Tham khảo tài liệu 'phòng, trị bệnh thối đỏ ruột mía', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phòng, trị bệnh thối đỏ ruột mía
- Phòng, trị bệnh thối đỏ ruột mía
Triệu chứng bệnh
Các bộ phận lóng, mầm mía, lá bẹ, phiến
lá, rễ đều có thể bị hại, nhưng chủ yếu hại
thân, lóng và lá, nhất là khi lá mía đã vươn
cao. Thân mía bị bệnh lúc đầu nhìn bên ngoài rất khó phát hiện vì triệu
chứng ở trong ruột mía phát triển một thời gian dài không lộ ra ngoài vỏ.
Cho nên phải lấy dao chẻ thân mía ra mới thấy bên trong ruột vết bệnh màu
đỏ huyết. Lúc đầu vết bệnh trong ruột thân chỉ là một điểm nhỏ màu nhạt,
sau lan rộng kéo dài trong lóng mía tạo thành những mảng lớn màu đỏ
huyết. Vết bệnh có thể thối, lên men rữa ra, ruột mía có chỗ hơi rỗng và có
mùi rượu, vị chua nhạt và đến khi đó vỏ thân bên ngoài mới mất sắc bóng,
tóp nhỏ, có kiểu vết hằn màu tía đỏ, bên trên sinh ra nhiều hạt đen nhỏ là các
đĩa cành của nấm gây bệnh. Cây bị bệnh lá ngọn thường vàng héo, nếu bị
nặng toàn cây khô, chết. Trên lá vết bệnh xuất hiện ở gân chính trong lòng
máng sống lá, vết bệnh rất rõ rệt, lúc đầu là điểm nhỏ màu hồng sau loang
rộng dọc theo gân chính thành hình bầu dục dài, có khi chỉ là một vệt dài 5 -
6cm có màu đỏ huyết, ở giữa vết bệnh màu đỏ nhạt hơn, trên đó cũng sinh ra
- những hạt đen nhỏ là những địa cành của nấm, mô bệnh lúc đó dễ nứt vỡ,
nát ra, phiến lá rách, lá dễ bị gãy gập ở chỗ bị bệnh.
Quy luật phát sinh, phát triển và lây lan của bệnh
Nấm sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ 27 - 32°C, pH 5 - 6. Khi nhiệt độ
quá thấp (dưới 10°C), hoặc quá cao (trên 37°C) nấm sinh trưởng kém.
Bệnh thối đỏ ruột mía phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, mưa
nhiều, trời nóng ẩm. Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ thấp 15 - 20°C mía
sinh trưởng chậm, sức chống bệnh thấp thì nấm vẫn gây tác hại. Nấm xâm
nhiễm dễ dàng qua vết thương xây xát, do đó mức độ bệnh còn liên quan tới
mức độ sâu đục thân mía phá hại. Nói chung, sâu đục thân càng nhiều thì
bệnh càng nặng. Mặt khác gió mưa nhiều, nơi cất trữ mía không thoát nước
cũng là những yếu tố thúc đẩy sự phát sinh, phát triển của bệnh. Đất quá ẩm,
quá chua đều hạn chế sự sinh trưởng của mía và thúc đẩy phát triển bệnh.
- Những giống mía bị bệnh cũng khác nhau, các giống mía vỏ xanh thường
bị bệnh nhiều hơn giống mía vỏ vàng. Giống 2714 POJ bị nặng còn giống
2883 POJ, 2878 POJ, F 103 b ị bệnh nhẹ hơn các giống mía có hàm lượng
fenol cao cũng có khả năng chống chịu bệnh cao hơn.
Biện pháp phòng trừ
- - Biện pháp có hiệu quả nhất là tuyển lựa những giống mía chống bệnh trồng
ở các vùng đất bị bệnh nặng hàng năm.
- Làm tốt vệ sinh đồng ruộng, thu chặt hết những thân, lá mía bị bệnh, không
để sót lại trên đất ruộng.
- Tăng cường các biện pháp giúp cây sinh trưởng tốt, khi bệnh xuất hiện cần
làm cho ruộng thoáng hơn, bóc lá bệnh đem đốt. Tăng cường phòng trừ sâu
đục thân, tranh thủ thu hoạch sớm, mía thu hoạch không để chất đống đọng
nước.
- Trước khi trồng cần loại bỏ các hom bệnh là biện pháp quan trọng nhất.
Trong trường hợp cần thiết phải xử lý hom giống bằng cách ngâm vào dung
dịch CuSO4 1% trong 2 giờ. Sát trùng đầu cắt hom giống trong nước vôi 1%
hoặc dung dịch boocđô 1%, xử lý hom giống bằng nước nóng 52°C trong
vòng 20 phút có tác dụng thúc đẩy mầm và tiêu diệt mầm bệnh.
Khi bệnh xuất hiện có thể dùng một số loại thuốc hoá học có tác dụng nội
hấp, phổ rộng phun lên tán lá như: Ridomin Gold 72WP )1,5 - 2kg/ ha);
Sameton 25WP (0,3 - 0,5kg/ha); Samet 15WP (0,3 - 0,5 kg/ha)… Nên cho
thêm chất bám dính 10ml/10lít nước hoặc 5 - 7 giọt nước rửa chén Mỹ Hảo
để tăng thêm khả năng bám dính, tăng hiệu quả của thuốc. Mỗi loại thuốc
- nên phun 3 - 4 lần/vụ, rồi chuyển sang loại khác để hạn chế khả năng nhờn
thuốc của nấm bệnh. Khi bệnh có chiều hướng gia tăng nên phối hợp hai loại
thuốc trị bệnh, hiệu quả trị bệnh sẽ tốt hơn.