intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh liên quan đến thận

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

183
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phù Phù là hiện tượng tăng dịch kẽ, ứ nước ở tổ chức dưới da. Phù chỉ có thể khu trú hoặc toàn thân với các mức độ nhẹ, vừa, nặng. Trong trường hợp phù nhẹ chỉ thấy nặng mặt, mí mắt hơi sưng. Trong trường hợp phù nhiều có thể phát hiện có nước ở màng bụng, màng phổi, màng tim, màng tinh hoàn. Nguyên nhân: Là do tăng áp lực thuỷ tĩnh mao mạch, giảm áp lực keo trong lòng mạch, tăng thẩm tích mao mạch và giảm khả năng lưu thông bạch mạch. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh liên quan đến thận

  1. Một số bệnh liên quan đến thận Phù Phù là hiện tượng tăng dịch kẽ, ứ nước ở tổ chức dưới da. Phù chỉ có thể khu trú hoặc toàn thân với các mức độ nhẹ, vừa, nặng. Trong trường hợp phù nhẹ chỉ thấy nặng mặt, mí mắt hơi sưng. Trong trường hợp phù nhiều có thể phát hiện có nước ở màng bụng, màng phổi, màng tim, màng tinh hoàn. Nguyên nhân: Là do tăng áp lực thuỷ tĩnh mao mạch, giảm áp lực keo trong lòng mạch, tăng thẩm tích mao mạch và giảm khả năng lưu thông bạch mạch. Biểu hiện lâm sàng: dấu hiệu "lọ mực" là triệu chứng chính để phát hiện phù ở cẳng chân, mu chân. Để theo dõi phù cần biết cân nặng và lượng nước tiểu hàng ngày hoặc hàng tuần. Trong trường hợp cầu thận thượng gặp phù toàn thân Điều trị: Người thầy thuốc sẽ chuẩn đoán nguyên nhân gây phù và phân biệt phù do thận với phù do suy tim, suy gan, suy dinh dưỡng, viêm bạch mạch, viêm tĩnh mạch, dị ứng. Chế độ ăn uống trong điều trị phù rất quan trọng. Kết hợp với điều trị nguyên nhân. Rối loạn chức năng cương
  2. Chứng rối loạn chức năng cương còn gọi là chứng bất lực, liệt dương là hiện tượng bệnh lý của dương vật không đạt sự cương cứng cần thiết để đảm bảo sinh hoạt tình dục bình thường. Nguyên nhân: rối loạn chức năng cương là nguyên nhân của vô sinh nam đồng thời ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống. Việc chuẩn đoán nguyên nhân nhiều khi khó khăn vì có nhiều nguyên nhân phối hợp: sau vỡ xương chậu, trong bệnh đái tháo đường, do yếu tố tâm lý, do bệnh mạch máu ngoại biên, do tổn thương tuỷ sống. Biện pháp điều trị: nội tiết tố nam, đặt prothèse dương vật, phục hồi mạch máu, tiêm vào vật hang các chất giãn mạch (papaverin, phentolamin, ptostagladin E1-Alprostadil) đơn thuần hay phối hợp. Ơ' nước ta các bài thuốc y học dân tộc bằng cây, con cũng có tác dụng. Thận to Là một triệu chứng thực thể được phát hiện ra qua thăm khám nh ưng cũng có thể được người bệnh tự phát hiện thấy nếu mức độ to là đáng kể. Cần khai thác kỹ tiền sử gia đình, bản thân, về bệnh hệ tiết niệu của nưgười bệnh khi phát hiện thấy thận to. Nguyên nhân:
  3. Khối choán chỗ nh các nang (thường phát hiện bằng siêu âm, không kèm đau hay đái máu), khối u rắn (phát hiện bằng siêu âm, UIV + CT Scanner) Thận đa nang: dựa vào tiền sử gia đình, 2 thận to, thǎm dò thấy thận to có nhiều nang và có thể có nang gan. Nhiễm khuẩn, có thể không kèm tắc nghẽn đườg tiết niệu (viêm thận bể thận cấp hay viêm mủ bể thận, áp xe thận, hoại thư quanh thận) hoặc kèm theo tắc nghẽn đường tiết niệu (sỏi thận -tiết niệu, chít hẹp từ bên trong hoặc bên ngoài đường tiết niệu) Thận to bù (nếu bên kia không có thận hoặc giảm chức năng) Tổn thương mạch máu gây nhối máu thận hay tắc tĩnh mạch thận. Các bệnh thận: bột thận, Luput, hội chứng thận hư... Chuẩn đoán xác định thận to dựa vào lâm sàng có dấu hiệu chạm thắt lưng và bập bềnh thận; cận lâm sàng dựa vào các phương pháp chuẩn đoán hình ánh Cần phân biệt thận to với: Gan to - Lách to - Khối u ổ bụng - U nang buồng trứng (ở nữ) Người bệnh cần được phát hiện nguyên nân gây bệnh sớm, đặc biệt là khi có tắc nghẽn đường tiết niệu kèm nhiễm khuẩn hoặc khi nghi có khối u thận-tiêt niệu để có thể được điều trị kịp thời và hiệu quả.
