intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÙ TOÀN THÂN

Chia sẻ: Nguyen Bhd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

116
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phù do sự mất quân bình giữa khu vực nội mạch và gian bào, bắt buộc kèm theo sự ứ nước – muối. 1. Phù do tim Trong trường hợp suy tim, cung lượng tim giảm, dẫn đến giảm lượng máu đến thận, đặc biệt các nephron cạnh vùng lõi thận, gia tăng sự tái hấp thu H2O2.Na+ , chứng tăng aldosteron huyết xảy ra trong trường hợp này, một phần do rối loạn tưới máu vùng thận, phần khác do giảm sút sự thanh lọc,chuyển hóa ở gan. Đồng thời áp lực tĩnh mạch toàn thân và phổi gia...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÙ TOÀN THÂN

  1. PHÙ TOÀN THÂN Phù do sự mất quân bình giữa khu vực nội mạch và gian bào, bắt buộc kèm theo sự ứ nước – muối. 1. Phù do tim Trong trường hợp suy tim, cung lượng tim giảm, dẫn đến giảm lượng máu đến thận, đặc biệt các nephron cạnh vùng lõi thận, gia tăng sự tái hấp thu H2O2.Na+ , chứng tăng aldosteron huyết xảy ra trong trường hợp này, một phần do rối loạn tưới máu vùng thận, phần khác do giảm sút sự thanh lọc,chuyển hóa ở gan. Đồng thời áp lực tĩnh mạch toàn thân và phổi gia tăng , dịch tái hấp thu sẽ đổ vào khoảng gian bào, gây triệu chứng phù. Duy nhất, chỉ có cải thiện cung l ượng tim, mới có thể phá vỡ vòng lẩn quẩn làm giảm phù. Trường hợp suy tim ứ huyết, có cung lượng tim bình thường hoặc cao (thí dụ do thiếu máu, tăng năng tuyến giáp, dò động – tĩnh mạch, bệnh Paget, bệnh tê phù) cơ chế phù cũng tương tự như trên, chỉ có sự không đáp ứng của cung lượng tim đồi với nhu cầu của tế bào ngoại vi gây ra sự tái phân phối lượng máu. Sự giảm tưới
  2. máu vô thận, do hệ giao cảm gây co mạch, d ường như có vai trò chủ yếu. Tình trạng cường giao cảm này lại tạo điều kiện cho chứng cường aldosteron xảy ra trong trường hợp này. Trong cả 2 trường hợp trên, tăng áp lực tĩnh mạch trong phổi dẫn đến tình trạng phù phổi và tình trạng giảm oxy huyết do ph ù phổi gây ra càng thúc đẩy suy tim và phù. 2. Phù do thận Sự mất protein với số lượng lớn qua đường niệu gây ra giảm protid máu và kèm theo giảm albumin máu. Khi albumin huyết thanh giảm d ưới 25g/l, phù toàn thân sẽ xuất hiện. Sự giảm áp lực thể keo gây ra sự giảm thể tích nội mạch kèm theo giảm lượng máu đến thân, tăng tái hấp thu Na+ và chứng cường aldosteron thứ phát Giảm áp lực thể keo hữu hiệu dẫn đếnsự tích tụ nước và muối trong khu vực gian bào và giảm thể tích máu.Vị trí phù phần lớn ảnh hưởng do tư thế bệnh nhân. Trong chừng mực mà áp lực tuần hoàn phổi giảm ngay cả áp lực thể keo có giảm, phù phổi cũng có thể xảy ra. 3. Phù do xơ gan Sự giữ nước, muối trong bệnh xơ gan cổ trướng liên quan đến 2 yếu tố:
  3. a.Suy tế bào gan: nguồn gốc của giảm albumin máu là do giảm khả năng tổng hợp của gan, cũng tương tự trường hợp hội chứng thận hư. Giảm albumin máu làm giảm áp lực thể keo dẫn đến tình tạng giảm thể tích máu. b.Sự nghẽn hệ thống cửa hay bạch huyết do xơ gan gây ra, làm tăng áp lực thủy tĩnh và tích tụ nước trong khu vực gian bào và khoảng cửa. Tăng áp lực cửa thông thường kèm theo sự tăng tính thấm của các mao mạch cửa đối với albumin và sự thất thoát albumin kiểu này càng thúc đẩy sự hình thành dịch cổ trướng. Nghẽn dẫn lưu hệ bạch huyết của gan càng tạo điều điện củng cố hội chứng phù do sự giàu protein tương đối của dịch cổ trướng. Sự tích lũy nước trong hệ thống cửa cũng tùy thuộc vào các địa hạt khác, cũng xảy ra tình trạng giảm thể tích máu hữu hiệu tạo điều kiện cho