intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phỏng vấn gây sốc: liệu có nên không?

Chia sẻ: Mua Dong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

194
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phỏng vấn gây sốc: liệu có nên không? Để xác định được trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận diện một cách tối đa chân dung, tính cách cũng như động cơ làm việc của ứng viên, nhiều chuyên gia nhân sự, tuyển dụng thường cậy nhờ đến phương pháp phỏng vấn đặc biệt: phỏng vấn gây sốc. Thế nào là phỏng vấn gây sốc? Thông thường, một buổi phỏng vấn dạng này thường có những dấu hiệu sau: - Không khí phỏng vấn có vẻ không bình thường, không thoải mái (quá lạnh, quá nóng, bóng đèn chiếu thẳng vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phỏng vấn gây sốc: liệu có nên không?

  1. Phỏng vấn gây sốc: liệu có nên không? Để xác định được trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận diện một cách tối đa chân dung, tính cách cũng như động cơ làm việc của ứng viên, nhiều chuyên gia nhân sự, tuyển dụng thường cậy nhờ đến phương pháp phỏng vấn đặc biệt: phỏng vấn gây sốc. Thế nào là phỏng vấn gây sốc? Thông thường, một buổi phỏng vấn dạng này thường có những dấu hiệu sau:
  2. - Không khí phỏng vấn có vẻ không bình thường, không thoải mái (quá lạnh, quá nóng, bóng đèn chiếu thẳng vào mặt ứng viên, chân ghế bị gãy…); - Người phỏng vấn đến muộn; - Các câu hỏi đưa ra mang tính khiêu khích hoặc đi sâu vào cuộc sống riêng tư, giới tính, phạm trù mỹ học, đạo đức…(Tại sao đến tuổi này mà Anh/Chị chưa lập gia đình?, Có vẻ như là Chị đang mang thai?) - Cách nói chuyện của chuyên gia phỏng vấn (Anh/Chị đến đây làm gì?); - Các hành động bất lịch sự (hắt nước vào mặt ứng viên, cởi áo…) Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn gây sốc thông thường chỉ được áp dụng cho việc tuyển chọn các ứng viên cao cấp hoặc các vị trí liên quan đến lĩnh vực chăm sóc khách hàng – nơi đòi hỏi tính kiên nhẫn cũng như khả năng chế ngự cảm xúc cao… Có nhiều loại câu hỏi mà các công ty hay sử dụng để tìm hiểu về ứng viên. Đó có thể là những câu hỏi truyền thống nhằm đánh giá trình độ chuyên môn của bạn. Ví dụ: - Anh/Chị có thể đưa ra đề nghị/giải pháp gì cho công ty chúng tôi? - Anh/Chị tự đánh giá bản thân như thế nào với tư cách là một nhà quản lý? - Mức lương như thế nào thì được coi là xứng đáng với Anh/Chị? - Anh/Chị đã từng bao giờ sai lầm?
  3. Loại câu hỏi thứ hai không theo một tiêu chuẩn nào, thường dùng để xác định tình huống, tính cách ứng viên, kéo họ ra khỏi vỏ bọc mà họ đang cố tình che giấu, đồng thời nhằm kiểm tra tính trung thực trong lời ăn tiếng nói cũng như thông tin mà họ cung cấp. - Anh/Chị nói rằng, công việc ở chỗ làm cũ rất phù hợp, và Anh/Chị rất thích công việc này? - Vậy tại sao Anh/Chị lại bỏ nơi làm việc cũ để đến nơi mà Anh/Chị chưa từng hiểu biết về nó? - Anh/Chị cần một việc làm như thế nào thì mới cảm thấy thú vị? - Ở chỗ làm cũ, Anh/Chị bị đối xử không chuyên nghiệp lắm? - Theo tôi hiểu thì Anh/Chị là một người phức tạp và thường là nguyên nhân của các cuộc xung đột nội bộ? Đôi lúc, các chuyên gia nhân sự lại có thể đột ngột dừng lại và im lặng trong vài chục phút đồng hồ. Có người mang báo ra đọc, có người ngồi nhìn chằm chặp vào mặt ứng viên, có người lại giở điện thoại di động ra bấm… Thật ra trong khoảnh khắc im lặng này, nhà tuyển dụng vẫn luôn để ý quan sát kỹ biểu hiện trên nét mặt, cử chỉ, hành vi của ứng viên. Có thể ứng viên đang tìm mọi cách phá vỡ khoảng trống im lặng kia bằng những câu chuyện về thành tích để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng và bản lĩnh của mình. Đột ngột, nhà tuyển dụng có thể buông một câu thăm dò: “Ôi, theo tôi nghĩ thì với một người tài giỏi như thế, công ty của Anh/Chị lẽ ra phải ăn nên làm ra lắm chứ? Vậy thì đâu là nguyên nhân của sự thua lỗ triền miên như vậy?
