intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2003

Chia sẻ: Hoàng Văn Hưng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2003 ban hành kèm theo Quyết định số: 142/2003/QĐ-TCTK ngày 27 tháng 02 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2003

  1. Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2003 TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2003 PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2003 (Theo Quyết định số: 142/2003/QĐ-TCTK ngày 27 tháng 02 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê) 1. Mục đích điều tra Cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2003 nhằm các mục đích sau: 1.1. Thu thập thông tin về các điều kiện và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá thực trạng và năng lực của các doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Đồng thời, cung cấp những thông tin cần thiết để tính các chỉ tiêu thuộc hệ thống Tài khoản quốc gia đối với khu vực doanh nghiệp. 1.2. Cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để phục vụ các yêu cầu thống kê doanh nghiệp và các yêu cầu khác. 2. Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra 2.1. Đối tượng điều tra Là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập, chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước 01/01/2003 và hiện đang tồn tại. Trong đó, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạt theo thời vụ không sản xuất đủ 12 tháng trong năm 2002, những doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh để đầu tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất, những doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ sát nhập, giải thể nhưng vẫn còn bộ máy quản lý để có thể trả lời được các câu hỏi trong phiếu điều tra (trường hợp không còn bộ máy quản lý để trả lời các câu hỏi của phiếu điều tra thì không đưa vào đối tượng điều tra). 2.2. Phạm vi điều tra Gồm toàn bộ các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra nói trên, đang hoạt động trong các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Công nghiệp khai thác mỏ, Công nghiệp chế biến, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Xây dựng; Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; Khách sạn và nhà hàng; Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; Tài chính tín dụng; Hoạt động khoa học và công nghệ; Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; Hoạt động văn hoá và thể thao; Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. Đối với doanh nghiệp Nhà nước phạm vi điều tra còn bao gồm cả những doanh nghiệp chưa chuyển đăng ký theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước hoặc Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội do vốn ngân sách cấp. Tại cuộc điều tra này, tiến hành lập danh sách các doanh nghiệp đang tồn tại đến 01/3/2003, nhưng chỉ thu thập số liệu của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 01/01/2003. 2.3. Đơn vị điều tra Là các doanh nghiệp thuộc phạm vi điều tra, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, cụ thể là: - Doanh nghiệp Nhà nước.
  2. - Doanh nghiệp tập thể (Hợp tác xã, trừ Hợp tác xã nông, lâm nghiệp). - Doanh nghiệp tư nhân. - Công ty hợp danh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Công ty cổ phần. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê toàn bộ dây chuyền sản xuất kèm theo cả lao động, thì doanh nghiệp đi thuê báo cáo toàn bộ lao động, kết quả sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách của dây chuyền sản xuất đi thuê tạo ra. Đồng thời, doanh nghiệp cho thuê vẫn là một đơn vị điều tra và báo cáo số lao động còn lại, toàn bộ giá trị tài sản, nguồn vốn cho thuê và kết quả sản xuất kinh doanh là khoản thu về cho thuê dây chuyền sản xuất cùng với các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Trường hợp Tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập là đơn vị điều tra, do đó Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc là một đơn vị điều tra. Trường hợp công ty mẹ, công ty con, công ty mẹ là một đơn vị điều tra, mỗi công ty con là một đơn vị điều tra. 3. Nội dung điều tra 3.1. Những chỉ tiêu nhận dạng đơn vị điều tra: - Tên doanh nghiệp. - Địa chỉ, điện