intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh cao huyết áp: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chữa bệnh cao huyết áp bằng phương pháp dưỡng sinh" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Khái quát chung về cao huyết áp; Bệnh cao huyết áp theo y học cổ truyền; Khả năng phòng và điều trị cao huyết áp bằng phương pháp Dưỡng sinh;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh cao huyết áp: Phần 1

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịc h Hộ i đồ ng PGS.TS. PHẠM VĂN LINH Phó Chủ tịc h Hộ i đồ ng PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO
  2. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Hiện nay số người mắc bệnh cao huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Tác dụng của các loại thuốc đối với căn bệnh này chỉ có thể giải quyết một cách tạm thời những triệu chứng của nó; bệnh vẫn có nguy cơ tiến triển ngày càng nặng và người bệnh luôn trong tình trạng nguy hiểm do những tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy vậy, không phải là chúng ta đã bó tay. Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông có rất nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, nhưng mang lại hiệu quả cao, trong đó dưỡng sinh là phương pháp có tác dụng rất tốt để phòng và chữa trị căn bệnh này. Để giúp bạn đọc hiểu và tiến hành tập luyện có kết quả, chúng tôi xin giới thiệu một phác đồ điều trị cao huyết áp bằng phương pháp dưỡng sinh đã được áp dụng và đánh giá bằng những số liệu có tính khoa học tại Viện Y học Cổ truyền ở nước ta từ nhiều năm nay. Điều quan trọng khi sử dụng phương pháp này là sự tin tưởng và tập luyện 5
  3. thường xuyên, kiên trì của người bệnh để đạt được những yêu cầu của từng nội dung đối với từng giai đoạn bệnh khác nhau. Mọi bí quyết thành công đều có thể bắt đầu từ những điều đơn giản. Được xuất bản lần đầu năm 2006, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Thể dục thể thao tái bản cuốn sách này. Chúng tôi tin tưởng rằng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc mắc bệnh cao huyết áp có thêm một phương pháp tốt để giảm bớt bệnh tật, duy trì một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài và hữu ích. Nhà xuất bản và tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Tháng 7 năm 2016 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  4. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CAO HUYẾT ÁP Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic), dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100- 140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Khi đo huyết áp của bệnh nhân bị cao huyết áp thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát chiếm 90 - 95% số ca tăng huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng huyết áp rõ ràng (vô căn). Khoảng 5 - 10% số ca còn lại (tăng huyết áp thứ 7
  5. phát) có nguyên nhân là một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết. Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên. Ăn kiêng và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu. Theo khảo sát của Hội Tim mạch Việt Nam, năm 2015 số mắc tăng huyết áp ở Việt Nam chiếm tới trên 47% số người từ 25 tuổi trở lên, tương đương khoảng 20,8 triệu người. Tỷ lệ này khá cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (tỷ lệ chung của thế giới khoảng 40%). Do tính chất phổ biến của bệnh nên nhiều nước đã tập trung nghiên cứu và đưa ra nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Song song với việc điều trị bằng y học hiện đại, y học cổ truyền cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc giải quyết bệnh này. Ngoài phương pháp dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh là phương pháp điều trị có kết quả cao và ngày càng được nhiều người áp dụng. 8
