intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trừ sâu bệnh trên cây mận

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

314
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà cháu có trồng 1 cây mận Ấn Độ mấy năm nay. Mỗi khi vào mùa là cây mận cho trái liên tục 4-5lứa. Nhưng chỉ có lứa đầu tiên là trái tốt, còn các lứa về sau thường bị sâu(có dòi bên trong), hoặc rụng và xuất hiện nhiều rầy(nhỏ li ti màu xanh lá hoặc đen) trên hoa và lá. Một điều nữa là cây ổi con nhà cháu có nhiều rệp sáp(màu trắng, có nhiều lông tơ,sau thời gian biến thành loài côn trùng màu trắng có cánh) dưới mặt lá. Cháu rất mong các nhà khoa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trừ sâu bệnh trên cây mận

  1. Phòng trừ sâu bệnh trên cây mận Nhà cháu có trồng 1 cây mận Ấn Độ mấy năm nay. Mỗi khi vào mùa là cây mận cho trái liên tục 4-5lứa. Nhưng chỉ có lứa đầu tiên là trái tốt, còn các lứa về sau thường bị sâu(có dòi bên trong), hoặc rụng và xuất hiện nhiều rầy(nhỏ li ti màu xanh lá hoặc đen) trên hoa và lá. Một điều nữa là cây ổi con nhà cháu có nhiều rệp sáp(màu trắng, có nhiều lông tơ,sau thời gian biến thành loài côn trùng màu trắng có cánh) dưới mặt lá. Cháu rất mong các nhà khoa học chỉ giúp cách chữa trị ạ. Xin chân thành cảm ơn! Cây mận Ấn Độ nhà bạn bị ruồi đục quả gây hại vậy bạn có thể mua bả bẫy ruồi và dùng thuốc hóa học SOFRI PROTEIN để trị. Cây ổi thường bị rầy gây hại. Những lòai rầy này thường bu bám và gây hại trên các đọt non, cuống bông, trái non (ảnh III-75a, III-75b, III-75e), cành non (ảnh III- 75c, III-75d) để gây hại bằng cách chích hút nhựa của các bộ phận này, làm cho các bộ phận này không phát triển được, bị quăn queo, khô rụng. Trong chất bài tiết của chúng có chất đường mật, đây là môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển bám đen trên bề mặt của lá, của trái … Thực ra nấm này không gây hại trực tiếp cho cây vì chúng không hút dinh
  2. dưỡng của cây, nhưng do chúng che phủ hết phần xanh của lá, của trái, cành non đã gây cản trở cho quá trình quang hợp của cây, khiến cho cây bị còi cọc, mất sức. Có lẽ do các bạn không quan sát kỹ hoặc không quan tâm, chứ thực ra còn có một hiện tượng đáng lưu ý nữa là ở những bộ phận có nhiều rệp thường thấy có nhiều con kiến bò lăng xăng trên đó, vì những con kiến này thường đi theo rệp để ăn những chất đường mật có trong chất bài tiết do rệp tiết ra, đồng thời chúng cũng giúp rệp bằng cách “cõng” rệp di chuyển từ cây này sang cây khác để phát tán, lây lan. Ngòai cây ổi rệp bông còn gây hại trên nhiều lọai cây khác như táo, nhãn, mãng cầu, sapô, cam quýt…vì thế việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp rất nhiều khó khăn do thức ăn của chúng rất phong phú. Để phòng trừ rệp các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: -Không nên trồng ổi qúa dầy, thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành tược nằm khuất trong tán lá, cành già không có khả năng cho tráiù... để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc chu đáo để cây ổi sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.
  3. Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ - nơi trú ngụ của kiến, mỗi khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả thân cành của cây ổi để trừ kiến đang sinh sống cộng sinh với rệp ở trên đó, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc để tiêu diệt kiến, không cho chúng tha rệp phát tán đi nơi khác. -Kiểm tra vườn ổi thường xuyên để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời, nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái bằng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP, Mospilan... để giả m bớt chi phi và ô nhiễm cho môi trường, các bạn chỉ nên phun thuốc trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám. Trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngòai, khi xịt thuốc, thuốc sẽ tiếp xúc với cơ thể của rệp dễ dàng hơn. Có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp. Không nên xịt thuốc vào giai đoạn trái ổi già sắp chín, nếu bắt buộc phải xịt thì phải chú ý bảo đảm đúng thời gian cách ly của thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2