thoại, Fax, Email. - Loại hình doanh nghiệp. - Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2. Những chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh: - Lao động và sử dụng lao động. - Thu nhập của người lao động. - Số cơ sở và thiết bị máy móc của hoạt động thương mại, dịch vụ,... - Tài sản và nguồn vốn. - Vốn đầu tư phát triển. - Chi phí sản xuất (điều tra mẫu). - Doanh thu. - Sản phẩm sản xuất kinh doanh. - Lợi nhuận. - Tồn kho. - Thuế và các khoản nộp ngân sách. - Cán bộ khoa học và đầu tư phát triển khoa học công nghệ. - Ứng dụng công nghệ thông tin. 4. Danh sách các đơn vị điều tra, phiếu thu thập thông tin và các bảng danh mục sử dụng cho cuộc điều tra 4.1. Danh sách các doanh nghiệp có đến 01/3/2003: - Danh sách các doanh nghiệp có đến 31/12/2002 để sử dụng cho điều tra thu thập số liệu. - Danh sách các doanh nghiệp mới tăng thêm từ 01/01/2003 đến 01/3/2003 để theo dõi cập nhật doanh nghiệp. 4.2. Phiếu điều tra: Có 2 loại phiếu điều tra: - Loại phiếu điều tra toàn bộ: + Phiếu số: 1A-ĐTDN: Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp năm 2002 (Áp dụng cho
  3. các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành). + Phiếu số: 1B-ĐTDN: Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp năm 2002 (Áp dụng cho các doanh nghiệp đơn ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, XDCB, vận tải, kho bãi, viễn thông, tài chính, tín dụng, thu gom và xử lý rác thải). + Phiếu số: 1C-ĐTDN: Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp năm 2002 (Áp dụng cho các doanh nghiệp đơn ngành: Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành và các hoạt động dịch vụ khác). - Loại phiếu điều tra mẫu: + Phiếu số: 2A/ĐTDN-M: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2002 (Áp dụng cho các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra thuộc tất cả các ngành, trừ các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng). + Phiếu số: 2B1/ĐTDN-M: Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động ngân hàng năm 2002 (Áp dụng cho các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng) + Phiếu số: 2B2/ĐTDN-M: Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động ngân hàng năm 2002 (Áp dụng cho các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra là tổ chức tín dụng) + Phiếu số: 2B3/ĐTDN-M: Kết quả hoạt động SXKD năm 2002 (Áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm). 4.3. Bảng danh mục Có 6 bảng danh mục áp dụng cho cuộc điều tra: - Bảng phân ngành kinh tế quốc dân. - Bảng danh mục các đơn vị hành chính. - Bảng danh mục sản phẩm công nghiệp, vận tải, viễn thông và dịch vụ thu gom xử lý rác thải. - Bảng danh mục các Bộ, ngành Trung ương và các Tổng công ty Trung ương. - Bảng danh mục các nước và vùng lãnh thổ. - Bảng danh mục các ngành sản phẩm tính năng lực sản xuất mới tăng. 5. Thời điểm điều tra và thời kỳ thu thập số liệu - Cuộc điều tra được thực hiện từ 01/3/2003. - Số liệu thu thập của các chỉ tiêu thời kỳ (doanh thu, thuế, sản phẩm, thu nhập,...) là số chính thức của cả năm 2002, của các chỉ tiêu thời điểm (lao động, tài sản, nguồn vốn,...) là số liệu đầu năm và cuối năm 2002. 6. Phương pháp điều tra Cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2003 thực hiện điều tra toàn bộ với các thông tin cơ bản và thực hiện điều tra mẫu với chỉ tiêu chi phí sản xuất và sử dụng lao động của doanh nghiệp. 6.1. Lập danh sách các đơn vị điều tra toàn bộ Trước khi tiến hành điều tra, cần lập danh sách các đơn vị điều tra trên cơ sở các thông tin từ cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 01/7/2002 và các nguồn thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Danh sách các đơn vị điều tra do Trung ương lập và gửi về cho các tỉnh, thành phố gồm toàn bộ các doanh nghiệp có đến 01/01/2003. Các tỉnh, thành phố kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý danh sách và xác định những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trước 01/01/2003. 6.2. Chọn mẫu điều tra cho các chỉ tiêu điều tra mẫu 6.2.1. Lập dàn chọn mẫu Dàn chọn mẫu được lập dựa trên danh sách các doanh nghiệp và số liệu điều tra doanh nghiệp trong cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp 01/7/2002.
