhiều mũi dùi hướng về các tiệm nail của người Việt, than phiền kém vệ sinh thoáng khí, phá giá, công việc không đ ược thực hiện cẩn thận. Trước đây, có một vài cơ quan truyền thông lớn của Mỹ đã liên tục nói về việc này, với thiên kiến, nhìn khác biệt. Họ than phiền nhiều tiệm nail không kiểm soát được rủi ro do hóa chất làm móng giả gây ra cũng như từ sơn móng tay, keo gắn móng, chất lau sơn móng tay. Mặc dù thống kê cho thấy mức độ hơi khói và bụi hóa chất ở dưới mức độ cho phép, nhưng chuyên viên móng vẫn có thể mắc các bệnh như khó thở, hen suyễn do Ethyl Methacrylates gây ra. Thường thường làm một bộ nail cần khoảng 1 gr bột có EMA và 0.5 oz chất lỏng. Theo luật, mức độ tối đa của EMA trong tiệm là 100 part per million (ppm) trong 8 giờ làm
- việc, 40 giờ một tuần. Nhiều người thấy cay mắt khi nồng độ EMA trong không khí là 0.05 ppm. Giả thử là có 5 người làm móng một lúc thì nồng độ EMA có thể là 30 ppm, vậy thì suốt 8 giờ các người thợ đó đã chịu ảnh hưởng không tốt của EMA. Những hạt bụi thoát ra từ giũa mài móng đều rất nhỏ (PM 2.0). Hạt càng nhỏ thì càng nguy hại vì chúng dễ dàng vượt qua các hàng rào cản ở mũi, cuống phổi và dễ xâm nhập vào góc sâu của lá phổi và đưa tới tổn thương như hen suyễn. Trong bụi có pha lẫn các chất như keo dán và methacrylate polymers. Theo Luật Lao Động, chủ tiệm có bổn phận cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, không gây hại đến sức khỏe. Chủ nhân cần tuân theo các đòi hỏi tối thiểu sau đây: -Cơ sở phải có giấy phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp. -Sử dụng và cất giữ các hóa chất cẩn thận. Tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như coi kỹ Bản Liệt Kê An Toàn Vật Liệu (Material Safety Data Sheet-MSDS). -Cung cấp MSDS cho mọi nhân viên làm việc trong tiệm.
- -Cung cấp thùng rác có nắp đậy kín khi không dùng để tránh mùi, bụi bay ra ngoài. -Gói kín các vật liệu lau chùi móng trong túi nhựa trước khi vứt bỏ, vì hóa chất trong các vật này có thể bốc hơi, lẫn vào không khí trong tiệm. -Có các chai lọ miệng nhỏ đựng hóa chất để giảm thiểu hơi và mùi có hại bay ra ngoài, -Đặt các thiết bị hút hơi và bụi trên bàn làm móng để hút hơi xuống dưới rồi đưa ra ngoài. -Kiểm tra hệ thống thoát hơi trong tiệm để lưu chuyển không khí ra ngoài. -Tuyển lựa nhân viên có bằng hành nghề, huấn luyện nhân viên cách sử dụng máy móc, hóa chất. -Giữ dụng cụ và phương tiện làm móng sạch sẽ, không nhiễm độc. Theo cơ quan Quốc Gia An Toàn và Lành Mạnh Nghề Nghiệp (NIOSH) thì thiết bị thoáng hơi tại bàn bảo vệ nhân viên rất tốt đối với hơi hóa chất EMA. Cũng như với bất cứ môi trường trong nhà nào, các tiệm làm móng cần được thoáng khí với lượng thích hợp không khí trong sạch từ
- ngoài vào. Tối thiểu, lượng khí ngoài vào phải là 25 feet khối cho mỗi nhân viên trong một phút. Để tránh ô nhiễm lan sang cơ sở lân cận, hệ thống thông hơi của tiệm móng cần thiết trí riêng biệt và cũng cần có tường ngăn vững chắc, không kẽ hở. Ngoài ra, quý vị chủ tiệm cũng nên liên lạc với cơ quan y tế, lao động coi có các đòi hỏi gì khác về nghề nghiệp của mình. 2-Nhân Viên Danh từ “Chuyên Viên Làm Móng” (nail technician) được dùng nhiều hơn là “Người Cắt Sửa Móng” (manicurist) của mấy chục năm về trước