sự giữ nước và muối. Chứng cường aldosteron xảy ra ở bệnh xơ gan liên quan đến việc tưới máu ở thận đồng thời cũng do giảm sự thanh lọc, chuyển hóa ở gan. Trường hợp cổ trướng lớn, sự tăng áp lực trong ổ bụng làm trở ngại tuần hoàn tĩnh mạch hệ chi. 4. Phù do suy dinh dưỡng Tình trạng thiếu ăn kéo dài, nuôi ăn qua đường tiêm truyền không đầy đủ hoặc kém hấp thu ruột mãn tính trong khuôn khổ bệnh viện hoặc ký sinh trùng ruột là nguồn gốc của sự giảm albumin huyết và hậu quả là tăng thể tích dịch gian bào. Trên các bệnh nhân này, triệu chứng phù rất rõ ràng vì bệnh nhân rất gầy. Dinh
  4. dưỡng tái phục hồi đột ngột cũng có thể làm phù nặng hơn trong giai đoạn đầu do tăng sự ứ nước và muối. Nếu phối hợp với tình trạng tê phù và nếu có tổn thương tim thì phù càng dễ xuất hiện. 5. Phù của các bệnh ruột xuất tiết Mất protein quá nhiều và kéo dài qua đường tiêu hóa trong một số bệnh: -Bệnh dạ dày: K dạ dày, bệnh Ménétrier, hội chứng sau khi cắt dạ dày, viêm dạ dày thể keo. -Bệnh ruột non: bệnh scrue, bệnh Whipple, u lympho, tăng sinh tuần hòa bạch huyết, lao ruột, viêm ruột cấp tính, xơ cứng bì, bệnh túi thừa, viêm ruột dị ứng. -Bệnh ruột già: K đại tràng, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng u hạt tiên phát, chứng to ruột kết. -Linh tinh: suy tim phải, bệnh cơ tim tiên phát, thông liên thất, chứng không gamma globulin máu do có sự thay đổi niêm mạc ruột (viêm, loét, dị thường trong cấu trúc tế bào), tăng áp lực hệ bạch huyết. Điều quan trọng là mất toàn bộ protein, albumin cũng như globulin, sẽ làm giảm protein máu, tăng thể tích khu vực gian bào và phù càng hiển nhiên nếu bệnh nhân gầy mất nhiều mô mỡ. 6. Phù vô căn
  5. Phù không rõ nguyên nhân xảy ra trên phụ nữ sau tuổi dậy thì, thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt và xáo trộn tâm lý. Đặc điểm của bệnh này là xảy ra từng đợt phù toàn thân, không đặc tính viêm, tiểu ít, trong ngày thể trọng cơ thể tăng nhiều và dễ xảy ra khi bệnh nhân đứng lâu, do nắng, dùng thuốc và đôi khi do chu kỳ kinh nguyệt. Người bị bệnh phù vô căn không hề có dữ kiện nào về một bệnh tim, thận, gan, nội tiết, dinh dưỡng dị ứng, tĩnh mạch, bạch huyết hoặc bệnh do dùng thuốc. Phân bố phù diễn tiến một cách lạ thường: a. Buổi sáng sưng mặt b. Trong ngày phù 2 chi, bụng chướng cho đến khi phù vùng ngực, khii bệnh nhân đứng huyết áp thương thấp, mạch rất nhanh, phản ánh tình trạng giảm thể tích máu lưu hành Sinh bệnh học của phù vô căn rất phức tạp: môt số tác giả ghi nhận có tình trạng protein thoát ra ngoài mạch, gây hạ albumin huyết, hậu quả giảm thể tích máu, giảm tưới máu thận. Người ta cũng tìm thấy có hiện tượng tăng áp lực thể keo ở khu vực ngoại bào, tăng độ thấm và diện tích mao mạch. Người ta cũng đề cập đến vai trò của một số chất trung gian nh ư Bradykinine, Histamin và hormon như oestrogen. Ngoài ra còn có nghẽn tuần hoàn bạch huyết, tình trạng cường aldosteron thứ thát, tăng tiết AND. Gần đây có một giả thuyết cho phép giải thích một số yếu tố của hội chứng này là do có sự suy yếu của hệ thống giải phóng
  6. Dopamin, bằng cớ là có sự giảm bài tiết Dopamin trong nước tiểu, từ đó giải thích đượccác rối loạn hành vi, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tính thấm mao mạch, sự ứ Na+ và tình trạng cường aldosteron thứ phát. Tóm lại, tăng thể tích dịch gian bào tong hội chứng phù vô căn không những liên quan đến sự thay đổi bất thường của mao mạch mà còn liên hệ đến sự ứ nước, muối do thận gây ra và càng rõ trong tư thế đứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2