intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng Trừ Rệp Sáp Hại Đu Đủ

Chia sẻ: Lotus_1 Lotus_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

154
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rệp sáp hại đu đủ là loài gây hại phổ biến và đáng kể trên cây đu đủ. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như hiện nay, khá phù hợp cho loài rệp sáp gây hại. Cây đu đủ bị rệp sáp gây hại Cây đu đủ đang cho trái Đặc điểm hình thái Cơ thể thành trùng rất nhỏ hình oval, màu vàng, có phủ lớp sáp trắng. Lớp sáp này rất ít không đủ để che phủ toàn bộ cơ thể. Ấu trùng màu vàng nhạt. Cả quần thể rệp sáp được phủ lớp sáp trắng, dầy. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng Trừ Rệp Sáp Hại Đu Đủ

  1. Phòng Trừ Rệp Sáp Hại Đu Đủ Rệp sáp hại đu đủ là loài gây hại phổ biến và đáng kể trên cây đu đủ. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩ m như hiện nay, khá phù hợp cho loài rệp sáp gây hại. Cây đu đủ bị rệp sáp gây hại Cây đu đủ đang cho trái Đặc điểm hình thái Cơ thể thành trùng rất nhỏ hình oval, màu vàng, có phủ lớp sáp trắng. Lớp sáp này rất ít không đủ để che phủ toàn bộ cơ thể. Ấu trùng màu vàng nhạt. Cả quần thể rệp sáp được phủ lớp sáp trắng, dầy. Đặc tính gây hại
  2. Rệp sáp sống tập trung thành từng đám, cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút và gây hại. Chúng chích hút và gây hại ở gân lá, đọt non, trái và thân cây. Triệu chứng bị hại thường là lá đu đủ bị xoăn lại; chùn đọt; trái bị chích hút chảy nhựa mất giá trị thẩm mỹ do chất thải của rệp tiết ra thu hút nấm bồ hóng đen phát triển, bám trên bề mặt vỏ trái. Đây là yếu tố làm giảm chất lượng và năng suất. Nếu bị hại nặng, toàn bộ lá bị nhăn nhúm cùng lớp bồ hóng đen phủ bề mặt lá làm giảm khả năng quang hợp; teo đọt; trái bị sượn, có thể bị rụng khi còn non, thân teo tóp và chết. Biện pháp phòng trừ - Vệ sinh vườn sạch sẽ, đốt bỏ, tiêu huỷ lá già, lá bị hại. - Chăm sóc cây thường xuyên, cắt tỉa cành lá hợp lý tạo độ thông thoáng trong vườn. Thu gom lá rụng, cành đã tỉa đem phơi và đốt. - Khi mật số rệp cao, bồ hóng nhiều có thể phun nước mạnh để rửa trôi bồ hóng và rầy. Sau đó dùng thuốc trừ sâu có tác dụng nội hấp mạnh hoặc thấm sâu như: Applaud 10 WP, Butal 25 WP, Bassa 50 EC, Regent 800 WP, Confidor 700 WG. Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín.
  3. - Ngoài ra nếu trong điều kiện vườn tạp, nên phun thuốc trừ rệp sáp trên các cây khác trong vườn. Đảm bảo tiêu diệt nguồn rệp non, rệp di chuyển và ẩn náo trên cây ký chủ khác. Tuy nhiên, cần chú ý tới các loại thuốc có thể gây tổn hại cho thiên địch. - Tận dụng nguồn thiên địch có trong tự nhiên như: ong ký sinh, ấu trùng và thành trùng bọ rùa ăn thịt, ruồi ăn rệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2