vì hiện nay họ làm nhiều dịch vụ khác hơn là chỉ cắt sửa móng tay móng chân. Muốn thành chuyên viên làm móng cũng không phải dễ. Họ cần được huấn luyện với một số giờ nhất định trong 10 tuần lễ, tổn phí trên dưới1000 mỹ kim. Sau đó phải thi lấy bằng hành nghề rồi đi thực tập trước khi thực sự trở thành chuyên viên. Có nơi cho thi bằng tiếng Việt, nhưng đa số thi bằng Anh ngữ. Nhưng người Việt ta cũng dễ dàng vượt qua chuyện thi cử và dễ dàng kiếm được công ăn việc làm nuôi sống gia đình. Công việc của họ thường là gắn móng giả, giũa sửa móng chân tay. Trước khi gắn móng giả, chuyên viên phải mài giũa móng tự nhiên, cắt da
- dư quanh móng với dao kéo sắc. Tất cả đều tạo ra những bụi hóa chất có thể gây khó chịu cho chuyên viên mà sau một ngày làm việc hầu hết cảm thấy mệt mỏi, vì hít thở không khí ô nhiễm hóa chất ở tiệm. Để tránh các rủi ro, nhân viên cần áp dụng các phương thức tự phòng như: -Coi xem cơ sở làm việc có hội đủ điều kiện an toàn tối thiểu theo luật định. -Yêu cầu chủ hướng dẫn cách dùng các hóa chất, tác dụng không tốt và các rủi ro khi tiếp cận với hóa chất hiện đang d ùng trong tiệm. Đọc kỹ bản MSDS. -Sử dụng các vật bảo vệ cá nhân như khẩu trang, bao tay cao su, kính che mắt, mặc áo tay dài. -Rửa tay, cánh tay, mặt với xà bông nhẹ và nước lạnh sau khi làm móng nhiều lần trong ngày để tránh bụi hóa chất dính bám trên người. -Bỏ rác lau chùi có hóa chất trong túi kín, để trong thùng rác có nắp. Đổ thùng rác mỗi ngày.
- -Đậy kín chai lọ đựng hóa chất ngay sau khi d ùng. Đựng hóa chất trong chai lọ miệng nhỏ, có nắp tự động, ít một, khi hết lấy tiếp. -Sử dụng các dụng cụ gọt giũa móng đã khử trùng bằng hơi nóng hoặc hóa chất với mọi cẩn thận để tránh thương tích cho khách. -Không ăn uống nơi gắn móng. Methacrylate trong móng giũa có thể lẫn trong muỗng, ly, và ăn lẫn với thực phẩm. -Không hút thuốc trong tiệm để tránh hỏa hoạn cũng như hít thêm nhiều hơi hóa chất. 3-Khách Hàng Khi trả tiền để được phục vụ, khách có quyền đòi hỏi sự hoàn hảo, an toàn từ dịch vụ đó. Bình thường thì tới làm móng sẽ không có rủi ro gì nếu chủ tiệm và nhân viên áp dụng đúng đắn quy luật nghề nghiệp và lương tri con người. Tuy nhiên, rủi ro vẫn có thể xẩy ra, nên khách cần lưu ý ở vài điểm: -Chính những khách hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc yêu cầu chủ tiệm thiết lập trang bị để thanh lọc ô nhiễm trong tiệm. Tiệm được cơ quan chính quyền thanh tra theo định kỳ
- -Tới lui tiệm nào mà mình đã tín nhiệm sau nhiều lần dùng dịch vụ của họ. -Coi xem tiệm và chuyên viên móng có giấy phép hành nghề không. -Quan sát xem tiệm có sạch sẽ, thoáng khí, có mùi khó chịu của hóa chất. -Hỏi xem dụng cụ làm móng được khử trùng bằng cách nào. -Trước khi làm móng, cả nhân viên lẫn khách đều rửa tay sạch bằng xà bông và nước ấm. -Mỗi khách đều có một bát mới có nước xà bông để ngâm móng trước và sau khi làm móng. -Nếu muốn, có thể yêu cầu chuyên viên mang bao tay cao su để tránh lây truyền các bệnh nhiễm như viêm gan, HIV... Điểm son là theo CDC cho tới nay chưa có trường hợp truyền bệnh do máu từ hoặc cho nhân viên làm nail. -Nếu thấy chuyên viên không cẩn thận trong việc làm, có thể gây thương tổn cho bàn tay, yêu cầu ngưng ngay và cho chủ tiệm hay.