  4. Dàn mẫu được phân tổ theo các ngành kinh tế cấp 2; Trong mỗi ngành kinh tế cấp 2, phân theo khu vực doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Trong mỗi tổ của ô ma trận dàn mẫu được sắp xếp các doanh nghiệp theo thứ tự giảm dần của chỉ tiêu lao động có đến đầu năm 2002. 6.2.2. Chọn mẫu Mẫu chọn đại diện cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện cho từng ngành kinh tế cấp 2 trên địa bàn tỉnh, thành phố với cỡ mẫu khoảng 10000 doanh nghiệp (Tỷ lệ mẫu 15%). Mẫu do Trung ương chọn và gửi về cho từng tỉnh, thành phố (những tỉnh không có mẫu rơi vào thì không phải điều tra mẫu). Phương pháp chọn mẫu theo ngẫu nhiên rải đều, kết hợp với ưu tiên qui luật số lớn. Cụ thể: Trong mỗi tổ của ô ma trận dàn mẫu, các doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm, nhóm trên điểm cắt và nhóm dưới điểm cắt. Điểm cắt được xác định bởi doanh nghiệp có số lao động gần nhất với số lao động bình quân của tổ. Nhóm trên điểm cắt được phân bổ 50% số mẫu của tổ và nhóm dưới điểm cắt cũng được phân bổ 50% số mẫu của tổ. Sau khi đã có số mẫu cho từng nhóm, tiến hành chọn mẫu cho từng nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên rải đều với khoảng cách của mẫu liền kề bằng K (K = Số doanh nghiệp của nhóm chia (:) Số mẫu của nhóm). 6.2.3. Bổ sung khi mẫu bị mất Trường hợp mẫu chọn bị mất, giám sát viên được quyền bổ sung mẫu theo thứ tự ưu tiên sau: (1) Doanh nghiệp trên địa bàn có cùng ngành, cùng loại hình, có qui mô lao động gần sát nhất với doanh nghiệp mẫu bị mất. (2) Doanh nghiệp trên địa bàn có cùng ngành và có qui mô lao động gần sát nhất với doanh nghiệp mẫu bị mất. (3) Doanh nghiệp trên địa bàn có qui mô lao động gần sát nhất với doanh nghiệp mẫu bị mất. 6.3. Phương pháp điều tra Do tính chất phức tạp trong nội dung điều tra và trình độ kế toán, thống kê cũng như ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị điều tra rất khác nhau, nên áp dụng 2 phương pháp điều tra là: điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp. - Điều tra trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp quan sát, phỏng vấn đối tượng điều tra, đề nghị cung cấp số liệu, giải thích tình hình, trên cơ sở đó điều tra viên ghi vào phiếu điều tra. Phương pháp này được áp dụng đối với những đơn vị điều tra chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, không có khả năng tự ghi được phiếu điều tra (Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chuẩn bị giải thể, doanh nghiệp đang bị thanh tra,...). - Điều tra gián tiếp: Tổ chức hội nghị gồm kế toán trưởng, cán bộ nghiệp vụ kế toán hoặc thống kê của các đơn vị điều tra hoặc điều tra viên trực tiếp hướng dẫn phương pháp ghi phiếu điều tra và những quy định cụ thể về nơi gửi, hình thức gửi, thời gian gửi, để các đơn vị điều tra tự ghi phiếu gửi cho cơ quan điều tra. Trong thực tế cần kết hợp chặt chẽ cả 2 phương pháp, để vừa tiết kiệm kinh phí và công sức của điều tra viên, vừa đảm bảo yêu cầu nhanh và chính xác của số liệu. 7. Kế hoạch tiến hành điều tra Kế hoạch điều tra được chia ra các bước sau:
  5. Bước 1: Chuẩn bị điều tra: Thời gian thực hiện từ 01/01 đến 1/3/2003 Gồm các công việc: - Ra quyết định điều tra. - Xây dựng phương án điều tra. - Xây dựng các bảng danh mục áp dụng cho cuộc điều tra. - Xây dựng chương trình phần mềm về nhập tin biểu điều tra. - In phương án, biểu mẫu và các tài liệu hướng dẫn khác của cuộc điều tra. - Lập danh sách các đơn vị điều tra. - Chọn mẫu điều tra. Bước 2: Triển khai điều tra: Thời gian thực hiện từ 1/3 đến 10/5/2003. Gồm các công việc: - Tuyển chọn điều tra viên và giám sát viên theo tiêu chuẩn quy định. - Tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên và giám sát viên theo phân cấp: + Tổng cục tập huấn nghiệp vụ cho các giám sát viên ở Trung ương và cán bộ chỉ đạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Cục Thống kê tỉnh, thành phố tập huấn nghiệp vụ cho các điều tra viên, giám sát viên của tỉnh, thành phố và hướng dẫn cán bộ các doanh nghiệp về nội dung và phương pháp ghi biểu điều tra. - Triển khai điều tra thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra. - Thu thập, chỉnh lý, đánh ký mã hiệu tại các tỉnh, thành phố. - Xây dựng hệ thống biểu tổng hợp đầu ra và chương trình phần mềm tổng hợp điều tra cho các tỉnh, thành phố và cho Trung ương. Bước 3: Xử lý tổng hợp số liệu: Thời gian thực hiện từ 01/5 đến 30/6/2003. Gồm