  6. Sau nhiều năm nghiên cứu phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Viện Y học Cổ truyền Việt Nam do Giáo sư Hoàng Bảo Châu chỉ đạo, bước đầu đã đánh giá phương pháp dưỡng sinh có hiệu quả tốt đối với một số bệnh mạn tính, trong đó hiệu quả rõ rệt đối với bệnh tăng huyết áp. Khoa Dưỡng sinh Viện Y - Dược học Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức luyện tập dưỡng sinh thăm dò trên 1.000 người tăng huyết áp thể nguyên phát giai đoạn I và giai đoạn II. Kết quả không chỉ đỡ về mặt lâm sàng mà còn khá ổn định về trị số huyết áp. Viện Y học Cổ truyền Việt Nam cũng đã thường xuyên tổ chức các khoá dưỡng sinh ngoại trú - bệnh nhân được hướng dẫn tập luyện theo chương trình chung, và các khóa dưỡng sinh nội trú với các đối tượng ăn ở, tập luyện tại viện. Các đối tượng tham gia luyện tập dù là ngoại trú hay nội trú ở viện đều được theo dõi, khám sức khỏe trước, trong và sau đợt tập luyện. Sau một thời gian tập luyện, những bệnh nhân này đã cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình: ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tinh thần sảng khoái hơn, bệnh mạn tính giảm và đi vào ổn định. Viện cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu cơ bản để đánh giá giá trị thực tiễn của luyện tập dưỡng sinh đối với việc chữa bệnh cao huyết áp và một số bệnh mãn tính khác bằng các phân tích cận lâm sàng như: điện não đồ, lưu huyết não, phân tích cholesterol... Trên 9
  7. cơ sở đó Viện đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và xây dựng một phác đồ điều trị tăng huyết áp bằng phương pháp dưỡng sinh tương đối hoàn chỉnh và có hiệu quả cao. Muốn đề phòng và điều trị cao huyết áp cần phải hiểu về nguyên nhân và tiến triển của chứng bệnh này. Ở người lớn huyết áp bình thường nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu 90mmHg. Có tăng huyết áp nếu huyết áp động mạch tối đa trên 160mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu trên 95mmHg. Tăng huyết áp “giới hạn”, nếu huyết áp động mạch tối đa từ 140 - 160mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu từ 90 - 95mmHg. Huyết áp động mạch tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương. Huyết áp không thường xuyên ổn định mà thay đổi trong ngày (đêm thường thấp hơn ngày), ở người già thường cao hơn người trẻ, nữ thường thấp hơn nam. Và riêng chỉ số huyết áp không đánh giá hoàn toàn mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đặc biệt tăng huyết áp thường gây nhiều tai biến dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề. Những người từ 50 - 60 tuổi với huyết áp tâm trương 85mmHg thì tỷ lệ tử vong khoảng 63%, với huyết áp tâm trương 104 mmHg thì tỷ lệ tử vong là 15,3%. Tăng huyết áp thể nguyên phát là bệnh của thời đại phát triển công nghiệp. Bệnh này có 10
  8. liên quan đến sự phát triển công nghiệp, đô thị và nhịp sống căng thẳng; bệnh cũng thường gặp ở các nước phát triển có đời sống cao, thói quen ăn mặn cũng là một nguyên nhân tăng huyết áp. Các yếu tố tâm lý xã hội gây tình trạng căng thẳng cũng tạo điều kiện cho tăng huyết áp phát triển. Bệnh thường có yếu tố gia đình. Bố mẹ tăng huyết áp, con cũng dễ mắc phải chứng bệnh này. Triệu chứng cao huyết áp thể hiện theo ba giai đoạn tiến triển của bệnh. Giai đoạn I, bệnh nhân không có dấu hiệu khách quan về tổn thương thực thể. Giai đoạn II, bệnh nhân có ít nhất một trong những dấu hiệu thương tổn sau: Dây thất trái thấy được khi khám lâm sàng hay X-quang, điện tâm đồ, siêu âm tâm đồ, hẹp các động mạch võng mạc lan rộng hay khu trú, protein niệu hoặc creatinin huyết tăng nhẹ. Giai đoạn III, bệnh đã gây những tổn thương ở tim như suy thất trái; ở não có xuất huyết não; ở đáy mắt có xuất huyết võng mạc và xuất tiết, có thể có hoặc không phù gai thị. Các dấu hiệu này đặc trưng cho giai đoạn tiến triển nhanh. Ở giai đoạn III, bệnh còn có các biểu hiện khác nhưng không rõ rệt, là những hậu quả trực tiếp của tăng huyết áp: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, ở não có huyết khối động mạch trong sọ. Ngoài ra, còn có loại huyết áp ác tính không thuộc loại đối tượng điều trị tăng huyết áp bằng phương pháp luyện tập dưỡng sinh. 11
  9. BỆNH CAO HUYẾT ÁP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Theo y học cổ truyền không có bệnh danh tăng huyết áp. Y học cổ truyền gọi là chứng “huyễn vựng”. Huyễn là hoa mắt, vựng là cảm giác tròng trành, ngồi không yên, đứng không vững (chóng mặt), nhức đầu, nặng đầu. Thực chất là rối loạn âm dương, tạng phủ thể hiện là can phong, can dương rối loạn. Nguyên nhân là do mất cân bằng âm dương của gan và thận, ảnh hưởng đến tâm. Để có thể hiểu được căn nguyên rõ ràng về tạng can, tạng thận, tạng tâm cần tìm hiểu về ngũ tạng, lục phủ theo y học cổ truyền. TẠNG TƯỢNG Theo lý luận của y học cổ truyền, học thuyết tạng tượng có vai trò quan trọng để chỉ đạo việc chữa bệnh, phòng bệnh hoặc dùng thuốc, luyện tập. Theo nghĩa rộng mà nói, tạng là chỉ vào các tạng khí bên trong cơ thể, tượng là chỉ vào các 12
  10. hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế hai chữ tạng tượng, nói đơn giản, cũng chỉ vào các hiện tượng mà các tạng khí bên trong biểu hiện ra ngoài cơ thể. Nói một cách khác, cũng tức là căn cứ vào đặc điểm của các hiện tượng sinh lý, bệnh lý biểu hiện ở ngoài cơ thể mà quy nạp vào phạm vi chức năng của các tạng khí khác nhau. Trong cơ thể con người, ngoài công năng sinh lý và sự quan hệ lẫn nhau của ngũ tạng và lục phủ, còn có dinh, vệ, khí, huyết, tinh, thần, tân dịch. Trong phần này chúng tôi chủ yếu giới thiệu công năng của tạng phủ nhằm giúp cho người luyện tập có khái niệm về vai trò của tạng phủ, từ đó có cách giữ gìn trong việc luyện tập, sinh hoạt, ăn uống để duy trì sự sống lâu dài khoẻ mạnh. NGŨ TẠNG Tâm Chức năng: Tâm là chủ thể của hoạt động sinh mệnh trong cơ thể người, đứng hàng đầu trong các tạng phủ. Tất cả tinh thần, ý thức và tư tưởng đều quy nạp vào công năng của tâm, và đó là tính chất trọng yếu của tâm. Tâm chủ về thần minh. Tâm còn chứa đựng cả thần, nghĩa là có sự hoạt động của tư duy, trí tuệ, 13
  11. khả năng làm việc của trí óc, thông qua đó để lãnh đạo mọi hoạt động của tạng phủ. Do đó, người xưa đặc biệt quan tâm đến công năng của tâm. Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, một khi tâm trạng có bệnh, thường thấy xuất hiện các triệu chứng sau: tim đập nhanh, kinh hãi, mất ngủ, phiền muộn, rối loạn thần kinh. Gây ra các triệu chứng trên có thể do ngoại cảm nhưng thường chủ yếu do nội thương, do tình cảm xúc động thái quá, lo sầu, sợ hãi, giận dữ quá mức mà gây nên. Vì vậy, khi luyện tâm, tinh thần phải trong sáng, phải luôn thanh thản trong lòng. Chính vì tâm là chủ của ngũ tạng, lục phủ nên nó có khả năng thống nhất và lãnh đạo các tạng phủ nhằm phối hợp và điều hoà lẫn nhau giúp cơ thể ổn định. Tâm chủ về huyết mạch. Tâm là tạng chủ yếu chỉ huy việc tuần hoàn về huyết dịch, do đó các hiện tượng ứ trệ về huyết đều có quan hệ đến tâm. Tâm huyết đầy đủ thì sắc mặt tươi nhuận. Nếu tâm và huyết mạch đều suy yếu thì phản ánh ra sắc mặt xanh nhợt, tâm khí suy kiệt, vận hành của huyết dịch không thể thông suốt được. Quan hệ của tâm: Quan hệ giữa tâm và lưỡi. Một số bệnh lý của tâm thường biểu hiện ra lưỡi. Vậy xem lưỡi có thể biết bệnh lý của tâm. 14
  12. Quan hệ biểu lý. Tâm đi với tiểu tràng. Quan hệ của tâm với ngũ hành. Tâm thuộc hành hoả. Quan hệ của tâm với ngũ vị. Vị đắng thuộc về tâm. Tâm là một tạng trọng yếu trong cơ thể. Để giúp cho tâm được ổn định phải hết sức tránh các xúc động thái quá, phải rèn luyện về mặt tinh thần, luôn luôn điềm đạm. Can Chức năng: Can tàng huyết, khi ngủ khí huyết chạy về can, khi vận động khí huyết đi các kinh, khi tĩnh khí huyết chạy về can. Tạng can có chức năng tàng huyết và điều tiết huyết. Phải chú ý đến tạng can khi giận dữ thái quá gây ảnh hưởng đến chức năng của gan nghịch lên mà tràn ra ngoài, gây thành bệnh nôn ra máu. Trong cuộc sống con người phải luôn luôn tự kiềm chế, bình thản không được giận dữ thái quá mà sinh bệnh. Can là chức vụ tướng quân, chủ về mưu. Can ví như tướng là ý nói can có chức năng phòng ngự ngoại xâm, luôn luôn đối phó, chống đỡ bệnh tật, tức là có khả năng giải độc, điều hoà các độc chất đưa vào trong cơ thể. Gân thuộc can. Trong các 15
  13. sách kinh điển thường viết: "can sinh gân", "can hợp với gân", "can là gốc của sự mỏi mệt". Lâm sàng cho thấy những triệu chứng: gân xương đau mỏi, gân co giật; lưỡi rụt thường là do can và gân. Can khí không đầy đủ thì móng tay, móng chân biến ra mềm mỏng, khô héo, trắng nhợt. Quan hệ của can: Quan hệ biểu lý. Can đi với đởm. Bệnh của can thường biểu hiện ra mắt. Quan hệ của can với ngũ hành. Can thuộc mộc. Quan hệ của can với ngũ vị. Chất chua thường được dẫn vào can do đó trong việc bào chế thuốc người ta thường tẩm dấm sao, với mục đích để thuốc dẫn về can. Để cho can khí mạnh, trong cuộc sống hằng ngày cần phải ăn uống thanh đạm và tránh giận dữ thái quá. Tỳ Chức năng: Tỳ chủ về vận hóa. Chức năng vận hóa chủ yếu của tỳ là vận hóa tinh chất của đồ ăn uống đưa đi nuôi dưỡng cơ thể. Đồ ăn uống vào vị, tỳ tiêu hóa thành tinh chất đưa lên phế. 16
  14. Tỳ còn có vai trò giúp đỡ vận hành tân dịch. Tinh chất và tân dịch đều là những chất cần thiết để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Nếu công năng của tỳ kém thì không thể vận hóa đem tinh chất của đồ ăn uống đi nuôi dưỡng cơ thể được. Những triệu chứng như bụng đầy, bụng sôi, ỉa phân sống, ăn không tiêu, không muốn ăn uống… làm cho cơ nhục teo đét, tinh thần mệt mỏi đều là do tỳ vận hóa kém. Về phương diện sinh lý, tỳ có công năng thống nhiếp huyết. Tỳ kém là nguyên nhân gây nên các triệu chứng đái ra máu lâu ngày, đàn bà kinh nguyệt quá nhiều hoặc băng huyết, rong huyết, vì thế y học cổ truyền thường điều trị “bổ tỳ nhiếp huyết”. Tỳ chủ về cơ nhục. Cơ nhục phát triển chủ yếu dựa vào sự cung cấp của tinh khí, đồ ăn. Nếu chức năng của tỳ kém thì chắc chắn dẫn đến cơ bắp teo nhẽo, tay chân không có sức. Quan hệ của tỳ: Quan hệ biểu lý. Tỳ đi với vị. Quan hệ của tỳ với ngũ hành. Tỳ thuộc thổ. Quan hệ của tỳ với ngũ vị. Chất ngọt thường dẫn vào tỳ. Trong luyện tập và dùng thuốc người ta thường rất quan tâm đến cách nâng cao chức năng của tỳ khí để giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. 17
  15. Phế Chức năng: Phế chủ khí; ở đây có hai ý nghĩa: một là phế có chức năng hô hấp, hai là phế chủ về "chân khí" của con người. Phế là gốc của sinh khí. Chân khí của con người là dạng vật chất rất quan trọng, nó duy trì sinh mạng của con người. Nhờ vào ăn uống kết hợp với hô hấp khí trời mà tạo ra chân khí. Trong lâm sàng những triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đoản hơi tự ra mồ hôi thường có quan hệ đến phế. Phế còn có quan hệ với tâm tạng, điều tiết sự tuần hoàn huyết dịch trong cơ thể người, làm cho khí huyết và ngũ tạng được điều hoà. Tâm chủ về huyết, phế chủ về khí, quan hệ này rất gắn bó với nhau: khí hành thì huyết hành, huyết đến thì khí đến. Phế chủ với bì mao. Bì mao là chỉ tầng da, lông ở ngoài phía thân thể. Phế thông qua bì mao giúp cơ thể điều tiết được thân nhiệt để thích nghi với khí hậu, môi trường. Khi phế hư, dương khí cũng hư, khả năng thích nghi của bì phu sẽ giảm rất dễ bị cảm mạo. Mặt khác nếu biểu thực thì phế khí không thông cũng gây ra chứng cảm phong hàn, phong nhiệt, không ra mồ hôi, sốt. Quan hệ của phế: Quan hệ biểu lý. Phế đi với đại tràng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2