intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trừ bệnh hại tổng hợp (IPM) trên cây cà chua

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

417
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh vàng xoăn lá - Yellow leaf curl: Nguyên nhân gây hại là do virus gây bệnh vàng xoăn lá cà chua mà con ruồi trắng (Bermisia tabaci) là véc-tơ truyền bệnh. Cà chua bị bệnh này lá trở nên xoăn, nhỏ lại, các đốt thân bị rút ngắn lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trừ bệnh hại tổng hợp (IPM) trên cây cà chua

  1. Phòng trừ bệnh hại tổng hợp (IPM) trên cây cà chua Nguồn: khuyennongvn.gov.vn * Các bệnh hại chính trên cây cà chua: 1. Bệnh vàng xoăn lá - Yellow leaf curl: Nguyên nhân gây hại là do virus gây bệnh vàng xoăn lá cà chua mà con ruồi trắng (Bermisia tabaci) là véc-tơ truyền bệnh. Cà chua bị bệnh này lá trở nên xoăn, nhỏ lại, các đốt thân bị rút ngắn lại. Cây biểu hiện bệnh khảm, vàng ở các đốt thân kèm theo các lá bị xoăn vào trong. Triệu chứng trên hoa không rõ nhưng hoa thường bị rụng nhiều. 2. Bệnh héo có đốm do virus (Tospo virus): Bù lạch truyền bệnh này. Bệnh phát triển có màu đồng thiếc ở các mặt trên của các lá chét non. Các lá bị xoăn nhẹ và lá hơi cúi xuống, theo sau các mép lá cuộn hướng lên trên. Các lá non bị tổn thương và hình thành các đốm như những vòng nhỏ chết hoại tử trên lá. Quả hình thành sau khi bị nhiểm bệnh biểu hiện các triệu chứng rất dễ thấy bao gồm màu đỏ nhợt nhạt, thường là vàng hoặc đôi khi có các vùng trắng trong da màu đỏ bình thường của quả cà chua chín. 3. Bệnh tàn lụi sớm cà chua - Early blight (Alternaria solani Soruer and A. alternate (fr, ex. Fr.) Keissi. F. Sp. Lycopersici): Triệu chứng xẩy ra là các đốm nhỏ rải rác trên các góc lá có màu đen nâu và nằm giữa các gân lá về phía các các mép lá chét. Cây trồng biểu hiện tàn lụi. Trên thân và cành xuất hiện các đốm mọng nước. 4. Bệnh thối mắt hươu (Phytophthora nicotianae Breda de Hann var. parastica (Dastur): Bệnh xẩy ra đầu tiên trên bất kỳ vùng nào của phần dưới trái non mà tiếp xúc với đất. Các vết bệnh này, dần dần hình thành các vòng tròn đồng tâm có màu nâu tối trên bề mặt quả, quả trở nên mềm. Về sau, những quả có thể này rụng trên đồng ruộng.
  2. * Các biện pháp quản lý bệnh: a. Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng b. Bao phủ vườn ươm với lưới nilon c. Xử lý hạt giống và cây con bằng cách nhúng vào dung dịch trichoderma harzianun@ 2g/lít nước trước gieo và trồng. d. Với việc phòng ngừa tác nhân ruồi trắng truyền bệnh xoăn lá và bù lạch có thể phun imidacloprid (0.6 ml/lít nước). e. Vùng hay bị các bệnh khác có thể áp dụng thuốc captan (3g/lít), mancozeb (2.5 g/lít) và copper oxychloride (2.5 g/lít vào 40, 55 và 70 ngày sau khi trồng. f. Cắt tỉa định kỳ các lá phía dưới thấp cho đến 20 cm cách từ mặt đất. g. Tránh để tán lá và trái tiếp xúc mặt đất bằng cách buộc vào cọc nâng đỡ. Kết quả kiểm tra dư chất thuốc trừ sâu trong quả cho thấy rằng việc xử lý thuốc imidacloprid cho việc nhúng cây cà chua con và hạt giống trước khi gieo trồng là an toàn. Đối với thuốc Triazophos là không an toàn cho việc phun lên lá vì nó tồn lưu trên mức cho phép. Thuốc Chlorothalomil, carbendazim và iprodione có thể áp dụng cho việc quản lý bệnh trên cây cà chua. * Những vấn đề nên và không nên thực hiện trong IPM trên cây cà chua: Nên: - Gieo trồng đúng thời vụ. - Vệ sinh đồng ruộng. - Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật cần thiết. - Rửa sạch trái cà chua trước khi tiêu thụ. Không nên:
  3. - Không nên áp dụng nhiều hơn mức khuyến cáo thuốc trừ sâu. - Không nên áp dụng thường xuyên cùng một hóa chất. - Không nên đi vào cánh đồng cà chua mới vừa phun thuốc. - Không nên phun thuốc trước khi thu hoạch (xem kỹ thời gian cách ly trên nhãn). - Không nên tiêu thụ cà chua trước 3 ngày áp dụng thuốc. Tác động của kỹ thuật IPM trên cà chua: - Giảm số lần phun thuốc hóa học. - Giảm việc sử dụng thuốc hóa học xuống dưới 50 %. - Sản xuất sản phẩm cà chua với chất lượng tốt hơn và an toàn. - Cải thiện môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2