  4. Anh/Chị có công như thế nào trong việc đưa công ty xuống bờ vực phá sản?”. Nếu là nhà tuyển dụng, bạn hãy thử tưởng tượng, ứng viên sẽ có phản ứng như thế nào trước câu hỏi này? Hãy thử đánh giá thái độ của ứng viên cũng như cách lý giải vấn đề của họ để tìm ra sự thật trong câu trả lời. Phản ứng thường gặp của ứng viên Khi bị rơi vào tình thế khó xử, mỗi ứng viên sẽ có những phản ứng khác nhau: người thì đỏ mặt bừng bừng, người nổi nóng đáp trả bằng những lời lẽ khó nghe, thậm chí là sẵn sàng dùng quả đấm, nhưng cũng có người lại lúng túng hay sợ hãi quá độ vì chưa bao giờ gặp phải kiểu phỏng vấn lạ đời như vậy và rất ít ứng viên giữ được thái độ điềm tĩnh. Lúc đó, nhiệm vụ của chuyên gia nhân sự là sàng lọc ứng viên nhằm xác định đâu là người hội đủ năng lực và tính cách theo yêu cầu của công ty mình. Theo ý kiến của một số chuyên gia nhân sự thì trước khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên hỏi ý kiến của ứng viên để xem anh ta có thực sự chấp nhận kiểu phỏng vấn gây sốc hay không. Tuy nhiên vẫn còn nhiều luồng ý kiến trái ngược. Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì nhiều người tin rằng phương pháp này lại hậu quả xấu nhiều hơn là hiệu quả tích cực, bởi nó có thể là nguyên nhân gây ra ẩu đả (mà trên thực tế đã xảy) hoặc nhẹ nhất cũng tạo ra cho ứng viên ấn tượng không mấy tốt đẹp về nhà tuyển dụng. Những người ủng hộ cách thức phỏng vấn gây sốc lại cho rằng yếu tố gây căng thẳng chính là công cụ mạnh để nhận diện một cách đầy đủ chân dung tâm lý của ứng viên. Mục tiêu của phương pháp này không nhằm xúc phạm hay sỉ nhục ứng viên, mà thông qua cách tạo ra tình huống khó chịu với những câu hỏi mang tính khiêu khích,
  5. họ có thể đánh giá về bản chất cũng như khả năng thực sự của ứng viên. Các chuyên gia nhân sự này thà sử dụng phương pháp phỏng vấn khó chịu này, chứ không chấp nhận tuyển dụng ứng viên vào làm việc để rồi buộc phải sa thải họ vài ngày sau đó. Lời khuyên từ các chuyên gia tuyển dụng Dù có được tiếp nhận vào làm việc hay bị từ chối, thì bạn cũng nên nhớ rằng các chuyên gia nhân sự không phải là kẻ thù, đồng thời cách thức phỏng vấn của họ thực ra chỉ là một trò chơi mà bạn và họ đang là những nhân vật chính. Bạn hoàn toàn có quyền tiếp nhận hoặc phản đối cách thức phỏng vấn của nhà tuyển dụng, hoặc có thể xin phép rút lui nếu cảm thấy quá quá khó chịu. Tuyệt đối tránh xung đột. Bạn phải thể hiện bản thân là người có bản lĩnh, biết kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình, xứng đáng với vị trí mà nhà tuyển dụng tìm kiếm. Ứng viên cũng nên hiểu mục đích của kiểu phỏng vấn này là nhằm nhận diện một cách tối đa tính cách và khả năng của họ trước yêu cầu công việc. Chẳng ai tốn thì giờ để mời bạn đến để rồi mắng mỏ hoặc khích bác bạn. Quan trọng hơn cả là bạn nhìn
  6. thấy gì phía sau những câu hỏi đó. Liệu có phải là một công việc tốt, một môi trường làm việc lý tưởng với những con người tài năng? Tất cả phụ thuộc vào bạn. Và đừng quên rằng, tính chuyên nghiệp của bạn không phụ thuộc vào kiểu câu hỏi hay những lời bình luận, nhận xét của nhân viên nhân sự trong cuộc phỏng vấn gây sốc đó. Các chuyên gia phỏng vấn cũng phải cẩn trọng trong từng lời nói, tránh gây ra hiểu lầm không cần thiết, phân biệt được ranh giới mong manh giữa các yếu tố gây căng thẳng và sự xúc phạm cá nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2