intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÓNG VIÊN-NGHỀ “NGUY HIỂM”

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

156
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Áp lực từ phía các phương tiện truyền thông Cường độ công việc lớn: Tính chân thực và thời sự đã tạo cho ngành báo chí một áp lực lớn, tiết tấu công việc nhanh, nhiệm vụ nặng nề. Để bảo đảm giá trị của báo chí, các phóng viên thường phải đảm nhận một khối công việc rất lớn. Theo một cuộc điều tra đối tượng nhằm vào các phóng viên báo chí cho thấy: 68.15% phóng viên không ngủ đủ 8 tiếng một ngày, 60.15% số người không được nghỉ các ngày lễ, 59.15% chưa bao giờ tham gia khám...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÓNG VIÊN-NGHỀ “NGUY HIỂM”

  1. PHÓNG VIÊN-NGHỀ “NGUY HIỂM” Áp lực từ phía các phương tiện truyền thông Cường độ công việc lớn: Tính chân thực và thời sự đã tạo cho ngành báo chí một áp lực lớn, tiết tấu công việc nhanh, nhiệm vụ nặng nề. Để bảo đảm giá trị của báo chí, các phóng viên thường phải đảm nhận một khối công việc rất lớn. Theo một cuộc điều tra đối tượng nhằm vào các phóng viên báo chí cho thấy: 68.15% phóng viên không ngủ đủ 8 tiếng một ngày, 60.15% số người không được nghỉ các ngày lễ, 59.15% chưa bao giờ tham gia khám chữa bệnh do đơn vị tổ chức. Ngày qua ngày, năm kế năm, chìm ngập trong các cuộc phỏng vấn, viết bài... đã khiến cho sức khỏe, tinh lực và tâm lý của các phóng viên suy giảm kiệt quệ. Hệ số nguy hiểm cao: Nghề báo chí so với các ngành lao động trí óc khác có độ nguy hiểm khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội liên hợp phóng viên thế giới cho biết: Tỷ lệ tử vong của phóng viên thuộc lĩnh vực điều tra ngày càng tăng. Số phóng viên bị đe dọa, bị hành hung, bắt cóc cũng không ngừng tăng lên. Tính nguy hiểm lớn chắc chắn sẽ mang lại một tâm lý căng thẳng cao độ. Cơ chế đánh giá, quản lý không hợp lý: Hiện nay đa số các hãng truyền thông đang áp dụng cơ chế đào thải và kiểm tra sát hạch chuyên môn. Nhân viên được tuyển chọn cho ngành báo chí đều có tố chất rất cao, không kể trên dưới, chỉ cần có biểu hiện lơ là thì ngay lập tức sẽ bị đào thải. Cơ quan báo chí rất chú trọng tới việc tăng cường chính trị tư tưởng và trình độ chuyên môn cho phóng viên, lại xem nhẹ yếu tố tâm lý của họ. Việc cải cách chế độ nhân sự là để khích lệ phóng viên tiến lên phát triển, nhưng trên thực tế cái mà phóng viên nhận được lại là áp
  2. lực chứ không phải động lực. Cạnh tranh chức vị khốc liệt: Cùng với sự lớn mạnh của đội ngũ phóng viên báo chí, số người mong muốn nâng cao chức vị của mình ngày càng đông. Việc bình bầu chức vị ảnh hưởng đến những lợi ích thiết thực như: tăng lương, cải thiện nhà ở..., khiến cho sự cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt. Chức vị đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng đối với những áp lực cạnh tranh của các phóng viên báo chí. Hạn chế không gian phát triển cá nhân: Trong xã hội hiện đại thay đổi từng giờ, phóng viên báo chí liên tục thấy kiến thức của mình lạc hậu, tư duy theo hướng quán tính, chủ nghĩa kinh nghiệm càng ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, truyền thông thời cạnh tranh thị trường khốc liệt lại đổ dồn vào thị trừong, quảng cáo, khán giả..., không quan tâm đến việc bồi d ưỡng sự phát triển cá nhân của phóng viên. Áp lực từ xã hội Sự xung đột giữa giá trị của các bài báo với giá trị xã hội: Trong nền kinh tế bao cấp, các phóng viên báo chí chỉ chú ý đến hiệu ích xã hội của báo chí, chỉ quản lý bài viết mà không quan tâm đến thị trường, tạo nên tâm lý ỷ lại. Sau khi nền kinh tế thị trường ra đời, ngành truyền thông bước vào thị trường cạnh tranh khốc liệt, khiến cho mâu thuẫn giữa thuộc tính xã hội và thuộc tính thương mại của các bài báo ngày càng trở nên rõ nét. Phóng viên báo chí vừa phải chú ý đến hiệu ích xã hội vừa phải quan tâm đến hiệu ích kinh tế, áp lực tâm lý từ đó cũng tăng l ên. Sự quá tải của phóng viên: Do tầm quan trọng của nghề nghiệp, phóng viên không chỉ làm tốt công việc đưa tin, mà còn phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó: một người giải quyết vấn đề, một người điều tiết mối quan hệ nhân tế, một nhà
  3. tư vấn tâm lý, một người học... Phải tham gia quá nhiều vai diễn như vậy trong thời gain hạn hẹp, chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng quá tải - Đó là một yếu tố liên quan đến những áp lực trong công việc của phóng viên. Sự kỳ vọng quá cao của xã hội đối với phóng viên: Trong tình thế thị trường bên mua trở thành thị trường chỉ đạo, nhu cầu của khách hành ngày càng hà khắc, để có thể trở thành một phóng viên giỏi thì nhất thiết phải trói chặt mình, đầu tư 120% sức lực bản thân cho công việc, mới có thể đảm bảo chất lượng. Loại áp lực mang tính tổng hợp từ những kỳ vọng, yêu cầu, phê bình và kiến nghị của khán giả chỉ tăng lên chứ không hề giảm đi. Áp lực từ cá nhân Kỳ vọng quá cao vào bản thân: Rất nhiều người khi gáp khó khăn hoặc nhìn thấy tương lai mờ mịt của xã hôi, rất thích phản ánh vào báo chí. Các phóng viên vừa có tinh thần trách nhiệm cao lại có xu hướng theo đuổi sự hoàn mỹ, khi các vấn đề mà người dân phản ánh không có cách nào giải quyết, trong lòng chắc chắn sẽ nảy sinh những ngờ vực và khổ tâm, tạo nên một áp lực rất lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0