các công việc: - Nhập tin và kiểm tra số liệu sau nhập tin tại các tỉnh, thành phố và truyền số liệu về Trung tâm Tính toán Thống kê Trung ương. - Khai thác số liệu để làm báo cáo chính thức năm 2002 tại các tỉnh, thành phố. - Tổng hợp kết quả đầy đủ của cuộc điều tra. - Phân tích và công bố kết quả điều tra. 8. Tổ chức chỉ đạo thực hiện 8.1. Chỉ đạo điều tra Ở cấp Trung ương thành lập Ban chỉ đạo điều tra Trung ương do 1 Lãnh đạo Tổng cục làm trưởng ban, các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương gồm các Vụ trưởng Vụ Công nghiệp; Vụ Thương mại và Giá cả; Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia; Vụ Xây dựng, Giao thông và Bưu điện; Vụ Phương pháp Chế độ Thống kê; Vụ Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản; Giám đốc Trung tâm Tính toán Thống kê Trung ương. Vụ trưởng Vụ Công nghiệp làm thường trực. Ban chỉ đạo Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng phương án điều tra và các văn bản có liên quan, chỉ đạo triển khai và kiểm tra giám sát điều tra ở các tỉnh, thành phố, tổng hợp, phân tích kết quả cuộc điều tra. Các Vụ liên quan trực tiếp đến nội dung điều tra có trách nhiệm cử cán bộ làm giám sát viên theo dõi kiểm tra theo chức năng của các Vụ trong nội dung của cuộc điều tra. Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do 1 Lãnh đạo Cục Thống kê trực tiếp chỉ đạo. Giúp Lãnh đạo Cục có các trưởng phòng nghiệp vụ: Công nghiệp, Thương mại và Giá cả, Xây dựng, Giao thông và Bưu điện, Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, Tổng hợp. Tùy tình hình cụ thể của từng tỉnh, thành phố mà Cục trưởng giao cho 1 trong các trưởng phòng nghiệp vụ nói trên làm tổ trưởng. Tổ trưởng có trách nhiệm điều hành hoạt động của tổ, đảm bảo sự phối hợp
  6. chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ có liên quan của Cục Thống kê và Phòng Thống kê các quận, huyện trong quá trình triển khai điều tra. Các phòng nghiệp vụ có liên quan chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập, kiểm tra chỉnh lý, đánh ký mã hiệu, nhập tin số liệu và kiểm tra số liệu đã nhập tin của các phiếu điều tra thuộc nghiệp vụ mình quản lý. 8.2. Tổ chức điều tra và xử lý tổng hợp 8.2.1. Tổ chức điều tra Cuộc điều tra được tổ chức thực hiện theo lãnh thổ. Cục Thống kê tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai điều tra thu thập số liệu tại các đơn vị điều tra trên địa bàn lãnh thổ; kiểm tra, chỉnh lý, đánh ký mã hiệu và nhập tin các phiếu điều tra. 8.2.2. Tổ chức xử lý tổng hợp số liệu điều tra Cuộc điều tra được xử lý tổng hợp tập trung bằng máy tính như sau: - Trung tâm Tính toán Thống kê Trung ương xây dựng chương trình phần mềm nhập tin và tổng hợp kết quả cho toàn bộ cuộc điều tra. - Cục Thống kê tỉnh, thành phố tự nhập tin toàn bộ biểu điều tra đã thu thập trên địa bàn và tổng hợp số liệu để làm báo cáo chính thức năm 2002 bằng một chương trình phần mềm thống nhất toàn quốc do Trung tâm Tính toán Thống kê xây dựng, cài đặt và hướng dẫn sử dụng. - Số liệu nhập tin sau khi đã kiểm tra làm sạch, được tổng hợp đầy đủ cho tỉnh, thành phố, đồng thời cũng được truyền về cơ sở dữ liệu tại Trung tâm Tính toán Thống kê Trung ương để xử lý tổng hợp chung cho toàn quốc. Số liệu ban đầu của cuộc điều tra sau khi đã phục vụ cho yêu cầu tổng hợp, sẽ được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu của Tổng cục nhằm phục vụ cho các nhu cầu khai thác của các Vụ, các đơn vị trong Tổng cục và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố. - Kết quả tổng hợp của cuộc điều tra sẽ được công bố nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng dùng tin. 9. Kinh phí điều tra Tổng cục Thống kê cấp kinh phí để bảo đảm yêu cầu thu thập và xử lý tổng hợp theo nội dung của phương án điều tra. Những địa phương có nhu cầu điều tra bổ sung những thông tin ngoài phương án điều tra thì địa phương cấp kinh phí cần thiết cho phần điều tra bổ sung đó, nhưng không được làm ảnh hưởng đến nội dung, chất lượng số liệu và tiến độ đã quy định trong phương án điều tra. Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố có trách nhiệm quản lý và sử dụng chặt chẽ, hiệu quả nguồn kinh phí được cấp, bảo đảm điều kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra như phương án đã quy định. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ Lê Mạnh Hùng (Đã ký)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2