  4. Chế độ ăn cho bệnh nhân thận Đối với bệnh nhân viêm cầu thận cấp: Những thực phẩm nên dùng: Chất bột đường: có nguồn gốc từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây. Chất béo: nên sử dụng 30-35 g/ngày. Chất đạm: giảm đạm tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt nạc, cá, sữa, trứng. Các loại rau quả: nếu trong giai đoạn vô niệu thì không được ăn rau quả. Khi tiểu được nhiều thì mới ăn như bình thường. Thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế: Các loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì... hoặc chỉ ăn dưới 150 g/ngày. Không nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật. Không nên sử dụng nhiều chất đạm có nguồn gốc thực vật. Cần theo dõi lượng nước tiểu để sử dụng lượng rau quả hợp lý.
  5. Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: Gạo tẻ: 100-150 g. Khoai sọ, khoai lang 200-300 g. Thịt nạc hoặc cá: 50-100 g. Trứng vịt, gà:1 quả, tuần ăn 2-3 lần. Dầu ăn: 20-30 g. Rau: 200-300 g. Quả: 200-300 g. Dùng lượng nước bằng lượng nước tiểu hàng ngày cộng thêm 300-500ml. Chú ý trong giai đoạn phù phải Ăn nhạt hoàn toàn, khi hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày. Đối với bệnh nhân viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chưa suy thận: Thực phẩm nên dùng: Các loại gạo, mì, khoai sắn. Chỉ nên sử dụng chất béo 20-25 g/ngày, 2/3 là dầu thực vật. Ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ. Lượng đạm 1,5-2 g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và calci. Ăn rau quả như bình thường. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế. Thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế: Không sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật. Không nên sử dụng các phủ tạng động vật nh ư tim, óc, thận. Hạn chế trứng, chỉ ăn 1-2 quả/tuần.
  6. Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: Gạo tẻ:300-350 g. Thịt nạc hoặc cá 200 g hoặc 300 g đậu phụ. Dầu ăn 10-15 g. Rau 300-400 g. Quả 200-300 g. Muối 2 g. Đối với bệnh nhân suy thận: Thực phẩm nên dùng: Các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây. Dầu, mỡ, bơ. Nên sử dụng 35-40 g/ngày, 2/3 là thực vật. Giảm đạm; ăn thịt nạc, cá 50 g/ngày; sữa 100-200 ml/ngày; Trứng gà, vịt: 2-3 quả/tuần. Ăn loại rau quả ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp. Thực phẩm không nên dùng: Hạn chế gạo, mì, chỉ nên ăn dưới 150 g/ngày. Ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật. Không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng. Tránh các loại có vị chua: Rau ngót, mồng tơi, đay.
  7. Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày: Gạo tẻ 50-100 g. Khoai sọ, khoai lang 200-300 g. Miến dong 100-120 g. Bột sắn, bột đao 20 g. Đường kính 30-50 g. Sữa tươi 100-200 ml. Thịt nạc hoặc cá 50 g. Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần. Dầu ăn 20-30 g. Rau 200-300 g. Quả chín 200-300 g.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2