intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp dạy học theo chia nhóm

Chia sẻ: Phạm Văn Sơn Sơn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

297
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày những khó khăn trở ngại trong hoạt động giao tiếp và biện pháp sử lý các tình  huống cụ thể trong quá trình làm việc nhóm?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp dạy học theo chia nhóm

  1. Câu hỏi: Trình bày những khó khăn trở ngại trong hoạt động giao tiếp và biện pháp sử lý các tình   huống cụ thể trong quá trình làm việc nhóm? Bài làm     Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của cách  dạy truyền thống cũng như hình thức thảo  luận theo sự hướng dẫn của giáo viên ở các trường đại học. Nhưng hiện nay phần lớn giáo viên  đã thấy được giá trị của việc phân sinh viên làm việc cộng tác theo nhóm. Làm việc theo nhóm  nhỏ trong và ngoài giờ học là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng, giúp sinh viên nắm  vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹ năng suy nghĩ đào sâu     Trong khi nhiều giáo viên thỉnh thoảng mới chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ để thực hiện  các bài tập ngắn thì hình thức làm việc theo nhóm được đề cập ở đây chỉ nói đến các đề tài kéo  dài hàng tiết, trong nhiều buổi học hoặc vài tháng. Giáo viên phân chia sinh viên thành từng  nhóm hoặc sinh viên tự chọn nhóm cho mình và tất nhiên mỗi cách đều có mặt lợi và mặt hại.  Nhưng điều chính yếu ở đây là bài tập phân công đòi hỏi phải có sự phụ thuộc lẫn nhau vì thế  không cá nhân nào có thể hoàn thành bài tập một mình. Hình thức này được gọi là Học dựa trên  Vấn đề. Giáo viên đưa ra vấn đề để sinh viên thảo luận và tạo điều kiện hoặc giúp đỡ sinh viên  trong quá trình học tập. Làm việc theo nhóm giúp sinh viên sẽ tích cực tham gia, hiểu và nhớ bài lâu hơn, nắm vững các  kỹ năng quan trọng để có thể thành công trong môn học hoặc trong nghề nghiệp. Ngoài ra, sinh  viên sẽ hăng hái trong việc tự học, điều này khích lệ sinh viên nghiên cứu độc lập.  Phân nhóm làm bài tập nhằm tăng cường học tập     Quyết định phân nhóm học tập cần phải xem xét kỹ các mục đích của môn học. Chẳng hạn,  nếu giáo viên mong muốn sinh viên  có thể áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn hoặc  chứng tỏ tính quyết đoán hay các kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc tính chuyên nghiệp của mình  trong lĩnh vực đó thì phân nhóm học tập rất thích hợp để đưa vào chương trình môn học. Chúng  ta không nên nghĩ phân nhóm học tập là phần việc thêm vào cấu trúc môn học đã có sẵn mà  phải nghĩ điều này có ảnh hưởng quan trọng trong việc thiết kế chương trình môn học và giúp kết  hợp các mục tiêu lại. Các yếu tố quan trọng khác nên xem xét trước tiên là quy mô lớp học (vì các  lớp đông sinh viên chúng ta cần chú ý trong khâu tổ chức) và phương pháp đánh giá nhóm (để  giáo viên có đủ thời gian và cho ý kiến phản hồi kịp thời đối với các đề tài làm theo nhóm).     Loại bài tập nhóm giáo viên dự kiến trong môn học cũng cần được kiểm tra để bảo đảm sinh  viên có thể hoàn thành.  Nhóm học tập sẽ được khích lệ và một số khó khăn mà nhóm gặp phải  sẽ được loại trừ hoặc giảm tối thiểu nếu giáo viên thiết kế bài tập như sau:    (1) đòi hỏi cá nhân phải có trách nhiệm giải trình đối với các thành viên nhóm;    (2) các thành viên nhóm phải thảo luận và tác động lẫn nhau;
  2.    (3) bảo đảm các thành viên nhận được phản hồi trực tiếp,rõ ràng và có ý nghĩa;    (4) tặng quà cho nhóm nào có kết quả cao     Trách nhiệm giải trình của cá nhân rất quan trọng cho thành công của nhóm. Vì theo khuynh  hướng tự nhiên sẽ có một số sinh viên vượt trội và một số kém hơn có khuynh hướng rút lui, điều  này sẽ dần dần xảy ra trừ phi có một cơ chế yêu cầu mọi người tham gia. Điều này rất dễ như  dùng giấy chấm công, mỗi thành viên ghi ra những ý tưởng đóng góp của mình vào cuộc thảo  luận nhóm trong ngày hôm đó hoặc một đề tài lớn hơn kéo dài trong tuần. Hoặc bao gồm cả việc  yêu cầu sinh viên phê bình ý kiến của các thành viên khác, đặc biệt một phần của sản phẩm là  yêu cầu ghi biên bản ý kiến đóng góp của từng thành viên.     Thật ra, nếu yêu cầu từng nhóm ghi lại bản báo cáo công việc nhóm đã thực hiện rất có khả  năng việc thảo luận hoặc tác động lẫn nhau diễn ra rất ít. Mặc dù giáo viên yêu cầu sinh viên nỗ  lực làm việc theo nhóm nhưng sinh viên có thể sẽ chia từng phần việc, giao phó công việc cho  từng cá nhân, cuối cùng một người sẽ chịu trách nhiệm tập hợp các ý kiến đó lại. Sự tác động lẫn  nhau và thảo luận có khả năng xảy ra nhất nếu giáo viên yêu cầu sinh viên giải quyết một vần đề  hoặc đưa ra một quyết định dựa vào một nghiên cứu và phân tích tình huống phức tạp. Với những  bài tập dựa trên vấn đề làm cho sinh viên bị thu hút vào việc thảo luận, sinh viên sẽ học được hai  bài học quan trọng: (1) đóng góp của các thành viên khác trong nhóm là một nguồn tài nguyên có  giá trị và (2) chúng ta có thể đạt được điều mong muốn khi làm việc cùng nhau, một điều mà  không ai trong chúng ta có thể đạt được khi làm việc một mình.     Ý kiến phản hồi từ giáo viên, từ các thành viên trong nhóm và từ các nhóm khác giúp từng  nhóm điều chỉnh lại theo hướng đúng và vì thế giúp xây dựng mối liên kết giữa các nhóm với  nhau. Nếu các nhóm không rõ ràng trong quá trình làm việc, khó khăn giữa các thành viên sẽ là  trở ngại lớn đến năng lực làm việc theo thứ tự nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Và sản phẩm  sau cùng nên được chấm điểm như đề tài của cả nhóm để áp lực giữa các thành viên trong nhóm  thúc đẩy nhau cùng làm việc cho dù là trong quá trình tổ chức cũng như đối với từng cá nhân có  thể nảy sinh các khó khăn trong quá trình thực hiện.     Cuối cùng, phân công nhóm nên bao gồm cả kế hoạch chi tiết để bắt đầu công việc kể cả ví dụ  về các giai đoạn trong quá trình học giúp từng nhóm theo dõi thành công của mình. Trong biểu  đồ thời gian cho một đề tài, giáo viên nên bao gồm phản hồi của giáo viên trong các buổi họp  hoặc từ các báo cáo quá trình thực hiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0