intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trừ sâu đuông-dịch hại nguy hiểm phá hại trên các vườn dừa tơ

Chia sẻ: Kata_2 Kata_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'phòng trừ sâu đuông-dịch hại nguy hiểm phá hại trên các vườn dừa tơ', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trừ sâu đuông-dịch hại nguy hiểm phá hại trên các vườn dừa tơ

  1. Phòng trừ sâu đuông-dịch hại nguy hiểm phá hại trên các vườn dừa tơ Dừa là một trong các cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới. Ngoài giá trị về kinh tế vì tính đa dụng, rất nhiều sản phẩm có giá trị được tạo ra từ vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, thậm chí từ lá dừa, thân dừa,… Đặc biệt cây dừa còn có giá trị truyền thống đối với vùng đất Bến Tre. Ngày nay, giá dừa đang lên cao càng kích thích nông dân mở rộng diện tích trồng dừa mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn dừa tơ, đáng lo ngại nhất là sâu đuông phá hại nghiêm trọng nếu không phát hiện kịp thời sẽ đưa đến chết cây. Sâu đuông có tên khoa học là Rhynchophorus ferrugineus. Con trưởng thành dài khoảng 2-5cm, có hình dáng giống như con mọt gạo lớn, thân có màu cánh gián trên có sọc đỏ, đầu dài, ban ngày bay rất giỏi. Con cái thường đẻ trứng ở các vết thương, các phần mô mềm ở gốc, bẹ lá hoặc ngọn của cây dừa. Một con cái đẻ từ
  2. 200-500 trứng, sau khoảng 3 ngày trứng sẽ nở thành sâu non. Sâu non khi phát triển đầy đủ dài khoảng 6cm, mới nở có màu trắng ngà về sau thành màu vàng đất. Sâu hóa nhộng ngay trong củ hủ dừa, nhộng được bọc bởi một lớp xơ dừa thô. Giai đoạn trưởng thành kéo dài từ 3-4 tháng. Sâu đuông là côn trùng gây hại nguy hiểm nhất bởi vì rất khó phát hiện khi nó bắt đấu tấn công đọt non, đến khi phát hiện ra thì đỉnh sinh trưởng đã bị phá hủy, cây dừa chết mà không thể cứu được. Con trưởng thành và sâu non đều phá hại cây dừa nhưng chủ yếu là sâu non. Sâu non thường tấn công và gây hại nặng đối với những cây dừa còn tơ hay cây sắp vươn lóng đuông cũng có thể tấn công ở gốc thân, khi dừa đã lớn sự gây hại không còn quan trọng nữa. Thông thường có khoảng vài chục đến vài trăm con gây hại một cây. Sâu non thường hoạt động và gây hại vào đầu mùa mưa trong năm. Sâu đuông là loại côn trùng xâm nhập thứ cấp, chủ yếu tấn công cây từ những vết thương do kiến vương gây ra hoặc vết thương cơ giới trên cây, các bầu rễ phình to và trồi cao trên mặt đất,… vì các vết thương là nơi đẻ trứng rất tốt cho sâu đuông và ở đó trứng sẽ nở thành sâu non tấn công gây hại cho cây. Sâu non đào nhiều hang ngoằn ngoèo ở trong thân hay bẹ lá dừa, chỉ ăn phần mề m và bỏ xơ lại ở miệng hang. Nếu thành trùng đẻ trứng ngay trên đọt dừa, khi trứng nở, sâu non sẽ ăn củ hủ dừa hay đọt dừa làm cây chết ngay. Nếu thành trùng đẻ
  3. trứng ở thân, sâu non sẽ ăn dần thân làm cho cây dừa chết khô dần, lá héo và rụng dần. Triệu chứng ban đầu ở cây dừa bị sâu đuông hại là trên thân hay đọt có vài lổ nhỏ, xác bả của các mô gỗ dừa lồi ra ở miệng hang và có một ít nhựa màu nâu chảy ra ngoài, sau đó trong thân sẽ lên men và tiết ra mùi hôi. Các lá sẽ khô và rụng dần từ trên đọt xuống bên dưới, cuối cùng cây dừa bị chết. Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp phòng ngừa sự phá hại của kiến vương cũng là phòng ngừa sâu đuông vì sâu đuông là côn trùng xâm nhập thứ cấp. Nhằm ngăn cản sự tấn công của sâu đuông cần tránh những tổn thương trên thân dừa, tạo chổ đẻ cho đuông. - Dọn vệ sinh thông thoáng tán dừa và trong vườn dừa. Trong khâu làm đất chuẩn bị trồng mới cần quan tâm đặc biệt khâu dọn sạch và loại bỏ xác cây dừa non, gốc dừa đã chết, nơi có thể trở thành chổ đẻ trứng của đuông. - Đối với các cây dừa bị sâu đuông phá hại nặng nên đốn xuống và đem tiêu huỷ để hạn chế lây lan. - Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc vườn dừa để kịp thời phát hiện sâu đuông lúc mới bắt đầu xuất hiện thì việc phòng trừ mới mang lại hiệu quả. Khi thấy triệu
  4. chứng bị phá hại, áp tai vào thân cây sẽ nghe tiếng động đục phá bên trong thân. Có thể tiến hành phòng trừ bằng cách khoan sâu vào trong thân (gần vùng sâu đuông gây hại), sau đó cho thuốc trừ sâu Basudin 10H hoặc Basudin 40EC (nếu thuốc dạng nước thì tẩm vào bông gòn) vào lổ khoan và bịt kín lại bằng đất sét. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hóa học ở giai đoạn dừa đang mang trái thì phải chú ý đảm bảo thời gian cách ly vì thuốc có thể gây mùi trong nước dừa, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2