intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phù chân ở thai phụ

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

144
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bác sĩ cho em hỏi: khi mang bầu được 5 tháng thì hai chân bị phù và bị cao huyết áp. Như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Mong được tư vấn, em cám ơn! - Trả lời: Vào các tháng cuối thai kỳ, thai phụ thường bị tình trạng phù chân. Phù này là do sự chèn ép các tĩnh mạch vùng chi dưới (do thai lớn, bụng thai phụ to chèn ép). Phù thường xảy ra ở chân, thường rõ rệt và phù nhiều vào buổi chiều tối, hoặc sau một lúc ngồi (hoặc đứng) quá lâu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phù chân ở thai phụ

  1. Phù chân ở thai phụ Bác sĩ cho em hỏi: khi mang bầu được 5 tháng thì hai chân bị phù và bị cao huyết áp. Như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Mong được tư vấn, em cám ơn! - Trả lời:
  2. Vào các tháng cuối thai kỳ, thai phụ thường bị tình trạng phù chân. Phù này là do sự chèn ép các tĩnh mạch vùng chi dưới (do thai lớn, bụng thai phụ to chèn ép). Phù thường xảy ra ở chân, thường rõ rệt và phù nhiều vào buổi chiều tối, hoặc sau một lúc ngồi (hoặc đứng) quá lâu. Tình trạng phù giảm hay mất hẳn sau khi nằm nghỉ, và vào sáng sớm (sau một giấc ngủ). Phù không kèm tăng huyết áp, hay tiểu ít hoặc rối loạn thành phần nước tiểu, không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Để giảm phù, các thai phụ không
  3. nên ngồi, hay đứng quá lâu, mà nên thay đổi tư thế thường xuyên, nằm nghỉ khi có phù nhiều. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý phải phân biệt phù thông thường ở thai phụ với phù do bệnh lý ở thận, cao huyết áp, tiền sản giật (là tình trạng phù mà nước tiểu có đạm, tăng huyết áp, chỉ xảy ra khi mang thai, và hết sau khi sanh, bệnh cũng có thể trở nặng, gây co giật). Để phân biệt, cần xem mức độ, vị trí và tiến triển phù cùng các triệu chứng đi kèm. Phù bệnh lý thường phù nhiều, phù ở cả tay và mặt, thay đổi nước tiểu (tiểu ít), nước tiểu có vấn đề (có đạm).
  4. Phù bệnh lý thường xuất hiện sớm hơn (xuất hiện ở tháng thứ 4, thứ 5, thứ 6). Việc khám thai định kỳ, đặc biệt khám thường xuyên hơn vào các tháng cuối thai kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý, phân biệt phù đơn thuần do chèn ép hay phù bệnh lý, để có hướng xử trí thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2