intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phóng xạ: Có mặt ở khắp nơi Sinh năm 1954. Năm1978, Tốt nghiệp Đôi nét về TS.

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

122
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phóng xạ: Có mặt ở khắp nơi Sinh năm 1954. Năm1978, Tốt nghiệp Đôi nét về TS. Đặng Thanh Lương đại học vật lý, trường ĐH Tổng hợp Kishinev. Năm 1997, bảo vệ luận án tiến sĩ vật lý, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Năm 1978-1998 Nghiên cứu viên, Trung tâm An toàn bức xạ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phóng xạ: Có mặt ở khắp nơi Sinh năm 1954. Năm1978, Tốt nghiệp Đôi nét về TS.

  1. Phóng xạ: Có mặt ở khắp nơi Sinh năm 1954. Năm1978, Tốt nghiệp Đôi nét về TS. Đặng Thanh Lương đại học vật lý, trường ĐH Tổng hợp Kishinev. Năm 1997, bảo vệ luận án tiến sĩ vật lý, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Năm 1978-1998 Nghiên cứu viên, Trung tâm An toàn bức xạ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN). Năm 1998-2000 Phó Trưởng Ban Kế hoạch và Hợp tác quốc tế- Viện NLNTVN. Năm 2000- 2003, Phó Trưởng Ban An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học-Công nghệ. Từ năm 2003 đến nay,TS. Đặng Thanh Lương là Phó Cục trưởng Cục Kiềm soát và An toàn bức xạ - Phông bức xạ tự nhiên được sinh ra bởi các chất đồng vị phóng xạ chứa trong đất đá, nước, không khí, thực phẩm, nhà chúng ta ở và ngay
  2. trong cơ thể chúng ta ví dụ như: Uranium, Thorium, Kali, khí Radon,..vv. Có thể thấy rõ như trường hợp đồng vị phóng xạ tự nhiên Kali-40 có nhiều trong rau, hoa quả và cơ thể con người. Điều này cho thấy bức xạ ion hoá không có gì xa lạ với con người, nó tồn tại xung quanh ta và từ bao đời nay con người đã và đang sống chung trong một môi trường có nhiều chất phóng xạ. - Phông bức xạ tự nhiên phụ thuộc vào hàm lượng chất phóng xạ tự nhiên chứa trong đât nước của từng vùng. Do vậy việc tồn tại các vùng có có phông bức xạ cao hoặc thấp khác nhau là lẽ đương nhiên. Vùng có phông bức xạ cao thường tập chung ở những nơi có mỏ Uranium, vùng sa khoáng có chứa chất phóng xạ. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một số vùng có phông bức xạ môi trường cao hơn mức trung bình (mức liều trung bình hàng năm từ phông bức xạ môi trường trên toàn thế giới vào khoảng từ 2,1 đến 2,5mSv, 80% liều bức xạ này là do khí Radon gây ra) nói trên. Các vùng này đã được Liên đoàn Địa chất - Xạ hiếm phát hiện và lập hồ sơ.
  3. 1 mSv: Chưa phải là tiêu chuẩn giới hạn của phông bức xạ tự nhiên Liên quan đến thông tin cho rằng phông bức xạ tự nhiên ở một số vùng cao hơn mức cho phép 1mSv/năm, chúng tôi muốn làm rõ khái niệm này như sau: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6866: 2001 giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng thì giới hạn liều đối với dân chúng là 1mSv/năm lấy trung bình trong 5 năm liên tục, trong một năm đơn lẻ không được vượt quá 5mSv/năm và không tính tới đóng góp liều do bức xạ tự nhiên, điều này phải được hiểu như sau: Giới hạn liều 1mSv/năm này áp dụng với các công việc bức xạ, các nguồn bức xạ và các cơ sở bức xạ hạt nhân - các hoạt động của con người có thể làm tăng mức bức xạ đối với con người và môi trường, mức liều không áp dụng đối với chiếu xạ y tế và các nguồn bức xạ tự nhiên. Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong thực tế chúng ta không có giới hạn liều cho các nguồn bức xạ tự nhiên, trừ trường hợp chiếu xạ tự nhiên từ khí Radon khi nồng độ khí Radon vượt quá
  4. 1000Bq/m3 (có nước chấp nhận từ 500Bq/m3) theo Tiêu chuẩn an toàn bức xạ quốc tế BSS- 115. Tất cả nhân viên làm việc trong môi trường có khí Radon tự nhiên cao hơn mức trên phải được coi là nhân viên bức xạ . Điều này cho thấy những ý kiến trong một số bài báo gần đây cho rằng nếu phông bức xạ ở một số vùng cao hơn mức cho phép 1mSv/năm là không hợp lý. Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng tại một số vùng trong cả nước có phông bức xạ (2-4mSv/ năm) cao hơn mức phông bức xạ tự nhiên trung bình (2,1 – 2,5 mSv/năm). Về đánh giá tác hại của phông bức xạ tự nhiên cao đến sức khoẻ con người, thì hiện nay đang còn là vấn đề được các nhà khoa học trên toàn thế giới quan tâm. Mặc dù khái niệm “phông bức xạ tự nhiên cao” (cao hơn mức cho phép 1mSv/năm) được cho là hiện diện ở một số vùng dân cư nhưng trong trường hợp này, đây vẫn thuộc vào vùng chiếu xạ liều thấp. Khi bị chiếu xạ liều thấp, các triệu chứng bệnh lý không thể phát hiện thấy mà chỉ có thể đánh giá theo xác suất thống kê. Đây là một trở ngại lớn cho nghiên cứu khoa học vì số liệu thống
  5. kê chưa đủ để đi đến những kết luận chính xác về các tác động của phông bức xạ tự nhiên cao đến sức khoẻ con người và môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2