- -Thông báo cho chính quyền mọi rủi ro hóa chất, vi phạm nghề nghiệp mà mình nhận thấy, để giúp dịch vụ an toàn hơn cho mọi người. 4-Chính Quyền Thường thường các quy luật về môi trường đều tập trung vào nguồn xuất phát của chất độc ô nhiễm và ít quan tâm tới số lượng các chất mà con người đã tiếp cận với cũng như ảnh hưởng của chúng trên sức khỏe. Riêng ngành nail mặc dù rất phát triển nhưng ít được chú ý đến. Cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu về sự thiệt hại cho sức khỏe của nhân viên và khách hàng khi các hóa chất không được dùng đúng chỉ dẫn trong tiệm. Chỉ trong thời gian gần đây các cơ quan chính quyền như cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh và văn Phòng An Toàn Lành Mạnh Nghề Nghiệp mới lưu tâm nhiều tới các rủi ro do hóa chất gây ra ở tiệm móng. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và phương thức phòng ngừa được ban hành. Cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh cũng đưa ra các biện pháp để phòng ngừa nhiễm bệnh do máu lan truyền như viêm gan, liệt kháng HIV. Theo cơ quan này thì cho tới nay chưa có trường hợp lan truyền các bệnh vừa kể từ nhân viên làm móng cho khách và ngược lại, nhưng có nhiều trường hợp nhiễm thông thường đã được công bố.
- Các sản phẩm về nail được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ kiểm soát và được coi như mỹ phẩm tức là chất để làm sạch, làm đẹp, làm tăng sự hấp dẫn hoặc thay đổi vẻ dáng của con người. Các chất này phải không có rủi ro có thể gây ra tổn thương cho người tiêu thụ và phải có nhãn hiệu với thành phần các hóa chất theo thứ tự nhiều tới ít. Cơ quan này không kiểm tra mỹ phẩm hoặc sản phẩm làm móng trước khi được tung ra thị trường, nhưng sẽ thanh tra cơ sở và lấy mẫu hàng để phân chất khi cần. Nếu có người khiếu nại về sản phẩm thì cơ quan sẽ có biện pháp đối phó. Nhà sản xuất cũng tự nguyện báo cáo cho cơ quan về tác dụng không tốt của sản phẩm. Rủi ro cũng được cung cấp từ giới tiêu thụ, y giới, chuyên viên làm móng và từ các nhà sản xuất cạnh tranh nhau. Các tiệm làm móng thường được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền tiểu bang với Văn Phòng Thẩm Mỹ. Mỗi tiểu bang đều có quy luật riêng áp dụng cho tiệm móng cũng như chuyên viên làm móng. Các quy luật này đều nhắm vào việc bảo vệ nhân viên cũng như khách hàng. Chuyên viên phải học và thi lấy bằng hành nghề do Văn Phòng Thẩm Mỹ tổ chức. Vì nghề làm móng dễ dàng mang lại nhiều lợi nhuận cho nhân viên nên đã có nhiều trường hợp mua bán giấy phép hành nghề cũng như hành nghề không giấy phép. Tiệm phải hội đủ điều kiện vệ sinh và được
- thanh tra thường xuyên. Nhưng trên thực tế, nhiều tiểu bang không có đủ nhân viên làm công việc kiểm tra nên rủi ro vẫn xẩy ra. Các trang bị cũng như dụng cụ sử dụng đều phải sạch sẽ, khử trùng; nước nóng nước lạnh đầy đủ, cơ sở thoáng khí, khang trang. Kết Luận Nghề nào cũng có những rủi ro và sinh ư nghệ, tử ư nghệ vẫn là câu nói thường được nhắc nhở. Nhắc nhở không phải để hù dọa mà để ta đề cao cảnh giác, áp dụng các phương thức hữu hiệu ngõ hầu ngăn ngừa thiệt hại, bệnh tật. Nghề làm móng cũng không tránh khỏi quy luật này. Có những phương thức rất hữu hiệu để phòng ngừa, những trang bị tốt để giảm thiểu rủi ro. Nếu mọi người liên hệ đều áp dụng thì ngành nghề nail sẽ trở nên an toàn cho khách và thợ; mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ và nhân viên. Ngoài ra, các nhà sản xuất mỹ phẩm móng cũng nên cải tiến và loại bỏ thành phần có thể gây rủi ro cho sức khỏe như dibutyl phthalate, formadehyde và toluene. Mong vậy thay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn