intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng Và Trị Bệnh Cho Rắn

Chia sẻ: Sunshine_1 Sunshine_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

115
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số bệnh thường gặp ở rắn nuôi: Hình minh họa 1. Bệnh do môi trường: rắn là động vật hoang dã, sống trong môi trường thiên nhiên rộng rãi. Nay ừong môi trường sống của rắn nuôi chật trội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp, nhất là kèm theo thiếu vitamin, là nguyên nhân chính của bệnh do môi trường. Biểu hiện chung của bệnh do môi trường là rắn mệt mỏi, kém ăn, biến đổi màu da, khó lột xác, hay xuất hiện các vùng nhiễm trùng trên cơ thể....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng Và Trị Bệnh Cho Rắn

  1. Phòng Và Trị Bệnh Cho Rắn
  2. Một số bệnh thường gặp ở rắn nuôi: Hình minh họa 1. Bệnh do môi trường: rắn là động vật hoang dã, sống trong môi trường thiên nhiên rộng rãi. Nay ừong môi trường sống của rắn nuôi chật trội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp, nhất là kèm theo thiếu vitamin, là nguyên nhân chính của bệnh do môi trường. Biểu hiện chung của bệnh do môi trường là rắn mệt mỏi, kém ăn, biến đổi màu da, khó lột xác, hay xuất hiện các vùng nhiễm trùng trên cơ thể. Đặc biệt, khi điều kiện vệ sinh, phòng bệnh kém, mầm bệnh sẽ tích tụ trong và xung quanh chuồng nuôi, tạo điêu kiện cho bệnh dịch phát triển nhất là các bệnh ký sinh trùng như giun, sán, đơn bào, ve bét. Rắn ít vận động ừong chuồng hẹp làm cho hệ tuân hoàn bị trì trệ, dê dân đên bệnh tim mạch. Cải thiện điều kiện nuôi nhốt và bổ sung vitamin cho rắn là những biện pháp cơ bản đê hạn chê bệnh do môi trường.
  3. 2. Bệnh do dinh dưỡng: Mặc dù thức ăn cho rắn nuôi thường đơn điệu, nhưng chúng thường chỉ măc một số bệnh do thiếu vitamin. Đôi với răn, chủ yêu là thiểu vitamin A, vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1 và B2) và vitamin D2 (không phải vitamin D3 như đôi với thú). Sự thiêu cân đôi trong thành phân dinh dường cùng với chế độ nuôi dưỡng không họp lý, vệ sinh thức ăn không tốt dễ làm phát sinh một sô bệnh về đường tiêu hoá và tuần hoàn. Bệnh tắc mạch máu do lắng đọng cholesterol và axit uric là nguyên nhân làm chết rắn đột ngột với bệnh tích to tim. 3. Bệnh do nhiễm trùng: bệnh đường tiêu hoá do vi trùng shalmonella rất phổ biến ở rán. Bệnh này có thể gây sang người. Vì vậy, cần chú ý vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với rắn, đặc biệt là rắn bệnh. Khi răn bị bệnh nặng, cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. 4. Bệnh viêm miệng: bệnh này rất thường gặp ở rắn, bệnh thường do vi khuẩn và nấm gây ra. Các vẽt thương trong miệng cũng tạo cơ hội cho sư nhiễm khuẩn, hình thành các vết loét hoai tử. Khi bệnh nặng, răn thường bỏ ăn, khó ngậm chăt miêng. Các vết loét nhẹ có thể rửa bàng nước oxy già boi thuốc sulphadimidine. Bệnh nặng cần phải điều trị bằng kháng sinh. Nhiễm trùng đường hô hấp cũng hay gặp ở rắn. Biểu hiện của bệnh là miệng rắn hơi thở mở, thở khò khè, đôi khi tạo ra các bong bóng ở miệng. Rắn có thể bị tắc mũi hoàn toàn, làm cho hơi thở nặng nhọc và nghe khá rõ. Bệnh viêm phổi do giun khá phổ biến. Cần điểu trị bằng kháng sinh khi rắn có biểu hiện viêm đường hô hấp. Bệnh do đơn bào phổ biến nhất đối với rắn nuôi nhốt và là nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp bệnh đường tiêu hóa. Bệnh có khả năng lây lan nhanh cho các con rắn khác qua dụng cụ chăn nuôi hoặc thức ăn bị nhiễm phân của rắn bệnh. Biểu hiện của bệnh do đơn bào ỉà phân lỏng, nhầy,
  4. rắn thường bị nôn sau khi ăn. Bệnh tiến chuyển từng đợt và dễ chuyển sang mãn tính. Bệnh đơn bào đường tiêu hóa làm giảm mạnh sức tăng trưởng của rắn. Ngoài ra, còn một số loài đơn bào kí sinh trong máu của rắn. cần có thuốc đặc trị bệnh này. 5. Bệnh do kỷ sinh trùng: về mặt hiệu quả kinh tế, các bệnh do ký sinh trùng gây thiệt hại lớn nhất. Tuy tỷ lệ rắn chết do ký sinh trùng không cao như các bệnh do vi khuẩn, nhưng ký sinh trùng gây ra các bệnh có tính chất mãn tính, làm giảm tăng trọng, giảm sức đề kháng bệnh, tạo thuận lợi và làm lây lan các bệnh nhiễm trùng khác. Một số loài ký sinh trùng nguy hiểm cũng có thể gây dịch, làm chết rắn hàng loạt. Việc phòng chống bệnh ký sinh trùng cỏ nhiều khó khăn hom so với bệnh nhiễm trùng vì tác nhân gây bệnh rất đa dạng. Các nội ký sinh trùng trong cơ thể rắn bao gồm giun tròn, sán dây, sán lả, giun đầu gai và chân khớp ký sinh. Theo các tài liệu thống kê gần đây, có khoảng hơn 30 loài giun sán ký sinh ở rắn. Ngoại ký sinh trùng ở rắn hiện nay hay gặp là loài ve và loài bét. Nguy hiểm nhất là loài chân khớp và một số loài giun tròn ký sinh ở phổi rắn. Chúng có thể gây chết hàng loạt loại rắn. Ngoàỉ việc hút máu, gây độc hại và quấy rầy rắn, ve bét còn rất huy hiểm trong vai trò vật chủ trung gian lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Biểu hiện chung của bệnh do nội ký sinh là rắn gầy yếu, mệt mỏi, kém ăn, da không bong, thường có rối loạn tiêu hóa. Rắn bị nhiễm chân khớp và giun tròn ký sinh ở phổi có triệu trứng giống như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Điều trị bằng kháng sinh triệu chứng sẽ giảm, nhưng sẽ tái phát nhanh chóng. Có nhiều loại thuốc đặc trị ký sinh trùng. Cần có chẩn đoán chính xác để dung thuốc thích hợp. Ký sinh trùng có khả năng lây lan mạnh, vì vậy can
  5. hết sức chú trọng các biện pháp vệ sinh chăn nuôi và áp dụng các biện pháp phòng bệnh. 6. Bệnh do nấm: Trong điều kiện nóng ẩm của chuồng nuôi, một số bệnh do nấm cũng dễ phát sinh. Một số tài liệu cho rằng, bệnh trắng gan là có nguyên nhân do nam. Các vết thương trên thân thể rắn cũng rất dễ bị nấm tấn công và có thể gây chết rắn. 7. Bệnh do các vết thương: Các vết thương của rắn do nhiều nguyên nhân như săn bắt, vận chuyển, cắn nhau v.v. Nguyên tắc chung là phải rửa, sát trùng vêt thương băng các dung, dịch sát trùng thông thường. Nhốt rắn ở nơi sạch sẽ, khô ráo để tránh nhiễm trùng và nấm từ môi trường. Các vết thương nhẹ có thể dùng thuốc sát trùng. Các vết thương nặng cần phải bôi hoặc tiêm kháng sinh. 8. Bệnh ướp xác Biểu hiện: xác rắn không lột được, nếu để lâu rắn sẽ kém ăn, khô kiệt và chết. Điều trị: Rắn bị ướp xác cần bắt vào túi lưới, ngâm rắn khoảng 20-30 phút trong dung dịch sát khuẩn (berberin, tertracýclin v.v.) với nông độ 0.5- 1.0g/l lít nước sạch. Trong trường hợp rắn bị ướp xác đồng thời bị nhiễm trùng da non, cần cho uống kháng sinh kêt họp với ngâm nước sát trùng và phun kháng sinh vào vết loét. 9. Một số giải pháp phòng trừ bệnh tổng hợp Đối với các bệnh lây truyền, áp dụng các biện pháp phòng bệnh là cơ bản, vì có hiệu quả kinh te cao. Phòng bệnh băng các cách:
  6. - Kiểm dịch chặt chẽ, tẩy giun, sán và đơn bào khi bắt đầu đưa rắn vào nuôi để tránh nguồrì bệnh ban đầu. - Tẩy ký sinh trùng và đơn bào cho cả đàn rắn định kỳ vào đầu tháng 6 hàng năm. - Những rắn có triệu trứng nhiễm bệnh cần nuôi cách ly và điều trị bang kháng sinh. - Cần vệ sinh tẩy trùng chuồng trại trước khi đưa rắn vào nuôi. - Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của rắn để xử lý bệnh càng sớm càng tốt. - Quản lý, tiêu hủy ngay những rắn nghi ngờ chết về bệnh lý sinh trùng và nhiễm khuẩn. Việc tiêu hủy phải ở hố rác thải đặc biệt của trại. Tẩy uế kỹ những chuồng có rắn chết. - Cần tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh chuồng trại và môi trường nói chung, nhưng đặc biệt cần lưu ý đên đô dùng chăn nuôi như: gậy bắt rắn, dụng cụ quét dọn chuồng, khay đựng thức ăn, nước uống v.v. Cần sử dụng riêng cho từng chuồng rắn hoặc tẩy trùng trước khi chuyển sang chuồng khác để ừánh lây lan mầm bệnh qua các dung cu này. - Không được nhốt chung động vật làm thức ăn cho rắn như cóc, ếch nhái, rắn... lẫn với rắn nuôi, vì sẽ dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh do rắn thậi ra. - Bố sung vitamin và khoáng chất cho rắn để I hạn chế bệnh và nâng cao khả năng đề kháng bệnh của rắn. - Chu kỳ vệ sinh chuồng nuôi. Ngoài những công tác vệ sinh chuồng trại hàng tuần ở chuồng nuôi, cần lưu ý một số điểm sau:
  7. + Sau khi rắn nở, phòng ấp và vật liệu ấp phải được khử trùng triệt để. + Chuồng nuôi rắn còn phải được khử trùng trước khi thả rắn từ 20-30 ngày. Sau ngủ đông, rắn I con được chuyển vào chuồng nuôi rắn. con, tất cả vật liệu ủ đông, vật liệu xây ụ rắn và chuồng nuôi rắn con đều phải khử trùng triệt để. Các vật liệu mau hỏng như răm, cỏ... có thể đốt để phòng mầm bệnh lưu lại. Chuồng nuôi được phơi nghỉ cho tới vụ nuôi rắn con tiêp theo. + Chuồng nuôi rắn nhỏ phải được khừ trùng trước khi thả rắn khoảng 20-30 ngày. Trước khi ngủ I đông, rắn được chuyển vào phòng dành cho răn ngủ đông có diện tích rộng hơn với mật độ rắn lớn hơn. Chuồng nuôi rắn nhỏ được khử trùng triệt đê và phơi nghỉ cho tới vụ xuân - hè. + Trước khi thả rắn vào chuồng nuôi trở lại, chuồng phải được khử trùng lại lần nữa. Tóm lại, tất cả cảc loại chuồng nuôi rắn đều phải tiến hành'khử trùng trước khi thả rắn và sau khi bắt rắn đi. 10. Vệ sinh môi trường Nhất thiết phải xây hố rác thải dành riêng cho việc xử lý rác của trại nuôi. Hố rác này được xây dựng trong khu vực nuôi rắn nhưng phải cách xa chuồng nuôi với khoảng cách tối đa có thể. Hố rác thải nên xây nổi, không thấm nước, có nắp đậy kín để khi mưa rác không bị ngập và tràn ra khắp trại đồng thời phải tránh các động vật khác chui vào hố rác mang mầm bệnh đi khắp nơi. Rác thải hàng ngày và các đợt vệ sinh định kỳ được đưa vào hố rác. Rác được xử lý bàng vôi bột, thuốc khử trùng và được chôn sâu ở bãi rác trung tâm sau mỗi đợt nuôi. 11. Một số biện pháp xử lý khi bị rắn cắn
  8. Khi người bị rắn cẩn, nọc độc thường được chích sâu dưới da hoặc trong cơ. số lượng nọc này rất thay đồi, nó phụ thuộc vào chủng loại và kích thước của rắn, vào vết cấn có 1 hoặc 2 răng độc xâm nhập qua da hoặc bị cắn nhiều lần cùng một lúc. Rắn không vắt kiệt nọc dự trữ ngay cả sau vài lần tức giận và cũng không bớt nguy hiểm sau khi ãn mồi. Cùng một chủng loại, rắn lớn nhiều nọc hom rắn nhỏ, nhưng cũng không được xem thường khi bị ran nhỏ cắn. a. Sơ cấp cứu ran can Việc xử lý nạn nhân bị rắn cắn là một công việc khẩn cấp, tuy nhiên, về phương pháp xử lý vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan niệm đông y thì mọi tai biến do rắn cắn (không phân biệt là rắn gì) đều được quy vào loại “bất nội ngoại nhân” và các triệu chứng đều thuộc hỏa phong, phải dùng phép công hà để chữa (công hà có nghĩa là tống nhanh nọc độc ra ngoài thông qua nước tiêu). Theo cách nhìn nhận của nền y học hiện đại thì nọc rắn được xếp vào loại độc tố sinh học. Chính vì vậy, việc cứu chữa phải sử dụng huyết thanh kháng nọc. Hơn thế nữa, để hiệu quả điều trị cao thì phải có huyết thanh kháng nọc riêng của từng loại ran. Mặc dù không thống nhất ở một số điểm nhung đa số các tác giả đều công nhận vai trò quan trọng của việc sơ cứu ban đâu. b. Những nguyên tắc chung trong việc xử lí rắn độc cắn - Trấn an tinh thần nạn nhân. - Ngăn chặn sự xâm nhập tiếp tục của nọc độc vào cơ thể nạn nhân. Có nhiều biện pháp được sử dụng để đạt mục đích này như: ga rô vùng bị rắn cắn, rạch rộng vết cắn, nặn bỏ máu độc, dùng mồm hút nọc, dùng giác hơi hút nọc, sử dụng viên đá hút nọc.
  9. - Sử dung các thuốc để trung hòa nọc hoặc ngăn cản tác dụng cảu nọc. Các bài thuốc dân gian từ cây cỏ, động vật dùng đắp vào vết thương và uống như: rau sam, rau ngổ, cây lưỡi rắn, rễ đu đủ, chanh quả, lá móc diều, hà thủ ô trắng, phác tiêu v.v. Trong phương pháp xử lí của y học hiện đại, các dược liệu thay bằng huyết thanh kháng độc. - Các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe cho nạn nhân và sử đụng kháng sinh chống nhiễm trùng. c. Những biện pháp xử lí khi bị rắn độc cắn - Cột cây ga rô: dùng dây mềm, băng vải và tốt nhất là dây cao su mềm, ga rô tĩnh mạch, buộc chặt vừa phải. Thời gian để ga rô có thể kéo dài khoảng 1.5 đến 2 giờ. Lưu ý phải tuân thủ đúng quy định sử đụng ga rô. - Rửa vết cắn: sau khi cột dây ga rô, dùng nước sạch hay đun nước sôi để nguội thêm ít muối ăn hoặc thuốc tím 0.5-1.0%. - Rạch vết cắn hình chữ thập, sầu 0.3-0.5 cm. Vuốt nhẹ từ trên xuống dưới cho máu chảy ra, thời gian khoảng 20 phút. - Hút nọc: Dùng giác hút nọc, bơm tiêm hút nọc, hạt đậu nọc hoặc dùng miệng hút nọc rồi nhổ đi ngay. - Uống thuốc giải nọc và tiêm huyết thanh kháng nọc. Dùng một trong các loại thuốc quen thuộc như rượu hội hay viên thuốc hội chế theo đơn sau: + Ngũ linh chi 20g + Xuyên bối mẫu 20g + Sinh nam tử 24g + Bạch chỉ 24g
  10. + Quế24g . + Bạch thược 12g + Bạch đậu khấu 24g + Hàthủ ô đỏ 40g + Thanh phàn 24g + Bào sơn giáp 24g + Hùng hoàng 40g - Tiêm trực tiếp 4000-8000 đơn vị chymotripsin trong dung dỉch procain 0.25-0.55% xung quanh vết thương, hoặc phun chymotripin bột lên vết thương. - Theo tây y: khi bị rắn cắn cỏ thể tiêm huyết thanh kháng nọc độc. Hiện nay tại bệnh viện Chợ Ray thành phổ Hồ Chí Minh cỏ loại thuôc này. - Những biện pháp cụ thể trong xử lí cấp cứu nạn nhân bị răn độc căn sẽ giúp hạn chê những tác hại do nọc độc gây ra và tạo điều kiện cho các bước điều trị tiếp theo đạt hiệu quả cao. Việc xử lí cần có sự linh hoạt và khéo léo trong sự phối hợp các vị thuốc cũng như tận dụng tốt các biện pháp hiện có tùy thuộc yàọ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Sau khi sơ cứu, nạn nhân bị rắn cắn cần được chuyển ngay đến cơ sở y tể gần nhất để điều trị kịp thời. Hiện nay, với những thành tựu mới về huyết thanh kháng nọc, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau v.v. thì điều trị theo tây y đã mang lại nhiều kết quả tốt. Huyết thanh kháng nọc là thuốc điều trị đặc hiệu trong nhiễm độc nọc rắn. Huyết thanh kháng nọc cớ hai loại là đơn trị và đa trị. Khi tiêm kháng nọc,
  11. tốt nhât là chọn loại đơn trị phù họp với loại răn độc căn nạn nhân. Khi dùng huyết thanh kháng nọc cần hết sức chú ý làm theo chỉ dẫn kèm theo huyết thanh. Đồng thời với việc dùng huyết thanh trong điều trị, cần tiến hành các biện pháp điều trị bổ trợ khác để dự phòng và khắc phục các hậu quả do nọc độc gây ra. Dùng kháng sinh có phổ tác dụng rộng để chống nhiễm khuẩn và tiêm phòng uốn ván. Giảm đau bằng atropine, codein hay mocphin. Khi có triệu chứng suy hô hấp cần cho thở ô xy ngay và chuân bị tích cực hô hấp nhân tạo. Chăm sóc và vệ sinh vết rắn cắn. Theo đông y, nhiều loại cây cỏ và động vật gần gũi dễ tìm được dùng làm thuốc chữa rắn cắn. Địa phương nào cũng có cách chữa riêng và không giống nhau. Đe công tác điều dường, điều ừị thành công hơn, nên sử dụng cách chữa rắn cắn bằng đông - Tây y kết hợp và bổ trợ cho nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2