intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trị bệnh cho sầu riêng

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

129
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân gây ra hiện tượng khô đen trên vỏ mui sầu riêng là do sự gây hại của nấm bồ hóng. Nấm này thường phát triển đồng thời với sự phát triển của rầy nhảy và rệp phấn. Muốn phòng trừ được bệnh trên cần phải phòng trừ rầy nhày và rệp phấn. 1. Rầy nhảy hay còn gọi là rầy phấn có tên khoa học: Anomala cupripes - Đặc điểm hình thái Rầy trưởng thành cơ thể nhỏ, dài khoảng 3-4mm, màu nây nhạt, cánh trong suốt. Trứng rất nhỏ, dài khoảng 1mm, hình bầu dục một đầu hơi nhọn,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trị bệnh cho sầu riêng

  1. Phòng trị bệnh cho sầu riêng Nguyên nhân gây ra hiện tượng khô đen trên vỏ mui sầu riêng là do sự gây hại của nấm bồ hóng. Nấm này thường phát triển đồng thời với sự phát triển của rầy nhảy và rệp phấn. Muốn phòng trừ được bệnh trên cần phải phòng trừ rầy nhày và rệp phấn. 1. Rầy nhảy hay còn gọi là rầy phấn có tên khoa học: Anomala cupripes - Đặc điểm hình thái Rầy trưởng thành cơ thể nhỏ, dài khoảng 3-4mm, màu nây nhạt, cánh trong suốt. Trứng rất nhỏ, dài khoảng 1mm, hình bầu dục một đầu hơi nhọn, màu vàng nhạt. Rầy non mới nở màu vàng, di chuyển chậm, từ tuổi 2 trở lên cơ thể phủ lớp lông tơ trắng và có các sợi sáp trắng như bông rất dài ở cuối bụng. - Đặc điểm sinh học và tác hại Rầy trưởng thành đẻ trứng trong mô của lá non và thường sống ở mặt dưới lá. Rầy non tập trung trong các lá non xếp lại. Cả rầy trưởng thành và rầy non chích hút nhựa lá, tạo thành những chấm nhỏ màu vàng, sau đó lá bị khô và rụng, ảnh hưởng
  2. đến sinh trưởng, ra hoa đậu quả của cây. Trong khi sinh sống rầy tiết ra chất dịch ngọt là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Rầy trưởng thành có thể sống tới 6 tháng. - Biện pháp phòng trừ + Dùng bẫy màu vàng để bắt rầy trưởng thành + Tưới nước bằng vòi phun mạnh lên ngọn để rửa sạch rầy non. + Khi rầy phát sinh nhiều phun các thuốc: Butyl, Applaud-Bas, Bassa, Sherpa, Fastac, Pyrinex... 2. Rệp phấn có tên khoa học Planococcus sp - Đặc điểm hình thái Rệp trưởng thành cái màu vàng, cơ thể thon tròn, dài 2,5-4,0mm, rìa mỗi bên cơ thể có 18 sợi tua trắng. Cơ thể phủ đầy lớp bột sáp trắng như phấn. Chân phát triển. Rệp trưởng thành đực có một đôi cánh mỏng, cơ thể dài khoảng 1mm, màu xám nhạt.
  3. - Đặc điểm sinh học và tác hại Rệp trưởng thành cái và rệp non tập trung thành đám ở mặt dưới lá và cuống quả, hút nhựa làm cho lá biến vàng, quả còn nhỏ thì phát triển kém. Rệp còn tiết chất dịch tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đên lá và quả. Rệp phát sinh quanh năm, thường nhiều vào các tháng mùa khô, nắng nóng. - Biện pháp phòng trừ + Khi rệp phát sinh ít dùng tay bắt giết. + Khi rệp nhiều phun các thuốc Supracid, pyrinex, Polytrin, fenbis, Malathion, Sago super...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0